Top 11 # Xem Nhiều Nhất Trồng Và Chăm Sóc Lan Vanda Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Hoa Lan Vanda, Kinh Nghiệm Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lan Vanda

Vanda là loại lan phổ biến ở vùng nóng, phân bố rộng rãi trên khắp thế giới như Trung quốc, Indonexia hay Bắc Châu Úc với gồm hơn 45 loài được biết và hơn 1000 loài cây lai tạo.

Ở Việt Nam có 5 loài hoa lan Vanda rừng, nổi bật nhất là Vanda denisonaliana. Hoa lan Vanda là loài lan rất có giá trị, mỗi chồi loa dài và mang nhiều hoa to.

Vanda là loại lan ưa nóng, hầu hết các loại lan Vanda đều giống nhau tương đối về hình dáng cây, dạng hoa và kể cả điều kiện môi trường sống.

Lan Vanda là giống lan có sự khác biệt rõ rệt và dễ dàng phân biệt đối với những loại lan khác. Lan Vada có đài hoa luôn lớn hơn hoặc bằng cánh hoa, đồng thời cánh hoa rất mỏng nhưng độ bền của hoa thì ở thời gian dài, điều này cũng tạo cho những người chơi lan và yêu thích Vanda có thể phân biệt chúng.

Nhiệt độ, ẩm độ, sự tưới nước cho hoa lan Vanda:

Lan Vanda rừng là loại lan đẹp, nó sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ 25-30*C, độ ẩm cao và thoáng khí. Trong năm Vanda thường xuyên tăng trưởng không ngừng nghỉ, vì vậy cần cung cấp lượng nước và chất dinh dưỡng đầy đủ cho cây, không để cây bị khô hạn bất chợt dễ gây nên hậu quả không tốt cho cây. Có thể cung cấp lượng nước cần thiết cho cây tùy thuộc vào từng mùa và từng thời điểm thích hợp. Lan Vanda là loại lan nở hoa phụ thuộc vào nhiệt độ, nó có thể trổ hoa quanh năm, đặc biệt vào mùa nắng, khi nhiệt độ trong không khí tăng cao. Những kiến thức trên có thể bạn chưa hiểu hết về hoa lan Vanda ,nhưng tất cả về loài lan vanda rất kỳ bí.

Ánh sáng cho hoa lan Vanda:

Thuộc loại hoa ưa sáng, Vanda có thể sinh trưởng, phát triển và trổ hoa dưới ánh sáng 100%, tuy nhiên có 1 số loài chỉ cần 60% ánh sáng là đủ, vì vậy có thể dùng giàn che nắng 40%, hay 1 số loại lan lai lại ưa thích nhiệt độ ánh sáng 50% nên biến động về cường độ ánh sánh thích hợp cho lan thay đổi tới 30000-40000m/m2.

Nhu cầu phân bón cho hoa lan Vanda:

Vanda là loài lan phụ sinh,có nhu cầu cao về phân bón và chúng rất dễ dàng sử dụng các dạng phân bón thường dùng. Tuy nhiên, tốt nhất cho Vanda vẫn là dạng phân bón phun sương, vì lan Vanda có nhiều rễ trên không dễ hấp thụ được chất dinh dưỡng, đồng thời giá thể của vanda thuộc dạng thông thoáng nên khó có thể lưu lại dưỡng chất cho cây. Vanda cũng là loại cây không có giả hành nên việc dự trữ thức ăn cho cây là khó khăn, vì vậy có thể tưới phân cho cây 2 ngày/lần với liều lượng NPK 3-10-10 nồng độ 1 muỗng cà phê/4 lít nước cung cấp nhằm cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Cấu tạo giá thể cho hoa lan Vanda:

Đối với loại lan không có mùa nghỉ như Vanda thì nước là rất cần thiết với sự sinh trưỡng và phát triển của cây. Không chịu được những khô hạn, tuy nhiên Vanda cũng không thích hợp với độ ẩm quá cao. Vì vậy giá thể trồng Vanda phải luôn luôn thoáng khí. Cung cấp nước đầy đủ hàng ngày cho cây cũng là duy tri độ ẩm ổn định thích hợp cho cây.

Thay chậu và nhân giống cho hoa lan Vanda:

Tùy vào sự phát triển về kích thước của cây mà thay chậu thích hợp cho cây. Có thể thực hiện thay chậu suốt năm cho Vanda, tuy nhiên vào đầu mùa mưa vẫn là thời điểm thích hợp nhất. Vanda có thể nhân giống tương tự lan Hồ Điệp.

