Hoàng Thảo Long Tu hay còn gọi là lan Long Tu, nó có tên tiếng Anh là Dendrobium Primulinum. Mùi hương của loài hoa lan này khá nhẹ nhàng, dễ chịu, màu sắc tươi sáng, hay nở vào mùa xuân. Chỉ cần chăm sóc đúng cách lan sẽ nở ngay dịp Tết.
Hoàng Thảo Long Tu mọc nhiều nhất là ở các quốc gia Châu Á. Tại Việt Nam cũng có nhiều giống khác nhau cụ thể như sau:
+ Lan Long Tu xuân: Đặc điểm của loại lan này là thân dài, cong, khi xuống lá có màu nâu, độ dài lá ngắn hơn so với Long Tu Đá. Hai màu sắc hoa Long Tu xuân thường thấy nhất là vàng và tím, màu hoa rực rỡ, hay nở nhất là vào mùa xuân. Nhìn chung, để trồng lan Long Tu xuân không quá khó, nhanh ra hoa, hoa có mùi hương nhẹ nhàng.
+ Lan Long Tu đá: Loại lan này thân ngắn, màu xanh, các sọc trắng chảy nổi. Lá cây mỏng, khi xuống lá vẫn có màu xanh. So với Long Tu xuân thì Long Tu đá có hoa màu trắng và tím đậm hơn, cũng nhiều lông hơn. Vì Lan Long Tu đá khó trồng, khó nở hoa nên cần phải được chăm sóc kỹ.
+ Hoàng Thảo vôi: Đặc điểm của loại lan này là thân to, đốt ngắn, bên ngoài được bao bọc kỹ bởi một lớp vỏ phân dễ bong tróc. Trên cánh hoa có nhiều lông, mùi thơm gần giống với hoa nhài. Màu cánh hoa nhạt, ở trên họng có các tia đỏ chạy dọc. + Lan Long Tu Lào: Thân cây ngả màu tím, nhìn hơi mập hơn so với các loại lan ở Việt Nam. Đốt ngắn, thẳng với nhau và không zích zắc như một số loại lan vẫn thường thấy.
Với những người chơi lan Long Tu không khó để nhận ra rằng loài lan này có nhiều điểm tương đối khác biệt so với các loại thường thấy. Phần thân của chúng có vết lõm, lá xanh nõn, thân căng mập và zích zắc. Hoa Long Tu nở vào mùa xuân, nếu chăm sóc đúng thì sẽ nở ngay dịp Tết.
Thông thường, lan Long Tu hay rũ xuống thành từng khóm. Mỗi lần nở cũng rũ và chụm lại nhìn rất đẹp. Cánh hoa có nhiều loại từ tím phớt, tím hồng, tím đậm cho đến trắng. Bắt đầu từ khi hoa nở đến lúc tàn khoảng 15 ngày. Với hoa màu tím có mùi hương giữ được lâu nhất, còn hoa màu trắng và vàng thì lâu tàn hơn.
Nhiều người trồng thắc mắc khi nào thì nên ghép lan Long Tu nhưng theo chúng tôi thì bạn đừng quá quan trọng về vấn đề này. Kể cả khi giả hành rụng hết lá đến lúc cây sắp nhú nụ thì đều có thể ghép được. Còn nếu muốn đảm bảo hơn thì bạn nên chọn thời điểm ghép cây từ tháng 10 âm lịch cho đến tháng 2, tháng 2 âm lịch năm sau.
Tùy theo mỗi người mà lựa chọn loại giá thể nào để trồng cho lan Long Tu, nhưng để cây phát triển và cũng tiện lợi cho việc chăm sóc thì nên ghép vào bảng dớn hay trụ dớn. Ngoài ra, bạn cũng có thể ghép vào miếng hay khúc gỗ, lũa hay trồng lan Long Tu trong chậu vẫn được.
Bước 1: Khía – Tách – Cắt
Giò là mới mua về có thể có từ 1 đến 2 giả hành tơ, nghĩa là giả hành 1 tuổi chưa nở hoa và vài giả hành 2, 3, 4, 5 tuổi. Với những người không chuyên thì có thể tách giả hành theo cặp để tiện chăm sóc.
