Top 4 # Xem Nhiều Nhất Trồng Và Chăm Sóc Lan Thủy Tiên Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Lan Thủy Tiên – Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan Thủy Tiên

Lan thủy tiên là một loại hoa có vẻ đẹp mĩ miều và rực rỡ. Mỗi khi chúng nở sẽ ra hoa đồng loạt tạo nên cả chùm hoa đẹp cùng hương thơm dịu nhẹ vô cùng ấn tượng.

Lan thủy tiên là một giống lan đẹp được trồng phổ biến ở nhiều địa phương từ Nam ra Bắc. Miền Trung gọi loại lan này là Kiều, Miền Nam chúng được gọi là lan Thủy Tiên. Cây tuy ưa khí hậu mát mẻ nhưng vẫn có khả năng chịu hạn khá tốt nên sống được ở nhiều vùng miền của nước ta.

Theo thống kê thì hiện nay có đến hơn mười loại lan Thủy Tiên. Mỗi loại lại có một vẻ đẹp khác nhau từ sắc hoa, hình dáng tán cây và khả năng sinh trưởng ở các môi trưởng khác nhau. Cũng chính thế mà tuy có cây sẽ nở vào mùa chính là mùa thu nhưng lại có cây sẽ nở sớm hơn đến 2 tuần liền. Điều kiện trồng và cách chăm sóc sẽ ảnh hưởng khá lớn đến khả năng phát triển và nở hoa của cây.

Một số loại lan thủy tiên điển hình mà bạn có thể chọn lựa trồng cho gia đình mình

1: Dendrobium brymerianum (Hoàng thảo Hoàng Long Vỹ/ Kiều râu/ tua môi)

Loại lan thủy tiên này có thân hình thấp gốc nhỏ và thân phình to ra ở đoạn sát gốc và thuôn tròn dần lên đến đầu ngọn. Có cùng đặc điểm với các loại thủy tien đó chính là phần lá của chúng thường tập trung ở phần đỉnh và hoa mọc thành từng chùm dài rủ xuống khá đẹp.

Hoa của loại lan thủy tiên này có màu vàng óng với mỗi một bông có từ 1 đến 5 chiếc lá nở vào mùa xuân và mùa thu. Mỗi khi nở cả chùm hoa sẽ tỏa ra một hương thơm quyến rũ và đặc biệt hoa rất bền và lâu tàn.

Cách trồng: Bạn nên trồng bằng mắt ghép. Ghép cây vào chậu rồi treo ở nơi thoáng mát khi cây ra rễ mới cho lan tiếp xúc với ánh nắng. Đây là loại lan cần khá nhiều nước nên khi trồng bạn cần chú ý tưới nước cho cây.

2: Dendrobium amabile ( Hoàng thảo Thủy tiên hường (Tím Huế)

Đây là loại lan thủy tiên có hành giả lớn nhất. Cây với thân tròn mập màu nâu hoặc xanh đen chiều dài trung bình khoảng từ 50-100cm. Lá loại lan này cũng thường mọc so le từ giữa thân cho tới đầu ngọn. Hoa của chúng thường mọc ra từ phần gốc lá và thành từng chùm dài buông thong xuống khá đẹp mắt. Hoa có kích thước mỗi bông từ 2-4cm và khi nở sẽ nở đồng loạt trông khá đẹp.

Cách trồng: Lan Hoàng thải Thủy Tiên thường được trồng bằng cách ghép dớn. Khi ghép với chậu hoặc giá thể gỗ bạn tiến hành treo ở nơi thoáng mát và phun nước định kì. Tới khi nào ra rễ mới đem ra tiếp xúc với nắng.

3: Dendrobium chrysotoxum (Hoàng thảo Hoàng Lạp, Sơn thủy tiên “Nếu là loại lá dày”)

Một loại lan Thủy tiên có khoảng phân bố ở độ cao lên đến tren 100m trong tự nhiên. Chúng có đặc điểm với những giả hành lớn hình đùi bắp hẹp ở phần đáy và mập ở phần giữa khá độc đáo. Mỗi hành giả thường có từ 6-7 lá ở phần đỉnh và có chiều dài từ 10-15cm. Hoa của chúng có một màu vàng óng ả mọc thành từng chùm một. Hoa có kích thước mỗi bông khoảng 4cm và phần trung tâm có môi màu cam với 4-5 cánh màu vàng óng như sáp. Loại lan này được nhiều nước ưa chuộng trồng và đã đạt giải FCC của AOS (America Orchids Society).

