Top 6 # Xem Nhiều Nhất Trồng Và Chăm Sóc Lan Hỏa Hoàng Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Chăm Sóc Lan Hỏa Hoàng Cam

Trong vũ trụ bao la, rộng lớn kia có biết bao nhiêu loài hoa vươn mình ra đua nhau khoe sắc thắm, mỗi loài có vẻ đẹp và đặc điểm riêng. Trong số đó có lẽ hoa hồng và phong lan là 2 loài có họ hàng giống nòi đông đúc nhất. Đặc biệt là hoa phong lan, có vẻ đẹp nhẹ nhàng thanh khiết, cao sang quý phái. Trong số các giống hoa lan thì không thể không kể đến lan hỏa hoàng cam. Hỏa hoàng cam có màu sắc nổi bật  quyến rũ ánh nhìn của mọi người, tạo cho người thưởng thức hoa có cảm giác vui tươi, hân hoan như ngày tỏa nắng. Do đó mà có không ít người muốn sở hữu giống hoa này và cũng muốn nhân giống nữa, vậy thì phương pháp chăm sóc lan hỏa hoàng cam như thế nào?  mời các bạn cùng theo dõi tiếp bài dưới đây.

Sở dĩ giống hoa này có tên gọi là hỏa hoàng cam cũng bởi do đặc điểm của hoa mọc thành từng chùm có màu cam nổi bật giữa màu lá xanh mướt, trông giống như những ngọn đuốc. Hoa nhỏ thường là có 5 cánh,  chủ yếu nở hoa vào các tháng 3- 4, hoa lại rất lâu tàn ( 1- 2 tuần). Để trồng được giống hoa này cho hoa đẹp, cây khỏe mạnh thì các bạn chú ý đến phương pháp chăm sóc lan hỏa hoàng cam đượcchia sẻ dưới đây.

Cách chăm sóc lan hỏa hoàng cam

1. Chậu trồng

– Không quá khó để trồng hỏa hoàng cam, có thể trồng trong chậu gỗ, chậu đất nung hay trên thân cây gỗ như trông vanda.

– Hỏa hoàng cam là cây ưa nhiệt nên trồng ở những nơi ấm áp, có ánh sáng tốt, độ ẩm cao, lưu thông không khí tốt trong suốt cả năm. Cây sẽ phát triển tốt ở những môi trường trong lành, đặt cây tránh xa bếp lửa, và tránh xa môi trường có nhiều khói bụi.

2. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm

– Hỏa hoàng cam là cây ưa nhiệt nên trồng ở những nơi ấm áp, có ánh sáng tốt, độ ẩm cao, lưu thông không khí tốt trong suốt cả năm. Cây sẽ phát triển tốt ở những môi trường trong lành, đặt cây tránh xa bếp lửa, và tránh xa môi trường có nhiều khói bụi.

3. Nước tưới và phân bón

– Nếu như cây được tưới nước và bón phân đầy đủ, hợp lý thì sẽ sinh trưởng và phát triển tốt

– Thường tưới nước và bón phân cho cây vào khoảng thời gian từ tháng 5 – 11.

– Nên tưới nhiều lần trong ngày, mỗi lần tưới chỉ nên tưới vừa ướt đất, không nên tưới thấm đẫm nước. Vào mùa khô (tháng 12 – 2) thì tưới nước giảm đi hoặc ngừng hẳn để cây đi vào thời kỹ tượng hoa, cây sẽ ra hoa vào khoảng tháng 2 – 4. Thời kỳ này lá nhăn nheo và teo lại, chồi ngọn chậm phát triển nên có nhiều người tưởng là cây sắp chết nên tưới nước trở lại, tuy nhiên điều này là không nên vì không tốt cho quá trình ra hoa, cứ để giai đoạn này cây càng chịu cảnh khốc liệt thì hoa ra càng mãnh liệt vì đây là giai đoạn nghỉ của cây. để cây chịu cảnh khốc liệt khoảng 1 tháng thì bắt đầu tưới nước trở lại, cây sẽ bắt đầu hồi phục, chồi non sẽ phát triển cho tới khi ra hoa đồng bộ. Nếu một chậu trồng nhiều cây hoa thì khi ra hoa nhìn sẽ như một đốm lửa lớn thắp sáng cả một gian nhà.

