Top 3 # Xem Nhiều Nhất Trồng Và Chăm Sóc Lan Giáng Hương Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan Giáng Hương

Giáng Hương là một loại lan rừng dễ mua, dễ tìm, dễ trồng và dễ chăm sóc. Bên cạnh đó nó còn có mùi hương quyến rũ và sắc hoa đằm thắm, do vậy mà ngày càng có nhiều người yêu thích chơi lan Giáng Hương nhiều hơn.

Tên khoa học của Giáng Hương là Aerides. Trên thế giới có tổng cộng 20 loài, theo đó ở Việt Nam có 8 loài gồm:

1. Aerides crassifolia Parish (giáng hương lá dầy)

2. Aerides falcata Lindl (hồng dâu)

3. Aerides flabellata Rolfe (giáng hương môi quạt)

4. Aerides houlletiana (giáng hương quế nâu)

5. Aerides multiflora Roxbury (đuôi chồn)

6. Aerides odorata (quế lan hương)

– Aerides odorata : Giáng hương quế hay còn gọi là Quế lan hương

– Aerides odorata var alba (bạch nhạn)

– Aerides odorata var micholitzii hay Aerides odorata var rosea (hồng nhạn)

7. Aerides rosea Loddiges (sóc lào)

8. Aerides rubescens (giáng thu)

Đặc điểm của lan Giáng Hương

Giáng Hương có đặc điểm là chùm hoa hướng xuống, mùi hương thoang thoảng, dễ chịu. Đối với người chơi lan thì nó không còn là một cái tên xa lạ, nó dễ mua, dễ tìm, dễ chăm sóc, mùi hương quyến rũ và sắc hoa đằm thắm.

Trong môi trường tự nhiên lan Giáng Hương bám vào cành cây, rễ bám vào cành và thòng lơ lững ở trong không trung. Giáng Hương không phải là loài thực vật ký sinh hút chất dinh dưỡng của chây chủ để sống mà nó là loài thực vật cộng sinh, dựa vào thân cây chủ để phất triển. Bộ rễ phát triển mạnh khi lấy được dinh dưỡng từ không khí và nước mưa. Nếu trồng hoa lan Giáng Hương trong điều kiện đô thị thì phải tạo cho chậu cây một khoảng không gian thông thoáng.

Phân biệt Giáng Hương lá xếp và Giáng Hương lá lướt

Về cơ bản Giáng Hương được chia làm 2 kiểu lá khác nhau là lá xếp và lá lướt. Kiểu lá cũng chính là yếu tố phản ánh đúng bản chất và kiểu hình của thân cây, lá cây.

+ Lá xếp thông thường sẽ có độ dày lớn hơn so với lá ướt, kiến trúc của lá xếp đều dọc theo thân cây.

+ Lá lướt thì lả lơi, hay bị uốn cong và dễ rách lá vì cấu tạo độ dày của lá cây.

Nhiều người mới chơi lan thường hay nhầm lẫn Giáng Hương với lan Ngọc Điểm vì nhìn sơ qua hai cây này từ cách cấu tạo từ rễ, thân, lá và màu hoa tương tự nhau bởi chúng cùng một họ vandeae.

8 loại lan Giáng Hương ở Việt Nam + Aerides crassifolia lá dày (Giáng Xuân):

Giáng Hương có bộ rễ mọc dài theo thân nảy ra từ cuống của những chiếc lá, thon và nhọn ẻo lả và những chùm hoa dài mang những đóa hoa màu trắng, màu hồng và màu tím nhạt đổ xuống tựa như dòng thác nhỏ. Không chỉ lâu tàn, hoa còn có mùi hương thơm ngát, quyến rũ mặn mà.

+ Aerides falcata lindl (Hồng Dâu):

Là loại lá dày, cứng, xòe sang hai bên, hoa nở vào mùa xuân và khá lâu tan. Ngoài màu hồng tím thì lan còn có màu tím đậm và mọc phổ biến vùng Trung, Nam Bộ như Đà Lạt, Đăklak…Thân dài khoảng 50 đến 70cm, lá màu xanh đậm có sọc, mặt dưới lá hơi tím đỏ. Chùm hoa dài 30 đến 50cm, khoảng 15 đến 30 hoa, kích thước mỗi hoa khoảng 2.5 đến 3cm, có mùi thơm, hay nở vào mùa Xuân qua đến mùa Hạ.

+ Aerides flabellata Rolfe (Giáng Hương Môi Quạt)

Nó còn có tên gọi khác là Giáng Hương Quế với màu hồng nhạt có những vệt tím hồng, thường nở vào tháng 5, tháng 6 và mọc ở các tỉnh miền Trung, dọc theo dãy núi Trường Sơn.