4: Dendrobium densiflorum – Dendrobium griffithianum (Hoàng thảo Thủy Tiên mỡ gà)

Đây là loại lan thủy tiên cũng được phân bố ở cao độ khá cao. Cây khá giống với loại lan Den. farmeri với giả hành có 4 cạnh tuy nhiên loại này có dáng tròn và màu đậm hơn. Loại lan này cũng cho hoa mọc thành từng chùm dài nhưng hoa có môi đậm hơn và hình phễu chứ không tỏa tròn như lan Den. Farmer.

Lá cây có dạng bản to và rộng và mỏng hơn một số loại lan thủy tiên khác. Hoa thường nở vào mùa xuân và mỗi khi nở sẽ gây ấn tượng với một màu vàng óng ả rực rỡ.

5: Dendrobium fameri (Hoàng thảo Thủy Tiên Vuông)

Khác với màu vàng của loại lan thủy tiên trên. Loại lan này có một màu trắng tinh khôi và dịu dàng. Cây có kích thước trung bình với phần thân phình to ở giữa hình vuông. Mỗi cành có từ 3-5 lá khác nhau và lá khá bền chắc. Cây thường có xu hướng mọc thẳng đứng lên trên.

Cũng như những loại lan Thủy Tiên khác loại lan này có hoa mọc thành từng chùm khác nhau với những cánh hoa màu trắng tinh khôi điểm vàng ở giữ môi.

Den farmeri thuộc loại dễ trồng: Ưa ẩm, cần nhiều ánh sáng. Khi trồng nên chọn giá thể giữ ẩm tốt như xơ dừa, dớn cọng… trồng trong chậu hoặc ghép gỗ, bảng dớn hay chậu dớn đều được, chú ý giữ ẩm thường xuyên vì loại này không có mùa nghỉ.

6: Dendrobium harveyanum (Hoàng thảo Thủy Tiên râu/ tua cánh)

Đây là một loại lan thủy tiên độc đáo và lạ mắt nhất. Cây nổi bật với những chùm hoa màu vàng óng ả có thêm nhiều tua ren phía đầu mỗi cánh hoa. Loại lan này được ví như những thiếu nữ đỏng đánh và quả thật loại lan này khó trồng hơn những người anh em thủy tiên của chúng.

Cây có chiều cao trung bình khoảng 30cm với thân màu tròn xanh có nhiều rãnh khía dọc phần thân . Lá cây khá nhỏ và mỏng. Cây có hoa thường nở vào mùa xuân mỗi khi nở sẽ cho hương thơm khá giống mùi mật. Cách trồng và chăm sóc: Cây được trồng nơi có nhiều nắng sáng hay chiều Ưa ẩm, giá thể cần xốp thoáng như xơ dừa, dớn cục, thích hợip trồng trong chậu đất nung hoặc giỏ treo; ánh sáng nhẹ, khí hậu mát cho đến lạnh.

Lan thủy tiên – Cách trồng và chăm sóc lan thủy tiên

4

(80%)

1

vote[s]

(80%)vote[s]

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Thủy Tiên

Thủy tiên ( Narcissus tazetta Linn.) thuộc họ Hành tỏi ; mùa thu sinh trưởng, mùa đông nở hoa, mùa xuân tích dinh dưỡng, mùa hè ngủ nghỉ. Nguốn gốc ở Trung Quốc, nhất là vùng Phúc Kiến, Thượng Hải.

Chậu trồng cây Thủy tiên là loài cây ưa sáng, ưa ấm và ẩm, chịu ẩm ướt kỵ khô hạn, sợ rét. Vì vậy trồng thủy tiên cần nắm vững những điều sau đây:

Chiếu sáng hợp lý : Muốn chậu trồng cây thủy tiên sinh trưởng bình thường hàng ngày chiếu sáng ít nhất 6 giờ, thiếu ánh sáng sẽ làm cho lá mọc vống dài, ít hoa hoặc không có hoa, nếu có hoa đầu hoa gầy trông rất xấu. Nhưng không được đem cây phơi nắng, phơi nhiều rất không lợi cho sinh trưởng.