– Phân bón

+ Sau khi cây hết hoa cho tới 8 tháng sau thì bón phân NPK+TE: 20-20-20+TE 7 – 15 ngày phun 1 lần.

+ Để kích thích quá trình phân hóa tạo mầm hoa thì từ tháng 1 âm lịch thì thay phân NPK+TE: 20-20-20+TE sang 6-30-30+Te hoặc 6-32-32+Te (loại này của Thái Lan) hoặc Siêu Lân 10-60-10+Te, 5 – 7 ngày thì phun 1 lần và phun 5 – 8 lần.

+ Khi cây bắt đầu nhú nụ thì chỉ phun phân vào gốc, tránh phun vào nụ. Khi cây nở hoa thì rừng hẳn không phun nữa. Nên nhớ khi phun phân thì nên phun vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, lúc nhiệt độ chưa đến 30 độ C.

+ Nếu là ở trồng lan ở miến bắc có mùa hè hoặc ở sứ nóng thì nên phun vào tầm 6 – 7h sáng, khi phun song đến tầm 10h sáng thì tưới đẫm nước để rửa phân, chánh  trường hợp phân bị axít hóa làm cháy tế bào lá. Nếu vào buổi chiều thì phun lúc 16h. tưới nhẹ nước vào cây lan để rửa cây trước khi phun phân, lượng nước rửa chỉ bằng 1/5 so với lượng nước tưới bình thường, đợi 30 phút để cây ráo nước thì phun phân.

+ Sau mỗi trận mưa dầm hoặc tới đẫm nước thì không phun phân, điều đó không tốt cho cây.

+ có thể pha chung 1 – 3 loại phân với nhau nhưng tuyệt đối không pha chung với thuốc diệt sâu bệnh vì làm giảm hiệu quả hiệu cho tất cả.

+ Nếu bạn không có nhiều thời gian cho việc  chăm sóc cây thì bạn có thể gắn phân tan chậm vào gốc cây, quấn phân vào gốc cây sao cho khi tưới nước, phân chảy xuống, rễ cây nhận được nhiều nhất. Nếu gắn phân tan chậm vào gốc cây thì không cần phun thêm phân NPK nữa.

+ Kể cả là phân bón lá thì khi phun thì phun ướt đẫm vào giá thể và bộ rễ rồi mới phun lên mặt lá ướt đẫm.

4. Phòng trừ sâu bệnh

– Các loại sâu: Lan hỏa hoàng thường mắc một số loại sâu hại như, rệp, rầy, kiến và nhện đỏ, để phòng trừ các loại sâu này thì các bạn có thể dùng Movento pha cùng Pesieu phun định kỳ mỗi tháng 1 lần vào mùa mưa, và tháng 2 lần vào mùa khô.

– Để phòng bệnh nấm cho lan hỏa hoàng thì có thể phun thuốc trị nấm và khuẩn Agrifos 400, cứ nửa tháng phun 1 lần.

– Nano bạc cũng nửa tháng phun 1 lần đan xen với Agrifos 400 (phun Nano bạc được 1 tuần thì phun Agrifos 400)

– Để phòng bệnh thán thư cũng như tăng sức đề kháng cho lan, tăng khả năng chịu rét, tăng độ mướt cho lá thì phun Nano đồng, một tháng phun 1 đến 2 lần.

– Để trị bệnh nhanh và hiệu quả thì phun thuốc trị khuẩn như Kasumin, Starner, Poner, và các thuốc trị nấm như Antracol, Metalaxyl, Aliette, hoặc TopsinM, Daconil…

Bí Quyết Trồng Và Chăm Sóc Lan Bạch Hỏa Hoàng

Trong số những loài lan hiếm ở nước ta hiện nay thì lan bạch hỏa hoàng là một trong những loại lan đẹp và lạ nhất hiện nay. Không chỉ có hình dáng nhỏ nhắn xinh xắn mà hoa của chúng có màu sắc độc đáo khiến ai nhìn ngắm cũng dều bị mê mẩn trước vẻ đẹp của chúng.

