Top 5 # Xem Nhiều Nhất Trồng Và Chăm Sóc Lan Kim Tuyến Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Lan Kim Tuyến – Hướng Dẫn Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan Kim Tuyến

THÔNG TIN CHI TIẾT

Lan kim tuyến hay còn được gọi với nhiều tên địa phương khác như: lan kim tuyến lông cứng, giải thủy tơ, lan gấm. cỏ nhung, kim cương, lan có tên khoa học là Anoechilus roxburglihayata. Là 1 loài thực vật bản địa điển hình của chi cùng tên Anoectochilus, phân họ Orchid, phân tông Goodyerinae với khoảng 35 chi và hơn 450 loài khác nhau.

Lan kim tuyến được phát hiện nhiều nhất tạo Hy Mã Lạp Sơn với khoảng 28 loại, sau đó được thấy nhiều ở Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc,…

Đặc điểm của lan kim tuyến

Đặc điểm hình dáng của lan kim tuyến

Lan kim tuyến thuộc loại cây thân thảo, có thân rễ mọc dài, thường đâm thẳng xuống đất, trung bình 1 cây lan kim tuyến có khoảng từ 2 – 10 rễ, chiều dài của rễ phụ thuộc vào kích thước của cây, trung bình dài khoảng 5 – 8cm.

Lá có dạng hình trứng, gần tròn ở phần gốc, nhọn dần về phần ngọn, ở chóp có mũi ngắn, mọc cách xoắn quanh thân, xòe trên mặt đất, có kích thước khoảng 3 – 6cm, lá có màu nâu đỏ ở mặt trên, mặt dưới có màu đỏ nhạt. Gân lá có hình mạng nhện lông chim, thường có 5 gân gốc, cuống dài khoảng 1cm, thường có màu xanh trắng, bẹ lá có màu hơi đỏ tía.

Hoa tự mọc thành chùm ở đầu ngọn thân, trục hoa dài từ 5 – 25cm, có phủ 1 lớp lông màu nâu đỏ, mỗi chùm có từ 5 – 10 hoa trắng, hai 2 bên rìa mang từ 5 – 9 râu mỗi bên.

Lan kim tuyến thường nở hoa vào tháng 9 – 12 hằng năm, ra quả vào tháng 12- 3. Cây có tốc độ sinh trưởng và phát triển trung bình, thường phân bố ở các vách núi, ven sông, nơi có nhiệt độ tương đối thấp, độ ẩm cao.

Công dụng của lan kim tuyến

Ngoài công dụng trang trí, chưng kiểng cho sân vườn, ban công, lối đi, hành lang,… lan kim tuyến còn có tác dụng điều trị một số bệnh thường gặp ở người rất hiệu quả

Là phương thuốc bổ giúp nhuận tràng, lợi thận, ngăn ngừa 1 số tế bào gây ung thư ở người. Lan kim tuyến còn có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh về đường ruột như: đau dạ dày, viêm dạ dày cấp tính, đau ruột thừa,…, công dụng giảm đau, chữa lành vết thương nhanh chóng

Hiện nay, lan kim tuyến là 1 trong những thành phần để sản xuất các loại thuốc chữa trị cho con người

Cách trồng và chăm sóc lan kim tuyến

Chuẩn bị giá thể

Lan kim tuyến là loài cây đang dần được liệt vào danh sách cây tuyệt chủng, bởi đặc tính lan rất khó trồng và khó chăm sóc, vì vậy bạn cần chú ý khi trồng và chăm sóc cây ngay từ công đoạn xử lý giá thể.

Xơ dừa đem phơi khô, sau đó ngâm trong nước vôi loãng 6 tiếng, sau đó vớt xơ dừa ra  để ráo, dùng dao hoặc máy băm nhỏ xơ dừa ra.

Rễ dương xỉ khô đem xé nhỏ, ngâm trong nước sạch khoảng 1 tiếng.

Dớn vụn cũng ngâm chúng trong nước sạch sao cho ngấm no nước.

Sau đó, tiến hành trộn hỗn hợp giá thể và các thành phần vừa xử lý trước đó với nhau theo tỉ lệ: 3 đất, 1 rễ  cây dương xỉ, 2 dớn vụn, 3 phân chuồng ủ mục, 2 xơ dừa, ủ với nước trong vòng 1 tuần trước khi đem đi trồng cây.

Chuẩn bị giống

Trước khi trồng, bạn nên ngâm cây con trong chế phẩm kích thích mọc rễ và thuốc từ nấm như thuốc tím, daconil hoặc benlat,…, để phòng trừ sâu bệnh cũng như giúp lan phát triển và sinh trưởng thuận lợi hơn. Nên chọn những cây giống có chất lượng cao, bộ rễ và mầm non, lá chồi phát triển tốt, không bị sâu bệnh tấn công

Cách trồng lan kim tuyến

Trồng từng cây vào giá thể tạo thành từng cụm một, mỗi cụm khoảng 5 cây, khoảng cách giữa các cụm nên cách nhau từ 0,5 – 1m.

Các loại hoa ban công đẹp, độc đáo

Dùng nay nén chặt phần đất dược gốc để cố định cây thẳng đứng, rễ cây phải chìm hẳn trong giá thể.Tiếp đó, dùng túi nilon hoặc vải lưới bọc kím giá thể lại trong 6 -8 ngày đầu, sau đó có thể bỏ túi nilon ra.

Sau đó tiến hành tưới và chăm sóc bình thường cho lan kim tuyến

Cách chăm sóc lan kim tuyến

Tưới nước

Đối với lan kim tuyến nên tưới bằng cách phun sương, bạn có thể sử dụng hệ thống dàn phun sương hoặc bình phun sương, tưới 2 lần/1 ngày nên tưới đủ ẩm cho giá thể, không nên tưới quá nhiều cây sẽ bị thối rễ.

