Top 10 # Xem Nhiều Nhất Tự Làm Chế Phẩm Sinh Học Cho Hoa Hồng Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Tự Học Làm Chế Phẩm Sinh Học Amino

Chế Phẩm Sinh Học là những sản phẩm được điều chế ra từ sinh học với những mục đích khác nhau, ở Việt Nam Chế phẩm sinh học được sản xuất phục vụ cho nhu cầu nông nghiệp mà chúng ta có thể hay bắt gặp như: Phân sinh học, thuốc trừ sâu sinh học phục vụ cho cây trồng, đệm lót sinh học cho chăn nuôi…

Ở bài viết này chúng tôi giới thiệu cho các bạn cách làm chế phẩm sinh học amino phục vụ lợi ích cho cây trồng trong cải thiện chất lượng đất. Bà con chú ý đọc và theo dõi:

Vài lưu ý khi làm chế phẩm sinh học:

1. Không nên dùng đường trắng để làm vì sau khi chế biến, trong đường trắng còn lại rất ít vitamin và khoáng chất. Do đó nên chọn đường nâu hay mật đường.

2. Không dùng nước có chứa chlorine (Cl) khi điều chế các chế phẩm sinh học vì chlorine có tính sát khuẩn nên sẽ diệt luôn các vi sinh có lợi. Nếu dùng nước máy nên để khoảng 12-24 giờ để bay bớt chlorine.

3. Không dùng vật liệu thủy tinh hoặc kim loại để điều chế hay lưu trữ chế phẩm sinh học vì khí sinh ra có thể gây nổ bình, đồng thời các chế phẩm có môi trường acid có thể gây ăn mòn kim loại.

4. Các chế phẩm thường có mùi thơm hơi chua, môi trường acid có pH dưới 4. Nếu chế phẩm có mùi hôi và pH cao thì nó đã hỏng, không xài được.

5. Vào mùa nóng, quá trình làm chế phẩm thường diễn ra nhanh hơn so với mùa lạnh, nên cần để ý điều này.

6. Luôn chừa một khoảng không gian khoảng 1/3 hay 1/4 hũ chứa trong quá trình điều chế và lưu trữ các chế phẩm sinh học.

Các nguyên liệu làm chế phẩm amino

Nguyên liệu: gạo (nên chọn loại gạo rẻ tiền) hoặc một nguồn giàu carbohydrate; đường nâu hoặc mật đường (rỉ đường – thứ thu được từ bả mía ép hay có màu nâu đen giống nước màu kho cá); khay gỗ (thường dùng khay có kích thước 40*40 cm, cao khoảng 7-8 cm).

Cách thực hiện:

Nấu gạo thành cơm chín, trải thành một lớp 2-3 cm trong khay, không nén chặt nhằm tạo diện tích lớn nhất để vi sinh vật phát triển. Dùng giấy niêm phong lại cho chặt, đảm bảo không bị thụng xuống chạm vào lớp cơm trong khay. Tìm nơi có tán tre hoặc tán cây rậm rạp (thường là nơi tập trung nhiều vi sinh vật nhất), đào một hố nông bằng khoảng 1/2 chiều cao khay gỗ, cho khay chứa cơm đã chuẩn bị vào, dùng lá mục, cành khô gần ngay tại đó phủ sao cho kín, nếu sợ mưa có thể phủ lên một lớp nilon. Sau 3-4 ngày (mùa nóng) hoặc 5-6 ngày (mùa lạnh), lớp cơm trong khay gỗ sẽ bị bao phủ bởi một lớp mốc trắng, đôi khi có lẫn một số mốc khác màu vào. Thu lấy lớp cơm chứa mốc trắng (không nên hoặc hạn chế dùng đến phần cơm chứa các mốc màu khác vì các vi sinh vật có hại có thể lẫn vào) đem trộn với mật đường hoặc đường nâu theo tỷ lệ khối lượng 1:1, cho vào đầy khoảng 2/3 một hũ chứa sạch, dùng giấy báo niêm phong lại, để nơi râm mát trong khoảng 7 ngày. Sau thời gian này, đem chắt lọc lấy phần IMO lỏng (có thể thu được rất ít) cho vào một hũ chứa khác, dùng giấy niêm phong lại. IMO lỏng thu được gọi là IMO-2, còn IMO ban đầu (phần cơm chứa mốc trắng) gọi là IMO-1. Một số nơi khi làm bước trộn cơm mốc với đường có thể thêm một lượng nước sạch bằng 3 lần lượng hỗn hợp cơm + đường, sau khi lọc sẽ thu được sản phẩm gọi tắt là BIM.

