Top 12 # Xem Nhiều Nhất Trồng Và Chăm Sóc Lan Hoàng Thảo Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Cách Trồng Và Chăm Sóc Dòng Lan Hoàng Thảo

* Chuẩn bị nhà trồng lan Hoàng Thảo

– Tùy theo điều kiện đầu tư và qui mô sản xuất để lựa chọn các phương án xây dựng nhà trồng hiện đại hay đơn giản cho thích hợp.

– Tuy nhiên, nhà trồng hoa lan Hoàng Thảo bắt buộc phải che được ánh sáng trực xạ bằng lưới cản quang, có các giá để chậu trồng lan.* Cây giống và chậu trồng hoa lan Hoàng Thảo

– Cây giống được nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào đã được chăm sóc trong vườn ươm 3 tháng tuổi (cây cao 10 – 12cm) bắt đầu có nhánh mới, khỏe mạnh.

– Chậu trồng bằng nhựa hoặc đất nung, có kích thước tùy theo nhu cầu của người trồng hoa lan.

– Trồng hoa lan Hoàng thảo có thể trồng quanh năm nếu chủ động được giống, nhà trồng được đầu tư hiện đại có các thiết bị điều khiển nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm theo yêu cầu.

* Điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm

Trồng hoa lan Hoàng Thảo cần chú ý rất nhiều tới nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm không khí.

– Vào mùa hè nhiệt độ trung bình từ 26.7 đến 32.2°c. Mùa đông ban đêm cần lạnh khoảng dưới 10°c mới ra hoa.

– Lan cần nhiều ánh sáng, nếu thiếu ánh sáng lan sẽ không ra hoa. Vào mùa đông lan cần có nhiều ánh nắng ban ngày, vì ánh nắng làm cho cây ấm áp hơn.

– Hoa lan Hoàng thảo ưa ẩm nên cần độ ẩm khoảng 80% vào mùa hè và 60% vào mùa đông.

* Kỹ thuật trồng hoa lan Hoàng thảo và cách chăm sóc

– Kỹ thuật trồng hoa lan Hoàng thảo bằng cách nhân giống chiết hay cấy mô. Dù trồng phương pháp nào thì cũng cần đảm bảo thành phần giá thể giàu dinh dưỡng. Sau khi chuẩn bị xong giá thể hãy trồng lan vào giữa chậu rồi dùng xơ dừa xếp xung quanh rễ giữa cho cây khỏi đổ. Tỷ lệ than củi và xơ dừa là 1:1 theo thể tích chậu.

– Sau đó cần che kín nylon xung quanh nhà trồng để tránh các đợt gió mùa đông bắc cho vườn lan bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau cần tăng cường thêm ánh sáng bằng các bóng đèn compac công suất 55 w/bóng với khoảng cách 2m/bóng, treo cách ngọn cây 1,2m.

– Thông thường mùa mưa bắt đầu từ cuối xuân cho đến đầu mùa thu. Và lúc này cây non bắt đầu mọc, nên tưới vừa phải tức là mỗi tuần một lần và tránh tưới vào ngọn cây lan vì nước đọng trong ngọn sẽ lam cho thối ngọn. Vào mùa hè khi cây mọc mạnh hãy tưới cho thật nhiều và thật đẫm. Khi cây đã hết lớn tưới thưa đi và gần như ngưng hẳn vào mùa đông. Tưới bằng nước sạch cho đảm bảo.

* Phòng trừ sâu bệnh cho hoa Hoàng Thảo

Trồng hoa lan Hoàng thảo cũng mắc một số bệnh hại cây và hoa như cháy lá, thối rễ, nấm, rệp…Thường xuyên ngắt bỏ lá vàng, lá bị bệnh đem tiêu hủy. Trường hợp bị nặng cần phải mua thuốc bảo vệ thực vật và pha tỉ lệ theo hướng dẫn để diệt bệnh.

