Top 13 # Xem Nhiều Nhất Tuyen Nhan Vien Cham Soc Cay Xanh Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Hồng Nhân Hậu, Ky Thuat Trong Va Cham Soc Cay Hong Nhan Hau

Kỹ thuật trồng cây

Hồng Nhân hậu là một loại quả đặc sản của Lạng Sơn, bên cạnh quả na, đây là thứ trái cây mang lại ấm no, sung túc cho bà con nơi đây. Hồng Nhân hậu trồng trên núi đá tai mèo, hoặc trồng trong vườn nhà. Đất Chi Lăng có đặc tính chua, khí hậu vùng núi mát mẻ nên những cây hồng ở đây cho trái sai trĩu trịt. Tháng 8 âm lịch, khi mùa na Lạng Sơn vào chính vụ cũng là lúc hồng Nhân hậu tới mùa thu hoạch. Hồng được chở từng sọt lớn ra chợ đầu mối và được thu chọn đóng thùng về các tỉnh thành khác. Thú vị thay là trái hồng Nhân hậu đất Chi Lăng – Lạng Sơn, tên đã đẹp, ăn khi xanh thì giòn, mà khi chín vị ngọt càng khiến người ta đắm đuối. Hồng Nhân hậu quả không tròn xoe, cũng không dẹt như nhiều giống hồng nơi khác. Vỏ trái hồng khi ngả màu hơi vàng là phải thu hoạch. Hái hồng, cũng như vận chuyển cần khéo léo vì sơ sảy một chút, hồng vỡ, thế là hỏng. Người chẳng đáng một đồng, còn đòi ăn hồng một hột” – người đời xưa đã có câu ca chỉ cái quí của trái hồng ít hạt, nhưng đặc biệt hơn hồng Nhân hậu là thứ quả không hạt. Hồng ngâm nước hay ăn chín, chẳng bao giờ để lại vị chát ám ảnh khó chịu.

1, Tiêu Chuẩn Chọn Giống:

2, Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Thời vụ trồng: Tháng 11 sau khi rụng lá hoặc tháng 1 trước khi ra lộc. Hàng cách hàng 5-6m, cây cách cây 4-5m. Kích thước hố càng tô, càng sâu càng tốt. Tối thiểu 80 x 80 x 80cm, vùng đồi núi tùy thuộc địa hình có thể trồng thưa hơn

3, Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

Phát quang: Dọn cỏ và cây bụi để cây có đủ ánh sáng sinh trưởng và phát triển. Đào hố: Đất vườn sâu 60-70cm, rộng 70-80cm Đất đồi sâu 80-100cm, rộng 90-100cm.

4, Phân Bón Lót:

Xác thực vật khô (rơm, rạ, cỏ, lá cây…) và đất trộn lẫn hoặc từng lớp chồng lên nhau (xác thực vật – đất – xác thực vật – đất) chất đầy hố, cao hơn mặt đất 10 – 15cm. Khi lấp đến 1/2 hố thì trộn thêm 1kg lân, 05 kg kali, 50kg phân chuồng hoai mục. Hố phải chuẩn bị xong trước khi trồng từ 2 – 3 tháng.

5, Kỹ Thuật Trồng Cây Hồng Nhân Hậu:

Cây ghép rễ trần tháng 12 – tháng 1, trước lập xuân, khi lá đã rụng hết, chưa bật lộc non (nếu trồng cây ghép trong bầu, có thể sớm hoặc muộn hơn) dùng cuốc hoặc thuổng moi một hố nhỏ vừa đủ, đặt bộ rễ cây hồng vào, lấp đất nhỏ bùn ao khô ải có trộn phân chuồng hoai mục, phân đều bộ rễ cho tiếp xúc với đất (không được để rễ nằm trong khoảng không của kẽ đất) Khi trồng xong, mặt hố xung quanh gốc hồng hơi lõm xuống để giữ nước nhưng vết ghép phải luôn luôn cao hơn mặt đất 10 – 15cm. Tủ gốc bằng các thực vật khô, cắm que cố định, cây cho cành ghép thẳng đứng, cắt ngang cành ghép cách chỗ ghép 30cm để tạo 2 – 3 cành cấp 1 cho tán cây hồng về sau. Tưới thật đẫm (40 – 50 lít nước cho một cây lần đầu sau khi trồng và tủ gốc xong). Thường xuyên giữ ẩm cho cây khi còn nhỏ bằng cách tủ gốc và tưới nhẹ.

6, Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Hồng Nhân Hậu:

6.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

6.2 Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

Tạo hình để thân chính cao 0,8-1,0m, để 4-5 cành chính (cấp I), các cành cách nhau 50-60cm. Trên cành cấp 1 lại để 4-5 cành cấp 2, tạo cho cành phân bố đều ra các phía.

6.3 Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Hồng Nhân Hậu:

Cây dưới 5 tuổi: bón 0,2kg N + 0,1kg P2O5 + 0,15kg K2O cho 1 cây Cây 6-10 tuổi sản lượng 30-50kg quả/năm: Bón 1kg N + 0,6kg P2O5 + 0,8kg K2O cho 1 cây Cây trên 10 tuổi sản lượng 150kg quả/năm: Bón 1,3kg N + 0,8kg P2O5 + 1kg K2O cho 1 cây.

7, Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Hồng Nhân Hậu:

Sâu hại hồng chủ yếu là sâu ăn lá và ăn búp non. Phun trừ bằng thuốc Padan, Basudin hoặc Trebon pha 0,1% (10 – 12cc/1 bình 10 lít) phun vào chiều mát. Bệnh hại hồng chủ yếu là bệnh đốm lá, đốm thân. Có thể phun phòng trừ bằng thuốc Kasuran (có chứa đồng) pha 0,1 – 0,12% phun, chú ý mặt dưới lá

8, Thu Hoạch và Bảo Quản:

Tháng 8, mùa hồng, chợ lại xôn xao tiếng hỏi hồng Nhân hậu. Mua hồng Nhân hậu đã ngâm sẵn về, gọt vỏ thấy bên trong lớp quả vàng ươm như trăng rằm mời gọi. Đợi trái hồng Nhân hậu chín đỏ, mua thêm chút cốm tươi làng Vòng chấm cùng, cái dẻo của hạt cốm hòa trong cái mềm ngọt ngào của hồng, xanh đỏ hòa chung, phải chăng đó là tuyệt tác của mùa thu?

Trích nguồn Intenert

—————————————————————————————————

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Nhãn Muộn Hưng Yên, Ky Thuat Trong Va Cham Soc Cay Nhan Muon Hung Yen

Kỹ thuật trồng cây

Nhãn là cây á nhiệt đới và nhiệt đới. Nhãn được trồng ở Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Nhãn là cây ăn trái được phát triển mạnh trong những năm gần đây do hiệu quả kinh tế cao. Nhãn chứa nhiều dinh dưỡng, có thể ăn tươi, sấu khô hay đóng hộp. Nhãn muộn Hưng Yên là giống nhãn to ngon, ngọt, dễ sinh trưởng và cho năng suất cao hơn so với những giống nhãn khác. Được trồng nhiều ở Hưng Yên và hằng năm đây được xem là nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Tuy nhiên nếu áp dụng đúng kỹ thuật trồng nhãn muộn thì có thể tăng diện tích trồng nhãn muộn ở những vùng khác.

1, Tiêu Chuẩn Chọn Giống:

Là giống nhãn lồng Hưng Yên. Thời gian chín muộn, phân cành thấp (gọi là nhãn lồng chùm). Cùi khô ráo, độ đường cao. Được Viện nghiên cứu rau quả xác nhận là 1 trong 14 giống nhãn chất lượng cao. Chon cây khỏe mạnh không sâu bệnh.

2, Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Hầu như cây nhãn đều có thể trồng quanh năm. Nhưng cần chú ý nếu trồng vào mùa mưa thì phải thoát mước cho cây. Vì nếu mưa nhiều cây bị ngập nước và nghẹt rễ. Cây nhãn muộn được trồng theo hàng và cách nhau giữa các hàng là 6m. Khoảng cách giữa 2 cây nhãn là từ 5 – 6m. Theo mật độ này thì có thể trồng 300 – 350 cây/ha.

3, Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

Làm sạch cỏ dại , Cũng giống như những loại cây trồng khác, trước khi trồng nhãn muộn cần tiến hành làm đất cho cây. Nhãn được trồng vào hố. Hố đào thường là hình vuông, tỉ lệ 60 x 60 x 60 cm hoặc 80 x 80 x 80 cm.

4, Phân Bón Lót:

Để cây phát triển và sinh trưởng tốt cần bón lót cho cây. Kết hợp phân chuồng và phân hữu cơ để cây hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng. Bón 20 – 25kg phân chuồng hoai + 1 – 2kg supe lân + 100g ure + 100g kali hoặc 2kg phân NPK (5 – 10 – 3 – 8)/hố, dùng cuốc trộn đều phân với đất, lấp cho gần đầy hố. Bón phân trước khi trồng từ 30 ngày trở ra.

5, Kỹ Thuật Trồng Cây Nhãn Muộn Hưng Yên:

Tốt nhất nên chọn điều kiện thời tiết thuận lợi như trời râm mát, đất ẩm để trồng. Khi trồng dung một con dao nhỏ và sắc để rạch bỏ túi của bầu. Chú ý không được làm vỡ bầu đất. Đặt cây trồng ngay ngắn vào giữa hố. Lấp đất cho cây, lấp ngang đến cổ rễ. Trồng xong cần tưới nước ngay để tránh mất nước.

6, Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Nhãn Muộn Hưng Yên:

6.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

6.2 Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

+ Đợt 1: Sau khi thu hoạch tiến hành cắt bỏ toàn bộ những cành trong tán, cành vượt, cành bị sâu bệnh, cành khô, cành tăm, cành sát mặt đất, tạo điều kiện cho cây thông thoáng để hạn chế sâu bệnh và tiêu hao dinh dưỡng. + Đợt 2: Khi lộc thu dài 5-7cm, tiến hành tỉa bỏ bớt lộc trên những cành quá nhiều lộc. Mỗi cành giữ lại 2-3 lộc to, khỏe để làm cành mẹ cho vụ sau. + Đợt 4: Cuối tháng 5 đến đầu tháng 6, cắt bỏ những cành không đậu quả. Đối với những cây có nhiều quả sẽ cắt bỏ những cành có tỷ lệ đậu quả thấp (<10quả/cành) và những cành hè mọc quá dày.

6.3 Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Nhãn Muộn Hưng Yên:

– Cây 1 – 3 năm tuổi: mỗi năm bón 1 – 1,5kg/gốc loại phân NPK 20 – 20 – 15. Lượng phân này được chia đều làm 3 – 4 lần bón trong năm, năm đầu nên pha phân vào nước tưới. – Cây trên 3 năm tuổi: Cây càng lớn lượng phân bón càng tăng, năm trúng mùa bón nhiều hơn năm thất mùa. Trung bình, mỗi năm bón cho mỗi gốc 3 – 5kg loại phân PNK 15 – 10 – 15 hoặc 20 – 20 – 15. Hàng năm lượng phân bón tăng dần cho mỗi gốc từ 0,4 – 0,5kgN; 0,1 – 0,2 kg P2O5; 0,3 – 0,5 kg K2O bón vào các giai đoạn sau: + Trước khi ra hoa + Khi trái có đường kính 1cm, bông dài được 5 – 7 cm nên bón thêm phân NPK khoảng 100g/gốc giúp nuôi bông. + Trước thu hoạch 1 tháng + Ngay sau thu hoạch ở lần bón sau thu hoạch nên bón thêm 10 – 20kg phân chuồng hoai cho mỗi gốc, tưới thâm phân cá, phân ruốc … sẽ giúp cho cây phát triển tốt hơn. Ngoài ra, để cây mau hồi phục sau thu hoạch và giúp cây ra hoa đồng loạt, tăng độ lớn của trái cần phun thêm các loại phân phun qua lá như HVP, Komix, AC, Agrostim … cách nhau 15 – 20 ngày/lần. Cách bón phân: Nên cuốc rãnh vòng quanh và cách gốc cây 1 – 1,5m, cho phân vào rãnh, lấp đất lại và tưới. Hoặc dùng cào 3 răng cào nhẹ đều trên mặt đất theo tán cây rồi rãi phân, tưới nước (cào cách gốc 1 – 1,5m). Cần lưu ý là không nên bón phân trước mùa lũ đến, phải cắt phân trước khi lũ về ít nhất là 1 tháng vì bón phân muộn, rễ còn non ngập nước dễ bị hư thối gây chết cây.

