Top 8 # Xem Nhiều Nhất Trồng Và Chăm Sóc Lan Trầm Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Hoa Lan Trầm – Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lan Trầm

THÔNG TIN CHI TIẾT

Hoa lan trầm là loại lan mang vẻ đẹp đặc biệt, bởi được lai tạo bởi 2 loại lan Giả Hạc và lan Hoàng Thảo tím, có tên khoa học là Dendrobium Nestor. Hoa lan trầm nhìn chung có nhiều nét tương đồng với hoa lan giả hạc, nhưng có đặc điểm thân ngắn và có màu tím hơn so với giả hạc.

Đặc điểm của hoa lan trầm

Lan trầm có thân dạng thòng xuống đất, có đường kính trung bình khoảng 1cm, thân thường có màu xanh cốm và sọc trắng mờ bao xung quanh. Lá có màu xanh đậm, thường nhọn dần về phía đầu lá, mỗi lá có nhiều sọc trắng mờ dọc theo bề mặt lá, lá lan trầm có kích thước từ 7 – 10cm. Rễ lan trầm thuộc loại rễ chùm, đầu rễ thường có màu xanh tím, hoặc xanh trắng, thân rễ thường có màu ngà trắng. Cần hoa lan trầm ngắn và thường mọc ở ngay đầu mắt thân, có chiều dài khoảng 4cm tùy thuộc và kích thước của cây. Mỗi cần hoa thường cho ra khoảng 1 – 4 bông, mỗi bông thường có kích thước từ 4 – 5cm. Hoa lan trầm thường có màu trắng tím là phổ biến nhất, tuy nhiên hiện nay với công nghệ hiện đại người ta đã lai tạo thành công nhiều giống hoa lan trầm với màu sắc khác nhau vô cùng phong phú như: trầm Rồng Đỏ, trầm Thái, trầm Đài,… Hoa lan trầm thường nở vào tháng 2 – 4, độ bền của hoa khoảng 10 ngày, nếu trong điều nhiệt độ thích hợp hoa có thể giữ được bền hơn khoảng 15 ngày.

Với vẻ đẹp cuốn hút cũng như hương thơm dịu mát của mình, cũng như thường nở đúng vào dịp tết. Chính vì vậy, loài hoa này rất được mọi người ưa chuộng làm hoa trưng tết, không những tạo nên vẻ đẹp cho ngôi nhà mà còn mang ý nghĩa mong một năm mới luôn bình an đối với gia đình gia chủ. Đồng thời, hoa lan trầm còn hay được sử dụng trong các buổi hội họp quan trọng, cũng như trong các buổi tiệc như: đám cưới, khai trương, kỉ niệm,… Là loài hoa sở hữu vẻ đẹp thần bí, cuốn hút rất được lòng người chơi hoa, vì thế hoa lan trầm mang lại giá trị kinh tế rất cao đối với người trồng vườn. Hoa lan trầm còn được sấy khô để làm túi thơm, hoặc chiết xuất ra các loại mỹ phẩm, sữa tắm, nước hoa,… rất được lòng các chị em phụ nữ.

Chọn giống và xử lý giống

Hoa lan trầm là một trong những giống lan yêu cầu khá khắt khe về quá trình chăm sóc, vì vậy việc lựa chọn cây giống khỏe, chất lượng là điều rất quan trọng cho sự phát triển, sinh trưởng cũng như quá trình chăm sóc cây sau này. Nên chọn những cây giống đã phát triển được 4 – 5 lá, cây phát phát triển khỏe mạnh cả thân và bộ rễ, mầm, thân, rễ mập mạp, lá xanh.  Bên cạnh việc ươm, ghép cây tại nhà, bạn có thể đến những nhà vườn, vườn ươm có uy tín chất lượng để mua cây giống.

Giá thể, vật liệu trồng

Cách chuẩn bị giá thể và vật liệu trồng lan trầm cũng giống với các loại lan khác:

Bạn nên chọn loại chậu có kích thước hợp lý, có thể sử dụng chậu gỗ để cây có thể phát triển tốt hơn.

Như công thức chung bạn trộn đều hỗn hợp vật liệu trồng bao gồm: Vỏ thông cỡ vừa, than củi nhơ, đá nhỏ và perlite.

Cách trồng hoa lan trầm

Trước khi trồng cây vào chậu, bạn nên ngâm cây giống trong chế phẩm sinh trưởng khoảng 30 phút để cây giống có thêm chất dinh dưỡng cũng như sức đề kháng chống lại các mầm bệnh sau này. Đặt nhẹ nhành cây giống vô chậu và dùng hỗn hợp đã trộn sẵn lấp đi phần rễ chính của cây. Dùng bình phun tưới nhẹ quanh giá thể để cây giống hồi phục và làm quen với môi trường sống mới.