Vật tư trồng Lan chuyên phân phối sỉ lẻ trên toàn quốc các dòng sản phẩm chuyên dùng cho phong Lan như: các loại giá thể, các loại phân bón, thuốc đặc trị bệnh…

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ hotline: 0975.828.312 để được tư vấn miễn phí.

Lan Hoàng Thảo_Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc

Hoàng thảo là một chi lớn của phong lan, bao gồm 1600 loài; đa dạng, phong phú về màu sắc hoa, hình dáng và phân bố ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới trong đó có Việt Nam. Các loài phong lan hoàng thảo luôn được đón nhận và tìm kiếm không chỉ bởi giá trị kinh tế, một trong số loài của hoàng thảo còn là thành phần thuốc quan trọng giúp chữa trị bệnh ở con người mà chúng còn có ý nghĩa nhân văn sâu sắc và giá trị thẩm mỹ cao.

1.Cách trồng

a, Lựa chọn giống

Không chỉ với phong lan hoàng thảo mà các loài lan khác khi người chơi lan muốn mua và tìm kiếm lan về trồng thì việc chọn giống cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định cây có khỏe mạnh, phát triển tốt hay không. Nên lựa chọn những cây lan thân to, mập; Rễ, thân và lá không bị dập nát hay bị côn trùng ăn mòn; Các giả hành không bị chết hay teo tóp.

b, Chuẩn bị nhà trồng lan

Với những gia đình, cá nhân nào trồng ít thì chúng ta có thể treo lan ở ban công hoặc ngoài hiên có mái che và ngược lại nếu trồng nhiều thì cần làm nhà cho lan. Thiết kế mái cao, thông thoáng, xung quanh có lưới che, các cột trụ bê tông và giàn treo bằng thanh sắc chắc chắn, sắp xếp khoảng cách hợp lý. Với việc làm này nhằm tạo khí hậu thích hợp cho lan hoàng thảo sinh trưởng, tránh ánh sáng mặt trời hay mưa hắt trực tiếp vào cây khiến cây bị chết, tránh các loại côn trùng gây hại. Và đặc biệt những giò lan được treo ngay ngắn, có lối tạo sự thẩm mỹ cao cho khu vườn và việc chăm sóc cũng trở nên dễ dàng hơn.

c, Chuẩn bị các vật dụng trồng lan

Để công việc trồng lan hoàng thảo nhanh chóng và dễ dàng chúng ta cần chuẩn bị các vật dụng như: kéo, dao, bay, giá đỡ, chậu trồng lan, sàng, chậu hoặc xô đựng nước, dây sắt nhỏ, bình phun nước dạng sương, các giá thể (Xơ dừa, dớn, rêu, khúc gỗ,…. Tùy thuộc vào sở thích của mỗi người trồng mà giá thể được lựa chọn khác nhau).

d, Lựa chọn thời điểm trồng lan

Các loài phong lan hoàng thảo như: Lan Phi điệp, Lan hạc vỹ, lan long tu, lan đùi gà, lan vảy rồng, thập hoa, …. Đều rất dễ nuôi trồng và chúng ta có thể trồng các loài lan này quanh năm nếu như có sẵn giống và có các thiết điều khiển được nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm theo yêu cầu của mỗi loại lan.

e, Phương pháp và kỹ thuật trồng hoa lan hoàng thảo

Chúng ta có thể trồng loại lan này bằng cách nhân giống chiết hay cấy mô. Dù là phương pháp trồng nào thì người trồng phải đảm bảo rằng vi khuẩn sẽ không xâm nhập vào các vết cắt hay mô khiến lan bị teo tóp hoặc bị chết và các giá thể trồng lan phải giàu dinh dưỡng.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các vật dụng, giá thể chúng ta tiến hành trồng lan vào giữa chậu, dùng các giá thể xếp xung quanh giúp giữ cho cây không bị đổ tỉ lệ 1:1 theo thể tích chậu.

