Top 4 # Xem Nhiều Nhất Trồng Và Chăm Sóc Lan Hồ Điệp Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan Hồ Điệp

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc lan hồ điệp

Lan hồ điệp là loại lan có hoa rất lâu tàn, hoa rất dễ nở vì hầu như trong điều kiện thời tiết nào hoa cũng phát triển tốt. Không rực rỡ, lung linh như nhiều loại lan khác nhưng lan hồ điệp vẫn thu hút được giới trồng lan bởi vẻ đẹp quý phái và sang trọng mà lan hồ điệp đem lại.

– Chậu trồng lan hồ điệp nên chọn loại chậu nông và có màu trắng trong để cho rễ phát triển thuận lợi và giúp cây quang hợp.

– Gía thể trồng lan phải được chuẩn bị kỹ càng vì nó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây sau này. Gía thể cần được tơi xốp, thoáng khí, có khả năng giữ và thoát nước tốt. Một số loại giá thể bạn có thể dùng như: dớn trắng, xơ dừa, đá chân chu, than bùn, rễ quyết,..

– Giống trồng: Lan Hồ Điệp có thể nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô hoặc tách mầm, nếu chọn tách mầm từ các chậu lan lớn, mỗi phần chia ra khoảng 2-3 nhánh. Dùng dao sắc khử trùng bằng cồn, vết cắt cần gọn, sau cắt bôi vôi vào vết cắt cho nhanh lành sẹo.

2. Cách trồng

– Phần than củi bạn lấy để vào chậu lót bên dưới. Sau đó cho lớp xơ dừa đã xé nhỏ cho vào chậu rồi điều khiển cây đứng tư thế sao cho đúng ý mình. Tiếp theo, lấy phần xơ dừa con lại cho vào chậu đến cách miệng chậu khoảng 2cm, không cần nén mạnh xuống mà vỗ nhẹ xung quanh cho xơ dừa xuống đều.

– Nếu bạn trồng lan trên lan can, mái hiên, sân thượng thì nên trồng thêm các loại cây khác như mai chiếu thủy, nguyệt quế,… để giảm bớt sự nóng do bị ảnh hưởng của kết cấu bê tông, mái tôn,…

Thời gian đầu trồng bạn nên cung cấp đầy đủ lượng nước cho lan, nhiệt độ duy trì ổn định khoảng 23 độ C, đảm bảo thông gió tốt cho cây. Sau khi trồng được 1 tháng bạn không nên vội bón phân mà cần quan xác tình hình sinh trưởng của cây vì trong thời gian này rễ cây còn rất yếu.

Lan hồ điệp là loại cây rất cần ánh sáng để có thể phát triển tốt. Tránh cho cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào vì như thế lá của cây sẽ bị vàng, cháy thân lá và hoa tàn rất nhanh,… ảnh hưởng tới vẻ đẹp của hoa. Ánh sáng tốt nhất để lan hồ điệp phát triển nhanh là ánh mặt trời vào sáng sớm hoặc chiều tối. Ngoài ra bạn có thể đặt chậu cây ở những nơi có ánh sáng nhẹ như gần cửa sổ, phòng có gắn đèn chiếu sáng nhân tạo,…

Lan hồ điệp cần nhiệt độ ban ngày khoảng 18-29 độ C và ban đêm là 13-28 độ C. Nhiệt độ để cây có thể phát triển tốt nhất là 21-30 độ C. Vào mùa thu, cần phải duy trì nhiệt độ dưới 16 độ C cho cây trong khoảng 3 tuần khi hoa bắt đầu xuất hiện. Vì như thế sẽ giảm tình trạng rụng nụ khi nhiệt độ thời tiết thay đổi thất thường.

Độ ẩm phù hợp cho lan hồ điệp là từ 50-80%. Nếu độ ẩm thấp hơn thì cần tưới nước cho cây và đảm bảo môi trường xung quanh chậu trồng tốt. Ngược lại nếu độ ẩm cao hơn thì cần làm cây thoáng mát hơn.

Trong quá trình trồng lan hồ điệp cần tiến hành bón phân cho cây vì đây là điều rất quan trọng để cây phát triển tốt. Tăng cường lượng bón phân cho cây khi vào mùa hè và cây đang trong giai đoạn phát triển. Loại phân bón tốt nhất dành cho là NPK 14-14-14. Khi cây đang ra hoa thì nên sử dụng phân bón NPK 10-30-20 vì nó có chứa hàm lượng photpho cao hơn. Chú ý là luôn tưới nước cho cây đầy đủ trước khi bón phân và tránh bón lên lá cây làm cho lan bị cháy lá.