Khi mưa độ ẩm tăng cao thì chỉ nên tưới 1 lần/1 ngày tùy thuộc vào độ ẩm của giá thể,

Bón phân

Tùy theo độ tuổi của lan mà ta tiến hành bón các loại phân với liều lượng khác nhau, phù hợp với quá trình sinh trưởng của cây

Khi lan được 3 tháng: Đây là giai đoạn lan đang phát triển, vì vậy chủ yếu bón thêm phân đạm cho cây, bằng cách pha loãng với nước tưới cho cây 1 tuần/1 lần, ngoài ra bạn có thể cung cấp thêm phân lân hoặc phân Urê.

Khi lan được 1 năm tuổi và đang chuẩn bị ra hoa thì tiến hành bón phân theo công thức 3 NPK (16:16:8), 3 Kali, 3 KCL, 1 phân chuồng ủ mục bón xung quanh phần gốc của lan

Phòng trừ sâu bệnh cho lan kim tuyến

Đối với lan kim tuyến cách tốt nhất để phòng trừ sâu bệnh cho cây là phải đảm bảo độ ẩm cũng như các chất dinh dưỡng đầy đủ cho cây. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra hiện trạng của lan để phát dấu hiệu bệnh kịp thời, từ đó có cách phòng trị hiệu quả.

Loại bỏ ngay những cây đã bị nhiễm bệnh để tránh lan sang các cá thể khác.

Qua những chia sẻ trên, hi vọng bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về loài hoa dược liệu lan kim tuyến này.

Nguồn bài viết: https://hoadepviet.com/

Lan kim tuyến – Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc lan kim tuyến

5

(100%)

1

vote[s]

(100%)vote[s]

Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Cây Lan Kim Tuyến

Lan Kim tuyến (Lan gấm) là cây thân thảo cao 10 -20 cm, thân màu tím, mọng nước, phần cây non có nhiều lông mềm, mang 2 – 6 lá mọc cách, xòe trên mặt đất. Lá hình trái xoan hoặc hình trứng, gần tròn ở gốc và nhọn ở đầu, dài 3 – 4 cm và rộng 2 – 3 cm, trên mỗi chiếc lá có 3 – 5 sọc gân dọc. Mặt trên màu nâu sậm có vệt vàng ở giữa và mạng gân màu hồng nhạt, mặt dưới màu nâu nhạt. Cuống lá dài 2 – 3 cm, gốc cuống tạo thành bẹ lá ôm lấy thân. Hoa mọc thành từng cụm, với cụm hoa dài 10 – 15 cm, mang 5 – 10 hoa màu hồng phủ lông đỏ, dài 2,5 cm với cánh môi dài 1,5 cm mang 6 – 8 ria mỗi bên, đầu môi chẻ thành 2 thùy thuôn đầu tròn. Bầu dài 13 mm, có lông thưa. Cây ra hoa vào tháng 10 – 12 và mùa quả chín vào tháng 12 tới tháng 3 năm sau. Có thể sinh sản vô tính chủ yếu bằng chồi và thân rễ.

Quy trình trồng và chăm sóc cây lan Kim tuyến

* Đặc điểm sinh thái Chúng sinh sống trên các triền núi đá vôi, dọc theo khe suối, dưới các tán cây to trong rừng ẩm ở độ cao 500 – 1.600 m. Cây ưa độ ẩm cao và ưa bóng râm, kỵ ánh sáng, yêu cầu đất nhiều mùn, tơi xốp, thoáng khí.

Cây được phát hiện tại Srilanka, Malaysia, Nhật Bản, Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Astralia và quần đảo Nam Thái Bình Dương. Ở Việt Nam cây được tìm thấy tại các tỉnh: Lào Cai, Tam đảo, Quảng Trị, Kon Tum, Gia Lai, Sơn La, Yên Bái, Hà Tĩnh.

2. Hướng dẫn kỹ thuật trồng lan Kim tuyến 2.1. Xử lý giá thể trồng lan Kim tuyến + Mụn dừa: phơi thật khô, trước khi trồng ngâm trong nước vôi loãng 6 -8 ngày, chú ý 2 ngày thay nước vôi 1 lần (thay 2-3 lần), lần cuối ngâm trong nước sạch. Khi trồng vớt xơ dừa ra đóng vào chậu/cốc hay trải thảm trực tiếp trên mặt đất.

+ Dớn vụn: ngâm trong nước sạch cho ngấm no nước rồi đóng vào chậu/ cốc trồng, ấn cho giá thể chặt vừa phải.

+ Đất trộn lẫn phân ủ hoai/ mùn cưa ủ hoai: Đất mục tơi xốp + phân ủ hoai, tỷ lệ 4 đất: 1 phân ủ hoai; Đất mục tơi xốp + phân ủ hoai + mùn cưa ủ hoai, tỷ lệ 3 đất: 1 phân ủ hoai : 1 mùn cưa ủ hoai.

Để đảm bảo cây con sau khi ra ngôi sinh trưởng và phát triển tốt, không bị nấm bệnh tấn công trước khi trồng nên xử lý giá thể và cây con qua thuốc trừ nấm (thuốc tím 0,1%, benlat, daconil, Ridolmil Gold…)

2.2. Tạo vùng tiểu khí hậu -Ánh sáng: khoảng 50%-70% sử dụng lưới che hay bóng cây tuỳ điều kiện -Nhiệt độ: khoảng 20-30 độ C

-Độ ẩm : khoảng 70%-85%

-Thoáng gió : vườn lan phải được thông gió, gió giúp cho vườn lan giảm nhiệt độ, tránh được các mầm bệnh (do không khí liên tục được luân chuyển)…

Xem thêm: Lan kim tuyến (Lan gấm) – Cây thuốc quý bạn nên biếtCách chăm sóc và bón phân cho lan Kim tuyến qua từng giai đoạn sau trồng

2.3. Quy trình trồng và chăm sóc cây Lan kim tuyến + Trồng từng cây Lan Kim tuyến vào giá thể (nếu trồng trong chậu), trồng dưới tán rừng nên trồng từng cụm, mỗi cụm từ 3-5 cây, cự ly giữa các cụm là 0,5 x 0,5 m hoặc trồng từng cây với cự ly 25 x 30 cm. Chú ý dùng tay ấn chặt vừa phải phần giá thể xung quanh gốc cây, rễ cây chìm hẳn trong giá thể.