Lan bạch hỏa hoàng hay còn có nhiều tên gọi khác nhau như hoàng thảo đốm đỏ hay thạch hộc lùn, tiểu mĩ thạch hộc vv. Loài lan này là giống lan quý hiếm đã được ghi vào sách đỏ Việt Nam năm 1996 cần được bảo tồn. Trên thế giới chúng được tìm thấy ở một số nước Châu Á như Thái Lan, Trung Quốc, Dãy Himalaya và thường xuất hiện ở độ cao từ 700-2100 m so với mực nước biển. Tại Việt Nam bạch hỏa hoàng thường phân bố ở các tỉnh như Kon Tum, Lâm Đồng.

Đặc điểm hình thái của bạch hỏa hoàng

Lan bạch hỏa hoàng thuộc loại lan phụ sinh bám trên cây gỗ hoặc giá thể. Chiều cao thân dài khoảng 3-6cm là đã có thể cho ra hoa. Lá của loại lan này khá dày và cứng. Chiều dài lá khoảng 10cm màu xanh đậm hơi cong xếp khít vào nhau tạo thành 2 hàng dọc thân. Bên trong lòng phiến lá cong lõm vào hình chữ V.

Điểm độc đáo làm lên tên tuổi của loại lan này chính là vẻ đẹp của những bông hoa khi nở. Hoa bạch hỏa hoàng mọc vươn cao khoảng 10cm. Hoa thường mọc ra ở phần nách lá. Hoa có kích thước nhỏ khoảng 2,5-4,5cm có màu trắng và môi đỏi sóng giữ môi có gợn. Hoa thường nở vào khoảng tháng 2-3 hàng năm mỗi khi nở cho hương thơm nhẹ và giữ được khoảng 1 tháng mới tàn.

Giá trị của bạch hỏa hoàng

Không chỉ là loài hoa đẹp và quý nổi tiếng được giới chơi Lan ưa chuộng. Loài lan bạch hỏa hoàng này còn được cho là một trong những bài thuốc chữa được một số bệnh như nhiệt thương tổn đến tân dịch, miệng khô, mắt nhìn kém và đau dạ dày khá tốt.

Cách trồng và chăm sóc hoa bạch hỏa hoàng

Loại cây này thường phân bố ở miền nam nhiều hơn miền bắc. Nhất là vùng đồng bằng tây nguyên vì ở đó khí hậu khô và ấm nên rất thích hợp cho bạch hỏa hoàng phát triển.

Giá thể trồng

Lan bạch hỏa hoàng có thể trồng trong chậu, giỏ gỗ hoặc có thể ghép trên giá thể gỗ lũa đều được. Loại lan này có cách trồng khá giống như lan Vanda có thể trồng được trong chậu đất nung đục lỗ có xếp than hoa được.

Yêu cầu ánh sáng

Lan bạch hỏa hoàng có yêu cầu chế độ ánh sáng khá cao khoảng 60%. Khi quyết định trồng loại lan này bạn nên đặt ở nơi thoáng gió và có ánh sáng dồi dào để cây được phát triển tốt nhất.

Chế độ tưới nước cho cây

Lan bạch hỏa hoàng có yêu cầu lượng nước ở mức trung bình. Mùa mưa nên tăng lượng nước tưới cho cây vào khoảng tháng 5 đến tháng 11. Mùa đông bạn giảm lượng nước tưới cho đến lúc ngừng để cây đi vào thời kì tượng hoa. Đến khoảng tháng 2 hoa sẽ bắt đầu nở lúc này bạn mới tưới nước trở lại.