7. Phòng trừ sâu bệnh

Những loại sâu bệnh này sẽ bám vào lá thì cần loại bỏ chúng bằng cách lấy nước xà phòng hoặc thuốc trừ sâu nếu tình trạng đã quá nặng. Sau khi làm xong nên lấy một miếng vải mềm rửa sạch lại.

Ngoài ra các bệnh về vi nấm cũng là vấn đề đau đầu của người trồng lan hồ điệp. Để tránh tình trạng đó các bạn cần chú ý vệ sinh chậu cây trồng, lá cây và một trường xung quanh phải thật thoáng mát. Khi có dấu hiệu cây bị nhiễm bệnh cần cắt bỏ phần bị bệnh và đem chuyển sanh chậu trồng mới. Đem cây ra những nơi có ánh sáng yếu như hiên nhà, dưới tán cây có nhiệt độ khoảng 65 độ C để giúp cây có thể hồi phục tốt hơn.

8. Kích thích cho lan mau ra hoa

Hoa hồ điệp thường sẽ tàn vào khoảng 3 tháng. Để giúp cây mau ra hoa trở lại thì người trồng cần cắt bỏ toàn bộ cuống hoa, đặc biệt phương pháp này rất hiệu quả đối với cây có cuống hoa đã già và có màu nâu. Nếu cuống hoa còn màu xanh thì người trồng nên cắt một đốt trên cuống hoa. Cành được cắt bỏ có độ dài thường 10cm, cây sẽ ra một cành mới trong vòng khoảng 2-3 tuần tiếp theo.

Lan hồ điệp là cây có thời gian sống rất lâu, người trồng cần phải chăm sóc và thay chậu cho cây để có thể giúp cây phát triển tốt. Việc thay chậu cho cây là cần thiết vì có khi cây không sinh trưởng được trong chậu đang trồng hoặc giá thể bị phân hủy làm cho không khí không đủ để rễ cây có thể duy trì phát triển tốt được. Việc thay chậu cho cây có thể thực hiện trong 1 năm hoặc 2 năm một lần, nhưng thích hợp nhất là thay chậu vào mùa xuân.

Rễ cây phát triển lan ra sẽ phủ lên chậu và giá thể ở trong chậu làm bịt kín các khe hở giữa các rễ, không có khoảng trống giữa giá thể và rễ cây. Điểm bắt đầu của thân cây nên được giữ một đoạn ngắn ở dưới giá thể. Sau khi thay chậu, người trồng cần giữ cây trong bóng mát và tưới nước sau 3 ngày.

Wiki Cách Làm

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Lan Hồ Điệp

Cây Lan Hồ Điệp là một trong những loại hoa lan đẹp đang được ưa chuộng nhất hiện nay. Lan Hồ Điệp nổi tiếng khiến nhiều người ” mê mẩn” bởi chúng đa dạng về chủng loại và màu sắc và hoa lan coi như một loại hoa “sang”.

Cây Lan Hồ Điệp là loài hoa thân thảo lâu năm và chúng có tốc độ sinh trưởng khá chậm.

Từ lúc nhân giống bạn phải chờ đợi từng lá một cho đến khi cây có trên 4 lá thì lúc đó mới có khả năng ra chồi hoa. Chính vì lẽ đó mà loài cây này được đánh giá là cây khá khó tính, khó chăm và khó trồng.

Mùa Hoa Lan bắt đầu nở từ tháng 12 đến cuối tháng 5 hằng năm. Thời gian ra hoa của một cây Lan Hồ Điệp thường kéo dài khoảng từ 2 – 3 tháng, một số loài khác và giống lai có thời gian nở hoa có thể kéo dài hơn.

Do có xuất thân từ các khu rừng nhiệt đới nên nhiệt độ phù hợp cho cây phát triển và ra hoa tương đối cao từ 25-28°C vào ban ngày và 18-20°C vào ban đêm. Lan hồ điệp thực sự đòi hỏi người chăm phải kỳ công nghiên cứu những kỹ thuật trồng cây Lan Hồ Điệp mới mong cây ra hoa đẹp.

Cách trồng và chăm sóc cây Lan Hồ Điệp:

Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây sinh trưởng và phát triển là từ 18-29°C. Hoa Lan Hồ Điệp cũng không chịu được sự thay đổi nhiệt độ quá nhanh, khiến cây không kịp thích nghi và phát triển. Nếu trồng ngoài trời, bạn nên đặt cây ở dưới bóng các cây lớn. Lá của cây Lan Hồ Điệp khá dày, trữ được nhiều nước nên cây chịu được điều kiện khô hạn của thời tiết.

Cây Lan Hồ Điệp nên đặt ở đâu?