+ Dùng mảnh nilon trùm kín các chậu/ cốc lan trong 5 -7 ngày đầu, sau đó bỏ nilon ra.

+ Dùng lưới đen che kín phía trên nilon (nếu trồng ngoài trời)/ hoặc để ở nơi râm mát thì không cần che lưới đen. Chú ý không để cây trực tiếp ngoài nắng. Ngày tưới 2 lần dạng phun sương (dùng bình phun sương tưới) đủ ẩm cho giá thể (không tưới quá đẫm gây thối rễ). Ngày mưa ẩm thì tưới 1 lần/ ngày hoặc 1 lần/2 ngày tùy thuộc độ ẩm của giá thể.

+ Định kỳ 2 – 3 tuần tưới phân 1 lần: dùng phân bón qua lá MD 101(7,5N:2P:0,3K) hoặc HVP (30N:10P:10K) hay bất kỳ loại phân bón qua lá dùng cho sẵn có (pha theo hướng dẫn rồi phun).

Hiện nay, do việc nuôi trồng các loài lan đã đi vào sản xuất công nghiệp, do đó rất nhiều cơ sở sản xuất đã pha sẵn các dung dịch dinh dưỡng để bón cho cây, trong đó chủ đạo gồm 3 nguyên tố chủ yếu N, P, K với các nguyên tố vi lượng bổ sung thích hợp. Phong lan sau khi được đưa ra khỏi chai cấy mô sẽ phát triển quả 4 giai đoạn với 4 chế độ dinh dưỡng khác nhau:

– Lan dưới 3 tháng tuổi, phân bón chủ yếu là đạm, còn lân và kali cũng dùng, nhưng rất loãng. Cụ thể Phong lan 2 tháng dùng 3 g đạm pha trong 10 lít nước và tưới mỗi tuần 1 lần… Phong lan 3 tháng, dùng 5 g đạm trong 10 lít nước và tưới 10 ngày 1 lần (có thể pha loãng bằng một nửa và tưới sát ngày hơn).

– Lan từ 4 tháng đến 10 tháng tuổi, dùng cả 3 loại nguyên tố, với công thức N = 3, P = 1, K : 1. cụ thể là: 10g N + 3g P + 3g K pha trong 10 lít nước và cứ 15 ngày tưới 1 lần (có thể pha loãng một nửa và tưới 1 tuần 1 lần).

– Lan từ 10 tháng đến 16 tháng tuổi, dùng cả 3 nguyên tố như nhau (N = 2, P = 2, K = 2) cụ thể là : 6g N + 6g P + 6g K, pha trong 10 lít nước, 15 ngày tưới 1 lần (có thể pha loãng một nửa và một tuần tưới một lần), kết hợp pha thêm nguyên tố vi lượng.

– Lan từ 16 tháng tuổi trở lên, cho đến khi ra hoa, dùng công thức N = 1, P = 2, K = 3. Cụ thể là 5g N, 10g P, 15g K pha chung trong 10 lít nước, nửa tháng tưới 1 lần (có thể pha loãng một nửa và tưới tuần 1 lần) dùng nhiều nguyên tố vi lượng hơn. Thời gian để tưới phân tốt nhất trong ngày hoặc vào buổi sáng sớm hay vào buổi chiều, không nên tưới vào buổi trưa + Sau khi trồng 4-5 tuần, cây cứng cáp, có 4 -5 đốt thân thì có thể cắt phần ngọn (2-3 đốt) đem giâm thành cây mới (chú ý: phần ngọn đã có 1 -2 rễ khí sinh ở đốt thì hãy cắt giâm). Phần gốc chăm sóc bình thường để cho ra các chồi mới ở đốt phía dưới.

Lan Kim Tuyến ,Lan Gấm , Bán Mô Giống Lan Kim Tuyến

VIDEO: KỸ THUẬT TRỒNG CÂY LAN KIM TUYẾN TỪ CÂY NUÔI CẤY MÔ (PHÔI)

Tên khoa học: Anoectochilus setaceus

Đặc tính, nhân dạng: Lan kim tuyến (Lan Gấm, Lan Kim cương, Cây cỏ nhung…) sinh sống trên những núi đá vôi, nhìn bên ngoài thân và lá có màu tím, trên mỗi lá có từ 3- 5 sọc dọc. Theo các tìa liệu y học của thế giới Lan kim tuyến (Lan Gấm, Lan Kim cương, Cây cỏ nhung…) là loài cây thuốc rất đặc biệt có tác dụng tăng cường sức khỏe, làm khí huyết lưu thông, có tính kháng khuẩn, chữa các bệnh viêm khí quản, viêm gan mãn tính, chữa suy nhược thần kinh…

Lan kim tuyến (Lan Gấm, Lan Kim cương, Cây cỏ nhung…) được nhân giống tại vườn

Lan kim tuyến (Lan Gấm, Lan Kim cương, Cây cỏ nhung…) trồng được 10 tháng

Liên hệ mua hàng: Mr:Huy : 0985522.343-098787.2279 * Giao hàng trên toàn quốc*

Phòng nhân giống nuôi cấy cây Lan Kim Tuyến số lượng lớn

2. Những nét cơ bản về Lan Kim Tuyến – Lan Kim cương – Lan Gấm- Cây cỏ nhung

+ Mô tả: Cây Lan kim tuyến bò trên mặt đất cao 10- 20cm, phần non hơi có lông thưa. Lá hình trái xoan hay hình trứng, tròn ở gốc, phiến lá dài 3-4 cm, rộng 2-3 cm, mặt trên màu nâu thẫm có vệt vàng ở giữa và màu hồng nhạt trên các gân, mặt dưới mài nâu nhạt, cuống lá dài 1-2 cm, ở gốc rộng ra thành bẹ ôm lấy thân. Cụm hoa dài 5-7 cm, mang 5-10 hoa màu hồng khá to (dài cỡ 2,5 cm). Cánh môi dài 15 mm, mang 6-8 ria mỗi bên, dầu môi chẻ đôi thành 2 thùy hình thuôn tròn đầu. bầu dài 13 mm, có lông thưa.