Cách chăm sóc hoa lan trầm

Đảm bảo nhiệt độ, ánh sáng

Hoa lan trầm thích hợp ở nơi có ánh sáng vừa phải không quá cao khoảng 70% là phù hợp, nhiệt độ không khí nên dung hòa ở mức từ 18 – 26 độ C, độ ẩm khoảng 90%.

Bón phân

Sau khi cây bắt đầu hồi phục, bén rễ và phát triển những chồi non, cứ định kỳ nửa tháng tiến hành phun trung lượng và vi lượng cho cây 1 lần. Ngoài ra, bận nên sử dụng thêm các loại chuồng hoai mục để bón thêm cho lan, định kỳ 3 tháng/lần.

Tưới nước

Trong thời gian đầu khi vừa trồng cây, cần tiến hành tưới nước đều đặn 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều mát, nên tưới bằng bình phun hoặc tưới nhẹ cho lan, tránh tưới mạnh sẽ làm tổn thương đến cây. Vào cuối tuần hoặc những buổi nắng gắt, bạn có thể sử dụng hệ thống phun sương để tưới nhỏ giọt cho giàn giá thể. Tới tháng thứ 9, nên dừng tưới nước cho cây, để lan trầm rụng hết lá cho tới tháng thứ 11, tiến hành tưới nước đẫm vào gốc choa cây 3 lần/ngày, làm như vậy cây sẽ cho ra hoa sau 10 – 20 ngày sau đó.

Hoa lan trầm thường gặp các bệnh phổ biến như: bọ trĩ, rệp, nhện đỏ, hoặc bị các loại nấm tấn công. Do vậy, để hạn chế các loại sâu bệnh gây hại, cứ 1 tháng bạn tiến hành phun thuốc trừ sâu và nấm cho cây, đặc biệt vào mùa mưa thì cứ 10 ngày phun 1 lần. Đồng thời, phải thường xuyên kiểm tra tình hình sức khỏe của cây để có thể phát hiện kịp thời cũng như có cách phòng trừ hiệu quả cho lan trầm.

Mẹo để hoa lan trầm nở hoa vào đúng dịp tết

Hoa lan trầm nở sớm hay nở muộn thường tùy vào thời tiết, nhiệt độ và độ ẩm của từng vùng. Vì thế, muốn hoa nở đúng vào dịp Tết điều đầu tiên cần chú ý đến chính là thời tiết. Nếu trời lạnh, nhiệt độ thấp thì vào tháng 11 âm lịch bạn có thể sử dụng cách thắp đèn và tưới bằng nước ấm, để làm tăng nhiệt độ cho lan ra hoa. Nếu thời tiết nóng gắt, ban ngày bạn nên sử dụng giàn che để giảm nhiệt độ cho cây, tới chiều tới thì thu mái che lại để cây có sự thông thoáng.

Qua những chia sẻ trên, tin chắc rằng bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về loại hoa lan trầm độc đáo này.

Nguồn bài viết: https://hoadepviet.com/hoa-chau-treo/

Hoa lan trầm – Cách trồng và chăm sóc hoa lan trầm

1

(20%)

1

vote[s]

(20%)vote[s]

Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan Trầm Rừng

Cách trồng và chăm sóc lan trầm rừng

Lan Trầm là một trong những loại hoa phong lan quý. Trầm rừng hoa có màu tím hồng và thơm nhẹ nhàng dễ chịu như hương trầm. Hoa lan Trầm rất bền, sống khỏe, phù hợp với thời tiết của mọi miền. Hôm nay mocnoi.com xin giới thiệu về cách trồng lan trầm tím để những ai đang có nhu cầu trồng và sưu tầm có thêm kinh nghiệm và trồng cho đúng kỹ thuật.

Nhiệt độ và ánh sáng: khi làm vườn trồng lan Trầm bạn nến chú ý đến ánh sáng để cây không được tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp, tiếp xúc nhiều sẽ gây cháy lá và lan chậm lớn . Lưu ý vườn phải thông thoáng và thoát nước tốt. Nhiệt độ sống thích hợp từ 18 đến 25 độ C, độ ẩm từ 70 đến 90% để cây phát triển tốt. Nhiệt độ để lan trầm ra hoa phải từ 13 – 15 độ C và kéo dài liên tục từ 4 – 6 tuần lễ.

Phân bón: bón chung khi chúng ta tưới cho lan, với các hàm lượng phận bón như NPK 30 – 10 – 10 hay 20 – 20 – 20 bón một tuần một lần. Khi cây có dấu hiệu lá úa vàng chuẩn bị rụng ta bón phân theo tỉ lệ 10 – 30 – 20 kích thích lan trầm ra nụ.