Chế độ bón phân cho cây

Để cây được xanh tốt và ra nhiều hoa bạn nên bón thêm phân bón cho cây. Chế độ bón phân cho cây tương tự như chế độ tưới nước. Một năm bón phân cho cây chia làm 3 lần mỗi lần cách nhau khoảng 3 tháng. Phân nên là loại phân hữu cơ ủ hoai mục phối trộn thêm phân vi lượng để bón cho cây. Ngoài ra bạn có thể hòa với nước để phun đều lên trên cây.

Chú ý: Tuy là loại cây ưa ẩm và có nhu cầu nước cao tuy nhiên cần phải tưới một cách có kĩ thuật. Nếu như tưới nước và bón phân quanh năm thì cây sẽ rất xanh tốt và mập nhưng lại không ra hoa. Khi cây ngừng tưới trong mùa khô mà cây vàng và rụng lá thì phải chuyển chúng vào nơi mát mẻ nếu không chúng sẽ kiệt sức mà chết.

Hướng Dẫn Trồng Và Chăm Sóc Phong Lan Bạch Hỏa Hoàng Đẹp

Lan bạch hỏa hoàng hay còn có nhiều tên gọi khác nhau như hoàng thảo đốm đỏ hay thạch hộc lùn, tiểu mĩ thạch hộc vv. Loài lan này là giống lan quý hiếm đã được ghi vào sách đỏ Việt Nam năm 1996 cần được bảo tồn. Trên thế giới chúng được tìm thấy ở một số nước Châu Á như Thái Lan, Trung Quốc, Dãy Himalaya và thường xuất hiện ở độ cao từ 700-2100 m so với mực nước biển. Tại Việt Nam bạch hỏa hoàng thường phân bố ở các tỉnh như Kon Tum, Lâm Đồng.

Đặc điểm hình thái của bạch hỏa hoàng

Lan bạch hỏa hoàng thuộc loại lan phụ sinh bám trên cây gỗ hoặc giá thể. Chiều cao thân dài khoảng 3-6cm là đã có thể cho ra hoa. Lá của loại lan này khá dày và cứng. Chiều dài lá khoảng 10cm màu xanh đậm hơi cong xếp khít vào nhau tạo thành 2 hàng dọc thân. Bên trong lòng phiến lá cong lõm vào hình chữ V.

Điểm độc đáo làm lên tên tuổi của loại lan này chính là vẻ đẹp của những bông hoa khi nở. Hoa bạch hỏa hoàng mọc vươn cao khoảng 10cm. Hoa thường mọc ra ở phần nách lá. Hoa có kích thước nhỏ khoảng 2,5-4,5cm có màu trắng và môi đỏi sóng giữ môi có gợn. Hoa thường nở vào khoảng tháng 2-3 hàng năm mỗi khi nở cho hương thơm nhẹ và giữ được khoảng 1 tháng mới tàn.

Giá trị của bạch hỏa hoàng

Không chỉ là loài lan Vanda có thể trồng được trong chậu đất nung đục lỗ có xếp than hoa được.

Yêu cầu ánh sáng

Lan bạch hỏa hoàng có yêu cầu chế độ ánh sáng khá cao khoảng 60%. Khi quyết định trồng loại lan này bạn nên đặt ở nơi thoáng gió và có ánh sáng dồi dào để cây được phát triển tốt nhất.

Chế độ tưới nước cho cây

Lan bạch hỏa hoàng có yêu cầu lượng nước ở mức trung bình. Mùa mưa nên tăng lượng nước tưới cho cây vào khoảng tháng 5 đến tháng 11. Mùa đông bạn giảm lượng nước tưới cho đến lúc ngừng để cây đi vào thời kì tượng hoa. Đến khoảng tháng 2 hoa sẽ bắt đầu nở lúc này bạn mới tưới nước trở lại.

Chế độ bón phân cho cây

Để cây được xanh tốt và ra nhiều hoa bạn nên bón thêm phân bón cho cây. Chế độ bón phân cho cây tương tự như chế độ tưới nước. Một năm bón phân cho cây chia làm 3 lần mỗi lần cách nhau khoảng 3 tháng. Phân nên là loại phân hữu cơ ủ hoai mục phối trộn thêm phân vi lượng để bón cho cây. Ngoài ra bạn có thể hòa với nước để phun đều lên trên cây.