Ứng dụng:

Dùng IMO: 100-250 mL IMO-2/16 L nước, phun ẩm cho đất hàng tuần. Dùng 2 mL IMO-2/1 L nước, phun ẩm cho đống ủ compost, giúp ngăn mùi hôi và làm quá trình ủ diễn ra nhanh hơn.

Dùng BIM: 15-30 mL BIM/1 gallon nước (1 gallon = 3.78 L) phun ẩm cho lá và đất. Đối với đống ủ compost, dùng BIM pha loãng với nước theo tỷ lệ thể tích 1:1000 hoặc 1:500 phun ẩm cho đống ủ.

Tiến hành:

IMO-3,4,5: nên tiến hành làm các IMO thứ cấp trên mặt đất, ở nơi mát mẻ, không làm trên nền bê tông.

Pha loãng IMO-2 hoặc BIM theo tỷ lệ thể tích 1:1000 trộn với cám sao cho đạt độ ẩm khoảng 65-70% (dùng tay cầm một nắm cám, bóp chặt, thấy cám vo lại thành cục và nước rỉ ra một vài giọt là được), trải cám thành một lớp cao khoảng 30-40 cm, dùng rơm rạ hoặc một tấm bạt phủ kín. Trong quá trình ủ, khi thấy nhiệt độ cao hơn 45 độ C thì nên tiến hành đảo đống ủ để nhiệt độ hạ xuống (nhiệt độ quá cao sẽ làm chết các vi sinh vật có ích). Tiến hành ủ như vậy cho đến khi nhiệt độ trở lại bình thường là hoàn tất. Đây gọi là IMO-3.

Dùng IMO-3 trộn với đất theo tỷ lệ khối lượng 1:1, trải thành lớp dày khoảng 20 cm, phủ bạt hoặc rơm lên để khoảng 1 ngày để vi sinh vật phân bố đều khắp đống ủ. Nếu thấy hỗn hợp bị khô thì dùng IMO-2 loãng làm ẩm. Đây gọi là IMO-4. Đất đem dùng nên là đất kết hợp từ rừng, trang trại, đồng lúa, …

Trộn IMO-4 với phân gà theo tỷ lệ 1:1 về khối lượng, chất đống cao khoảng 80-90 cm, phủ kín lại tiến hành ủ trong khoảng 7 ngày. Sản phẩm thu được gọi là IMO-5, là một nguồn phân bón hữu cơ hầu như không còn mùi hôi, có thể đem bón trực tiếp cho cây trồng.

Hướng Dẫn Tự Làm Chế Phẩm Sinh Học

Trước khi bắt tay vào làm chế phẩm sinh học thì bà con cần biết tác dụng của nó là gì, bao gồm những thành phần nào. Chế phẩm sinh học là một sản phẩm chứa nhiều vi sinh vật có lợi có khả năng tăng cường hệ miễn dịch cho cây trồng, vật nuôi, giúp vật thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, phát triển đồng đều, hạn chế được sâu, bệnh hại. Trên thị trường có rất nhiều loại chế phẩm sinh học khác nhau, nổi tiếng có chế phẩm EM, Bim, Bima.