+ Đặc điểm sinh học: Mùa hoa tháng 10-12. Tái sinh chủ yếu bằng chồi của thân rễ. Sống rải rác trong các rừng núi đá vôi, nơi ẩm, dọc theo khe suối, ở độ cao 300- 1000m. Cây ưa bóng, kỵ ánh sáng trực tiếp chiếu vào.

+ Tình hình phân bố: Lan kim tuyến (Lan kim cương, Lan Gấm, Cây cỏ nhung) Ở Việt Nam: Lào Cai (Sapa), Hà Giang (Quảng Bạ), Yên Bái, Vĩnh Phúc (Tam đảo), Hà Tây, Quãng Trị, Kon Tum, Gia Lai. Thế giới (Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Indonexia).

3. Giá trị dược liệu của cây Lan kim tuyến

Thành phần hóa học của lan kim tuyến bao gồm các chất như: quercetin, isoharmnetin-3-O-beta-D-glucopyranosid, kaempferol-3-O-beta-D-glucopyranosid, 5-hydroxy-3′-4′-7′-trimethoxyflavonol-3-O-beta-D-rutinosid và isorhamnetin-3-beta-D-rutinosid.

Li-Chan Yang, Chang-Chi chúng tôi Ting-Jang Lu, Wen-Chuan Lin. Viện Khoa học và Công nghệ Thực phẩm, Đại học Quốc gia Đài Loan, Đài Bắc, Đài Loan, đã nghiên cứu (Arabinogalactan cấu trúc đặc trưng từ Anoectochilus formosanus như một miễn dịch chống lại ung thư ruột kết CT26 ở chuột BALB/c). Được đăng trên tạp chí quốc tế của Phytotherapy và phytopharmacology (số: 2.97). 12/2013).

Trong nghiên cứu các tác giả thấy rằng hoạt chất arabinogalactan (AG) là một dẫn xuất khá phổ biến thuộc chi Anoectochilus formosanus đã được nghiên cứu có tác dụng giảm đáng kể cả kích thước khối u và trọng lượng khối u. Bên cạnh đó, AG tăng tỷ lệ các tế bào T là DC, CD3 (+) các tế bào T CD8 (+), CD49b (+) CD3 (-) NK trong các tế bào lá lách, và hoạt tính độc tố tế bào ở chuột mang khối u. Ngoài ra, hóa mô miễn dịch của khối u đã chứng minh rằng phương pháp điều trị AG tăng khối u – lọc NK và gây độc tế bào T -cell. Những kết quả này chứng minh rằng AG, một polysaccharide có nguồn gốc từ thực vật, cũng có hoạt tính điều hòa miễn dịch bẩm sinh và hoạt tính chống ung thư. Vì vậy AG có thể được sử dụng như một phương pháp miễn dịch trị liệu ung thư.

Trong y học, Lan kim tuyến được sử dụng làm thuốc trị lao phổi, ho do phế nhiệt, phong thấp, đau nhức khớp xương, chấn thương, viêm dạ dày mãn tính, viêm khí quản, viêm gan mãn tính, suy nhược thần kinh; giúp tăng cường sức khoẻ, làm khí huyết lưu thông, có tính kháng khuẩn.

Lan kim tuyến

+ Giá trị Lan kim tuyến: Là cây lan dược liệu dùng để làm thuốc chữa được rất nhiều bệnh nhờ hoạt chất quý có trong cây Lan Kim Tuyến( Lan Gấm), gồm các chất như: quercetin, isoharmnetin-3-O-beta-D-glucopyranosid, kaempferol-3-O-beta-D-glucopyranosid, 5-hydroxy-3′-4′-7′-trimethoxyflavonol-3-O-beta-D-rutinosid và isorhamnetin-3-O-beta-Drutinosid.

* Tình trạng: Lan kim tuyến (Lan Gấm, Lan kim cương, Cây cỏ nhung) hiện loài lan dược liệu này đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, vì Lan Kim Tuyến mọc rải rác và số lượng thì không nhiều và đang bị người dân khai thác cạn kiệt để xuất sang biên giới cho Trung Quốc. Mặc khác, về khả năng tái sinh của cây Lan Kim Tuyến trong tự nhiên thấp, đặc biệt là những nơi môi trường sinh thái bị tàn phá.

Trồng và bảo tồn lan kim tuyến dưới tán rừng

4. Công dụng của cây lan Kim tuyến

Theo một số nguyền tài liệu y học của Đài Loan, cây Lan Kim Tuyến (lan gấm, Lan kim cương, Cây cỏ nhung) được coi là vi thuốc rất quý, có tác dụng tăng cường sức khỏe, làm khí huyết lưu thông. Cây thuốc có tính kháng khuẩn, chữa các bệnh viêm khí quản, viêm gan mãn tính.

– Toàn thân cây đều có thể dùng, chủ trị bênh phổi, di tinh, xuất tinh sớm, yếu gan, yếu tỳ và các vết thương do răn cắn, tác dụng bổ máu, giải nhiệt.

– Lan kim tuyến ( Lan gấm ) có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, thanh huyết, bổ phổi, giải trừ u uất, thông trung khí, bồi dưỡng sức khỏe, chủ trị lục phủ ngũ tạng đẩy lùi tâm hỏa, nóng gan,bênh phổi, thổ huyết, ho hen, đau ngực, đau lá lách, đau cuống họng, cao huyết áp, trẻ con chậm lớn, suy thận.