Bộ rễ khỏe mạnh là rất quan trọng đối với từng loại lan, lan Vanda cũng vậy, chúng ta có thể phun kích thích mọc rễ cho cây 3 tháng 1 lần bằng dung dịch ANA nồng độ 0,1 phần triệu.

Sâu bệnh đối với loài hoa lan Vanda:

Lan Vanda cũng thường bị các loài sâu bệnh hay rệp vàng tấn công,vì vậy có thể phòng ngừa bệnh thường xuyên cho lan bằng các loại thuốc hóa học như Topsil, Zineb, Benomyl nửa tháng 1 lần. Hay đối với loại rệp vàng dính trên lá thì nên dùng thuốc sát trùng,serpa phun sương qua lá. Nếu hoa lan Vanda bị thối đọt là vô cùng nguy hiểm, cây có thể sẽ bị chết hoàn toàn, nên cắt bỏ đọt, bôi vôi hay Vadolin để chữa trị, nên tránh để lây lan từ cây này sang cây khác qua cách làm này.

Vuon hoa lan Hoàng Gia, bán hoa lan trực tuyến. Nhận đóng hàng giao đi các tỉnh.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan Vanda

Hoa Lan Vanda

Vanda là một giống tương đối đồng nhất về dạng hoa, dạng cây và cả về điều kiện sinh thái. Hầu hết các loài thuộc giống Vanda lại là cây lan ưa nóng.

Một điều mà bất cứ người nào cũng có thể nhìn thấy ở cây Vanda lai là đài hoa luôn luôn lớn hơn hoặc bằng cánh hoa. Những cánh hoa của các loài thuộc giống này rất mỏng nhưng rất bền. Đây là điều khác thường vì độ bền của hoa tỷ lệ với bề dày của cánh.

Nhiệt độ:

Ở Việt Nam Vanda rừng là một loại lan vùng mát, nhưng các Vanda lai là một loại lai của vùng nóng, nó sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ từ 25°c – 30°c.

Độ ẩm:

Các loài Vanda cần được trồng trong vườn với độ ẩm cao, nhưng độ ẩm cục bộ trong chậu phải thoáng. Cây tăng trưởng suốt năm không có mùa nghỉ vì thế không nên để cây bị khô bất cứ thời điểm nào trong năm. Bị khô hạn bất chợt sẽ gây cho cây mất ổn định về độ ẩm và hậu quả là cây bị tuột lá, yếu đi.

Đối với các loài thuộc giống này ta phải tưới nước thường xuyên 2 lần/ngày từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 

11 và 3 lần/ngày từ tháng 7 đến cuối tháng 4. Khác với một số giống lan khác, nguyên nhân chủ yếu quyết định sự ra hoa các loài thuộc giống Vanda là điều kiện nhiệt độ. Chính vì thế các loài thuộc giống này có thể trổ hoa suốt năm. 

Ánh sáng:

Vanda là giống ưa sáng, có những loài thuộc giống này cây trổ hoa lý tưởng khi được phơi bày ra ánh sáng hoàn toàn. Vanda lá tròn, Vanda T.M.A và một số loài khác chỉ trổ hoa khi được trồng dưới điều kiện gần 100% ánh sáng. Tuy nhiên đa số loài chỉ cần 60% ánh sáng, tức giàn che 40% ánh sáng là đủ. Các cây lai giống giữa Vanda X Aseocentrum lại có một nhu cầu ánh sáng ít hơn, khoảng 50% ánh sáng. Do đó độ biến động về cường độ ánh sáng thay đổi tới 30.000 -40.000m/m2.

Phân bón:

Vanda là một trong những giống có nhu cầu về phân bón khá cao và chúng dễ dàng sử dụng bất cứ một dạng phân bón loại nào. Đối với loài Vanda T.M.A, phân bò khô có thể là loại phân tốt, các loài khác có thể dùng phân bánh dầu, nhưng hữu hiệu nhất vẫn là phân hóa học với công thức 3-10-10 tưới 2 ngày/lần vối nồng độ 1 muỗng cafe/4 lít nước, sở dĩ ta dùng phân bón với chu kỳ cách nhật vì Vanda không có giả hành nên không dự trữ được dưỡng liệu, ngoài ra giá thể của Vanda là giá thể thông thoáng đến mức cực đoan chỉ gồm chậu gạch nung hay giỏ gỗ với các cục than thật to. Do đó sự lưu lại của dưỡng liệu trong giá thể là không đáng kể cho việc hấp thụ của lan trong thời gian ngắn. Tốt nhất là dùng phân bón với dạng phun sương, vì loài này là loài phụ sinh và có rất nhiều rễ trên không.