 

7, Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Nhãn Muộn Hưng Yên:

+ Bọ xít nhãn: Chúng xuất hiện từ tháng 2 – 3 và gây hại mạnh nhất vào tháng 4 – 6. Sử dụng các loại thuốc để phòng trừ: Sherpa 0,2 – 0,3% hoặc Trebon 0,15 – 0,2% và phun vào giai đoạn bọ xít non là có hiệu quả nhất. Ngoài ra có thể rung cây vào ban đêm để bắt bọ xít trưởng thành qua đông vào tháng 12 và tháng 1. + Rệp hại hoa và qủa non: Rệp thường xuất hiện khi giò hoa vươn dài đến khi quả non ổn định, ban đầu rệp thường xuất hiện rải rác trên một vài cành hoặc một vài cây trong vườn sau đó mới lan rộng ra. Mật độ rệp có thể lên rất cao (vài trăm con/cành) gây cháy đọt, thui hoa quả. Phòng trừ: Sử dụng thuốc hoá học như: Sherpa 0,2 – 0,3%, Trebon 0,15 – 0,2% phun 2 lần. Lần thứ nhất khi rệp xuất hiện, lần 2 sau phun lần đầu 5 – 7 ngày. + Câu cấu ăn lá: Hại lá, cành, quả non, Biện pháp phòng trừ: Phun Supracide 40EC nồng độ 0,25% + Bệnh tổ rồng: Xuất hiện ở chồi non, chùm hoa làm cho lá non, hoa xoăn lại. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ chùm hoa, cành lá bị bệnh gom lại và đem đốt. + Bệnh sương mai: Bệnh xuất hiện và gây hại tập trung vào thời kỳ ra hoa và quả non làm chùm hoa biến màu, thối quả và rụng. Phòng trừ: Sử dụng thuốc hoá học để phun phòng: Rhidomil MZ 0,2%, Boocdo 1%, Oxyclorua đồng 0,2 – 0,3%. Phun lần 1 khi cây ra giò và phun lần. + Bệnh xém mép lá: Đầu và mép phiến lá có mầu xám trắng và khô, sau đó sẽ bị rách. Có thể sử dụng các loại thuốc: Zineb 0,4%, VibenC 0,3%, Score 0,05%, Daconil phun khi bệnh mới xuất hiện, phun lại lần hai cách lần đầu 1 – 2 tuần.

8, Thu Hoạch và Bảo Quản:

Thu hoạch: khi quả đã chín, vỏ quả chuyển màu nâu vàng, vỏ mỏng và nhẵn. Quả mềm, mùi có vị thơm, hạt đen hoàn toàn. Độ Brix đạt 19-21% tuỳ vào từng giống. – Yêu cầu ngoại cảnh khi thu hái: Thu hoạch quả vào ngày tạnh ráo, thu hoạch vào buổi sang hoặc buổi chiều. * Kỹ thuật khi thu hái: Dùng kéo cát chum quả, khi cắt chùm quả không kèm lá. Bảo quản: Quả sau khi hái đưa vào chỗ râm mát, xếp quả vào sọt hoặc bao bì có thành cứng lót lá hoặc rơm rạ chuyển đến địa điểm tập trung. Khi xếp vào sọt, xếp quả quay ra xung quanh thành sọt, cuống quả chụm vào giữa tạo khe trống thoáng khí.