– Lan kim tuyến ( Lan gấm ) có tác dụng Hạ sốt, giải nhiệt, trị ho khan, đau ngực , đau họng, thanh huyết nhuận phổi, trị bệnh phổi…..

Vườn trồng thực nghiệm Lan kim tuy ến

Tình hình hiện tại: Đã có nhiều để tài dự án được thực hiện trên cả nước và đã có những thành công nhất định. Với đề tài “Nghiên cứu nhân giống và trồng thử nghiệm cây Lan kim tuyến” và Dự án “Trồng lan kim tuyến dưới tán rừng tại tỉnh Kon Tum” được thực hiện tại Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Dịch vụ Khoa học và Công nghệ Tp. Kon Tum thực hiện đã mang lại những hiệu quả thiết thực, đem lại những mới mẻ để hoàn thiện quy trình công nghệ chuyển giao cho người dân trồng Cây lan kim tuyến nhằm duy trì và mang lại hiểu quả kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng.

Cây Lan Kim Tuy ến ra vườn

Phòng mô Vườn Sinh Thái có cung cấp các mặt hàng sau:

1. Chuyển giao quy trình kỹ thuật nhân giống cây mô Lan Kim tuyến

2. Chuyển giao quy trình trồng và chăm sóc cây Lan kim tuyến

3. Cung cấp các sản phẩm cây mô giống lan kim tuyến

– Combo cây giống 20 cây /chai + Giá thể (đất trồng) : 250.000đ/chai

– Cây mô bì Đơn hàng 2.000 cây trở lên (free ship): 3.500đ/cây

– Cây mô bì Đơn hàng 200 cây trở lên (free ship) 5.500đ/cây

– Cây mô bì Dưới 100 cây chưa phí ship 8.000đ/cây

4. Cây giống 5-6 tháng tuổi

– 7.000đ/cây ( Đơn hàng 200 cây trở lên free ship)

– 8.500đ/cây (Đơn hàng 100 cây trở lên free ship)

– 9.000đ/cây ( Đơn hàng 50 cây trở lên chưa ship)

– 10.000đ/cây (Đơn hàng dưới 50 cây chưa ship)

5. Hàng thương phẩm

– Lan kim tuyến rừng 2.500.000đ/kg (free ship trên 2kg)ến

– Lan kim tuyến khô 25.000.000đ/kg

Lan kim tuyến rừng tươi

Một số đặc điểm về hàng thường phẩm rừng: Hàng to nhỏ lộn xộn không có sự đồng đều, hàng được người dân địa phương lấy về, Cây chủ yếu là lá tím vân tím mặt dưới lá tím, lá tím vân xanh mặt dưới lá xanh, hoặc cây xanh vân trắng nhưng ít.

Liên hệ đặt hàng: 0985522343 – 0987872279 (HUY)

Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc lan kim tuyến

1. Chuẩn bị nhà trồng.

Cây Kim tuyến là cây chịu bong, cần ẩm độ cao vì vậy để nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế chúng ta nên trồng cây Kim tuyến trong nhà có mái che để giảm ánh sáng: Có thể dùng nhà lưới hiện đại, nhà lưới đơn giản hoặc nhà lưới che tạm tuỳ theo điều kiện canh tác. Vì trồng trong nhà kính hoặc nhà lưới sẽ ngăn cản sự xâm nhập của các loại côn trùng gây hại và giảm thiểu tối đa các yếu tố gây bệnh cho cây. Tuy nhiên việc lựa chọn nhà kính là lựa chọn tối ưu nhất với đối tượng cây này.

Đối với nhà trồng cây Kim tuyến cần chú ý một số điểm sau:

+ Dùng lưới cản quang có độ cản từ 50-70% ánh sang tán xạ để che phần trên mái và phần xung quanh nhà trồng.

+ Cần lắp đặt hệ thống phun sương trong nhà trồng.

2. Chuẩn bị giá thể

Yêu cầu đối với giá thể trồng cây Kim tuyến: Tơi xốp, thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng và không chứa mầm bệnh hại. Vì vậy giá thể dùng để trồng cây Kim tuyến được chúng tôi lựa chọn là lại giá thể gồm: 1/3 xơ dừa + 1/3 đất mặt + 1/3 phân bò được ủ với chế phẩm, phụ gia (vôi tôi 1% + tricoderma 1% + phân NPK 1% + phân lân 5% + phân vi sinh 1%), sau đó tiến hành phối trộn và ủ 2,5-3 tháng trước khi trồng.

Giá thể phải được xử lý nấm bằng ridomil gold (20g/16l nước) trước khi trồng.

3. Tiêu chuẩn cây giống trồng

Cây giống khi đưa ra trồng cần đảm bảo tiêu chuẩn sau: Cây đồng đều, to khỏe, chiều cao từ 3,5 – 5cm, số lá thật từ 2 – 4 lá, không bị sâu bệnh.

Đối với cây giống là cây in vitro cần được huấn luyện ra cây 35 ngày trước khi trồng để đảm bảo tỷ lệ sống cao nhất. Trong đó, huấn luyện cây ngoài vườn ươm 30 ngày.

4. Thời vụ trồng

Thời vụ trồng cây kim tuyến tốt nhất là vào đầu mùa mưa vào khoảng tháng 4-5 hàng năm. Tuy nhiên đối với cây Kim tuyến khi trồng trong nhà màng, chủ động điều khiển được ánh sáng, độ ẩm và nhiệt độ thì việc trồng cây kim tuyến có thể trồng quanh năm.

5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

a. Cách vào giá thể

* Đối với trồng trên luống

Chiều rộng luống nên thiết kế khoảng 1 -1,2m, chiều dài tùy thuộc vào chiều dài nhà kính để thuận tiện trồng và chăm sóc, sau đó cho giá thể đã được chuẩn bị vào luống với độ dày của giá thể từ 20-25cm.

* Đối với trồng trên khay hoặc chậu

Cần vệ sinh khay, chậu, vỉ xốp bằng xà phòng và khử trùng bằng dung dịch nước vôi pha loãng, sau đó đem phơi nắng để ráo nước mới đưa vào sử dụng.