Sử dụng dao mỏng như dao rọc giấy khía vào mối nối giữa hai giả hành để tách rời ra. Chú ý soi mắt ngủ sát gốc kẻo cắt trúng. Không được chủ quan xé toạc hai giả hành ra, bởi làm vậy cả mắt ngủ sẽ bị hư và cây sẽ chết.
Tách xong, bạn hãy tỉa rễ già đi. Để lại 2cm rễ để bắn ghim, còn lại thì bỏ hết.
Pha 1 chậu Physan 20 nồng độ 1ml/1 lít nước hay 1 chậu Benkona 2ml/1lít nước rồi bỏ tất cả lan giống vào ngâm trong thời gian khoảng 5 đến 10 phút. Vớt ra để ráo nước.
Tiếp tục ngâm B1+Atonik nồng độ theo hướng dẫn trên bao bì trong thời gian 30 phút. Lưu ý, chỉ nên sử dụng Atonik một vài lần, tránh lạm dụng nếu không muốn gây hại cho cây. Nếu không sử dụng Atonik bạn có thể thay thế bằng chế phẩm Hùng Nguyễn với tỉ lệ 1ml chế phẩm hay 20 giọt với 1 lít nước. Ngâm lan trong thời gian từ 30 phút đến 2 tiếng rồi vớt ra để ráo. Ghép liền lên giá thể mà bạn đã chuẩn bị.
Bước 3: Ghép, treo
Bắn ghim hay găm tất cả rễ vào bảng dớn hay bảng gỗ cho thật chắc chắn. Tốt nhất nên ghép chung giả hành tơ với giả hành tơ 1 bảng, còn giả hành già chung một bảng. Giả hành dài ghép chung 1 giò, giả hành ngắn ghép chung một giò. Như vậy giò lan sẽ có sự đồng đều, khi nở cũng đẹp hơn.
Sau khi ghép xong thì hãy treo lên giàn. Cho ăn nắng thời gian từ 60 đến 70% luôn. Đối với những ai ở khu vực đồng bằng xứ nóng thì hãy để gốc lan cách lưới ít nhất 1.5m. Còn khu vực mát mẻ thì khoảng cách nên là 1.2m.
– Mỗi tuần phun chế phẩm Hùng Nguyễn 1 lần với nồng đồ 1ml hay 20 giọt hòa với 1 lít nước. Ngoài ra có thể sử dụng B1+Atonik nhưng sẽ không tốt cho cây về sau. Phun chế phẩm đến khi bộ rễ đủ khỏe thì ngưng.
– Cách 7 đến 10 ngày thì phun 30-10-10 TE hoặc 20-20-20 TE một lần.
– Đến khi mầm non có rễ dài khoảng 5cm thì gắn phân chì và nửa tháng thì phun trung lượng, vi lượng một lần.
– Khi cây được 8 tháng tuổi thì phun 6-30-30 TE 3-4 lần. Cứ cách 10 ngày thì phun 1 lần.
– Đến khi cây 9 tuổi thì gần như ngưng nước hoàn toàn. Để giả hành rụng trụi lá cho đến khi đến tháng 11 thì tưới đẫm cho cây. Mỗi ngày từ 1 đến 3 lần tùy theo loại giá thể mà bạn lựa chọn.
– Khoảng 10 đến 20 ngày sau cây sẽ xuất hiện nụ hoa. Nếu kích thước nụ hoa lớn thì hãy để ở nơi mát mẻ, giảm tưới nước. Nếu nụ hoa nhỏ thì tăng cường ánh sáng và tưới nước.
– Để phòng nhện đỏ, rầy, rệp, bọ trĩ… cho lan Long Tu thì cách 20 ngày thì phun Movento và Pesieu 1 lần.
– Trừ nấm và vi khuẩn bằng cách phun thuốc phòng 15 đến 30 ngày 1 lần. Nếu trời mưa thì 7 ngày phun một lần. Những loại thuốc trừ nấm có thể kể đến như RidomilGold, Antracol, Aliette, TopsinM… Còn thuốc vi khuẩn có các loại như Kasumin, Poner, Starner, Physan… Tỉ lệ pha cứ 1 nấm với 1 khuẩn là được.
Một số người trồng lan Long Tu cũng phòng bệnh cho cây bằng Nano Bạc, Nano Đồng, Agrifos 400. Cứ 15 đến 20 ngày thì phun 1 lần. Những ngày nhiệt độ quá 33 độ thì không cần phun.