Cấu tạo giá thể:

V

anda là một loại lan không có mùa nghỉ, một biến cố khô hạn rất dễ làm các loài giống này rụng hết phần lá gần gốc, mà giới chơi lan Việt Nam thường gọi là “chuồn lá” . Tuy nhiên, ẩm độ cục bộ trong chậu quá cao dễ làm cho các rễ bị thối. Vì thế, cấu tạo giá thể thật thoáng cho các loài thuộc giống Vanda và Ascocenda là điều kiện bắt buộc. Việc duy trì ẩm độ ổn định là cố gắng của các nhà vườn thông qua sự tưới hàng ngày.

Thay chậu và nhân giống:

Sự thay chậu các loài thuộc giống Vanda, thường chỉ do nguyên nhân duy nhất là cây phát triển quá lớn gây ra sự mất cân đối giữa cây và chậu. Việc thay chậu có thế thực hiện suốt năm nhưng đầu mùa mưa vần là thời điểm lý tưởng cho việc thay chậu. Cách nhân giống tương tự Hồ điệp.Khoảng 3 tháng 1 lần, ta phun một dung dịch ANA với nồng độ 0,1 phần triệu (ppm) để kích thích sự mọc rễ. Bạn cứ nhớ rằng, đối với loài Vanda, mỗi lần bạn phun kích thích tố rễ sẽ mọc tang lên 1 bậc. Như vậy, sau một thời gian cây lan Vanda sẽ có một bộ rễ thật mạnh đủ đáp ứng các yêu cầu cần thiết.

Sâu bệnh:

Vanda thường bị loài rệp dính màu vàng tán công, chúng thường nằm trên bề mặt lá. loại này cũng thường hút nhựa các lá của giống Dendrobiunl, cách trừ cũng là các loại thuốc sát trùng, serpa phun sương lên lá. Bệnh thối đọt tỏ ra nguy hiểm cho các loài thuộc giống Vanda, khi có hiện tượng này xảy ra, bạn phả cẩn thận dùng kéo cắt bỏ đọt lan, sau đó bôi vôi hoặc Vađơlin + tan vào vết cắt, phần ngọn được khử trùng trước khi sử dụng để cắt cây lan khác. Nếu không bệnh sẽ lan truyền trong toàn bộ vườn lan. Tốt nhất nên ngừa bệnh thường xuyên bằng cách phun các loại thuốc ngừa nấm Topsil, Zineb, Benomyl nồng độ 1/400, nửa tháng 1 lần.

Đặc Điểm, Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan Vanda

Lan Vanda là một trong những loài lan công nghiệp phổ biến hiện nay và được rất nhiều người ưu chuộng, hoa có thể chơi như các loại lan phong lan rừng hoặc cắt cành cắm bó đều được. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đầy đủ về loài lan công nghiệp này nhé!

1, Xuất xứ

Lan Vanda xuất xứ chủ yếu từ các vùng nóng từ trung Quốc và trải khắp dải Himalaya, indonesia đến Niu Ghine và Bắc châu Úc.

2, Đặc Điểm

Cây lan Vanda có thân mọc thẳng lên, lá dài xếp đều chia thành hai bên song song. Rễ nhiều và tỏa ra để hút chất dinh dưỡng.

Đặc điểm nổi bật nhất của chúng là chồi hoa dài mang nhiều hoa to. Những bông hoa của Vanda thường đồng nhất về dạng cây, bông hoa và điều kiện sinh thái

Để nhận biết loại lan này chúng ta cần phải dựa vào đặc điểm là đài hoa luôn lớn hơn hoặc bằng cánh hoa, nhất là các cặp đài hoa. Cánh hoa tuy hơi mỏng nhưng hoa lại rất bền. Hiện này loại hoa này gần như đã có đầy đủ các màu sắc từ đỏ, vàng, tím…..

Lan Vanda rất nhiều màu sắc

3, Các loại lan Vanda,

Người ta chia làm 2 loại lan Vanda là Vanda rừng và Vanda lai. Tuy nhiên, Vanda chúng ta thường thấy là vanda lai ( Vanda cấy mô, vanda công nghiệp) bởi Vanda rừng không còn nhiều nữa. Vanda rừng chỉ có 45 loài còn Vanda lai có tới hơn 1000 loài chính vì vậy mà màu sắc, chủng loại của chúng rất đa dạng.