2. Chăm sóc

a, Tưới nước cho lan

Cuối mùa xuân và đầu mùa thu thường là thời điểm cây non sẽ mọc, nên chú ý lượng nước tưới vừa phải từ 1 – 2 lần/tuần, tránh tưới vào ngọn lan vì nước đọng lại trên ngọn và những bẹ lá sẽ khiến cho cây bị thối. Vào mùa hè khi cây đang trong mùa tăng trưởng và nhiệt độ nóng cần tưới nước cho lan hoàng thảo nhiều hơn 2 – 3 lần/ tuần. Và mức độ tưới giảm dần hoặc ngưng khi cây đang trong giai đoạn chuẩn bị ra hoa. Lưu ý, không xối nước quá mạnh vào chậu lan sẽ dễ khiến cho lá lan bị dập nát, khiến cho vi khuẩn xâm nhập làm hại cây.

b, Phun thuốc phòng trừ bệnh

Cũng giống như những loài lan khác các loài phong lan thuộc chi lan hoàng thảo thường mắc phải một số bệnh như: Cháy lá, thối rễ, nấm, rệp,… Định kỳ 1 lần/tháng người trồng cần phun thuốc cho cây, trường hợp cây bị bệnh nặng thì cần phun 1 lần/tuần cho đến khi cây khỏi hẳn. Và tỉ lệ pha thuốc với nước phải theo chỉ định của từng loại thuốc, theo từng loại bệnh, như vậy, mới mang lại hiệu quả cao.

Ngòai ra, người trồng cũng cần lưu tâm đến nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm theo từng ngày, từng khoảng thời gian để điều chỉnh trong nhà trồng lan hoàng thảo hoặc có các biện pháp phù hợp giúp lan có thể sinh sống tốt.

Để biết thêm các kiến thức, kinh nghiệm về hoa lan, mời bạn tham khảo trên chúng tôi là trang chia sẻ kiến thức về hoa lan, kinh nghiệm về chơi lan, về trồng lan tại Việt Nam và các nước trên thế giới. Ngoài ra đây còn là trang giới thiệu đến quý khách hàng các giống lan được Trung tâm nông nghiệp Công nghệ cao tại Trường HVNNVN bảo tồn và lai tạo. Chúng tôi luôn mong muốn được sự giúp sức và hợp tác của các bạn để kết nối cộng đồng những người yêu thích hoa Lan./.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan Hoàng Thảo Chuỗi Ngọc

Hoàng thảo chuỗi ngọc, lan chuỗi ngọc có thân đứng, giả hành thắt đốt như những chuỗi ngọc nên gọi là hoàng thảo chuỗi ngọc. Hoa mọc ở các đốt mọc từ các đốt của thân, hoa to nở vào mùa Xuân.

Hoàng thảo Chuỗi ngọc

Đồng danh: Callista findlayana (Parish & Rchb. f.) Kuntze 1891. Tên Việt: Hoàng thảo chuỗi ngọc, Hoàng thảo đùi gà, Hoàng thảo gióng trúc. Mô tả: Phong lan lớn, thân 6-8 đốt phình ra như gióng trúc dài 40-50 cm, lá rụng vào mùa Thu. Hoa 1-3 chiếc, to 7-8 cm, mọc từ các đốt gần ngọn, nở vào Đông-Xuân, thơm và lâu tàn. Giống hoa có đốm đen ở trong họng là biệt dạng Den. findlayanum var. occulatum. Nơi mọc: Điện Biên, Sơn La, Sa Thầy, Kon Tum, Lào

Điều kiện nuôi trồng: Trồng nơi có nắng sáng hay chiều W = warm nóng từ 60-90°F hay 15.6-32.2°C I = intermediate vừa từ 50-80°F hay 10-26.7°C -Ẩm độ: 50-70%. Thích hợp trồng trên cành cây hay mảnh gỗ.

Đặc điểm hình thái của lan chuỗi ngọc

Lan chuỗi ngọc là loại cây thân thảo có chiều cao trung bình khoảng 50cm. Thân tuy là dạng thân thảo nhưng khá cứng và mập. Đặc điểm nổi bật của loại cây này chính là hình dạng thân khá lạ có nhiều đốt phình to ra nhìn xa trông rất giống một chuỗi ngọc xanh đẹp mắt.