Cách chăm sóc lan Trầm: Lan Trầm thường được ghép vào giá thể gỗ và treo cao để khi hoa nở rủ xuống, trông sẽ đẹp hơn. Nếu trên ban công, sân thượng hay khu vườn nhà bạn có những giò hoa Trầm thì cần chú ý những điều sau: Trầm tím ưa sáng, thoáng gió, nhưng cần tránh ánh nắng trực tiếp, nên có lưới che để phòng lá bị cháy. Mùa hè, cần tưới nước thật nhiều, độ ẩm từ 70-90% là tốt nhất. Mùa thu, khoảng từ tháng 10 trở đi, lá cây bắt đầu úa vàng. Lúc này, cần tưới ít đi, sau đó bón phân và phun thuốc để kích thích cho cây ra nụ. Đến tháng 12 thì dừng hẳn việc tưới phun, thỉnh thoảng phun nước để cây không bị teo tóp. Cuối mùa đông, đầu mùa xuân, cây bắt đầu nhú nụ, chuẩn bị cho thời kỳ bung nở hoa. Thời gian này, cần chú ý những đợt mua phùn của mùa xuân, tránh cho cây không bị úng nước. Khi thấy hoa nở thì vẫn tưới đều nước. Nhưng khi hoa đã tàn thì ngưng tưới nước cho tới khi thấy cây con mọc ra ở gốc hay các cây (keiki) mọc ở các đốt gần ngọn hay ở phía dưới các đốt đã ra hoa. Những cây con, thường mọc ra sớm hơn có thể là từ khi cây ra nụ và có thể ra hoa vào mùa tới, còn các cây keiki phải đến mùa hoa sang năm. Hãy đợi khi cây keiki mọc rễ dài chừng 3-4 phân mới tách ra khỏi cây mẹ và trồng vào các chậu nhỏ dưới 10 phân.

Chú ý: Tham khảo thêm các bài bên dưới! Thấy hay thì like và chia sẻ ngay nhé.

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Lan Trầm Tím

Trong chi hoàng thảo không thể không kể đến loài mang tên lan trầm tím. Lan trầm tím là một loài hoa đẹp và thơm. Hiện nay trầm tím được lai tạo nhiều giống mới với màu sắc và kết cấu bông có sự pha trộn của nhiều loài khác nhau.

1. Kỹ thuật trồng lan trầm tím từ rừng về

Điều lưu ý đầu tiên khi lấy cây từ rừng về trồng là vấn đề về mùa sinh trưởng. Chỉ ghép lan trầm tím khi cây đang trong mùa nghỉ hoặc đầu mùa phát triển ( khi cây đã nhú mầm non ở gốc nhưng mầm non chưa ra rễ mới ) . Nếu ghép lan trầm tím khi cây đang trong mùa phát triển thì cây sẽ bị trột, kém phát triển từ đó gây ảnh hưởng đến cây vào năm sau.

Cây mới từ rừng về cần cắt tỉa rễ, cắt ngắn còn 1cm, thời gian này cây đang trong mùa nghỉ nên bộ rễ không còn nhiều tác dụng, cắt ngắn rễ còn kích thích cho cây non sau này đâm rễ mạnh. Lan trầm tím sau khi cắt tỉa rễ ta treo ngược cây 1 ngày sau thì đem cây ra ngâm phần gốc vào dung dịch gồm 1ml(b1)+ 1ml (atonik) + 1l nước., Ngâm lan trầm trong vòng 10p rồi vớt cây ra ghép vào giá thể. Khi ghép tránh để dây buộc đè vào các mắt ngủ tại căn hành ( sát gốc cây) làm tổn hại đến mầm non sau này.

Tưới ẩm cho cây mỗi ngày từ 1-2 lần tùy vào giá thể trồng vào tiều khí hậu nơi trồng. 6 ngày tưới một lần gồm B1 và atonik với liều lượng 0.5ml B1 + 0.5ml atonik+ 1 lít nước để kích mầm cho lan trầm tím. Định kỳ 2 tuần tưới một lần thuốc trừ nấm cho cây.

Khi lan trầm tím mọc chồi non ở gốc và chồi non ra rễ mới được 2 cm thì ta tiến hành bón phân cho cây. Thời gian này ta chọn các loại phân có hàm lượng đạm cao để kích thích cây phát triển thân lá. Thời điểm đầu mùa phát triển này cũng là mùa ươm ki ( chồi non mọc từ thân cây già) nếu muốn ươm ki lan trầm tím thì ta nên cắt thân già cách gốc một đoạn 15-20cm để tránh làm ảnh hưởng đến chồi non ở gốc.

Mùa sinh trưởng của lan trầm tím cũng là mùa mưa ở ngoài Bắc và miền Nam nên cần theo dõi thời tiết thường xuyên để phun thuốc trừ nấm bệnh cho cây vào trước những đợt có mưa kéo dài. Thời gian có mưa kéo dài này cũng giảm tần xuất bón phân cho cây và bón phân có hàm lượng kali cao hơn để giúp lan trầm tím khỏe mạnh tránh bị các bệnh về nấm khi vào những ngày mưa kéo dài.