Lan Hồ Điệp thích hợp được đặt ở bàn làm việc, kệ sách, bàn uống nước hay trên cửa sổ bởi chúng mang lại cho con người cảm giác khoan khoái, thư thái, dễ chịu khi nhìn ngắm và tận hưởng. Ngoài ra lan hồ điệp còn được dùng trồng chậu treo sân vườn.

Ý nghĩa phong thủy của Lan Hồ Điệp:

Trồng Hoa Lan Hồ Điệp sẽ giúp tăng cường vận mệnh tươi sáng, phát huy tài khí và đặc biệt giúp tinh thần luôn thư giãn, thỏa mái.

Địa chỉ bán cây Lan Hồ điệp:

Nếu bạn đang muốn tìm mua cây Lan hồ điệp để sở hữu loại cây hoa cảnh chơi Tết này chúng về ngay cho ngôi nhà của mình hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline/Zalo: 091.552.3300 – 0966.992.567.

Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Lan Hồ Điệp

Việt Nam có khí hậu thích hợp và có nhiều nguyên liệu làm giá thể tốt cho lan Hồ điệp sinh trưởng và phát triển, nhiều tiềm năng trở thành một nước sản xuất lan Hồ điệp lớn trong khu vực. Theo số liệu thống kê, tính đến năm 2004, diện tích trồng hoa của cả nước xấp xỉ 9.000 ha (Nguyễn Xuân Linh và Nguyễn Thị Kim Lý, 2005).

Theo thống kê của Trung tâm Nghiên cứu Hoa, Cây cảnh (Viện Nghiên cứu Rau quả), từ năm 2008 đến nay, quy mô sản xuất lan Hồ điệp thương mại tăng lên đáng kể và dần đều qua các năm, cả về diện tích, số lượng, cũng như mức độ đầu tư: diện tích toàn miền Bắc trước năm 2005 là 1.200m 2 và 23.000 cây, năm 2012 diện tích toàn miền đã tăng lên 24.100m 2 và 333.000 cây. Tuy thế, lượng cung vẫn không đủ cầu và phải nhập 230.000 cây từ Trung Quốc và Đài Loan. Nhu cầu cây giống và cây lan thương mại của Việt Nam cao như vậy nhưng thực tế về phương thức sản xuất hoa lan Hồ điệp ở miền Bắc Việt Nam chủ yếu vẫn là hình thức nhập cây con, cây nhỡ và cây đã có ngồng về chờ hoa nở để tiêu thụ. Từ năm 2008-2012, hình thức nhập cây giống về để sản xuất tăng dần. Số lượng nhập cây nhỡ giảm đi nhưng số lượng nhập cây ngồng vẫn cao. Như vậy, việc sản xuất giống ở Việt nam còn rất hạn chế, không chủ động nguồn giống trong sản xuất cả về số lượng cũng như chủng loại (Nguyễn Thị Sơn và ctv, 2014).

Quy trình trồng và chăm sóc lan Hồ điệp

Là một trong những khu vực xuất hiện nhiều loại lan quý trên thế giới, với điều kiện khí hậu, ẩm độ, nhiệt độ, cường độ ánh sáng của miền Bắc Việt Nam có nhiều điểm tương đồng so với các vùng trồng hoa lan Hồ điệp theo quy mô công nghiệp như Quảng Châu (Trung Quốc), Cao Hùng (Đài Loan). Miền Bắc Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển sản xuất lan Hồ điệp theo quy mô công nghiệp, tuy nhiên nếu trồng ở điều kiện tự nhiên lan Hồ điệp sẽ ra mầm hoa sau đợt gió mùa Đông Bắc vào khoảng tháng 10 dương lịch, cho hoa nở vào tháng 2-3 dương lịch năm sau (chậm so với Tết âm lịch 30-50 ngày), mặt khác để nở tự nhiên hoa ra không đồng đều, chỉ đạt 35,5% số cây cho hoa nở.

Theo các chuyên gia, Việt Nam được đánh giá là nước có tiềm năng lớn trong sản xuất phong lan, nhưng thực tế hiện nay là: trong khi nhu cầu hoa lan nội địa và nhu cầu xuất khẩu đang ở mức cao thì Việt Nam vẫn phải chi hàng tỷ đồng mỗi năm để nhập khẩu lan. Tìm giải pháp phát huy tiềm năng của ngành lan Việt Nam là một trong những vấn đề được quan tâm trong Đề án phát huy tiềm năng xuất khẩu rau hoa quả mà Bộ Thương mại đã và đang triển khai hiện nay (Đặng Văn Đông, 2004).

Quy trình, phương pháp tổ chức thực hiện

Đảm bảo tối thiểu các yêu cầu:

– Vườn cây con được thiết kế theo kiểu mái vòm hoặc chữ A, cao 4-5 m, xung quanh che lưới chắn gió nhưng phải thật thoáng mát, tuyệt đối không cho ánh sáng trực tiếp vào lan Hồ điệp.