Hoa lan chuỗi ngọc khá đẹp thường mọc ra ở đốt của thân. Khi nở từng cánh bung tỏa ra với nhiều màu sắc khác nhau cùng hương thơm ngào ngạt khiến ai nhìn ngắm cũng bị mê mẩn bởi vẻ đẹp của từng bông hoa. Màu sắc hoa có một vài loại khác nhau. Có loại có màu trắng pha tím môi có màu nâu, có loại màu trắng pha vàng khá đẹp.

Không chỉ đẹp mà loài hoa lan này còn được ưa chuộng vì chúng được coi như là biểu tượng của sự giàu có và tình yêu hoàn mĩ. Nhiều đám cưới đã chọn lựa loại hoa này làm hoa cưới cũng vì lẽ đó.

Cách trồng và chăm sóc hoa lan chuỗi ngọc

Thời vụ trồng

Lan chuỗi ngọc có thể trồng quanh năm tuy nhiên thời điểm thích hợp nhất là vào mùa xuân. Thời điểm điểm này trồng sau khi cây phát triển ổn định khi mùa đông đến sẽ có thể chống chịu được rét và cho hoa nở vào đúng dịp tết Nguyên Đán.

Kĩ thuật trồng

Bạn tiến hành ngâm hạt giống mua ở cửa hàng trong nước ấm khoảng 30 độ trong khoảng nửa ngày cho hạt nở to.

Chuẩn bị giấy ăn hoặc khăn ẩm lấy hạt giống đã ngâm và cuộn lại trong khăn ẩm để nơi thoáng mát. Hàng ngày nhớ kiểm tra và bổ sung thêm nước để cho hạt nảy mầm. Sau khoảng 15 ngày hạt sẽ nảy mầm thành cây con.

Sau khi đã nảy mầm bạn tiến hành lấy 3 viên nén kích thích ngâm vào nước rồi tiến hành đặt hạt giống đã nứt mầm và gieo thành cây con.

Sử dụng đất trồng cần phải là loại đất có nhiều chất dinh dưỡng và đặc biệt phải thật tơi xốp sẽ giúp rễ của cây được phát triển tốt. Nên nhớ rằng từ lúc cây phát triển cho đến lúc cây ra hoa sẽ mất khoảng 12 tháng. Chậu trồng nên bỏ thêm một vài cục than củi vào đáy chậu và có thể sử dụng xơ dừa để xếp xung quanh rễ giữa cho cây khỏi đổ. Tỷ lệ than củi và xơ dừa là khoảng 1:1 theo thể tích chậu.

Điều kiện ánh sáng

Lan chuỗi ngọc Điện Biên có yêu cầu ánh sáng khá cao. Nếu thiếu sáng lan sẽ không ra hoa. Khi được chiếu ánh sáng ban ngày cây sẽ phát triển mạnh và hoa nở to và đẹp hơn.

Điều kiện độ ẩm

Lan chuỗi ngọc có yêu cầu độ ẩm khá cao khoảng 80%. Vào mùa hè chúng cần có độ ẩm khoảng 60%. Những cây mọc ở nơi có độ ẩm cao thường mọc cao hơn và tán lá to và đẹp hơn cây trồng ở những nơi có độ ẩm thấp.

Chế độ tưới nước cho cây lan chuỗi ngọc

Định kì nên tưới nước cho lan một lần một tuần. Mùa hè có thể tăng lên 2 lần một tuần. Khi tưới chú ý không nên tưới nước vào ngọn cây sẽ khiến cho cây bị thối ngọn. Khi cây phát triển hết cỡ thì tưới nước thưa dần và gần như ngưng hẳn vào mùa đông.