Chú ý: Tuy là loại cây ưa ẩm và có nhu cầu nước cao tuy nhiên cần phải tưới một cách có kĩ thuật. Nếu như tưới nước và bón phân quanh năm thì cây sẽ rất xanh tốt và mập nhưng lại không ra hoa. Khi cây ngừng tưới trong mùa khô mà cây vàng và rụng lá thì phải chuyển chúng vào nơi mát mẻ nếu không chúng sẽ kiệt sức mà chết.

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lan Hỏa Hoàng Đẹp Nhất

Lan Hỏa Hoàng chính là tên gọi chung của hai giống lan có tên khoa học là: – Ascocentrum miniatum: cánh nhỏ hẹp dài, giữa các cánh hoa có khe hở, màu cam sáng có xu hướng vàng đôi khi có sọc trên cánh hoa, lưỡi hoa từ hơi cong tới cong quặp vào trong. – Ascocentrum garayi: cánh tròn, các cánh xếp khít, cánh hoa có hình chiếc lá, màu cam đậm hơn và lưỡi thẳng.

Ở Việt Nam có 5 loài Hỏa hoàng – Ascocentrum. Tất cả đều nở hoa vào mùa từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm. Chúng đều là những loài lan ưa nắng, thoáng, thường mọc ở những cây cao, ở những cành thoáng. Bởi vậy khi mang về vườn, thường sẽ chết nếu trồng trong chậu nhiều giá thể, ẩm ướt và thấp. Vậy nên cách trồng Lan Hỏa Hoàng thường là cột vào giò, treo cao ở nơi nhiều nắng và gió.

Các loài Hỏa Hoàng nhìn phân biệt bằng mắt thường rất khác nhau, trừ 2 loài là Hỏa Hoàng – Ascocentrum garayi E.A.Christenson 1992 và Hoàng Yến cam – Ascocentrum miniatum Schlechter 1913, 2 loài này nếu không có hoa thì thường không phân biệt được bởi vùng phân bố của chúng trùng nhau.

1. Kỹ thuật trồng Lan Hỏa Hoàng

1.1. Thời điểm trồng Lan Hỏa Hoàng

Trong Nam thì lúc nào cũng hợp, ngoài Bắc thì trừ mùa đông ra. Lan Hỏa Hoàng là một giống lan sống ở vùng nóng và ấm, phân bố ở độ cao 0m – 1000m. Lan Hỏa Hoàng phải được trồng trong môi trường độ ẩm không khí phải thật cao, nhưng độ ẩm cục bộ trên giá thể hoặc trong chậu phải vừa phải, nghĩa là giá thể phải thoáng.

Cây tăng trưởng quanh năm không có mùa nghỉ vì thế không nên để cây bị khô bất cứ thời điểm nào trong năm. Khi bị khô hạn bất chợt sẽ dẫn tới sự mất ổn định trong chu trình sinh trưởng dẫn tới cây bị yếu đi và rụng lá chân. Vì thế bạn cần tưới nước đều đặn 2 lần trong ngày và giữ cho độ ẩm môi trường xung quanh cây phải cao.

Bí quyết đó là treo lan thật xa lưới, càng gần mặt đất càng tốt, chỉ cho ăn nắng 50% (ánh sáng gián tiếp) và giữ nền đất luôn ẩm ướt. Chính nền luôn ẩm ướt là bí quyết để các giống lan đơn thân giữ lá chân.

1.2. Giá thể trồng Lan Hỏa Hoàng

Hỏa Hoàng là giống lan rất ghét thay giá thể, thực tế là rễ của nó có thể sống cả chục năm. Vì vậy bạn hãy chọn những giá thể mà bạn nghĩ là nó có thể chịu được nắng mưa và nước hàng chục năm.

Ví dụ như lũa, các loại gỗ cứng đến siêu cứng như vải, nhãn, vú sữa già, lõi mít, thanh mai, dẻ, nu bằng lăng, cột bê tông cốt thép….