Quy trình làm chế phẩm sinh học được thực hiện theo các bước sau:

Để làm được chế phẩm chất lượng thì không thể thiếu đường nâu và mật đường vì hàm lượng vitamin, khoáng chất được giữ nguyên sau chế biến.

Nước để làm chế phẩm phải sạch và đã loại bỏ clo ảnh hưởng đến vi sinh vật có lợi.

Khi đựng chế phẩm sinh học tự làm bà con cần chuẩn bị hũ sành sứ hoặc chôn dưới đất, trong khu vực rộng rãi. Tránh đựng trong hũ thủy tinh hay kim loại vì khí tỏa ra có khả năng làm vỡ hũ, tính ăn mòn kim loại cao.

Nếu làm chế phẩm vào mùa hè quá trình lên men nhanh hơn mùa đông, chú ý chế phẩm phải có mùi thơm hơi chưa, độ PH dưới 4 là thành công. Mùi chế phẩm hôi, độ PH cao thì đã hỏng cần bỏ đi không thể sử dụng được.

Cách tự làm chế phẩm sinh học

1. Làm chế phẩm Amino từ cá

Chế phẩm Amino từ cá được dùng để bón cho đất, làm tăng độ phì của đất, làm đất tơi xốp và cung cấp cho cây trồng những khoáng chất thiết yếu.

Nguyên liệu: cá con hoặc tạp phẩm từ cá, IMO-2 hoặc Bim và rỉ mật đường.

Cách làm:

Cá băm nhỏ trộn với rỉ đường theo tỉ lệ 1:1

Cho vào hũ, dùng nilong bọc kín để nơi râm mát khoảng 7 ngày. Chú ý không nên cho đầy hũ, chỉ khoảng 2/3 là được.

Kiểm tra hũ có nổi váng chất béo lên không, nếu có thì hòa thêm 3ml IMO-2 hoặc Bim

Lọc phần chất rắn và nước bảo quản dùng dần. phần rắn có thể trộn với phân ủ.

Lưu ý bà con nên dùng thử nghiệm một phần đất nhỏ trước khi dùng trên diện rộng để kiểm tra hiệu quả của chế phẩm sinh học tự làm.

2. Chế phẩm Canxi phốt pho cho cây trồng

Để bung sung canxi và phốt pho cho cây, bà con có thể tự làm chế phẩm sinh học theo các bước sau.

Nguyên liệu: 2kg xương động vật hoặc các loại vỏ trứng, sò, ngao chứa nhiều caxi + 20 lít giấm

Cách làm:

Rang xương đến khi chuyển sang màu đen, phần thịt thừa, mỡ tan cháy hết. với các loại vỏ thì nghiền nát trước khi rang.

Để nguội cho xương vào hũ sạch, đổ giấm lên và ủ mát khoảng 30 ngày.

Sử dụng: hòa 30ml chế phẩm /1lit nước phun cho cho đất hoặc hòa loãng phun cho cây để kích thích ra hoa, kết trái.

3. Chế phẩm IMO

Chế phẩm IMO có thể làm được từ các nguyên liệu có sẵn ở tất cả các địa phương. Sử dụng IMO-2 trộn với nước để phun cho đất hoặc cây trồng, bổ sung vitamin, giúp kích rễ, mầm chồi phát triển và tăng sức đề kháng cho cây trồng.

Nguyên liệu: gồm gạo rẻ tiền, đường nâu hoặc rỉ mật đường.

Cách làm:

Nấu gạo thành cơm chín, trải thành một lớp 2-3 cm trong khay gỗ đã chuẩn bị sẵn. Không nén cơm mà để tơi xốp tự nhiên

Dùng giấy bọc kín, không để chạm vào cơm.

Chôn khay cơm (chỉ chôn ½ chiều cao khay) ở dưới tán tre hoặc tán cây rậm rạp (thường là nơi tập trung nhiều vi sinh vật nhất) và phủ lá cây hoặc che nilong cho kín.