Bón phân cho cây

Để lan ra hoa đều và đẹp đòi hỏi bạn cần phải bón phân định kì cho cây. Khi bón nên sử dụng ½ thìa cà phê cùng với 4 lít nước hòa vào nhau và tưới cho cây. Nên bón phân vào thời điểm cây non đang phát triển mạnh . Loại phân phù hợp nên là loại phân 3-10-10 và thời điểm bón nen tập trung vào đầu mùa xuân- hè. Bón bằng phân chuồng nên bón thật loãng và không bón vào mùa thu vì phân này nhiều chất đạm (Nitrogen).

Không chỉ là loại lan đẹp độc đáo mà lan chuỗi ngọc còn mang nhiều ý nghĩa may mắn và tài lộc nên được ưu ái chọn trồng trong vườn nhà. Trên đây là những kiến thức về loài lan độc đáo này cho bạn tham khảo. Hy vọng bạn sẽ trồng được những chậu lan chuỗi ngọc đẹp.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoàng Thảo Kèn

Hoàng Thảo Kèn tên khoa học là Dendrobium Lituiflorum. Hoàng Thảo Kèn là một trong những loại lan tuyệt đẹp và quý hiếm. Cần có biện pháp bảo vệ và lời khuyên với người mới chơi lan là không nên trồng loại này, hãy để chúng nở hoa ở trên rừng trong môi trường tự nhiên của nó.

Hoàng thảo kèn hiện cũng được liệt kê vào 1 loại lan rừng thuộc loại “khó thuần” nên khi trồng và chăm sóc, chúng ta cần chú ý hơn để không bị bỏ học phí cao vì đây cũng là một trong những loại lan thuộc hàng đắt tiền hơn nhiều loại lan rừng khác.

Do tác giả bài viết này là người miền Bắc (tỉnh Cao Bằng) nên xin đưa ra những kinh nghiệm của cách trồng này áp dụng đối với khí hậu miền bắc có mùa đông với thời tiết giá lạnh, còn bác nào ở miền nam thì có thể áp dụng phương pháp cắt nước giống như phi điệp.

Thời gian trồng tốt nhất trong năm từ Tháng Hai đến khoảng tháng 4 dương lịch (có thể muộn hơn tùy thời tiết từng năm).

Cây mới lấy về cắt sạch rễ già (các bác đừng xót vì bộ phận hút nước của rễ già đã hỏng khi lột chúng khỏi giá thể khi cây đang mọc trong rừng, hoặc từ nơi khác… chỉ có đầu rễ mới làm chức năng sinh trưởng và phát triển hệ thống hấp thụ thức ăn và nước mà đầu rễ thì mất rồi nên chính cái rễ đó là nơi tích nước gây thối thân mẹ

Có thể dùng cồn 90 độ phun vào các vết cắt, bác nào có nước vôi thì nhúng nước vôi trong rồi treo ngược vài ngày cho quen môi trường rồi mới phun sương ẩm.

Cách chọn giá thể: Theo tôi thì bác nào mới tập chơi thì nên ghép chậu cho chắc ăn, còn bác nào có kinh nghiệm kha khá rồi có thể ghép gỗ vì ghép gỗ thường đạt độ thẩm mỹ cao hơn.

Quá trình ghép: Ghép cho thân hướng lên trên trời (theo tôi thì nó đạt độ thẩm mỹ cao hơn) trừ trường hợp thân quá dài và nặng thì phải ghép ngược thòng xuống như phi điệp và long tu hay hạc vỹ. Cố định gốc sao cho không bị di chuyển khi rung lắc giá thể. Nên treo cao nơi thoáng gió tránh nắng trực tiếp (chịu nắng kém hơn phi điệp). Khi ghép vào gỗ cần chú ý không ghép gốc vào các chỗ hốc lõm vì chúng sẽ tích nước làm thối gốc cây non.

Khi lan mới đem ở rừng về (hoặc nếu mua trên mạng thì sau khi nhận hàng) mà đang có nụ thì các bác chưa vội ghép, hãy cứ treo ngược lên khoảng 2 ngày, không tưới nước, không bón phân. Sau đó cắt rễ cách gốc khoảng 1cm đến 2cm rồi mới đem ghép. Nếu thời tiết khô ráo thì 1 tuần tưới nước (phun sương ẩm) khoảng 2 lần cho ẩm gốc, nếu thời tiết ẩm như những hôm trời mưa thì thôi.