Nước và chất lượng nước: Thủy tiên ia7 ẩm, sinh trưởng phát triển cần lượng nước lớn, đến kỳ thành thục trao đổi chất giảm nên lượng nước cũng phải giảm. Thủy tiên cần nuôi trong nước sạch, không dùng nước cứng, nước bẩn hoặc nước lần đầu, nếu không sẽ thối rễ, sinh trưởng kém.

Nhiệt độ: Thủy tiên trước kỳ sinh trưởng ưa mát, nhưng về sau ưa ấm. Khi nhiệt độ 20 – 24oC, độ ẩm 70 – 80%, rất thích hợp cho sinh trưởng vẩy củ. Nhiệt độ thích hợp cho sự ra hoa là 17 – 20oC, vượt quá 25oC ức chế sự ra hoa và ảnh hưởng đến hoa nờ.

Bón phân: Khi trồng thủy tiên ngoài trời, đối với củ mỗi tháng chỉ cần tưới nước giải 1 – 2 lần. Nếu phân nito quá nhiều, lá cây mọc vống, sự phân chia củ nhanh ảnh hưởng đến sự ra hoa năm đó. Khi nuôi trong nước không cần bón phân, nếu có điều kiện, trong kỳ ra hoa cho thêm một ít N, P, K sẽ cho hoa đẹp hơn.

Đất: Khi trồng thủy tiên ngoài trời, đất phải tơi xốp, nhiều mùn, khả năng giữ nước tốt tầng đất dày, pH 5 – 7,5 như vậy mới bảo đảm cây sinh trưởng bình thường. Nếu thủy tiên trồng chậu cần dùng 2 phần đất cát pha, 1 phần lá mục, 1 phần cát và trộn một ít phân bón lót. Sauk hi trồng cần tưới nước, để nơi co đủ ánh sáng. Không nên bón quá nhiều phân.

Nuôi thủy tiên trong nước và chọn củ để trồng

Cây thủy tiên gia đỉnh thường trồng vào nước, do chồi củ cây thủy tiên đã phân hóa, nên ra hoa sau thời gian ngắn, mùa xuân đã cho hoa tươi.

Nuôi trồng thủy tiên trong nước, cần chọn củ khỏe, trước hết phải bóc bẹ nâu bên ngoài, sau đó, từ bên trái cắt từ trên xuống đến 1/3 củ, rồi cắt ngang củ, đồng thời bổ hai nhát ở bên chồi chính cho đến giữa củ. Khi cắt không gây vết thương đến chồi. Ngâm vào nước 1 ngày đêm, cho nhựa chảy ra, sau đó rửa sạch rồi để thẳng đứng vào nước, xung quanh để các hòn sỏi, cát, thạch anh hoặc vỏ sò, vỏ ốc cố định. Nước dhi3 ngập 1/3 củ là cừa, không để quá sâu hoặc quá nông. Sauk hi dở nước vào, ban ngày để nơi ấm đủ ánh sáng, buổi tối đưa vào phòng để đề phòng lá mọc vống dài. Sáng sớm hôm sau, phải thêm nước và đưa ra ngoài sáng. Khi đổ nước cần chú ý không được làm đổi hướng củ. thủy tiên vừa đưa vào chậu, có thể mỗi ngày thay nước 1 lần, về sau 2,3 ngày thay 1 lần, khi bao hoa mọc lên, mỗi tuần thay 1 lần, sau khoảng 40 ngày là hoa nở. Thủy tiên mặc dù có khả năng chĩu rét, nhưng trong điều kiện nhiệt độ thấp cây sinh trưởng chậm, hoa ra muộn, cho nên mùa xuân phải tăng nhiệt độ. Kỳ ra hoa nên đưa chậu hoa vào nơi lạnh (nhiệt độ không cao hơn 20 o C) và cho đủ sáng. Như vậy lá thủy tiên sẽ ngắn màu đậm, dáng đẹp.

Chịn củ to: Chọn theo cân, mỗi kg khoảng 40 củ là tốt, số củ càng ít, củ càng to mập. Đường kính củ khoảng 23cm.

Chọn dáng củ: Dựa vào hình thái củ ta chọn củ tròn dẹt, chắc, vỏ ngoài có vân dọc rộng, màu sáng, Củ màu nâu bóng là tốt.