– Vườn phải có mái che mưa, lưới cắt nắng hai lớp trong đó lớp phía dưới có thể di chuyển để điều chỉnh ánh sáng.

– Vườn phải thoáng mát, nhiệt độ trong vườn không được cao hơn nhiệt độ bình thường bên ngoài.

– Giàn cây nên thiết kế cách mặt đất tối thiểu 70-80cm. Chiều rộng luống khoảng 1,2-1,6m tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc. Vật liệu làm giàn có thể là tre, gỗ, hoặc bằng sắt tùy điều kiện kinh tế nhưng phải đảm bảo chắc chắn.

Tùy vào khả năng mà vườn có thể thiết kế thêm lưới chống côn trùng xung quanh, hệ thống tưới phun, hệ thống phun sương làm mát không khí trong nhà, hệ thống tưới phun làm mát trên mái,…

– Ở địa phương không đảm bảo điều kiện để cho cây ra hoa, cần phải nhà để xử lý lạnh, hoặc vận chuyện đến vùng khác để đảm bảo điều kiện cho cây ra hoa.

Chuẩn bị giá thể

– Sử dụng dớn mềm Trung Quốc, New Zealand hoặc dớn mềm Chi Lê đã được xử lý an toàn nấm bệnh làm giá thể.

– Dớn có đặc tính tơi xốp và thoáng khí, đồng thời có khả năng giữ nước tốt.

– Dớn được làm tơi xốp và tưới đủ ẩm trước khi sử dụng để trồng, dớn trồng không được quá ẩm và cũng không được khô.

Chậu trồng

– Chậu trồng lan Hồ điệp là chậu không sâu, nhỏ, màu trắng.

– Khi cây còn nhỏ dùng chậu có đường kính 5 cm, sau 4-6 tháng khi cây có khoảng cách giữa 2 lá lớn hơn 12 cm thì chuyển sang chậu có đường kính 8,3 cm. Sau giai đoạn trồng từ 9-12 tháng khi khoảng cách giữa 2 lá lớn hơn 18 cm thì tiếp tục chuyển sang chậu có đường kính 12 cm.

– Cây con trong chai được lấy ra nhẹ nhàng, rửa sạch môi trường còn dính trên rễ cây đến khi thấy không còn nhớt, cắt bỏ những rễ, lá bị hư, thối. Sau đó xếp cây lên khay hoặc rổ nhựa cho ráo nước, nhưng không để quá khô làm mất sức của cây.

– Khi cây đã ráo nước tiến hành trồng ngay vào chậu nhựa trong, giá thể là dớn mềm đã được xử ‎lý như sau:

+ Bước 1: dớn được làm tơi xốp;

+ Bước 2: tưới phun sương giúp dớn ướt đều bề mặt;

+ Bước 3: vắt ráo nước rồi mới bắt đầu trồng.

Sau khi xử lý dớn xong, tiến hành bó cây đều quanh gốc, sau đó đặt vào chậu nhựa. Chậu nhựa được lót một lớp xốp hay than củi mỏng (từ 0,5-1,5 cm), chú ý bó dớn không quá chặt hoặc quá lỏng. Sau khi trồng 3-5 giờ tiến hành phun thuốc trừ nấm và vi khuẩn với nồng độ bằng ½ nồng độ khuyến cáo, định kỳ 3 ngày/lần.

* Điều kiện ở vườn ươm: nên giữ nhiệt độ thích hợp trong vườn ươm ở mức 23-28 0 C, đảm bảo hệ thống thông gió hoạt động tốt, độ ẩm 70-80%. Che mưa tuyệt đối, che sáng 50-70%.

* Bón phân: giai đoạn từ khi trồng đến 1 tháng, liều lượng phân chỉ sử dụng bằng 1/3 liều khuyến cáo với định kỳ 3 ngày/lần. Sau 1 tháng chế độ chăm sóc như sau:

– Sử dụng phân vô cơ chuyên dùng có hàm lượng đạm cao như: NPK 30-10-10, phân cá Fish Emulsion 5-1-1, định kỳ phun 2 lần/ tuần, nồng độ phun bằng ½ liều khuyến cáo trong 4 tháng đầu, sau đó phun như khuyến cáo. Cứ 3 định kỳ phun phân vô cơ xen kẽ 1 định kỳ phun phân hữu cơ (Fish Emulsion) + 1 định kỳ phun B1.