Trích nguồn Intenert

—————————————————————————————————

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Bí Đao Xanh (Bí Sặt) Ky Thuat Trong Va Cham Soc Cay Bi Dao

Kỹ thuật trồng cây

Bí đao hay còn gọi là bí đao xanh (bí sặt) là loại cây rau mùa hè, có khả năng cất trữ bảo quản lâu trong điều kiện nhiệt độ thường. Bí đao chính vụ được trồng từ tháng 12 năm trước và đến đầu tháng 3 năm sau. Tuy nhiên bí đao có thể trồng ở vụ đông từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10, kỹ thuật trồng bí đao trái mùa không khó, năng suất bí vụ đông không cao như trồng chính vụ nhưng bán được giá nên cho hiệu quả kinh tế cao.

Thời vụ

Vụ đông có thể gieo trồng từ 1/9 – 5/10 hàng năm trên chân mạ mùa, đậu tương hè, lúa mùa sớm. Tuy nhiên, nếu gieo trồng sớm từ 1- 20/9 thì sẽ cho năng suất cao và ổn định hơn. Bí đao có 2 giống chủ yếu. Giống bí đanh quả nhỏ hơn (dài 60 – 80cm, trọng lượng 2 –3kg), quả đặc ít lõi, ăn ngon hơn bí bộp. Bí bộp quả to ngắn hoặc dài, trọng lượng quả lớn 4 – 6kg, nhiều lõi.

Kỹ thuật ngâm ủ hạt

Ngâm hạt trong nước lã sạch từ 4 – 6 giờ, đãi sạch nước chua. Trộn lẫn với cát tỷ lệ: 1 hạt/3 – 4 cát, gói kín trong vải xô ủ kín, ngày dấp nước 2 lần, khoảng 1 – 2 ngày hạt nứt nanh, đem gieo thẳng hoặc gieo trong khay nhựa, vỉ xốp, bầu nilon.

Làm bầu

Đất làm bầu là hỗn hợp phân chuồng (hoặc mùn mục) trộn đất phù sa (hoặc đất bùn ải) tỷ lệ 1:1. Bón thêm 1kg urê + 1,5 kg lân, 1,5 kg kali cho 1000kg hỗn hợp đất làm bầu trên. Có điều kiện nên xử lý hỗn hợp bằng một số loại thuốc trừ nấm trước khi đưa hạt vào khoảng 10 ngày.

Sử dụng túi nylon (phải cắt 2 góc phía dưới để dễ tiêu thoát nước), lá chuối, hoặc khay kích thước tuỳ theo thời gian đưa ra ruộng để đựng hỗn hợp làm bầu. Nếu trồng nhiều có thể làm như làm bầu ngô. Khi gieo hạt xong phải phủ một lớp đất mỏng kín hạt, sau đó phủ một lớp trấu mục hoặc mùn mục, tưới đều 5-7 ngày cho hạt mọc đều. Khi cây bắt đầu có lá thật đưa ra ruộng là tốt nhất.

Làm đất

Chọn đất cát pha, thịt nhẹ, chủ động tưới tiêu. Cách ly khu vực có chất thải công nghiệp và bệnh viện từ 1- 2km. Với chất thải thành phố ít nhất 200m. Cách xa đường quốc lộ ít nhất 100m. Không tồn dư hóa chất độc hại, dư lượng kim loại nặng rất nhỏ để đảm bảo đủ tiêu chuẩn là rau an toàn cho người tiêu dùng.

Bí xanh có thể trồng xen, trồng riêng biệt do vậy cách làm đất có khác nhau. Sau khi thu hoạch cây trồng phụ thì làm đất bổ sung vun luống chính thức cho bí. Kích thước luống bí phụ thuộc vào việc làm giàn cho cây. Nếu có giàn làm luống rộng 1,2 – 1,4m, nếu để bò trên đất mặt luống rộng: 2,7 – 3m.

Bón phân

Lượng phân bón cho 1 sào bí xanh như sau: Phân chuồng hoai mục 6 – 7 tạ, đạm urê 5 – 6kg, kaliclorua 6 – 8kg, supe lân Lâm Thao 12 – 15kg. Đất chua (độ pH <5) bón thêm 20 – 25kg vôi bột khi bừa ngả.

Chăm sóc

Khi cây có 2-3 lá thật, xới phá váng, kết hợp bón thúc, vun nhẹ cho cây. Bón thúc lần 2 cây có bắt đầu ngả ngọn bò hoặc leo giàn, xới rộng, sâu kết hợp bón thúc 25% đạm + 25% kali cho cây. Bón thúc lần 3 khi đậu quả rộ bón nốt lượng phân còn lại.