Nếu trồng chậu bạn nên chọn chậu đất nung già hoặc sành và bỏ vào trong đó vỏ thông cỡ lớn hoặc than cục hoặc viên đất nung hoặc gạch non….

Cách xử lý giá thể mời bạn đọc lại các bài trước. Tôi chỉ nhắc lại tí xíu về lũa và vỏ thông.

– Lũa dùng bàn chải sắt chải sạch bóng bề mặt (nói chung gỗ và lũa càng bóng càng sạch thì càng tốt) rồi ngâm nước 1 tuần cho cục lũa no nước, sau đó ngâm nước vôi 1 tiếng rồi rửa lại thật sạch. Làm móc thật cứng và to. Khoan lỗ đóng đũa vào để lấy chỗ cột cây lan lên hoặc đóng đinh có bọc ống truyền nước (loại ống trong bệnh viện) hoặc ống hút nước ngọt hoặc ống căn nước của thợ xây.

1.3. Xử lý giống lan

– Hàng bóc rừng: Cắt tỉa rễ chết, dập gãy, để lại khoảng 3-5cm rễ tươi là được. – Cây thuần muốn thay giá thể: Cố giữ lại được rễ non và tơ khỏe mạnh bao nhiêu thì tốt bấy nhiêu. Trước khi bóc ra khỏi giá thể cũ mục nát thì nên ngâm nước 30 phút cho dễ lấy lan ra. Tuy nhiên bạn muốn cây nhanh tự bám giá thể thì nên cắt bớt rễ đi để nó ra rễ mới. – Ngâm vào dung dịch Physan 20 liều 1ml/1 lít nước trong 10 phút. – Vớt ra để ráo sau đó ngâm vào chế phẩm liều 1ml pha 1 lít nước trong thời gian 1 – 2 tiếng. Bạn cũng có thể ngâm B1 pha chung chiết xuất tảo biển hoặc nhộng tằm hoặc chiết xuất rong biển…. Cây đơn thân không nên dùng Atonik, vì atonik hiệu quả trên lan đơn thân không cao. – Ghép luôn nếu giá thể đã chuẩn bị xong. Nếu bạn có nhiều thời gian và muốn đùa vui với lan, hãy treo ngược gốc lên trời ở chỗ có ánh sáng 40-50%, gần mặt đất và đảm bảo độ ẩm không khí phải cao trên 85%, ngày phun sương 2 lần. Đảm bảo với bạn tốc độ ra rễ sẽ nhanh hơn nhiều so với ghép ngay và luôn.

1.4. Cách ghép và lưu ý sau khi ghép Lan Hỏa Hoàng Dùng dây nilon hoặc dây nhôm bọc nhựa hoặc dây khâu bao hoặc sợi đan len cột chặt cây lan vào chiếc đũa. Tuyệt đối không dùng dây thép để buộc lan.

Nên trồng so le và xếp thẳng hàng để hoa trổ ra có thể phô bày hết tất cả các vòi hoa, tránh tình trạng cây này đè lên vòi hoa của cây kia và hạn chế tình trạng cây bên trên bị nhiễm bệnh sẽ chảy dịch khuẩn và nấm làm chết luôn cây bên dưới. Nên trồng các cây cùng kích thước vào 1 giò để hoa ra đều và nâng cao giá trị thẩm mỹ cho giò lan.

Sau khi ghép, tốt nhất nên để cách mặt nền khoảng 10-50cm, ăn nắng 40% (có ánh sáng đọc được sách là được, không cần nắng cũng tốt). Đảm bảo nền luôn ẩm hoặc thậm chí là biến nền thành ao thì càng tuyệt vời. Ngày tưới 2 lần vào giá thể, thật đẫm giá thể.

Hạn chế tưới vào ngọn tránh đọng nước trên ngọn. Đợi khi bộ rễ mới ra bám chắc vào giá thể thì bạn có thể treo lên giàn với mức ánh nắng 50-60%.

Khi cây đã thuần 1 năm, khỏe mạnh với bộ rễ cực nhiều, độ ẩm không khí thực sự cao thì bạn có thể cho em nó ăn nắng 70%.