Cho giá thể đã chuẩn bị sẵn vào khay sốp với độ dầy từ 15-20cm.

b. Cách trồng

– Đối với việc trồng cây Kim tuyến trên luống hay trong khay xốp thì mật độ trồng là 5x5cm/cây. Khi trồng dùng tay nén chặt đất vừa phải sao cho thân cây thẳng đứng vuông góc với bề mặt luống trồng.

– Sau khi trồng cần tưới nước hoặc pha Ridomil gold với nồng độ 1g/lít tưới cho cây và giúp phòng bệnh.

c. Cách tưới nước

*Tưới nước cho cây không trồng trong nhà kính

– Vào hai tuần đầu mới trồng mỗi ngày cần định kỳ tưới nước 2- 3 lần đối với những ngày trời nắng, còn đối với những ngày mưa tưới 1 lần bằng hệ thống phun sương cho ẩm đề bề mặt luống.

– Vào những ngày tiếp theo cho tới giai đoạn cây trưởng thành ta định kỳ ngày tưới 1-2 lần đối với ngày nắng, ngày mưa tưới 1 lần hoặc không tưới tùy thuộc vào ẩm độ của vườn.

* Tưới nước cho cây trồng trong nhà kính.

– Đối với cây trồng trong nhà kính việc việc tưới nước cho cây trong hai tuần đầu lúc mới trồng mỗi ngày cần định tưới nước 3- 4 lần đối với những ngày trời nắng bằng hệ thống phun sương cho ẩm đề bề mặt luống, vào những ngày mưa ta không cần tưới vì nhà kính khi mưa nước mưa đã đi qua lưới cản côn trùng bổ sung lượng nước cho vườn.

– Vào những ngày tiếp theo cho tới giai đoạn cây trưởng thành ta định kỳ ngày tưới 1-2 lần đối với ngày nắng, ngày mưa tưới không tưới nước.

d. Cách bón phân

* Giai đoạn 2 tháng đầu mới trồng

– Sau khi trồng xong phun Ridomil gold (giúp chống chết cây con, chống dịch bệnh phát sinh trong đất).

– Đối với cây Kim tuyến trong 2 tháng đầu mới trồng khả năng cây hấp thụ dinh dưỡng từ giá thể chưa cao vì bộ rễ cây còn yếu, cho nên định kỳ mỗi tuần 1 lần ta sử dụng phân bón lá phun bổ sung qua lá cho cây dễ hấp thụ. Phân bón lá dùng cho giai đoạn này là Atonik hoặc gibber TB nhằm bổ sung dinh dưỡng qua lá và kích thích sự sinh trưởng của rễ, thân, lá với liều dùng (1g Atonik hoặc gibber TB /1 lít H2O) phun ướt đẩm toàn thân và lá.

Cây kim tuyến trồng được 3 tháng ngoài vườn ươm

* Giai đoạn sau 2 tháng trồng

Từ tháng thứ 2 trở đi bón phân theo công thức 80N : 40P2O5 : 90K2O định kỳ 2 tháng/lần, chia làm 3 lần bón bổ sung cho cây. Trong đó các lần bón trung bình bón 190,1 g/m2 (57,1g Ure + 83g lân + 50gkali).

6. Phòng trừ sâu, bệnh hại

Ø Chuột

Chuột thường phá hại cây vào buổi tối và sáng sớm. Ở những khu vực trồng thường có chuột xuất hiện, tổn thất do chuột gây ra đối với vườn trồng Lan kim tuyến rất nặng nề. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời có thể làm tổn thất 100% vườn trồng trong vài ngày.

Biện pháp phòng trừ

– Cần rào vườn bằng lưới kín để chuột không vào được, thường xuyên thăm vườn để phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời.

– Phun hoặc rải thuốc diệt chuột ở quanh vườn và tại các góc nếu phát hiện khu vực vườn có chuột phá hoại.

Ø Sâu khoang

– Sâu non mới nở tập trung ở mặt dưới lá, ăn hết lá thịt chừa lại biểu bì và gân lá. Ở tuổi 3-4 ngày sâu phân tán và cắn khuyết lá hoặc có khi cắn trụi lá, cành hoa nụ quả. Sau đó sâu chui xuống đất làm kén và hoá nhộng sinh sản lứa tiếp theo.

Biện pháp phòng trừ

– Thườn xuyên thăm vườn và phát hiện sớm sự xuất hiện của sâu khoang, diệt sâu bằng ngắt ổ trứng hoặc bắt bằng tay với sâu lớn. Khi mật độ sâu nhiều ta sử dụng thuốc BVTV để diệt, ta nên sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học để hạn chế sự độc hại khi phun cho cây vì đây là cây dược liệu…

Ø Ốc sên

– Ốc sên thường hoạt động và gây hại vào ban đêm và những ngày trời u ám.Trên Lan Kim tuyến ốc sên thường cắn đứt ngang thân cây ăn sạch lá và ngọn cây.

– Xử lý tốt giá thể nhằm hạn chế các ổ trứng ốc sên.Thườn xuyên thăm vườn và phát hiện sớm sự xuất hiện của ốc. có thể bắt bằng tay hoặc rải thuốc trị ốc khi thấy xuất hiện, chú ý cần rải thuốc đúng liều lượng, đúng quy cách cho phép nhằm tránh việc gây ngộ độc cho cây.

Ø Rầy nâu

– Rệp bám vào lá, thân, cành, hoa, quả để hút nhựa cây, cây bị nặng lá sẽ quăn queo, vàng, ngọn rụi lại, nhiệt độ thích hợp cho rệp sinh trưởng từ 14 -15ºC.

Biện pháp phòng trừ

– Chăm sóc cây ngay từ khi mới trồng. Phát hiện rệp sớm, có thể phun thuốc BVTV(penalty,…).