Khi dây dài 50cm, dùng đất chặn ngang đốt, cách 1-2 đốt lại chặn để tranh thủ cho cây bí ra rễ bất định, tăng khả năng thu hút chất dinh dưỡng nuôi quả sau này, cứ 3-4 ngày lại chặn 1 lần, phải hướng ngọn bí ở hốc này bò sang hốc kia, sau đó mới nương dây cho leo giàn. Khi nương dây cho leo giàn cần để dây ở tư thế tự nhiên, không lật úp hoặc vặn dây.

Dùng rơm rạ, dây chuối buộc ngọn vào giàn. Chú ý buộc ở phía nách lá. Bắt dây chéo cho đều giàn và khỏi che rợp hoa quả. Giàn cắm chéo như mái nhà để tranh thủ không gian, tận dụng hợp lý ánh sáng. Mỗi cây để 1-2nhánh chính. Đặt cho cuống quả nằm đúng vào chỗ giao nhau của 2 cây dóc để khi quả lớn không xô dây, tụt giàn. Với ruộng bí không làm giàn thì cần phải lót rơm rạ để tránh quả tiếp xúc trực tiếp với đất.

Phòng trừ sâu bệnh

Bí xanh thường bị một số loại sâu gây hại như: sâu vẽ bùa, rệp, sâu xanh… và một số bệnh thường gặp: héo xanh, thối đốt cây, sương mai, phấn trắng… Thường xuyên chú ý theo dõi để phát hiện và phòng trừ kịp thời theo hướng dẫn của bảo vệ thực vật.

Thu hoạch

Khi quả được 50-60 ngày tuổi là thu hoạch được. Bí non có thể thu ở giai đoạn 25-35 ngày tuổi (sau khi đậu). Thu vào sáng sớm, cần nhẹ nhàng tránh bị xây xát. Quả già thu về có thể xếp thành hàng, lớp để nơi thoáng mát bảo quản. Có thể bảo quản trong vòng 1 tháng mà không ảnh hưởng lớn đến chất lượng.

Trích nguồn Intenert

—————————————————————————————————

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Lựu, Ky Thuat Trong Va Cham Soc Cay Luu

Kỹ thuật trồng cây

Cây Lựu có tện khoa học là Puni-cagranatum L. Cây Lựu thuộc cây tiểu mộc, nếu trồng dưới đất thì có thể cao từ 3-4m, hoa lựu màu đỏ tươi hoặc màu trắng. Cây Lựu được trồng để làm cảnh, làm thuốc và lấy quả ăn với nhiều dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất…Riêng tại khu vực TPHCM thì người ta thường trồng cây Lựu trong chậu hay trong bồn trước cửa nhà với mong muốn gia đình sẽ gặp nhiều may mắn và có tài lộc vào nhà. cây Lựu cho hoa đỏ trái chín có màu đỏ hồng ( Lựu đỏ) Cây Lựu có 3 loại , cây Lựu cho hoa đỏ trái chín có màu đỏ hồng ( Lựu đỏ), cho hoa trắng trái chín màu trắng vàng ( bạch Lựu) và có một loại Lựu chỉ ra hoa có nhiều cánh màu đỏ tươi rực rở trông đẹp mắt nhưng ít khi có trái hay chỉ cho trái nhỏ xíu, được gọi là cây Lựu bông hoặc Lựu Trung Quốc. Theo quan điểm phong thủy thì trồng cây Lựu trước cửa nhà sẽ mang lại nhiều may mắn và tài lộc, nhất là những ngôi nhà mới cất nên trồng cây Lựu làm cảnh rất thích hợp.

1, Tiêu Chuẩn Chọn Giống:

Cây lựu có thể trồng bằng hạt. Tuy nhiên cây lâu có trái và không kinh tế. Cây lựu có thể trồng bằng chiết nhánh, cách trồng này rất phổ biến vì cây lưu rất nhanh ra rễ. Nếu bó nhánh ra hoa rồi, đem trồng, sẽ phát triển đều, tiếp tục cho quá ngay. Cây lựu có thể trồng bằng chiết con vì cây tựu nhảy rất nhiễu con, chiết vào mùa mưa sẽ có kết quả cao.

2, Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Cây Lựu được trồng để làm cảnh, làm thuốc và lấy quả ăn với nhiều dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất…Riêng tại khu vực TPHCM thì người ta thường trồng cây Lựu trong chậu hay trong bồn trước cửa nhà với mong muốn gia đình sẽ gặp nhiều may mắn và có tài lộc vào nhà.

3, Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

Cây Lựu nói chung rất dễ trồng và chăm sóc, khi trồng chậu hay trồng vào bồn cần để ý đến việc giúp thoát nước cho cây mọc tốt, cây Lựu phải trồng nơi có đầy đủ ánh nắng ( nắng buổi sáng là tốt nhất) đồng thời thường xuyên cung cấp dinh dưỡng cho cây Lựu nhất là phân hữu cơ hoai mục và bổ sung thêm NPK, phân vi lượng, cây Lựu sẽ cho hoa trái quanh năm.

4, Phân Bón Lót:

Cây Lựu là loài cây cảnh dễ chăm sóc, nhu cầu bón phân cũng đơn giản, chỉ cần quan tâm tưới nước đầy đủ, không để ứ đọng làm chết cây, và bón thêm phân để cây Lựu đủ dinh dưỡng cho hoa trái liên tục.

5, Kỹ Thuật Trồng Cây Lựu:

Cây lưu thích hợp trồng trên đất pha cát có phân mục, đất phù sa, đất có nhiễu chất dinh dưỡng, cây lựu không sợ nước nhiều mà rất sợ đất khô khan cằn cỗi. Nhiệt độ dưới 15 độ C thì cây lựu sẽ chết vì vậy cây lựu không trồng được ở vùng có khí hậu lạnh.

6, Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Lựu:

6.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

6.2 Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

Cần tỉa bớt những cành dày, yếu, để tập trung dinh dưỡng vào cành khỏe, làm cây có dáng đẹp. Đến kỳ ra hoa, cần áp dụng biện pháp thúc chồi bằng cách tỉa cành hoặc vặt bỏ chồi ngọn .

6.3 Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Lựu:

Cây lựu ưa phân bón, tuy nhiên với cây lựu trồng trong chậu không nên bón nhiều phân đạm , làm cho cành mọc dài, cây không ra hoa kết quả. Trong mùa sinh trưởng ta nên bón bổ sung cho cây ( 15-20 ngày bón một lần) các loại phân có nguồn gốc hữu cơ, phân trùn quế, phân dơi.. rất tốt để bón cây lựu .Trước khi cây ra nụ ta chọn phân NPK có tỉ lệ P và K cao để xúc tiến việc hoa nở và đậu trái.

7, Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Lựu:

Lựu dễ bị rầy mềm, rệp sáp tấn công. Có thể dùng thuốc bảo vệ thực vật hoặc nước rửa chén với liều lượng 1cc/1l nước, lắc đều rồi phun sương vào ổ rệp lúc sáng sớm trước khi nắng lên (không phun tưới vào gốc cây), vài ngày sau tiến hành tưới nước rửa lại, rầy rệp bị bong vỡ phấn trắng và chết.

8, Thu Hoạch và Bảo Quản:

Lúa bạch khi chín có màu vàng, lựu đỏ khi chín có màu hường. Do vậy khi thấy vỏ có màu vàng hay hường là hái. Lấy kéo cắt cuống, không nên vặn để rứt rời ra vì nhìn quả lựu không ngon. Tránh thu hái lúc trời ướt át vì quả sẽ nứt, mất giá trị kinh tế. Hái xong bỏ lựu vào các thùng mạt cưa để dành lâu ngày, và khi chuyên chở thì gói giấy lụa, sắp cẩn thận để đừng hư giập. Việc thu hái và bảo quản phải được làm cẩn thận vì cây lựu là cây cho loại quả được xem là có giá trên thị trường, một loại quả được ưa chuộng vì ngon và bổ dưỡng.

Trích nguồn Intenert

—————————————————————————————————