Chọn chồi: Dùng tay bóp nhẹ, nếu là chồi hoa củ chắc có trụ và đàn hồi, nếu chồi lá thì củ xốp, lép không đàn hồi.

Điêu khắc thủy tiên “càng cua”

Sauk hi điêu khắc xong, để ngâm trong nước nửa ngày đến 1 ngày, tửa sạch nhựa, đặt mặt cắt vào bông khử trùng, sau 2 – 3 ngày bỏ bông và nuôi vào chậu nước.

Đề phòng thủy tiên xuất hiện hoa xấu.

Trong quá trình nuôi thủy tiên trong nước, cây có thể bị gãy, hoa khô. Đó là do một số nguyên nhân sau:

Chất lượng củ kém : Do củ bé, chồi hoa không phát triển, hoặc củ phát triển thành thục, nhưng do có sâu bệnh, cây mọc yếu.

Quản lý nước không thỏa đáng : Nếu thay nước không thường xuyên, nhiệt độ quá cao, thông gió kém, làm cho hoa yếu. Ngoài ra khi thay nước để củ bị thương cũng có thể làm cho hoa xấu.

Mùa nuôi trồng không thích hợp. Nếu nuôi trước tiết sương giá, kỳ ngủ nghỉ hoặc nhiệt độ lên cao cũng làm cho thủy tiên mọc kém.

Để khắc phục tình trạng này trước hết phải chọn củ trồng tốt, chọn củ mọc 3 năm, đường kính 7 -10cm, đáy có chum rễ phẳng. Trước lúc nuôi phải ngâm nước 2 ngày, lấy ra bóc bẹ ngoài. Khi nuôi tốt nhất dùng nước đường. Nếu dùng nước máy 1 – 2 ngày cần phải thay nước, không nên động vào củ, làm thay đổi hướng củ. Phải bảo đảm 6 giờ chiếu sáng hàng ngày, thông gió, giữ nhiệt độ 10 – 15 o C. KHi trời không có gió, quang đãng, buổi trưa đến 3 giờ thủy tiên ra ngoài trời phơi.

Phòng trừ sâu bệnh hại thủy tiên

Thủy tiên có một số bệnh hại như: Bệnh khô lá, bệnh đốm nâu, bệnh tuyến trùng.

Bệnh khô lá : thường phát sinh trên lá, bắt đầu từ ngọn lá hình thành các đốm vàng rồi lan rộng dần thành đốm lớn màu nâu, xung quanh có viền vàng, trên đốm có nhiều bột đen. Khi nhiệt độ cao, không thoáng gió bệnh càng nặng.

Phuong pháp phòng trừ: Lúc trồng cần bỏ bẹ khô, dùng thuốc tím 1% rửa 2 – 3 lần . Chú ý thoáng gió trong phòng và khống chế nhiệt độ phòng. Khi bị bệnh dùng thuốc Zineb 0,1% hoặc dùng nước Boocdo 0,3% phun lên cây.

Bệnh đốm nâu: Bệnh thường phát sinh vào mùa xuân hè. Chủ yếu là hình thành các đốm vàng, nâu, nâu sẫm trên lá; hình thoi dài. Bệnh có đốm làm cho lá xoăn lại và chết khô.

Phương pháp phòng trừ: nếu phát bệnh phun thuốc Daconil 0,2%, phun 3 0- 4 lần cách nhau 5 – 7 ngày.

Bệnh tuyến trùng: tuyến trùng xâm nhiễm qua khí khổng làm cho lá và củ hình thành các đốm vân nâu vàng, rồi khô dần từ dưới lên trên. Trên củ hình thành đốm nêu thối và lọm xuống.

Phương pháp phòng trừ: Mỗi chậu cây thủy tiên bón 15 – 25kg Furadan. Nếu củ có tuyến trùng cần dùng nước ấm 40 – 45 o C thêm vào 0,5% dung dịch Formalin ngâm trong 3 – 4 giờ. Nếu bệnh quá nặng nên loại bỏ và đem đốt đi.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Thủy Tiên

Đặc điểm sinh học của hoa thủy tiên

Hoa thủy tiên tên khoa học là Narcissus Tazetta Linn có nguồn gốc ở miền nam Châu Âu, hoa thuộc họ hành tỏi là một trong những loài hoa đẹp cho ra những màu sắc bắt mắt và được khá nhiều người trồng. Thủy tiên là một loài hoa đặc biệt mùa thu sinh trưởng, mùa đông nở hoa, mùa xuân tích dinh dưỡng, mùa hè ngủ nghỉ. Hoa thủy tiên là một loài ưa sáng, ưa ẩm, sợ rét đó cũng là một điểm để bạn chú ý chăm sóc đến hoa thủy tiên.