Ta cần chủ động mua lan trầm tím rừng vào thời điểm cuối năm hoặc đầu năm để đảm bảo quá trình xử lý cây, ghép cây và chăm sóc cây đươc thuận lợi nhất. Cây trầm tím là cây cùng họ với đùi ga nên ưa nắng, cây cần tránh nước quá nhiều vào những ngày mưa, có nhu cầu phân bón cao vào thời kỳ phát triển, khi mùa ngủ thì tưới nước thật ít chủ yếu chỉ để làm ẩm giá thể, ngừng hẳn tưới phâ, khi nào qua giai đoạn nghỉ cây bắt đầu cho nụ và nảy mầm cần để cây nơi nhiều nắng để tăng vẻ đẹp và sức khỏe cho hoa và cây.

2. Kỹ thuật trồng lan trầm tím hàng công nghiệp

Về cơ bản kỹ thuật trồng lan trầm tím hàng công nghiệp không khác so với hàng rừng là mấy nhưng có một vài điều cần lưu ý khi trồng lan trầm tím hàng công nghiệp để cây thích nghi với điều kiện vườn nhà như sau:

Vấn đề về nước mưa: Khi mua lan trầm tím từ những nhà vườn trồng công nghiệp ta cần để ý xem họ có nilon che mưa hay không và khi về vườn nhà mình thì có nilon che mưa hay không. Nếu họ có mà vườn nhà mình không có thì trong thời gian đầu đặc biệt phải chú ý phun trừ nầm cho cây khi có đợt mưa kéo dài rồi từ từ ta phun loãng ra để cây thích nghi dần với nước mưa.

Vấn đề về giá thể: Lan trầm tím giống trồng công nghiệp thường có giá thể là rêu khi về vườn nhà cần xem xét xem giá thể ở vườn nhà mình chủ yếu là gì và tưới theo phương pháp tưới thủ công bằng tay hay hệ thống tưới tự động để từ đó có những biện pháp như thay giá thể hoặc điều tiết chế độ nước sao cho phù hợp với chế độ nước của cây lan trầm tím.

Vấn đề phân thuốc: Khi trồng lan trầm tím theo phương thức trồng công nghiệp phải phun phân và thuốc trừ nấm, bệnh cho cây là điều đương nhiên. Nhưng khi về vườn nhà mình cây có được ăn phân thuốc đều hay không. Điều này cần lưu ý, nếu cây đang trong mùa phát triển thì ta cần tiếp tục chăm sóc cây với chế độ phân thuốc đều đều để cây phát triển tốt, còn với cây khi mua đang trong mùa nghỉ thì vấn đề duy trì này không quan trọng lắm. vì cây mẹ đã tích đủ dinh dưỡng chỉ chờ mầm năm sau mọc ra ta chăm sóc sao thì chồi trầm tím non nó lên vậy.

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Lan Trầm – Dân Chơi Lan

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC LAN TRẦM

LÀM TRẦM NỞ HOA ĐÚNG TẾT – Bài 40

Các nhà khoa học và nhà nghiên cứu mỗi ông đặt cho em nó một tên, in thành sách. Trong khi đó người chơi lan và buôn bán lan lại gọi một kiểu khác. Các bài viết trên mạng thì tên một đằng và dẫn chứng hình một nẻo. Bài viết này sẽ giúp các bạn có một cái nhìn toàn diện nhất về cách nhận dạng và tên khoa học cũng như tên Việt.

1. Cây lan mà hiện nay các bạn vẫn thấy người bán nói là hàng rừng Việt Nam, hàng bóc rừng Lào, hàng Myanmar với hàng chục ký thậm chí hàng trăm ký… Khi quan sát ta thấy giả hành mập mạp (cỡ ngón tay út đến ngón tay cái), gốc giả hành rất to mập và chắc chăn, gốc thường là to ngang bằng so với khúc giữa. Trên giả hành có 1 lớp vỏ lụa màu trắng bao phủ. Hoa tím từ nhạt tới đậm tùy vùng miền, hoa thường là nhỏ xinh 2-4cm, cánh bóng sáp, mùi thơm nhẹ nhàng thoang thoảng, lưỡi có nhiều lông tơ. Giả hành dài từ 20-50cm, khoảng cách giữa các đốt khá ngắn….

Cây này nhà buôn và người chơi thì gọi là Trầm Rừng, Giáo Sư Phạm Hoàng Hộ đặt tên là Hoàng Thảo Song Hồng, tác giả Trần Hợp đặt tên là Hoàng Thảo Tím Hồng. Một số sách còn gọi là giả hạc thân ngắn, giả hạc lùn…

Tên khoa học: Dendrobium parishii

Tôi dám tin chắc rằng đa số chúng ta gọi em ấy là Trầm Tím hoặc Trầm Rừng, nhưng không có sách nào gọi như thế cả. Theo tôi, chúng ta cứ gọi là Trầm Rừng đi. Sau này chúng ta sẽ kiến nghị trong 1 hội thảo khoa học nào đó và thống nhất lại một cái tên này. Tôi thấy tên Song Hồng và tên Tím Hồng không mấy ai dùng.