Sau 3-4 ngày mở khay cơm thu lấy phần cơm bị mốc trắng. Trộn phần mốc trắng với mật đường hoặc đường nâu theo tỷ lệ khối lượng 1:1

Cho hỗn hợp đã trộn vào hũ sạch, tiếp tục niêm phong kín để nơi râm mát trong khoảng 7 ngày.

Sau 7 ngày chắt phần lỏng nguyên chất, cho vào hũ khác và niêm phong lại. Phần chất lỏng này khá ít gọi là IMO-2.

Quá trình tự làm chế phẩm đòi hỏi phải theo dõi tỉ mỉ để có được chất lượng mong muốn. Bà con nên dùng thử nghiệm trước khi dùng trên diện rộng nhằm hạn chế những vấn đề xấu xảy ra. Nếu không có kinh nghiệm hoặc chắc chắn làm được chế phẩm sinh học thì tốt nhất nên sử dụng chế phẩm chất lượng bán sẵn ngoài thị trường. Giá bán khá phải chăng tiết kiệm chi phí.

Chế Phẩm Imo Là Gì? Hướng Dẫn Tự Làm Chế Phẩm Sinh Học Hiệu Quả

Chế phẩm IMO (Vi sinh vật bản địa) là gì? Hướng dẫn tự làm chế phẩm sinh học hiệu quả

Có lẽ bà con đã được nghe rất nhiều về chế phẩm IMO phải không? Vậy bà con có biết đây là loại chế phẩm gì không? Bởi vì trên các diễn đàn nông nghiệp thời gian gây đây có rất nhiều bà con thắc mắc và muốn biết rõ chế phẩm này là gì. Điều này chứng minh đa số bà con có thể sử dụng qua sản phẩm nhưng không thể định nghĩa sao cho đúng đắn. Vậy bà con hãy theo dõi ngay bài viết sau hiểu rõ chế phẩm IMO (Vi sinh vật bản địa) là gì? Cách tự làm chế phẩm sinh học hiệu quả.

Chế phẩm IMO (Vi sinh vật bản địa) là gì? Đây là loại chế phẩm được điều chế bằng cách tận dụng các nguyên liệu tự nhiên có sẵn tại địa phương. Chế phẩm có tên tiếng Anh là Indigenous Microorganism. Tên gọi khác là vi sinh vật bản địa, được viết tắt là IM hoặc IMO.

Chế phẩm này bao gồm rất nhiều loại vi sinh vật khác nhau tôn tại lâu năm ở môi trường tự nhiên tại địa phương. Các vi sinh vật rất khỏe và có hoạt tính sinh học cao. Vì vậy nếu sử dụng cho canh tác sẽ cực kỳ tốt.

Các vi sinh sống ẩn trong đất, nước,…tham gia vào quy trình phân giải chất hữu cơ. Biến chất hữu cơ thành CO2 và những hợp chất vô cơ khác. Bà con sử dụng chế phẩm IMO làm thức ăn cho cây giúp cây tươi tốt, khỏe mạnh hơn.

Hướng dẫn tự làm chế phẩm sinh học hiệu quả

Muốn chế tạo chế phẩm IMO (Vi sinh vật bản địa), bà con cần chuẩn bị một số nguyên liệu quan trọng. Các nguyên liệu không cần nhiều nhưng đòi hỏi phải sử dụng chính xác. Trong đó bà con không thể bỏ qua các nguyên liệu sau.

Gạo: Bà con nên lựa chọn loại gạo rẻ tiền để chế biến chế phẩm. Hoặc sử dụng một nguồn giàu carbohydrate.

Đường nâu hoặc mật đường: Rỉ đường – thứ được tạo nên từ bã mía ép. Loại có màu nâu đen giống nước màu kho cá. Bà con không nên sử dụng đường trắng để chế biến chế phẩm. Vì đường trắng chứa rất ít vitamin và khoáng chất.