Sau khi cây đã ra hoa, chúng ta hãy chụp ảnh hay quay phim (nếu cần) rồi sau đó cắt hết hoa đê cây tập trung dinh dưỡng nuôi mầm gốc và thân mẹ sẽ khỏe hơn. (Việc này chỉ thực hiện khi cây chưa ra rễ)

Các tưới nước: Các bác cứ tuân thủ quy tắc là giữa 2 lần tưới nước là phải để cho nó thật khô ráo, cộng thêm số lần tưới nước theo mùa, theo thời tiết (như đã nói ở trên) thì là tốt nhất. Nguyên tắc khi tưới nước là không được để gốc ướt quá 6 tiếng, cần chú ý treo chỗ thoáng gió để giúp gốc cây đảm bảo yếu tố này.

Phân: Mùa tăng trưởng phát triển của lan là sau mùa hoa, chồi non bắt đầu mọc từ gốc lên, lúc này dùng phân bón NPK 30-10-10 hoặc dùng phân cân đối có NPK 20-20-20 hàng tuần, pha loãng hơn liều lượng một chút để phun, thỉnh thoảng bổ sung thêm B1.

Phòng ngừa sâu bệnh: Vào mùa hè hay bị nhiễm một số bệnh như thắt gốc, thối nón, đốm lá, vàng lá, thối nhũn do mùa này thời tiết oi bức, mưa nắng thất thường. Mùa mưa nên phun Ridomil pha loãng bằng 1/2 liều chỉ định và phun 1 tháng 2 lần. THường bệnh phát sinh nhiều vào mùa mưa từ tháng 5 cho đến tháng 9, mưa rào nắng lửa, khí hậu oi bức cây hay bị thắt gốc, thối ngọn

Trời vừa mưa to lan vừa bị ướt sũng mà lại nắng gắt luôn thì cây lan không thể thích nghi kịp thời nên phải để lan ra chỗ thoáng gió, gió lùa mạnh, và tránh ánh nắng trực tiếp.

Vào mùa lạnh là giai đoạn để lan nghỉ ngơi nên chỉ khi thấy cây bị teo , héo thì mới tưới nước. Đến đầu thời kỳ lập xuân (cuối tiết đại hàn đầu tiết lập xuân) thì bón thêm phân kích hoa 10-30-10 đến khi cây nhú nụ thì thôi.

Tuy nhiên thì cái này là tùy chọn cho các bác, nếu quá trình chăm sóc cây tốt thì tôi nghĩ cũng chả cần thuốc kích hoa thì cây cũng vẫn cứ ra hoa bình thường.

Hoàng Thảo Kèn tên khoa học là Dendrobium Lituiflorum. Phong lan biểu sinh trong rừng lá rộng trên thân cây ở độ cao khoảng 300-1600m, phát triển trong nhiệt độ mát đến ấm nóng, loài Kèn còn có khả năng chịu lạnh xuống đến 1,2ºC. Chúng cần ánh sáng trung bình, ko ưa nắng trực tiếp. Do đặc điểm này nên khi trồng ở đồng bằng với điều kiện khí hậu quá nóng và nhiều nắng cây sẽ khó tích nghi, thường thì sau khi chơi hoa xong cây ra rất nhiều cây con ở gốc và rễ ra nhiều nhưng rồi sau đó lại chết. Hoàng thảo Kèn là loài hoa đẹp thơm và quý nhưng thực sự ở đồng bằng rất khó chăm sóc, phải những người thực sự am hiểu thực sự đam mê thì mới có thể thành công. Theo thống kê thì những người am hiểu sẽ trồng ở trên cao, đôi khi là các tầng cao của tòa nhà nơi thoáng gió và đã xử lý không để nắng chiếu trực tiếp, trồng ở dưới thấp không thoáng gió tỷ lệ chết cao hơn.

Theo Hoalancaobang và netdeplanrung