2. Nếu bạn đem lai giống giữa một cây Trầm Rừng (Dendrobium parishii) với một cây Giả Hạc (ngoài bắc gọi là Phi Điệp Tím – Dendrobium anosmum) thì sẽ tạo ra cây TRẦM TÍM

Tên khoa học: Dendrobium nestor

Do mặt hoa của bố và mẹ đều rất đa dạng (hàng trăm mặt hoa) nên khi lai tạo sẽ tạo ra rất nhiều tổ hợp độc đáo. Nhưng nhìn chung thì cây Trầm Tím (Dendrobium nestor) này giả hành mập hơn giả hạc và gầy (ốm) hơn trầm rừng. Giả hành có xu hướng đứng chứ không ngả và thòng như giả hạc, kích thước bông lớn hơn trầm rừng và nhìn chung thì nhỏ hơn bông giả hạc (tùy vùng miền). Giả hành dài 60-100cm (giả hạc thì trung bình 80-150cm).

3. Hiện nay người ta lai tạo giữa các giống trầm với nhau để tạo ra các giống trầm mới, hoặc lai các giống trầm với các giống giả hạc để tạo thêm rất nhiều giống khác, ví dụ thị trường hiện nay có Trầm Hawaii, Trầm Rồng Đỏ, Siêu Trầm, Trầm Hồng Long, Trầm Thái, Trầm Đài…. Bên cạnh đó còn có các gống trầm đột biến….

NHƯNG dù có là em nào đi chăng nữa thì kỹ thuật trồng và chăm sóc cũng vẫn như sau:

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

1. THỜI ĐIỂM GHÉP

Thời điểm ghép tốt nhất, ít hại cây nhất chính là thời điểm em nó đang ngủ. Nghĩa là từ khi trụi hết lá cho tới khi mầm ở gốc chuẩn bị nảy lên.

Thường thì từ tháng 11 âm lịch cho tới tháng 2,3 âm lịch năm sau đều là thời điểm tốt để ghép. Tuy nhiên khi bộ rễ của mầm đã và đang hoàn thiện, bạn ghép vẫn được nhưng cây nhất định sẽ bị chột (đứng khựng lại).

2. GIÁ THỂ

Đối với Trầm, tôi đã thực tế thử nghiệm qua rất rất nhiều loại giá thể và tôi thấy như thế này:

– Lũa: Bạn sẽ có 1 tác phẩm nghệ thuật Trầm Mini trên Lũa, lan phát triển tốt nhưng chậm chạp và khó lòng mập và dài được (trừ khi phân và tiểu khí hậu thật tốt). Đặc biệt bộ rễ rất khỏe và nhiều.

– Gỗ vú sữa, dẻ, vải, nhãn: Cây sinh trưởng và phát triển không khác trên lũa là mấy.

– Chậu: Nếu chất trồng là than thì khá kém, nhưng chất trồng là vỏ thông vụn thì cây lên tốt hơn lũa, mập mạp và khá dài.

Bạn nên trồng chậu kích thước vừa phải, đừng quá to vì rễ nó thích được bó. Rễ nào phi ra ngoài, bạn nên cắt hoặc vắt vào trong chậu.

Sau 7 tháng chăm bón với chế độ tưới và phân bón đầy đủ như nhau. Giả hành trên gỗ dài 40cm, to cỡ ngón tay đeo nhẫn; giả hành trên chậu dài 70cm, nặng gần nửa ký và to hơn ngón tay cái. Giá cả chênh nhau 2 lần các bạn ạ!

Và cuối cùng tôi thấy rằng ghép lên khúc dớn khoanh hoặc dớn bảng là dễ chăm bón nhất và cây phát triển ổn định nhất! Và cũng rất dễ đóng hàng đi xa.

Sau bài Long Tu và Hoàng Thảo Vôi, lại có hơn hai chục bạn hỏi tôi có bán dớn không, mỗi lần như vậy lại phải copy đường link của công ty sản xuất dớn và vỏ thông dán vào tin nhắn, thật mất công quá. Vì vậy bạn nào muốn mua dớn bảng, dớn cục, dớn khoanh, dớn vụn, dớn nguyên cả cây hoặc vỏ thông các kích cỡ… thì làm ơn liên hệ anh Thái Dũng 0932617079 nick facebook Vỏ Cây Thông. Mối uy tín tôi mới dám chia sẻ, chia sẻ mối không uy tín chẳng khác nào lấy đá đập chân mình.