Sau khi chuẩn bị xong các nguyên liệu cần có để chế biến chế phẩm IMO, tiếp theo đến thực hiện công đoạn chế biến. Công đoạn này thực hiện có chút phức tạp và phải trải qua nhiều bước khác nhau. Vì vậy bà con cần chú ý thật kỹ thường thao tác, thời gian,…để thực hiện cho đúng.

Bước đầu tiên, bà con chuẩn bị một chiếc nồi. Sau đó cho gạo vào nồi để nấu gạo thành cơm chín. Cách nấu cơm chín được thực hiện giống như khi bà con nấu cơm ăn hàng ngày. Do vậy bước thực hiện này tương đối dễ nên bà con hoàn toàn có thể làm được.

Khi gạo được nấu chín thành cơm thì bà con tiến hành trải cơm ra khay gỗ. Mỗi khay phải có lớp cơm dày từ 2 đến 3cm, để nguội. Bà con không nén chặt cơm trên khay. Bởi vì cần phải tạo diện tích lớn nhất để vi sinh vật phát triển.

Rải men vi sinh EM gốc dạng bột – chế phẩm EMZEO lêntrên bề mặt theo lượng: 50gr cho 10kg cơm. EMZEO là men vi sinh vật hữu hiệu bản địa dạng gốc giúp tự làm chế phẩm sinh học thành công 100%

Nơi bán chế phẩm EMZEO – Men vi sinh EM gốc dạng bột: https://chephamvisinh.vn/che-pham-emzeo/

Bà con dùng giấy bọc kín khay cơm lại. Thao tác này sẽ giúp đảm bảo giấy bọc không bị thủng xuống chạm vào lớp cơm trong khay. Điều này sẽ giúp quá trình phân giải diễn ra thuận lợi hơn.

Bà con tìm nơi có tán tre hoặc tán cây rậm rạp trong khuôn viên nhà ở. Nếu chọn được nơi tập trung nhiều vi sinh vật càng tốt. Sau đó bà con đào một cái hố nông khoảng ½ chiều cao khay gỗ. Tiếp đến cho khay cơm đã chuẩn bị vào trong cái hố vừa đào được. Bà con dùng lá mục, cành khô phủ lên cái hố sao cho phủ kín khay gỗ. Đề phòng trường hợp trời mưa, bà còn có thể phủ lên trên đó một lớp nilon để bảo vệ khay cơm an toàn hơn.

Bà con ủ như vậy trong 3 – 4 ngày đối với ngày nắng. 5 – 6 ngày đối với ngày lạnh. Lúc này bà còn sẽ lấy khay cơm ủ ra rồi hớt lấy phần cơm chứa mộc trắng để tiến hành chế biến chế phẩm IMO.

Lớp cơm bị mốc trắng sẽ là phần chứa rất nhiều sinh vật cần để chế biến chế phẩm sinh vật. Sau đó bà con trộn cơm mốc với mật đường hoặc đường nâu. Tỷ lệ trộn các nguyên liệu là 1:1. Khi bà con trộn xong thì hãy cho toàn bộ ào trong một chiếc hũ sạch. Tiếp tục dùng giấy báo niêm phong lại. Lúc này bà con chỉ để hũ chứa các nguyên liệu ở nơi râm mát. Thời gian niêm phong là 7 ngày.

Sau thời gian quy định, bà con đem chắt lọc lấy phần IMO lỏng cho vào một chiếc hũ khác. Tiếp tục dùng giấy niêm phong lại. IMO lỏng này được gọi là IMO – 2. IMO – 1 chính là phần cơm chứa mộc trắng ban đầu. Vậy là bà con đã hoàn thành xong việc tự chế biến chế phẩm sinh học hiệu quả. Bà con có thể dùng chăm bón cho cây trồng nhà mình.