4, Cách trồng và chăm sóc lan Vanda

Mỗi loài lan khác nhau lại có cách trồng và chăm sóc khác nhau, đối với lan Vanda cũng vậy. Để có những giò lan Vanda tốt cần phải đảm bảo các điều kiện sau

a, Nhiệt độ và độ ẩm.

Nhiệt độ từ 25 – 30 độ C là nhiệt độ tốt nhất để lan Vanda sinh trưởng và phát triển. Nếu ở nhiệt độ nóng hơn bạn cần che mất cho cây, còn nếu nhiệt độ lạnh hơn bạn làm nhà ni lon hoặc thắp điện cho lan để tăng nhiệt độ. Chính vì đặc điểm này mà ở nước ta miền nam sẽ phù hợp cho sự phát triển của cây hơn.

Độ ẩm cao là cần thiết để cho lan phát triển. Vì đặc điểm lan Van đa không có mùa nghỉ nên quanh năm các bạn phải đảm bảo được độ ẩm cao khoảng 70% – 80% để cây phát triển tốt. Nếu bạn không đảm bảo được độ ẩm cho cây thì Van đa sẽ bị héo lá và yếu dần.

b, Nước.

Để đảm bảo được độ ẩm cao giúp cây phát triển tốt chúng ta cần tước nước nhiều đặc biệt là mùa khô. Đối với các nhà vườn bạn cần phải tưới ngày 2 đến 3 lần đặc biệt trong mùa nắng nóng hiện nay nước bốc hơi rất nhanh nên cần phải tưới nhiều có khi đến 5 lần để đảm bảo độ ẩm tốt cho cây phát triển

c, Ánh sáng.

Lan Vanda thuộc dòng ưa sáng và nở hoa khi có anh sáng đảm bảo từ 60% ánh sáng. Vì vậy, mà khi bạn muốn trồng những cây lan Vanda này ở trong các thành phố thì cần phải chú ý đảm bảo ánh sáng đầy đủ thì cây mới ra hoa. Ngoài ra ánh sáng cũng giúp diệt trừ nấm mốc gây hại, giúp cây phát triển tốt hơn. Nhưng cũng không nên để ánh nắng chiếu trực tiếp ở nhiệt độ cao sẽ làm cây cháy lá gây hại.

d, Phân bón và thuốc trừ sâu.

Lan Vanda là loại lan có nhu cầu phân bón cao và thuộc hàng dễ tính trong việc lựa chọn phân bón, bạn có thể bón phân dê, phân bò khô đều tốt nhưng để cây phát triển tốt nhất bạn nên sử dụng phân hóa học có công thức 3-10-10 tưới ngày 2 lần với nồng độ tưới là 1 muỗng cà phê/4 lít nước và bón với chu kỳ cách nhật tốt nhất nên tưới ở dạng phun sương vì đây là loài phụ sinh có nhiều rễ để hấp thụ dưỡng chắt

e, Thay chậu và nhân giống.

Khi cây Vanda sinh trưởng và phát triển tốt gây mất cân đối giữa cây và chậu chúng ta cần thay chậu để đảm bảo cho cây phát triển tốt. Thích hợp nhất cho việc thay chậu là vào đầu mùa mưa. Và sau khi thay chậu ta cần phun dung dịch kích rễ N3m hoặc ANA để cây có bộ rễ khỏe đáp ứng đủ yêu cầu cần thiết

Đối với Vanda rừng việc nhân giống là thuần hóa từ những cây đưa từ rừng về và đẻ tự nhiên. Còn đối với Vanda cấy mô chúng ta thường mua cây còn rồi nuôi lớn và sinh trưởng

f, Sâu bệnh.