Sở dĩ tôi giới thiệu chỗ anh ấy với các bạn vì nguồn dớn mỗi tháng hơn 10.000 bảng và mấy chục ngàn bịch vỏ thông anh ấy có thể đảm bảo được. Các bạn cũng biết mỗi bài tôi viết cũng từ 500-2000 lượt chia sẻ nên nếu giới thiệu các bạn mối nhỏ một hai ngàn bảng lo không xong thì lại mang tiếng thêm ra.

Cách xử lý giá thể tôi đã trình bày rất kỹ trong bài 37 – Dớn, bài 38 – Lũa, bài 12 – Giá thể tốt nhất cho lan. Mời các bạn kéo lại trên facebook cá nhân tôi coi lại hoặc vào đường link https://hungnguyendalat.com/bai-viet-ve-hoa-lan-nguyen-ngoc-ha/ để đọc toàn bộ các bài viết của tôi (facebook không hiển thị hết các bài viết của tôi và nếu máy điện thoại yếu, bạn không thể load được).

3. XỬ LÝ GIỐNG

Bước 1: Chia giống Với 1 giề lan gồm nhiều giả hành, nếu để cả giề và ghép vào giá thể luôn thì chỉ có 1-2 mầm non được mọc lên, như vậy rất phí giống.

Bạn nên nhẹ nhàng tách riêng từng giả hành ra, chú ý quan sát để khỏi cắt vào mắt ngủ còn lại dưới gốc. Riêng gả hành 1 và 2 tuổi bạn nên để dính vào nhau, như vậy sẽ đảm bảo nguồn chất dinh dưỡng đầy đủ nhất cho giả hành con sau này. Còn đối với giả hành 3,4,5,6 tuổi thì bạn nên tách từng cọng ra.

Dụng cụ để tách nên thật sắc, mỏng như dao dọc giấy, dao mổ.

Sau khi tách riêng ra rồi, lúc này bạn mới bắt đầu tỉa rễ già đi, nói chung là để lại 2cm rễ để bắn ghim còn lại cắt cụt bỏ hết. Nhớ là tách xong mới cắt rễ! SOI HÌNH NHÉ BẠN!

Bước 2: Ngâm

Pha 1 chậu Physan 20 nồng độ 1ml/1 lít nước hoặc 1 chậu Benkona 2ml/1lít nước sau đó cho toàn bộ lan giống vào ngâm 5-10 phút.

Vớt ra để ráo vài tiếng.

Tiếp tục ngâm B1+Atonik (nồng độ như trên bao bì trong 30 phút) (Atonik dùng vài lần thôi, không nên lạm dụng). Đó là cách ngày trước tôi làm vậy. Bây giờ tôi không dùng B1+Atonik nữa mà hoàn toàn chuyển sang dùng chế phẩm Hùng Nguyễn.

Pha 1ml chế phẩm Hùng Nguyễn (khoảng 20 giọt) với 1 lít nước và ngâm lan vào đó 2 tiếng. Sau đó vớt ra để ráo và ghép liền lên dớn hoặc gỗ, lũa.

Nói chung là ngâm chế phẩm lâu như vậy rất có lợi. Thứ nhất là bổ sung dinh dưỡng cho lan. Thứ nhì là bổ sung nước cho giả hành vì khi khai thác về và trong quá trình mùa khô, giả hành tóp teo lại mất rồi. Bạn đừng sợ ngâm 1-2 tiếng thì sẽ làm nhũn mất lan của bạn. Vì cá nhân tôi có vài lần ngâm 3-4 tiếng mà bỏ ra để ráo trồng vẫn lên đều tăm tắp.

Lưu ý rằng khi mua lan không đúng mùa ghép, thì hiệu quả của chế phẩm hay bất kỳ thuốc kích thích nào có bán ngoài thị trường đều bị giảm hiệu quả đi đáng kể. Bạn nên nhớ rằng một sản phẩm dù tuyệt vời thì cũng cần phải có các điều kiện khác kết hợp vào. Ví dụ bạn dùng chế phẩm khi nhiệt độ dưới 15 độ C thì chắc chắn hiệu quả sẽ rất kém, thậm chí nhiệt độ xuống dưới 10 độ C thì hầu như bạn sẽ không thấy có hiệu quả gì. Dĩ nhiên ý tôi ở đây là dùng mắt thường để nhìn, còn trên thực tế thì dù nhiệt độ giảm xuống nhưng nếu có 1 chút chế phẩm thì cây vẫn khỏe hơn, ít bệnh tật hơn.

Điều kiện tiếp theo đó là tuổi của giả hành, ví dụ cây vừa ngủ bạn không đợi cho nó ngủ được 40-50 ngày mà muốn đánh thức ngay và luôn thì hiệu quả rõ ràng kém. Chơi lan, bạn nên tuân thủ theo đặc tính sinh lý của cây, thuận theo điều đó để có những TRỢ LỰC cho em nó như phân và thuốc…. Tuổi càng cao thì khả năng đẻ càng kém và hiệu quả của chế phẩm càng thấp. Bù lại bạn phải tăng liều lên 1 chút.