Lưu ý khi thực hiện cách tự chế biến chế phẩm sinh học

Quá trình chế biến chế phẩm IMO đòi hỏi sự chuẩn xác trọng việc sử dụng nguyên liệu. Bà con phải theo dõi tỉ mỉ để có thể tạo ra được loại chế phẩm chất lượng. Ngoài ra, bà con cũng cần lưu ý một số điểm như sau:

Bà con không nên dùng nước có chứa Chlorine để điều chế chế phẩm IMO. Bởi vì, loại nước này có tính sát khuẩn cao. Vậy nên chúng sẽ tiêu diệt luôn cả các loại vi sinh có lợi. Nếu bà con sử dụng nước máy để chế biến chế phẩm vi sinh thì nên tìm cách loại bỏ chất Chlorine. Có thể cho nước vào xô và để như vậy trong 12 – 24 giờ nhằm giúp làm bay bớt Chlorine.

Trong quá trình thực hiện tạo chế phẩm có những lưu ý quan trọng về mùi của thành phẩm tạo ra. Nếu sản phẩm chế phẩm thu được có mùi hôi và độ pH cao sẽ không tốt. Bởi lúc này chế phẩm đã bị hỏng và không thể sử dụng.

Chỉ khi chế phẩm có mùi thơm hơi chua. Cộng với đố là độ pH dưới 4 thì thành phẩm đó mới đúng. Vì vậy bà con cần kiểm tra và để ý quá trình tạo chế phẩm vi sinh. Như vậy bà con mới dễ dàng thu được thành quả đạt chuẩn chất lượng như mong đợi.

Quá trình làm chế phẩm mỗi mùa sẽ khác nhau. Mùa nóng, quá trình làm chế phẩm diễn ra nhanh hơn so với mùa đông. Thế nên bà con cần lưu ý để điều chỉ thời gian ủ cho phù hợp.

Bà con nên chừa một khoảng không gian để hũ chứa phát huy hiệu quả khi thực hiện quá trình tạo chế phẩm vi sinh. Khoảng không đó thường bằng 1/3 hoặc ¼ của hũ chứa. Điều này sẽ giúp quá trình điều chế và lưu thông các chế phẩm sinh học được tốt hơn. Thành quả đạt được cũng đảm bảo chất lượng hơn.

Tìm hiểu thêm: Tuyến trùng là gì? Cách phòng trừ tuyến trùng hại cây hiệu quả

About Đức Bình

Tự Làm Chế Phẩm Sinh Học Trừ Sâu Em5 • Tin Cậy 2022

Hiện nay, thuốc trừ sâu có nguồn gốc hóa học được sử dụng ngày càng tràn lan, mất kiểm soát, có thể tồn tại trong môi trường rất lâu và tích lũy sinh học theo chuỗi thức ăn. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người cũng như các động vật có ích khác. Theo một số thông kê, Báo Thanh Niên điều tra cho thấy tỷ lệ số người mắc bệnh ung thư ở Việt Nam ngày càng tăng. Bệnh ung thư do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng phổ biến nhất là những nguy cơ từ nguồn thức ăn và nước uống mà chúng ta đã và đang sử dụng hàng ngày.

Người Việt Nam rất thích ăn nhiều củ quả, rau xanh trong bữa ăn nhưng lại khoái khẩu với các món rau ăn sống như: salad, rau sống, gỏi, nộm,…Trong khi đó, thực trạng đáng cảnh báo là việc sử dụng tràn lan các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học trên đồng ruộng. Sẽ dẫn đến nguy cơ chúng ta ăn phải các loại nông sản còn dư lượng thuốc quá nhiều.

Đứng trước mối lo ngại này, nhiều người đang hướng đến xu thế mới với cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học sẽ lại mang đến sự an toàn tuyệt đối cho người sử dụng vì thời gian cách ly ngắn, mang lại hiệu quả lâu dài. Vì vậy, đang được bà con nông dân và các cấp quản lý đặc biệt chú ý, đưa vào sử dụng để bảo vệ cây trồng.