+ Aerides houlletiana (Giáng Hương Quế Nâu):

Hoa hay nở vào mùa xuân và có màu nâu tươi, phần môi có gai vàng cong ra phía trước. Thường mọc ở khu vực miền Bắc.

+ Aerides multiflora Roxbury (Giáng Hương Sóc Lào):

Giáng Hương Quế Nâu nở vào mùa hè, có màu vàng nâu hay vàng chanh, môi tím, hay mọc ở các tỉnh miền Nam như Đà Lạt, Tây Ninh…Thân cây dài từ 50 đến 70cm, lá xanh dài từ 30 đến 40cm, chiều ngang từ 2 đến 3cm. Khi nở chùm hoa rũ xuống dài từ 30 đến 40cm, hoa dày từ 20 đến 30 chiếc, to khoảng 2.5cm, hoa có mùi hương thơm ngát.

+ Aerides odorata (Quế Lan Hương):

Loại Giáng Hương này có nhiều hoa, lá dài và cong, hoa mọc sát nhau, thường nở vòa mùa hè. Những bông hoa có màu hồng nhạt chấm ở trên đỉnh màu tím, mọc nhiều ở khu vực Thủ Dầu Một, Bì Đúp, Tân Uyên, Đaklak…

+ Aerides rosea Loddiges (Đuôi Cáo):

Loại Giáng Hương này có mùi thơm, thân dài lên đến cả thước, lá dài chừng 30 phân, hay nở vào mùa hè. Những bông hoa có màu trắng hồng viền tím, môi cuộn tròn lại. Thường mọc ở khắp khu vực phía Bắc, Trung và Nam. Ngoài ra nó còn được phân thành nhiều nhánh nhỏ như Aerides Odorata (Quế Lan Hương), Aerides Odorata Var Alba (Giáng Hương Bạch Nhạn), Aerides Odorata Var Micholitzii Hay Aerides Odorata Var Rosea (Hồng Nhạn)

+ Aerides rubescens (Giáng Thu):

Có màu hồng tím trông rất đẹp và hay nở vào mùa xuân. Lan Đuôi Cáo mọc nhiều ở khu vực Cao Bằng, Lạng Sơn…với đặc điểm thân lá ngắn, lá chừng 12 chiếc, cứng và ngắn hơn cả chùm hoa. Mỗi chùm hoa dài từ 30 đến 40cm, số lượng hoa khoảng 30 đến 50 bông, kích thước mỗi bông khoảng 2.5cm mọc san sát nhau. Cánh hoa dày, mùi thơm ngào ngạt, do vậy mà nhiều người thường nhầm lẫn với Ngọc Điểm.

Kinh nghiệm trồng và chăm sóc để có một chậu Giáng Hương đẹp

Loại lan này hay nở vào cuối Xuân và đầu Hạ, lan có màu hồng tím mọc phổ biến tại các tỉnh Lâm Đồng, Phan Rang.

Theo kinh nghiệm của các chuyên gia thì để trồng lan Giáng Hương hiệu quả nhất nên trồng ở trong chậu đất nung, loại chậu có lỗ thoáng bên thành chậu hay dùng các khúc cây gỗ để ghép cây lan Giáng Hương vào. Điều quan trọng nhất để cây phát triển mạnh là cần độ thoáng mát nhất định.

Cây khi trưởng thành có đẹp hay không là phụ thuộc vào giống. Theo đó bạn nên chọn giống với kích cỡ đều nhau, chọn cây có bộ lá còn xanh, rễ tươi, lá gần gốc còn. Tránh mua loại có bộ rễ đã khô, lá bị úa vàng, khi đó cây sẽ lâu phục hồi hoặc chết trong quá trình nuôi trồng.

Trong một chậu nên trồng 5 cây lan hoặc ghép 5 cây trên cùng một khúc gỗ. Việc ghép hay trồng với số lượng nhiều hơn sẽ khiến hoa khi ra chồng chéo nhau không đẹp mắt. Sau 2 đến 3 năm nuôi trồng cây mới phát triển đẹp và hoàn chỉnh. Lưu ý nên chọn cây khô ghép cho lan loại lâu mục như cây ổi, cây cà phê, vũ sữa…

+ Cách trồng cây lan Giáng Hương vào chậu

Khi mua cây giống về hãy cắt tỉa bớt phần rễ nhỏ bị héo, cột túm gốc lan lại và treo ngược gốc lên. Phun thuốc B1, humic hay nước vo gạo để kích thích cây lan ra rễ mới, treo chùm lan và chỗ mát, tránh trời mưa vì lúc này cây đang bị sốc môi trường nên rất dễ chết hay rụng lá.