– Sau khi cây có từ 4 lá trở lên (tương đương cây ≥ 15 tháng), giai đoạn này là cây chuẩn bị ra hoa, do đó quá trình chăm sóc nên chú ‎ ý về điều kiện nhiệt độ và chế độ phân bón. Thời điểm này nên tăng hàm lượng lân và kali để đảm bảo tăng tỷ lệ hoa và chất lượng hoa (chú ý Hồ điệp ra hoa không phụ thuộc vào hàm lượng phân NPK mà phụ thuộc vào yếu tố nhiệt độ). Trong thời gian này, duy trì nhiệt độ thấp từ 18-25 0C hoặc nhiệt độ chênh lệch ngày đêm từ 8-10 0C. Lan Hồ điệp có hoa liên tục, do đó xử lý nhiệt độ thấp càng dài thì hoa càng nhiều, khoảng cách giữa các hoa càng ngắn. Nếu nhiệt độ trên 25 0C thì không thể phân hóa hoa, dưới 15 0 C thì không ra nụ, ra hoa. Trước khi đưa vào xử lý 10 ngày tưới phân NPK 6-30-30 pha nồng độ 1g/lít nước, thời gian phun 7-10 ngày/lần, để cho hoa mập hơn, bền và sắc hoa tươi lâu hơn.

– Là khâu quan trọng, giúp duy trì ẩm độ thích hợp cho cây. Cây cần đảm bảo ẩm độ từ 50-70%. Do đó quá trình tưới cần đảm bảo độ ẩm thích hợp giúp cây sinh trưởng phát triển tốt.

– Tùy thuộc vào độ ẩm của giá thể mà có thể tưới một hay nhiều lần. Hàng ngày tưới phun sương nhẹ 2 lần vào giữa buổi sáng và giữa buổi chiều. Lan Hồ điệp là loại cây rất dễ bị thối nhũng nên khi tưới phun cần đảm bảo trên bề mặt lá không bị đọng nước. Do đó, cần tưới đẫm vào chậu là thích hợp nhất.

* Thay chậu lần thứ nhất: sau khi trồng được từ 4-6 tháng, lúc này khoảng cách giữa 2 lá khoảng 12 cm thì chuyển sang chậu có đường kính 8,3 cm. Lấy cây ra khỏi bầu, tách bỏ giá thể cũ và thay bằng giá thể mới rồi trồng lại vào chậu mới nhẹ nhàng tránh làm tổn thương đến rễ. Dưới đáy chậu lót 1-2 miếng xốp giúp chậu thoát nước tốt, tránh làm cây bị úng. Sau khi thay chậu khoảng 3-5 giờ tiến hành phun thuốc trừ nấm và vi khuẩn. Trong 4 tuần đầu sau khi trồng, tưới phun nhẹ trên bề mặt lá và giá thể, giữ ẩm môi trường xung quanh. Sau khoảng 2 ngày có thể bón phân, lượng phân bón NPK theo tỷ lệ 30-10-10 pha 0,5g/1lít nước, ngoài ra có thể bổ sung các loại phân hữu cơ như Humix, Dynamic, Seaweed,…

* Thay chậu lần thứ hai: lần thay chậu thứ 2 cũng là lần thay chậu cuối cùng, được xác định khi cây có khoảng cách 2 lá đạt khoảng 18cm, tương ứng với giai đoạn cây được 9-12 tháng tuổi. Sử dụng chậu có đường kính khoảng 12 cm. Cách thay chậu tương tự như lần đầu nhưng chú ý dùng kéo cắt bớt các rễ già trước khi trồng lại. Yêu cầu ngoại cảnh trong giai đoạn này như sau: che sáng đối với mùa hè là 60-70% và mùa đông 40-50%, nhiệt độ 20-28 0C, độ ẩm 70-80%. Sau khi chuyển chậu lần thứ 2 khoảng 5-6 tháng cây có khoảng 4 lá và bắt đầu phân hoá mầm hoa.Trong thời gian này cần duy trì nhiệt độ thấp từ 18-20 0C, hoặc nhiệt độ chênh lệch ngày đêm từ 8-10 0C. Lan Hồ điệp có hoa liên tục, vì vậy khi được xử lý nhiệt độ thấp trong thời gian càng dài thì cây ra hoa càng nhiều và khoảng cách giữa các hoa càng ngắn. Nhiệt độ cao trên 25 0C cây khó phân hóa hoa. Nhiệt độ thấp dưới 15 0 C ra nụ, ra hoa kém.Trong suốt thời kỳ phân hóa mầm hoa đến khi cây nhú phát hoa sử dụng phân có hàm lượng P, K cao. Có thể phun NPK loại 6-30-30 pha 1g/lít nước, thời gian phun 7-10 ngày/lần. Khi cây nở hoa chú ý không tưới nước hoặc dinh dưỡng lên hoa. Khi cành hoa nở gần tàn cắt ngay cành hoa và tưới phân NPK 30-10-10 để dưỡng cây cho trà hoa sau.