Bước 3: Ghép, treo.

Bắn ghim hoặc găm phần rễ vào bảng dớn hoặc bảng gỗ thật chẵc chắn. Bạn nên tách riêng giả hành tơ với giả hành tơ ghép chung 1 bảng, giả hành già 1 bảng. Nói chung là cùng tuổi ghép 1 bảng. Nhớ là mắt ngủ phải hướng ra ngoài và hạn chế dùng càng ít sắt thép được thì càng tốt!

Giả hành dài ghép chung với dài vào 1 giò, ngắn ghép chung ngắn cho có sự đồng đều và khi nở được đều.

Bạn cũng có thể trồng vào chậu với vỏ thông hoặc dớn giống như ở nước ngoài, rất đẹp bạn ạ!

Tôi thấy nếu bạn kiểm soát bệnh tật trên lan kém, giàn với tiểu khí hậu tệ hại và việc tưới lan không được đều đặn, thì bạn nên trồng lan vào chậu với vỏ thông vụn hoặc dớn sợi băm nhỏ.

Trồng trong chậu thì việc bón phân sẽ dễ dàng hơn, khi lan cao lên bạn có thể lấy dây mềm đỡ cọng lan khỏi gập hoặc vặn ngắn bớt 1 sợi móc lại làm nghiêng cái chậu đi là xong.

Trồng lan thân thòng nói chung trên trụ dớn hoặc bảng dớn là nhanh nhất, đơn giản nhất và dễ nhất. Bạn chỉ cần 2-3 cọng dây thép ngắn 8cm uốn thành chữ U và gắn cố định rễ lan, giả hành lên cục dớn là xong.

Sau khi ghép bạn nên treo lên giàn luôn. Cho ăn nắng 60-70% luôn (Nghĩa là 1 lớp lưới xanh đen của Thái). Nếu bạn ở đồng bằng xứ nóng thì gốc lan cách lưới ít nhất 1,5m, nếu vùng cao mát mẻ thì cách lưới ít nhất 1,2m. Tóm lại là càng xa lưới thì càng tốt.

Tôi thấy nếu để lan cách mặt đất 50cm, cách lưới 2,5-3m, bên dưới đào hào đổ nước thì cây lan sẽ phát triển là tốt nhất!

4. PHÂN BÓN

– Cứ 1 tuần phun chế phẩm Hùng Nguyễn 1 lần nồng độ 1ml/1 lít (20 giọt) hoặc B1+Atonik. Lưu ý: Atonik chỉ dùng cho chi lan có giả hành mọng nước là có hiệu quả, còn các chi đơn thân… thì hiệu quả thấp. Bên cạnh đó lạm dụng Atonik sẽ có nhiều tác dụng không tốt về sau.

– 7-10 ngày phun 30-10-10 TE hoặc 20-20-20 TE 1 lần.

– Sau khi mầm non ra rễ dài được 5cm, gắn phân chì (xám, tan chậm) và nửa tháng phun trung lượng và vi lượng 1 lần.

– Khoảng tám tháng tuổi phun 6-30-30 TE 3-4 lần, 10 ngày 1 lần.

– Sau đó tới tháng tuổi thứ 9 cắt nước hoàn toàn, cho em nó rụng trụi hết lá và cứ để như vậy cho tới giữa tháng tuổi thứ 11 bạn hãy tưới thật đẫm vào gốc, ngày 1-3 lần tùy giá thể và chờ hoa, sau 10-20 ngày xuất hiện nụ hoa, nếu nụ to thì để ở nơi mát và giảm tưới nước, còn nụ nhỏ tăng ánh sáng và nước tưới (đấy là trường hợp căn nở tết, còn nếu không thì cứ tưới và cho ăn nắng bình thường).

Bạn có thể dùng phân chuồng như trâu, bò, dê, gà, heo…. Cách xử lý và cách dùng tôi đã trình bày trong bài 6 – PHÂN CHO LAN. Mời bạn đọc lại, vì nếu bón phân sai cách, hậu quả rất lớn. Bên cạnh đó ủ phân sai cách, hậu quả còn lớn hơn.

5. CĂN HOA NỞ TẾT.

Thường thì Lan Trầm nở muộn tết 1-2-3 tháng tùy vùng miền, nhiệt độ và độ ẩm… Vùng nào mà mùa đông lạnh, đầu xuân vẫn lạnh thì phải giữa mùa xuân hoặc cuối xuân lan mới đua nở.

Vấn đề nở muộn tết không phải do nhiệt độ lạnh quá, mà nguyên nhân là do năm ngoái em nó đẻ muộn thôi. Nếu 1 giả hành đẻ tháng 2 thì tháng 2 sang năm nở hoa là đúng rồi. Nếu bạn muốn có hoa tết sang năm thì bạn phải chuẩn bị trước đó gần 2 năm.