Các loại bệnh thường gặp nhất đối với dòng lan Vanda là các loại rệp tấn công trên bế mặt lá, bệnh thối lá đọt hoặc bệnh thối nhũn lá. Để phòng trừ các loại bệnh này các bạn cần phải phun thuốc phòng bệnh cho lan giữ cho môi trường thông thoáng lưu thông gió tốt để hạn chế các loại bệnh phát sinh. Khi bị bệnh các bạn cần cắt bỏ phần bị bệnh bôi keo liền sẹo không tưới nước trong khoảng vài ngày để cây ổn định lại

Trên đây là những kiến thức cơ bản khi bạn chơi lan Vanda cần biết . Chúc các bạn chăm sóc thành công loại lan này

Tìm Hiểu Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lan Vanda

Không chỉ có hình dáng đẹp và hoa có nhiều màu sắc khác nhau. Phong Lan Vanda là loài hoa lý tưởng để trang trí cho ngôi nhà bạn. Phong Lan Vanda là một loại Phong Lan có nhiều màu sắc sặc sỡ, xuất xứ từ vùng Châu Á Thái Bình Dương. Lan Vanda được chia thành 3 loại: loại lá dẹp (strap-shaped leaves), loại lá tròn (cylindrical or terete leaves), và loại lá nửa tròn nửa dẹp (semi – terete leaves).

Ở Việt Nam có 5 loài Phong Lan Vanda rừng được biết là: Vanda concolor, vanda liouvillei, Vanda lilacina, Vanda denisonaliana và Vanda pumila, tuy nhiên chỉ có một loài cho hoa đẹp bền là loài Vanda denisonaliana. Cả 3 loài sau đều là Phong Lan vùng mát có nhiều ở Lâm Đồng. Phong Lan Vanda có sự biến đồi rất lớn về tính chất thực vật và sự xuất hiện của hoa, nhưng hầu hết chúng đều là những cây lan có giá trị vì có chồi loa dài mang nhiều hoa to. Phong Lan Vanda rất đẹp, hình dáng vừa tròn lại vừa dày nên được rất nhiều người ưa thích trồng. Hoa Lan Vanda thường tươi lâu từ 4 đến 8 tuần, tuỳ theo khí hậu và giống. Có vài loại Lan Vanda tỏa mùi thơm như Vanda amesiana, V. denisonianum, V.cristata và V. dearei. Có loại có vân như Vanda coerulea hoặc đốm như V. tricolor hay V. sanderiana. Lan Vanda có thể ra hoa 2 hoặc 3 lần trong một năm nếu được chăm bón đủ điều kiện.

Trồng Lan Vanda không khó, nếu ta trồng đúng cách và tạo đủ điều kiện thích hợp cho cây phát triển thì cây sẽ sống lâu và ra hoa thường xuyên.

1. Yêu cầu về độ ẩm để trồng Phong Lan Vanda

Cây Phong Lan Vanda thích ở độ ẩm ban ngày vào khoảng 60% đến 70%, và ban đêm là khoảng 90% đến 95% thì cây sẽ phát triển nhanh. Nếu thiếu độ ẩm cây sẽ mau khô ở rễ và dẫn đến héo lá. Cây sẽ khó ra hoa nếu thiếu độ ẩm hoặc thiếu nước.

2. Yêu cầu về nước tưới để trồng Phong Lan Vanda

Cây Phong Lan Vanda rất thích nước. Vào mùa hè thì cây phát triển rất nhanh nên cần nhiều nước. Ta có thể tưới nước mỗi ngày và 2 lần một ngày mà không sợ bị thối rễ nếu cây được trồng trong rổ không có nguyên liệu. Vào mùa đông bớt tưới nước lại, chỉ cần 2 lần trong 1 tuần là đủ. Khi thấy lá nhăn và mềm tức là cây đang bị thiếu nước trầm trọng, chúng ta cần tưới nhiều hơn. Thiếu nước cũng là nguyên nhân khiến Phong Lan Vanda khó có thể ra hoa.

3. Yêu cầu về bón phân để trồng Phong Lan Vanda

Vào mùa Đông bớt bón phân hoặc chỉ cần tưới nước là đủ. Vào mùa Xuân thì ta nên bón phân nhiều hơn để kích thích cây phát triển và ra hoa. Khi ra hoa thì tiếp tục bón phân vì Phong Lan Vanda tiêu thụ rất nhiều phân bón để nuôi lá và hoa. Cây Phong Lan Vanda giống như Phong Lan Hoàng Hậu (Cattleya) và Phong Lan Đất (Cymbidium) rất thích phân có nhiều chất nitro vì chịu nhiều ánh sáng.

Thông thường thì ta có thể dùng 1/2 muỗng café phân bón (20-20-20) hoà tan vào 1 gallon nước để tưới cây. Loại phân này có thể dùng được quanh năm. Khi nào thấy rễ bị cháy tức là quá nhiều phân bón nên dừng lại một thời gian và chỉ tưới nước thôi là đủ. Chúng ta sẽ tưới phân lại khoảng 2 tuần sau đó.