Ø Nhện đỏ

– Nhện đỏ chích hút mô lá của cây làm cây bị mất màu xanh chuyển sáng màu vàng, sau cùng lá sẽ bị khô đi. Màu vàng của lá dễ nhìn thấy nhất là ở mặt dưới lá

– Biện pháp phòng trừ: Nhện đỏ rất khó trị vì rất nhỏ và thường sống ở gần gân lá, nơi thuốc trừ sâu rất khó tiếp xúc. Ngoài ra, nhện tạo lập quần thể rất nhanh và nhiều. Có thể sử dụng các loại thuốc trừ nhện (confidor + dầu khoáng …).

Ø Nấm bệnh, vàng lá

Triệu chứng

Là bệnh do các loại nấm ký sinh trên cây gây ra. Nấm bệnh tấn công các tế bào lá nên lam lá mất khả năng quang hợp và bị vàng đi dần cây sẽ bị chết.

Biện pháp quản lý

– Nguồn cây con sạch bệnh, cây giống không bị nhiễm nấm bệnh

– Nhổ triệt để cây bị bệnh nếu phát hiện, tiêu huỷ nơi xa.

– Không bón phân chuồng tươi, nước có mầm bệnh.

– Sử dụng các loại thuốc như Ridomil, daconil, mancozec… phun định kỳ để phòng bệnh.

Ø Chết rụt, thối thân

+ Triệu chứng và đặc điểm lây lan

Cây héo đột ngột, lá còn xanh, cây bị thối ngang thân

Là bệnh do vi khuẩn gây nên, vi khuẩn thích hợp trong điều kiện nhiệt độ 27°C, xâm nhập qua vết thương vào cây.

+ Biện pháp quản lý:

Nguồn cây con sach bệnh: Kỹ thuật làm vườn ươm phải đảm bảo hạt giống sạch bệnh, trồng trên đất vụ trước không bị bệnh hoặc không trồng cây họ cà.

– Nhổ triệt để cây bị bệnh nếu phát hiện, tiêu huỷ nơi xa.

– Đất ruộng chua có thể bón vôi bột (20kg/sào) khi làm đất.

– Không bón phân chuồng tươi, nguồn nước có mầm bệnh.

– Không để giống trên ruộng đã bị bệnh.

7. Thu hoạch, bảo quản.

* Thu hoạch

Cây Kim tuyến sau khi trồng từ 1 năm đến 16 tháng có thể thu hoạch tất cả các bộ phận cây. Đối với cây Kim tuyến khi thu hái nên thu hái vào buổi sang sớm là tốt nhất, khi bề mặt lá và thân đều khô ráo. Tuy nhiên để thu hoạch lan Kim tuyến được hiệu quả cao nhất ta nên thu hoạch khi cây đang có hoa, vào thời này trọng lượng cây đạt là cao nhất.

* Bảo quản

Cây kim tuyến có thân và lá chứa nhiều nước nên thu hoạch xong cần vận chuyển trong thời gian nhanh nhất (muộn nhất 24 giờ) tránh hao hụt chất lượng cây, mất nước.

Đối với cây Kim tuyến khi sử dụng có thể dùng dạng tươi hoặc khô, tuy nhiên hiện nay trên thị trường thường dùng sản phẩm tươi là chủ yếu vì vậy đối với mỗi cách ta cần chú ý một số điểm sau.

+ Đối với trường hợp dùng tươi: Sau khi thu hái ta chỉ rủ nhẹ thân cây để làm sạch một phần đất bám trên rể, không nên rữa vì khi vận chuyển xa có thể làm cho cây bị thối. Còn sử dụng ngay tại chổ ta tiến hành rửa sạch đất cát bám trên thân lá, hong cây nơi thoáng mát cho ráo nước rồi đưa vào sử dụng như ( Ngâm rựu, nấu nước uống, dùng rau.. .

+ Đối với trường hợp dùng khô: Sau khi thu hái ta tiến hành rửa sạch đất cát bám trên thân lá, hong cây nơi thoáng mát cho khô. Nếu ngày nắng ta có thể phôi khô còn ngày mưa ta có thể sấy khô. Có 2 cách sấy khô ( Sấy khô bằng máy sấy thông thường ở 50oc hoặc sấy lạnh) tuy nhiên cách sấy lạnh là tốt nhất vì cách sấy này ít làm mất giá trị dinh dưỡng của cây. Sau khi sấy khô ta cho vào bao Nilon và dùng máy hút chân không để hút hết không khí ra khỏi bì đựng Kim tuyến sau đó dập miệng. đối với phương pháp sấy khô ta bảo quản được sản phẩm đi xa và thời gian sử dụng lâu hơn.

LIÊN HỆ HỖ TRỢ KỸ THUẬT: 098.55.22.343 – 098787.2279 (KS.HUY)

Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Cây Lan Kim Tuyến (Lan Gấm) – Dân Chơi Lan

* Đặc điểm sinh thái

Chúng sinh sống trên các triền núi đá vôi, dọc theo khe suối, dưới các tán cây to trong rừng ẩm ở độ cao 500 – 1.600 m. Cây ưa độ ẩm cao và ưa bóng râm, kỵ ánh sáng, yêu cầu đất nhiều mùn, tơi xốp, thoáng khí.

* Phân bố

Cây được phát hiện tại Srilanka, Malaysia, Nhật Bản, Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Astralia và quần đảo Nam Thái Bình Dương. Ở Việt Nam cây được tìm thấy tại các tỉnh: Lào Cai, Tam đảo, Quảng Trị, Kon Tum, Gia Lai, Sơn La, Yên Bái, Hà Tĩnh.

2. Hướng dẫn kỹ thuật trồng lan Kim tuyến

2.1. Xử lý giá thể trồng lan Kim tuyến

+ Mụn dừa: phơi thật khô, trước khi trồng ngâm trong nước vôi loãng 6 -8 ngày, chú ý 2 ngày thay nước vôi 1 lần (thay 2-3 lần), lần cuối ngâm trong nước sạch. Khi trồng vớt xơ dừa ra đóng vào chậu/cốc hay trải thảm trực tiếp trên mặt đất.