Cuối thu đầu đông là khoảng thời gian tuyệt vời nhất để bắt đầu trồng hoa thủy tiên. Chúng không đòi hỏi quá nhiều sự chuẩn bị và bất kỳ ai cũng có thể trồng được những chậu hoa thủy tiên đẹp hoàn hảo. Để trồng được cho mình những cây hoa thủy tiên làm hoa trang trí trong khu vườn của mình bạn có thể nắm vững những kĩ thuật sau đây trước khi trồng cho mình những bông hoa đẹp.

Trồng thủy tiên trong nước, cần chọn củ khỏe, trước hết phải bóc bẹ nâu bên ngoài, sau đó, từ bên trái cắt từ trên xuống đến 1- 3 củ, rồi cắt ngang củ, đồng thời bổ hai nhát ở bên chồi chính cho đến giữa củ Khi cắt không gây vết thương đến chồi.

Ngâm vào nước 1 ngày đêm, rửa sạch rồi để thẳng đứng vào nước, xung quanh để các hòn sỏi, cát thạch anh hoặc vỏ sò vỏ ốc cố định. Nước chỉ ngập 1/3 củ là vừa, không để quá sâu hoặc quá nông.

Sau khi đổ nước vào, ban ngày để nơi ấm đủ ánh sáng, buổi tối đưa vào phòng. Trước khi đa một ít nước để đề phòng lá mọc vống dài. Sáng sớm hôm sau, phải thêm nước và đưa ra ngoài sáng. Khi đổ nước cần chú ý không được làm đổi hướng củ.

Thủy tiên vừa đưa vào chậu, có thể mỗi ngày thay nước 1 lần, về sau 2, 3 ngày thay 1 lần, khi bao hoa mọc lên, mỗi tuần thay 1 lần, sau khoảng 40 ngày là hoa nở. Thủy tiên mặc dù có khả năng chậu rét, nhưng trong điều kiện nhiệt độ thấp cây sinh trưởng chậm, hoa ra muộn, cho nên mùa xuân phải tăng nhiệt độ. Kỳ ra hoa nên đưa chậu hoa vào nơi lạnh (nhiệt độ không cao hơn 12 độ C) và cho đủ sáng. Như vậy lá thủy tiên sẽ ngắn, màu đậm, dáng đẹp.

Muốn làm cho lá thủy tiên ngắn mập, màu đậm, vấn đề mấu chốt là chọn củ tốt. Khi mua củ thủy tiên ta cần chọn củ to, khỏe, màu đẹp.

Chọn củ: Chọn theo cân, mỗi kg không 40 củ là tốt, số củ càng ít, củ càng to mập. Đường kính củ không 23cm.

Chọn dáng củ: Dựa vào hình thái củ ta chọn củ tròn dẹt, chắc, vỏ ngoài có vân dọc rộng, màu sáng. Củ màu nâu bóng là tốt.

Chọn chồi: Dùng tay bóp nhẹ, nếu là chồi hoa củ chắc có trụ và đàn hồi, nếu chồi lá thì củ xốp, lép không đàn hồi.

– Muốn thủy tiên sinh trưởng bình thường, hàng ngày chiếu sáng ít nhất hơn 6 giờ, thiếu ánh sáng, sẽ làm cho lá mọc vống dài, ít hoa hoặc không có hoa, nếu eo hoa đầu hoa gầy trông rất xấu. Nhưng không được đem cây phơi nắng, phơi nhiều rất không lợi cho sinh trưởng.

– Thủy tiên ưa ẩm, sinh trưởng phát triển cần lượng nước lớn, đến kỳ thành thục trao đổi chất giảm nên lượng nước cũng phải giảm. Thủy tiên cần nuôi trong nước sạch, không dùng nước cứng, nước bẩn hoặc nước lẫn dầu, nếu không sẽ thối rễ, sinh trưởng kém.