4. Yêu cầu về ánh sáng để trồng Phong Lan Vanda

Cây Phong Lan Vanda thích nhiều ánh sáng hơn loại cây Phong Lan Hoàng Hậu nhưng không sống trực tiếp dưới ánh sáng như ở Nam California, vì sẽ dễ bị cháy lá. Khi thấy lá cây đổi màu vàng tức là nhiều ánh sáng quá. Nếu lá cây xanh đậm tức là thiếu ánh sáng, có thể sẽ không ra hoa được. Chúng ta có thể trồng Phong Lan Vanda ngoài sân và sử dụng lưới 50%-55% để lọc bớt ánh sáng. Loại lá tròn thì cần nhiều ánh sáng hơn loại lá dẹp.

5. Yêu cầu về Nhiệt độ để trồng Phong Lan Vanda

Cây Phong Lan Vanda thích ở nhiệt độ ban đêm từ 50-60°F, ban ngày từ 70-90°F. Ở nhiệt độ cao chúng ta có thể tưới cây thường xuyên hơn như 2 hoặc 3 lần trong 1 ngày. Ở nhiệt độ thấp thì phải cẩn thận khi tưới nước, vì nếu tưới nước nhiều mà lạnh thì cây dễ bị nấm và rụng lá ở dưới gốc đi lên, như hình cây dừa.

6. Thay chậu cho Phong Lan Vanda

Cây Phong Lan Vanda có thể trồng trong chậu có than và đá, hoặc trồng trong rổ không có vật liệu trồng cây thì không cần phải thay chậu thường xuyên, khoảng 4 đến 5 năm mới cần thay. Còn nếu trồng trong chậu có vỏ dừa hoặc vỏ cây thì nên thay chậu mới 2 năm/lần. Chúng ta có thể dùng vỏ dừa hoặc vỏ cây ngâm với thuốc sát trùng và phân bón từ 2 đến 5 ngày để rửa sạch chất muối ở trong vỏ dừa trước khi trồng. Chúng ta dùng ½ muỗng café thuốc Physan 20 (thuốc sát trùng), 1 muỗng canh vitamin B1 (thuốc kích thích rễ), 1 muỗng canh café phân bón (20-20-20) vào 1 gallon nước để ngâm vật dụng trồng.

Sau khi trồng thì 1 đến 2 tuần sau hãy tưới nước trở lại, tuỳ theo khí hậu thời tiết vì phải để cho rễ cây khô và phục hồi trở lại. Chuyển động và thoáng khí: Cây Vanda thuộc loại Phong Lan vì vậy rất cần thoáng khí và sự rung chuyển để cho cây được tươi tốt hơn.

7. Sâu bệnh hại Phong Lan Vanda

Phong Lan Vanda thường bị loài rệp dính màu vàng tán công, chúng thường nằm trên bề mặt lá. loại này cũng thường hút nhựa các lá của giống Dendrobiunl, cách trừ cũng là các loại thuốc sát trùng, serpa phun sương lên lá. Bệnh thối đọt tỏ ra nguy hiểm cho các loài thuộc giống Vanda, khi có hiện tượng này xảy ra, bạn phả cẩn thận dùng kéo cắt bỏ đọt lan, sau đó bôi vôi hoặc Vađơlin + tan vào vết cắt, phần ngọn được khử trùng trước khi sử dụng để cắt cây lan khác. Nếu không bệnh sẽ lan truyền trong toàn bộ vườn lan. Tốt nhất nên ngừa bệnh thường xuyên bằng cách phun các loại thuốc ngừa nấm Topsil, Zineb, Benomyl nồng độ 1/400, nửa tháng 1 lần.

Đây chỉ là những phương cách căn bản để trồng cây Phong Lan Vanda sao cho thích hợp cho việc sinh tồn và ra hoa. Hy vọng rằng các bạn sẽ thành công trong việc trồng loại phong lan này. Để hoàn hảo hơn, chúng ta còn phải học hỏi tuỳ theo thời tiết, khí hậu, nơi trồng và nguồn nước tưới ở mỗi nơi đều khác nhau. Chúng ta cần phải thay đổi sao cho thích hợp khi cây có những dấu hiệu tốt hoặc xấu, và từ đó chúng ta rút ra được kinh nghiệm và cách trồng thích hợp nhất cho chính mình. Đó chính là cách trồng hoa Phong Lan tốt nhất.