Cây lan trồng trong chậu 12 cm được 5-6 tháng, khoảng cách giữa 2 đầu mút lá khoảng 18-20 cm, rễ ra đều xung quanh bầu là đủ tiêu chuẩn đưa vào xử lý phân hóa mầm hoa (thời gian từ khi ra ngôi đến khi đủ tiêu chuẩn đưa vào xử lý phân hóa mầm hoa là 18-20 tháng tuổi).

Có 2 cách xử lý phân hóa mầm hoa:

– Điều kiện xử lý: nhà lưới hiện đại có các thiết bị có thể điều khiển được nhiệt độ, ánh sáng.

– Thời gian bắt đầu xử lý 1/8 (âm lịch), khi xuất hiện mầm hoa được 3-5 cm (khoảng 45-50 ngày) thì dừng lại.

– Chế độ nhiệt độ: duy trì điều kiện nhiệt độ ban ngày 23-24 0C (12 giờ), ban đêm 15-16 0 C (12giờ).

– Chế độ ánh sáng: cường độ ánh sáng ban ngày 15.000 – 20.000 lux trong thời gian 6-8 giờ/ngày.

– Phân bón: sử dụng loại phân có NPK 6-30-30+TE, pha với tỷ lệ 1g/ lít nước, phun và tưới trước khi đưa vào xử lý 10 ngày và định kỳ 5-7 ngày 1 lần trong suốt quá trình xử lý. Bên cạnh đó bổ xung thêm B1 với tỷ lệ 2,5ml/ lít nước, 5-7 ngày phun 1 lần.

Cách 2: Xử lý trong điều kiện tự nhiên

– Điều kiện nơi xử lý: chọn những nơi có điều kiện sinh thái mát mẻ (nhiệt độ ban đêm 15-18 0C, nhiệt độ ban ngày 23-25 0 C, độ ẩm 75-80%), có số giờ chiếu sáng từ 6-10 giờ/ngày với cường độ ánh sáng trên 20.000 lux

– Chuẩn bị nhà che: làm nhà che kiên cố hoặc nhà che tạm đảm bảo được tránh mưa, nắng trực tiếp, có giàn để cây. Làm hướng nhà và giàn che theo hướng Bắc – Nam để tận dụng được nhiều ánh sáng mặt trời.

– Thời gian bắt đầu xử lý 1/8 (âm lịch), khi xuất hiện mầm hoa được 3-5 cm (khoảng 45-50 ngày) thì dừng lại và chuyển sang giai đoạn chăm sóc mầm hoa.

– Chế độ ánh sáng: cường độ ánh sáng ban ngày 15.000-20.000 lux, trong khoảng 6-8 tiếng/ngày, có thể điều chỉnh bằng việc kéo và thu lưới đen.

– Phân bón: sử dụng loại phân có NPK tỷ lệ 6-30-30+TE, 1g/ lít nước, phun và tưới trước khi đưa vào xử lý 10 ngày và định kỳ 5-7 ngày 1 lần trong suốt quá trình xử lý. Bên cạnh đó bổ xung thêm B1 với tỷ lệ 2,5ml/ lít nước, 5-7 ngày phun 1 lần.

Phun thuốc trừ nấm và vi khuẩn định kỳ 7 ngày/lần với liều lượng bằng ½ liều khuyến cáo trong tháng đầu. Sau đó phun theo khuyến cáo. Thường gặp các loại bệnh sau:

– Bệnh thối nâu: gây ra bởi vi khuẩn Pseudomonas cattleyae là bệnh phổ biến và trầm trọng nhất đối với lan Hồ điệp. Triệu chứng đầu tiên có thể nhìn thấy là trên lá có những đốm nhỏ màu vàng nhạt, sau đó vết thủng sâu hơn và biến thành màu nâu đậm sũng nước, càng ngày vết bệnh càng lan to dần.

– Bệnh thối mềm: do vi khuẩn Erwinia carottovota và E. Chrysanthemi gây ra. Thường thấy 1/3 lá bị nhũng và ăn sâu vào gốc gây thối cả gốc.

Cách lây bệnh: nước bắn tóe khi phun, sự tiếp xúc giữa cây với cây, các thao tác bằng tay khi tiếp xúc với cây (dịch chuyển, dọn vệ sinh vườn, nhổ cỏ, thu hoạch,…); các dụng cụ bị nhiễm khuẩn, bởi côn trùng, động vật thân mềm,…Môi trường ẩm ướt và thiếu ánh sáng là điều kiện thích hợp cho bệnh phát triển. Độ ẩm cao tạo điều kiện cho vi khuẩn xuất hiện, lan truyền, xâm nhiễm và sinh sản.