– Thủy tiên trước kỳ sinh trưởng ưa mát, nhưng về sau ưa ấm, sợ rét. Khi nhiệt độ 20-24oC, độ ẩm 70- 80%, rất thích hợp cho sinh trưởng vẩy củ. Nhiệt độ thích hợp cho sự ra hoa là 17-20oC, vượt quá 25oc ức thế sự ra hoa và ảnh hưởng đến hoa nở.

– Khi trồng thủy tiên ngoài trời, đối với củ mỗi tháng chỉ cần tưới nước giải 1-2 lần. Nếu phân Nitơ quá nhiều, lá cây mọc vống, sự phân chia củ nhanh ảnh hưởng đến sự ra hoa năm đó. Khi nuôi trong nước không cần bón phân, nếu có điều kiện, trong kỳ ra hoa cho thêm

một ít NPK sẽ cho hoa đẹp hơn.

Khi trồng thủy tiên ngoài trời, đất phải tơi xốp, nhiều mùn. khả năng giữ nước tốt tầng đất dày, ph 5 -7,5 như vậy mới bảo đảm cây sinh trưởng bình thường. Nếu thủy tiên trồng chậu cần dùng 2 phần đất cát pha, 1 phấn lá mục, phần cát và trộn một ít phân bón lót. Sau khi trồng cần tưới nước, để ở nơi đủ ánh sáng.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Thủy Tiên

CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY HOA THỦY TIÊN

Cây hoa thủy tiên có thân khá cao vì thế nên trồng kết hợp với các loại hoa khác để có màu sắc đẹp.

Tên khác: Thủy tiên Trung Quốc, Nhã toán.

Màu sắc: trắng, vàng…

Cây hoa thủy tiên là thực vật thân hành, thuộc họ Amaryllidaceae.

Đường kính hoa thủy tiên: 2 – 10 cm

Chiều cao thân cây thủy tiên: 15 – 30 cm.

Nguồn gốc hoa thủy tiên: ven bờ Địa Trung Hải.

Thời kỳ hoa thủy tiên nở từ tháng 12 đến tháng 4. Thích nơi có đủ ánh nắng và thoát nước tốt. Có khoảng 20.000 loại hoa Thủy Tiên. Phần lớn là hoa thủy tiên vàng và hoa thủy tiên trắng, còn cánh hoa ở giữa có màu trắng, vàng, đỏ và cam…

–         Loại Loa kèn: phần cánh hoa ở giữa dài hơn cánh bên ngoài.

–         Loại Ly lớn: phần cánh bên ngoài dài hơn phần cánh ở giữa.

–         Loại Ly nhỏ: độ dài của phần cánh hoa ở giữa bằng khoảng 1/3 độ dài cánh hoa bên ngoài.

Cách trồng hoa thủy tiên:

–         Gieo trồng cây hoa thủy tiên: thời kỳ thích hợp là tháng 9 – 11. Đất trồng là loại đất hỗn hợp giữa đất Akadama hạt nhỏ, đất mùn và phân bón. Trồng 4 củ Thủy tiên sâu trong chậu số 6. Đặt cây thủy tiên ở nơi có đủ ánh nắng, nếu củ không nảy mầm thì rễ cũng phát triển vì thế đừng quên tưới nước.

–         Sau khi hoa thủy tiên nở: Có thể trồng một cây Thủy tiên trong 3 – 4 năm nhưng nếu củ không phát triển thì sẽ không nở hoa cách năm, vì thế nên bón ít phân có chứa ni – tơ.

–         Đào củ: 3 – 4 năm đào củ một lần, nhưng phải chú ý đợi lá héo úa rồi mới đào.

Nhân giống hoa thủy tiên:

–         Nhân giống cây hoa thủy tiên bằng cách tách củ.

–         Sau khi thân cây thủy tiên phát triển, nên cắt tỉa lá rồi mới tách củ.

Chú ý

Sau khi hoa thủy tiên nở nên cắt bỏ hoa tàn để thân cây phát triển.

Điểm quan trọng

–         Chọn cây hoa thủy tiên khỏe mạnh để trồng.

–         Đặt cây ở nơi có đủ ánh nắng.

–         Sau khi nở hoa nên bón ít phân có chứa nitơ cho cây.

Sưu tầm và biên soạn.