2. Kỹ thuật chăm sóc Lan Hỏa Hoàng

Khi được chăm sóc đúng cách với một chế độ phù hợp thì Phong Lan Hỏa Hoàng sẽ cho ra những cành hoa trông rất mê hoặc.

2.1. Bón phân cho Lan Hỏa Hoàng

Phun hỗn hợp NPK+TE: 20-20-20+TE cho cây từ sau khi hết hoa cho tới hơn 8 tháng sau đó. Phun 7-15 ngày 1 lần. Thường thì Hỏa Hoàng nở vào cuối xuân đầu hè. Vì thế tháng 1 âm lịch bạn nên chuyển từ 20-20-20+Te sang 6-30-30+Te hoặc 6-32-32+Te (loại này của Thái Lan) hoặc Siêu Lân 10-60-10+Te để kích thích quá trình phân hóa tạo mầm hoa. Phun 5-7 ngày 1 lần, phun khoảng 5-8 lần. Khi cây lan nhú nụ thì phun phân vào rễ thôi, né nụ ra. Khi gần nở thì ngừng hẳn phân luôn. Phân nên phun sáng sớm hoặc chiều mát khi mà nhiệt độ trong ngày không quá 30 độ C.

Nếu bạn ở xứ nóng hoặc mùa hè miền bắc, bạn nên phun phân khoảng 6-7 giờ sáng, tới 10 giờ sáng nên tưới thật đẫm lại rửa phân đi tránh hiện tượng phân bị axít hóa làm cháy tế bào lá. Nếu phun chiều thì cũng nên phun lúc 16h. Trước khi phun phân, bạn nên tưới nhẹ lướt qua với lượng nước chỉ bằng 1/5 so với lượng nước tưới bình thường rồi đợi nửa tiếng cho ráo nước thì phun phân, Không dùng phân sau những trận mưa dầm hoặc tưới đẫm. Phân thì nên pha chung 1- 3 loại với nhau cũng được nhưng không nên pha chung với thuốc bệnh và thuốc sâu vì sẽ giảm hiệu quả của tất cả.

Nếu bạn không có thời gian nhiều, bạn hoàn toàn có thể gắn phân tan chậm cho cây, quấn phân sao cho khi tưới nước phân chảy xuống rễ cây hút được nhiều nhất. Khi đã gắn tan chậm thì bạn không cần phun thêm NPK nữa. Dù là phân bón lá, nhưng thực ra để hiệu quả nhất lại chính là phun đẫm vào giá thể và bộ rễ, sau đó mới là ướt đẫm mặt lá.

2.2. Các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh hại Lan Hỏa

– Thuốc sâu bao gồm thuốc trị rệp, rầy, kiến và nhện đỏ: pha chung Movento với Pesieu phun định kỳ mỗi tháng 1 lần vào mùa mưa và 2 lần vào mùa khô.

– Thuốc bệnh:

Thuốc trị nấm và khuẩn Agrifos 400 nửa tháng phun 1 lần. Nano Bạc nửa tháng 1 lần đan xen với Agrifos 400. Nghĩa là cứ 1 tuần phun phòng nấm khuẩn 1 lần. Hai loại thuốc trên hầu như không độc, an toàn cho bà bầu và trẻ nhỏ. Thân thiện môi trường. Tuy nhiên hiện nay hàng giả hoặc không đạt yêu cầu chất lượng quá nhiều, nên bạn cần liên hệ chỗ có uy tín và thương hiệu có uy tín.

Ngoài ra bạn nên phun Nano đồng 1-2 lần 1 tháng để phòng 1 số bệnh như thán thư và tăng sức đề kháng cho lan, tăng khả năng chịu rét và làm mướt lá lan. Bên trên là phòng bệnh. Còn chữa bệnh muốn nhanh và hiệu quả thì vẫn nên dùng thuốc trị khuẩn như Kasumin, Starner, Poner. Thuốc trị nấm như Antracol, Metalaxyl, Aliette, hoặc TopsinM, Daconil…