+ Dớn vụn: ngâm trong nước sạch cho ngấm no nước rồi đóng vào chậu/ cốc trồng, ấn cho giá thể chặt vừa phải.

+ Đất trộn lẫn phân ủ hoai/ mùn cưa ủ hoai: Đất mục tơi xốp + phân ủ hoai, tỷ lệ 4 đất: 1 phân ủ hoai; Đất mục tơi xốp + phân ủ hoai + mùn cưa ủ hoai, tỷ lệ 3 đất: 1 phân ủ hoai : 1 mùn cưa ủ hoai.

Để đảm bảo cây con sau khi ra ngôi sinh trưởng và phát triển tốt, không bị nấm bệnh tấn công trước khi trồng nên xử lý giá thể và cây con qua thuốc trừ nấm (thuốc tím 0,1%, benlat, daconil, Ridolmil Gold…)

2.2. Tạo vùng tiểu khí hậu

– Ánh sáng: khoảng 50%-70% sử dụng lưới che hay bóng cây tuỳ điều kiện -Nhiệt độ: khoảng 20-30 độ C

– Độ ẩm : khoảng 70%-85%

– Thoáng gió : vườn lan phải được thông gió, gió giúp cho vườn lan giảm nhiệt độ, tránh được các mầm bệnh (do không khí liên tục được luân chuyển)…

Cách chăm sóc và bón phân cho lan Kim tuyến qua từng giai đoạn sau trồng

2.3. Quy trình trồng và chăm sóc cây Lan kim tuyến

+ Trồng  từng cây Lan Kim tuyến vào giá thể (nếu trồng trong chậu), trồng dưới tán rừng nên trồng từng cụm, mỗi cụm từ 3-5 cây, cự ly giữa các cụm là 0,5 x 0,5 m hoặc trồng từng cây với cự ly 25 x 30 cm. Chú ý dùng tay ấn chặt vừa phải phần giá thể xung quanh gốc cây, rễ cây chìm hẳn trong giá thể.

+ Dùng mảnh nilon trùm kín các chậu/ cốc lan trong 5 -7 ngày đầu, sau đó bỏ nilon ra.

+ Dùng lưới đen che kín phía trên nilon (nếu trồng ngoài trời)/ hoặc để ở nơi râm mát thì không cần che lưới đen. Chú ý không để cây trực tiếp ngoài nắng.  Ngày tưới 2 lần dạng phun sương (dùng bình phun sương tưới) đủ ẩm cho giá thể (không tưới quá đẫm gây thối rễ). Ngày mưa ẩm thì tưới 1 lần/ ngày hoặc 1 lần/2 ngày tùy thuộc độ ẩm của giá thể.

+ Định kỳ 2 – 3 tuần tưới phân 1 lần: dùng phân bón qua lá MD 101(7,5N:2P:0,3K) hoặc HVP (30N:10P:10K) hay bất kỳ loại phân bón qua lá dùng cho sẵn có (pha theo hướng dẫn rồi phun).

Hiện nay, do việc nuôi trồng các loài lan đã đi vào sản xuất công nghiệp, do đó rất nhiều cơ sở sản xuất đã pha sẵn các dung dịch dinh dưỡng để bón cho cây, trong đó chủ đạo gồm 3 nguyên tố chủ yếu N, P, K với các nguyên tố vi lượng bổ sung thích hợp. Phong lan sau khi được đưa ra khỏi chai cấy mô sẽ phát triển quả 4 giai đoạn với 4 chế độ dinh dưỡng khác nhau:

– Lan dưới 3 tháng tuổi, phân bón chủ yếu là đạm, còn lân và kali cũng dùng, nhưng rất loãng. Cụ thể Phong lan 2 tháng dùng 3 g đạm pha trong 10 lít nước và tưới mỗi tuần 1 lần… Phong lan 3 tháng, dùng 5 g đạm trong 10 lít nước và tưới 10 ngày 1 lần (có thể pha loãng bằng một nửa và tưới sát ngày hơn).

– Lan từ 4 tháng đến 10 tháng tuổi, dùng cả 3 loại nguyên tố, với công thức N = 3, P = 1, K : 1. cụ thể là: 10g N + 3g P + 3g K pha trong 10 lít nước và cứ 15 ngày tưới 1 lần (có thể pha loãng một nửa và tưới 1 tuần 1 lần).

– Lan từ 10 tháng đến 16 tháng tuổi, dùng cả 3 nguyên tố như nhau (N = 2, P = 2, K = 2) cụ thể là : 6g N + 6g P + 6g K, pha trong 10 lít nước, 15 ngày tưới 1 lần (có thể pha loãng một nửa và một tuần tưới một lần), kết hợp pha thêm nguyên tố vi lượng.

– Lan từ 16 tháng tuổi trở lên, cho đến khi ra hoa, dùng công thức N = 1, P = 2, K = 3. Cụ thể là 5g N, 10g P, 15g K pha chung trong 10 lít nước, nửa tháng tưới 1 lần (có thể pha loãng một nửa và tưới tuần 1 lần) dùng nhiều nguyên tố vi lượng hơn. Thời gian để tưới phân tốt nhất trong ngày hoặc vào buổi sáng sớm hay vào buổi chiều, không nên tưới vào buổi trưa. + Sau khi trồng 4-5 tuần, cây cứng cáp, có 4 -5 đốt thân thì có thể cắt phần ngọn (2-3 đốt) đem giâm thành cây mới (chú ý: phần ngọn đã có 1 -2 rễ khí sinh ở đốt thì hãy cắt giâm). Phần gốc chăm sóc bình thường để cho ra các chồi mới ở đốt phía dưới.

(Viện Nghiên cứu và phát triển Lâm nghiệp)

https://vuonlan.net/quy-trinh-trong-va-cham-soc-cay-lan-kim-tuyen/