Kịp thời theo dõi những cây bị bệnh, tất cả lá, thân, rễ bị nhiễm bệnh phải ngay lập tức tập trung tiêu hủy khỏi vườn ươm. Sử dụng phân bón cân đối NPK. Luôn vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh thông thoáng. Sử dụng các loại thuốc diệt khuẩn như: Starner, Streptomycin, Tetraciline,…

– Bệnh thán thư lá: vết bệnh như vòng tròn đồng tâm có màu vàng, bệnh nặng làm cho lá héo rũ. Sử dụng Score (Difennoconazole), Carbendazim,…

– Nhện đỏ: nhện tấn công ở mặt dưới lá. Những cây bị nhện gây đỏ gây hại còi cọc và rụng lá.Trên lá xuất hiện những đốm nhỏ lõm li ti màu nâu và tạo những màng nhện. Trên phát hoa và hoa cũng cùng triệu chứng tương tự.

Thời tiết khô, ấm là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhện. Tăng độ ẩm và độ ẩm ướt trên lá, nhiệt độ thấp có thể hạn chế sự phát triển của chúng. Nếu bị nhiễm nhẹ, chỉ cần dùng vòi nước xịt mạnh thì có thể rửa trôi, làm giảm số lượng nhện. Nên phối hợp các loại thuốc và thường xuyên thay đổi thuốc để tránh kháng thuốc. Có thể sử dụng các loại thuốc như: Ortus, Alfamite,…

– Rệp sáp: các loài rệp đều có đặc điểm chung là tiết ra một lớp sáp che chở cho cơ thể, lớp này hình thành nên một lớp vỏ cứng, có hình dạng, màu sắc và kích thước khác nhau. Gây hại bằng cách chích hút. Nếu bị nhiễm nặng, lá bị vàng, rụng. Khi mật số rệp sáp cao, chúng còn là tác nhân tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển. Chúng gây hại chủ yếu vào mùa nắng.

Để phòng trừ, vệ sinh cho vườn thông thoáng, cắt bỏ các cây, lá có nhiều rệp; phun nước với áp lực mạnh rửa trôi rệp sáp; thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện và phun thuốc diệt trừ rệp kịp thời nhất. Phòng trị rệp sáp rất có hiệu quả khi dùng thuốc bảo vệ thực vật nhóm Lân hữu cơ, Bi-58, Suprathion 40EC, Xi-men 2SC, Dầu khoáng DC-Tron Plus 98.8EC,…phun trực tiếp vào chỗ có rệp đeo bám.

Lan Hồ Điệp: Cách Trồng Chăm Sóc Và Chơi Hoa Lan Hồ Điệp Mới Nhất 2022

Công Ty Hoa Lan ToDa hướng dẫn Cách trồng chăm sóc và chơi hoa lan hồ điệp ra hoa lại sau tết tại nhà

Để có một không gian tươi mới, thoáng mát nhiều màu sắc hơn cho ngôi nhà bạn, nhiều người đã lựa chọn lan hồ điệp để chơi và trang trí cho khu vườn ngôi nhà mình. Lan hồ điệp được mệnh danh là “nữ hoàng của các loài lan”, mang vẻ đẹp cao sang, tinh tế, quý phái và tao nhã. Cái đẹp của lan hồ điệp có thể thu hút bất cứ ai, từ những người trẻ thích rực rỡ nổi bật, những người chuộng sự đằm thắm, hay người tinh tế nhẹ nhàng.

Lan Hồ Điệp là một trong những loài hoa quý phái, lộng lẫy và sang trọng cho mọi không gian. Nếu biết cách chăm sóc thì lan Hồ Điệp sẽ nở rất lâu tàn, có thể kéo dài đợt hoa từ 3-4 tháng, thậm chí 6 tháng. Và sau khi hoa tàn, nếu được chăm sóc tốt thì lan Hồ Điệp sẽ khỏe mạnh và sớm ra đợt hoa mới.

Sau đây là những điều bạn nên biết khi chăm sóc lan Hồ Điệp:

1. Ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm cho lan hồ điệp

Lan Hồ Điệp là loài cần ánh sáng để phát triển tốt. Những chậu lan khi mua về trưng bày trong nhà nên được để ở nơi có ánh sáng vừa phải như: vị trí ở gần cửa sổ, phòng khách có đèn chiếu sáng nhân tạo,… Phải chú ý, tuyệt đối không được để chậu lan dưới ánh nắng trực tiếp, vì cây sẽ bị vàng lá, cháy thân lá và hoa nhanh tàn… Ánh sáng lý tưởng cho lan Hồ Điệp phát triển tốt chính là ánh mặt trời vào lúc sáng sớm hoặc chiều muộn.