Nếu mùa đông quá lạnh và tối, lan không thể nảy mầm được, thì bạn có thể khắc phục bằng cách thắp đèn vào giữa tháng 11 âm lịch, tưới nước ấm 25-28 độ C, nên tưới giữa trưa khi mà thời điểm nhiệt độ cao nhất. Làm sao cho đầu tháng 1 âm lịch mầm bật dậy là khả năng sang năm bạn có hoa chơi tết. Phun chế phẩm HÙNG NGUYỄN 5 ngày 1 lần vào gốc để kích thích.

Nếu tới tận tháng 4 mầm mới mọc ra, thì bạn không nên hy vọng gì em nó sẽ nở đúng tết. Kỹ thuật tăng nhiệt, tăng ánh sáng, tưới nước ấm này áp dụng cho hầu hết các loại lan. Thậm chí bạn muốn biến giả hạc hè thành giả hạc xuân cũng được. Vấn đề là bạn cần phải có thời gian 2 năm trở lên, sự kiên trì, sự đều đặn và giàn phải chuẩn, che chắn gió lùa vào mùa đông lạnh, độ ẩm mùa thu và đông phải thật cao với hệ thống hào nước chằng chịt.

Trong miền nam thì đơn giản hơn nhiều, vì nhiệt độ khá ổn định, duy chỉ có độ ẩm là khác. Cuối mùa khô là thời điểm lan ngủ sâu nhất, vì độ ẩm không khí rất thấp, một vài tháng không một giọt mưa là bình thường. Vì thế cứ giữa trưa nắng tháng 11 âm bạn tưới gốc thật đẫm vào, mầm gốc bung lên trước tết thì chắc rằng sang măm bạn sẽ có trầm chơi tết.

Nếu tưới bằng nước lạnh như nhiệt độ không khí hoặc tưới tối hoặc sáng sớm thì sự sốc nước sẽ kém hơn.

5. THUỐC PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH

– Cứ 20 ngày phun Movento và Pesieu 1 lần để phòng nhện đỏ, rầy, rệp, bọ trĩ…

– Cứ 15 – 30 ngày 1 lần pha chung thuốc trừ nấm và vi khuẩn phun phòng 1 lần. Nếu trời mưa nhiều thì 7 ngày 1 lần.

Thuốc nấm gồm: RidomilGold, Antracol, Aliette, TopsinM… Thuốc vi khuẩn gồm: Kasumin, Poner, Starner, Physan…

Cứ 1 nấm 1 khuẩn pha chung là được. Còn khi lan bị bệnh rồi mới trị, thì đề nghị các bạn đọc lại bài 27, 28, 29.

Nếu mua thuốc theo tên mà không được, bạn hãy đọc bài 28 để ghi tên hoạt chất trong thuốc đó ra và đi mua thuốc dựa trên hoạt chất.

Cá nhân tôi bây giờ phòng bệnh cho lan bằng Nano Bạc, Nano Đồng, Agrifos 400. Cứ 15-20 ngày tôi phun 1 lần. Ví dụ tuần 1 dùng nano Bạc, tuần 2 dùng nano đồng, tuần 3 dùng Agrifos 400. Nhiệt độ trong ngày trên 33 độ thì không phun. Quá trình cứ lặp lại như vậy là quá đủ!

LƯU Ý:

Hiện tại đang là thời điểm vào vụ ghép Trầm, nếu bạn thích tự ghép, thì trước hết hãy mua giá thể, phân và thuốc rồi hãy mua lan. Với kinh nghiệm trồng hàng vạn giò lan thân thòng các loại như tôi, tôi khuyên bạn nên mua hàng ký mà được chọn lựa, đừng mua hàng xô hoặc hàng xổ và không nên ham rẻ mua hàng thanh lý.

Nhiều tiền nhưng không đắt, vì giá cả và giá trị đi cùng nhau. Còn không thì nên mua hàng thành phẩm, sẽ đảm bảo hơn rất nhiều.

Tất cả các kỹ thuật bên trên là tôi đã làm và đang làm, rất thành công. Tôi chia sẻ kinh nghiệm của tôi, các bạn học theo nhưng cần phải gia giảm tùy điều kiện vườn, vùng miền nơi bạn sống và giá thể bạn sử dụng…

Mong rằng bạn sẽ không ngần ngại CHIA SẺ bài này trên trang cá nhân của bạn để lan tỏa kiến thức tới cộng đồng, đó cũng là 1 cách nâng tầm giới chơi lan của nước ta và cũng đồng thời giúp ngành nông nghiệp Việt Nam từ từ đi lên sánh ngang với Đài Loan và Thái Lan.

Nguyễn Ngọc Hà – Liên Nghĩa, Đức Trọng, Lâm Đồng.