Chế phẩm sinh học trừ sâu là những chế phẩm có nguồn gốc sinh học, được làm từ những nguyên liệu tự nhiên, rất dễ tìm kiếm như: gừng, tỏi, ớt, sả, các loại lá hoặc các chủng nấm vi sinh,.. Có hiệu quả cao trong việc phòng trừ sâu, bệnh, xua đuổi côn trùng. Nhưng lại rất an toàn với sức khỏe con người, môi trường đất, tiêu diệt sâu với tỷ lệ cao mà không làm cho chúng kháng thuốc, hạn chế việc “giết nhầm” những loài côn trùng hữu ích.

EM5 thực chất là Chế phẩm sinh học trừ sâu, là chất ngăn ngừa, xua đuổi côn trùng, sâu hại, không phải hoá chất độc. Thông thường nó được phun lên cây với nồng độ 1/500-1/1000 pha loãng với nước.

Để pha chế EM5, bà con cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

Nguyên liệu EM1: 1 lít Rỉ mật: 1,2 kg Dấm: 1 lít Cồn: 1 lít Nước sạch: 6 lít

•  1 lít EM1 + 1,2kg Rỉ đường + 6 lít Nước + 1 lít Dấm + 1 lít Rượu , sau khi ủ từ 5-7 ngày sẽ thu được 10 lít EM5

Để tăng hiệu quả của EM, cần cho thêm nhiều chất hữu cơ có hàm lượng chất chống ôxy hoá (như: tỏi, ớt, cây lô hội, lá nêm, hoa quả xanh, cỏ hoà thảo và các cây có giá trị y học cao….). Khi sử dụng các loại vật liệu này cần phải băm nhỏ hoặc xay nghiền trước khi điều chế.

Cách Pha chế Chế phẩm sinh học trừ sâu

Trộn rỉ đường với nước, chú ý để hoà tan rỉ đường hoàn toàn (có thể sử dụng nước ấm để hoà tan nhanh rỉ đường).

Đổ dấm, rượu ≤450 (hoặc cồn pha loãng), sau đó cho chế phẩm EM1.

Rót dung dịch hỗn hợp vào can nhựa (hoặc thùng) đậy nút kín. Đổ đầy can để duy trì điều kiện kỵ khí. Các cây, cỏ, quả được xay nghiền nhỏ cho vào can nhựa (nếu muốn).

Bảo quản ở nơi ấm (25-30oC), tránh ánh sáng mặt trời chiếu vào.

Khi thùng chứa có nhiều khí lên men, thường xuyên mở nắp để xả gas, sau đó đóng chặt lại như cũ.

Thành phẩm: EM5 có thể sử dụng khi gas không còn sinh ra nữa. EM5 có chất lượng tốt khi cho mùi thơm, ngọt (mùi ester/rượu).

Bảo quản: EM5 cần được bảo quản ở nơi tối, mát, có nhiệt độ ổn định, đồng nhất. Nếu sử dụng cây cỏ thì phải lọc trước khi cho vào bảo quản. Không được bảo quản trong tủ lạnh hoặc dưới ánh nắng mặt trời. EM5 sử dụng trong vòng 3 tháng sau khi pha chế.

Sử dụng:

Để tăng khả năng chống sâu bệnh thuốc trừ sâu sinh học EM5 được pha loãng trong nước theo tỷ lệ 1/100-500 (với cây con 1/500-1,000; cây lớn 1/100) để phun ướt cây. Bắt đầu phun sau khi nảy mầm, trước khi sâu bệnh xuất hiện. Nên phun EM5 thường xuyên, tốt nhất là vào buổi sáng hoặc sau khi mưa to.

Để khử mùi hôi phun EM5 với tỷ lệ pha loãng 1/100.

Mọi thông tin cần trao đổi cũng như cần tư vấn khi mua sản phẩm Quý khách vui lòng liên hệ: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, Khu Đô Thị Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức, Tp.HCM Điện thoại:  (028) 2253 3535 – 090 288 2247  –  0909 307 123 – 0903 908 671             Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com; tincay@tincay.com