Loài lan này cần nhiệt độ ban ngày là 18-29oC và nhiệt độ ban đêm là 13-18oC. Nhiệt độ tốt nhất cho hoa là ở 21-32oC. Trong suốt mùa thu, cần duy trì nhiệt độ dưới 16oC cho lan Hồ Điệp liên tục trong 3 tuần khi cụm hoa bắt đầu xuất hiện. Việc làm này sẽ giúp lan tránh được hiện tượng rụng nụ khi có sự thay đổi bất thường về nhiệt độ.

Lan Hồ Điệp cần 50-80% độ ẩm. Nếu độ ẩm thấp hơn cần cung cấp nước cho cây và môi trường xung quanh xung quanh chậu trồng. Ngược lại, nếu ẩm độ cao hơn mức quy định cần chú ý tăng độ thông thoáng cho cây lan Hồ Điệp.

2. Nước tưới và phân bón cho lan hồ điệp

Việc tưới nước cho lan Hồ Điệp là việc làm quan trọng và nên thực hiện một cách cẩn thận. Tùy vào từng mùa và điều kiện của môi trường mà cây có nhu cầu nước khác nhau, do đó lượng nước tưới cho cây phải phù hợp với từng mùa, đồng thời cũng xem xét nhu cầu nước và giá thể sử dụng.

Đối với lan Hồ Điệp phân bón nên được sử dụng thường xuyên hơn vào mùa hè, khi cây đang trong giai đoạn tăng trưởng. Nên sử dụng những loại phân bón có công thức ổn định như NPK 14-14-14, 20-20-20,…đây là các loại phân rất tốt cho cây. Cây đang ra hoa thì sử dụng công thức có hàm lượng photpho cao hơn (NPK 10-30-20). Suốt những tháng mùa đông cây sẽ sử dụng ít hơn nên cần giảm lượng phân bón xuống và bón cho cây một lần trong một tháng. Chú ý là luôn tưới nước cho cây đầy đủ trước khi bón phân và tránh bón lên cây lá làm cho chậu lan bị cháy lá.

3. Tạo sự thông thoáng cho lan lan hồ điệp

So với các loài lan khác, sự thông gió ở lan Hồ điệp là việc làm tối cần thiết. Đây là một yếu tố rất quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh thối rữa và nhiều lọai vi nấm thường gặp ở loài lan này. Sự thông gió càng lớn cây càng ít bệnh vì nó giúp cây mau khô sau khi tưới. Tuy nhiên, sự thông gió quá mạnh cũng sẽ dễ làm cho cây mất nước. Do đó, cần chú ý điều chỉnh độ thoáng gió vừa phải, giữ cho lá của lan Hồ Điệp luôn khô ráo là ổn, việc này phụ thuộc vào vị trí đặt chậu lan Hồ Điệp và không gian quanh chậu.

4. Trừ Sâu bệnh cho hoa lan hồ điệp

Cần chú ý tình trạng sức khỏe chậu lan vì đôi lúc Hồ Điệp cũng thu hút sâu hại giống như sâu đục nụ, nhện, rệp đỏ, ốc sên… Khi những con sâu hại này bám vào lá cần phải loại bỏ chúng bằng nước xà phòng sau đó rửa sạch lại bằng một miếng vải mềm. Cũng có thể sử dụng thuốc trừ sâu thương mại để loại bỏ chúng nếu tình trạng cây lan Hồ Điệp bị xâm hại quá nặng.

Đối với các loài vi nấm sẽ khó diệt trừ hơn, do đó luôn chú ý vệ sinh chậu trồng, lá cây và đảm bảo môi trường thông thoáng cho lan Hồ Điệp để phòng ngừa vi nấm xuất hiện. Khi phát hiện cây bị bệnh cần tiến hành cắt bỏ phần hư hại và tiến hành thay chậu mới. Trước khi thay phải nhớ vệ sinh chậu trồng và chuẩn bị chất trồng mới cho lan. Sau đó để cây ở nơi có ánh sáng yếu như: hiên nhà, dưới tán cây hoặc để cây dưới mái che có ánh sáng 70% để cây có thời gian hồi sức.

Để lan Hồ Điệp tết luôn tươi sắc thì việc duy trì sức sống, sự khỏe mạnh của cây là điều quan trọng. Do đó hãy là một bác sỹ cây trồng giỏi, khám và chữa bệnh kiêp thời giúp cây lan nhà bạn trẻ mãi nhé.

Hoa Lan Toda Hướng Dẫn Cách Trồng Chăm Sóc Lan Hồ Điệp

Địa Chỉ : Số 7 Đường số 4 A, Khu dân cư Trung Sơn, Bình Chánh, Tp.HCM

Email : hoalantoda@gmail.com

Web : www.hoalantoda.com