Mỗi ngày nên phun sương nước một lần vào buổi sáng sớm. Sau 7 ngày thì hãy phun lại thuốc kích thích ra rễ một lần. Chừng 15 đến 20 ngày thì cây lan hết rụng lá, khi đó bạn hãy tiến hành trồng hoặc ghép vào khúc cây khô.

+ Cách trồng cây lan Giáng Hương vào khúc gỗ

Để cây sát dưới đáy chậu, cuốn các cọng rễ quanh tròn thành chậu, cột cố định thân cây lan vào dây theo chậu, khoảng trống giữa gốc các cây lan hãy xen vào những miếng gỗ mục. Ở phía trên cột một đường dây ni lông quanh thân các cây lan với nhau để chúng có thể dựa vào mà không bị lắc lư khi tưới nước, tránh để đầu rễ non mới ra bị hư hại.

Treo chậu lan vào chỗ thoáng mát, mỗi ngày phun sương tưới nước một lần vào buổi sáng sớm, chừng một tháng sau khi trồng rễ chính sẽ đâm ra các đầu rễ nhánh.

Bố trí cây lan ở xung quanh khúc cây để về sau hoa ra đều các hướng của giò lan. Quấn các cọng rễ vào thân khúc gỗ, sử dụng dây ni lông cột chặt thân cây và rễ vào khúc gỗ, treo giò lan vào nơi thoáng mát và chăm sóc tương tự như ở trên.

Giai đoạn cây ra rễ mới bắt đầu được tưới phân. Sử dụng phân 20.20.20 hòa tan ½ muỗng càphê phân bột trong 4 lít nước, phun ướt đẫm lá, rễ cây lan 15ngày/lần vào buổi sáng. Ngoài ra, bạn còn có thể tận dụng lưới ni lông chụp hoa cúc để đựng phân chì tan chậm. Hàn kín hai đầu, đính 5 đến 7 túi phân lên quanh khúc gỗ, đặt trên những miếng gỗ mục trong chậu hoa, như vậy bạn không cần phải tưới phân thường xuyên. Chừng 3 tháng sau hãy thay túi phân một lần, vì Giáng Hương cần độ ẩm không khí cao, vậy nên chậu lan phải tưới nước mỗi ngày, tưới vào lúc sáng sớm.

Ở vùng khí hậu nóng, khô nên đặt bên dưới chậu lan một chậu nước để làm tăng độ ẩm cho không khí quanh chậu cây. Mùa lan Giáng Hương nở thường kéo dài sau tết âm lịch cho đến hết mùa hè, vậy nên khi cây ra chồi hoa, chồi sẽ tiết ra chất dịch trắng trong suốt phủ bên ngoài chồi hoa, thu hút lượng sâu bọ, kiến phá hoại không ít. Lúc này cần phải phun ngừa côn trùng bằng nước tỏi pha loãng. Khi Giáng Hương đã nở thì muốn nó giữ được lâu thì khi tưới cần tránh tưới vào các chùm hoa đang nở.

Thùy Duyên

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Lan Giáng Hương

Lan Giáng Hương là loại lan rừng hoa có màu sắc đằm thắm cùng với hương thơm quyến rũ đã làm “say đắm” biết bao người yêu thích hoa lan. Loài này thuộc loại lan rễ gió, rất dễ tìm thấy ở rừng, ở Việt Nam Giáng Hương có 8 loài chính, mỗi loại đều mang vẻ đẹp cuốn hút riêng. Về kỹ thuật chăm sóc lan Giáng Hương cũng không quá khó, bạn chỉ cần nắm những kỹ thuật sau: 1. Đặc điểm lan Giáng Hương

Lan giáng hương có hoa mọc thành chùm hướng xuống, tỏa hương thơm bát ngát và dịu nhẹ. Trong tự nhiên hoa lan này sống bám vào các cành cây, rễ bám vào cành cây và thòng lơ lững trong không khí. Lan giáng hương không phải là thực vật ký sinh hút chất dinh dưỡng của cây để sống mà chỉ là loại thực vật cộng sinh, dựa vào thân cây để phát triển.

Để cây lan giáng hương phát triển mạnh và đồng đều thì cần phải có độ thoáng mát. Bên cạnh, cây lan giống mua về cũng quyết định đến sự phát triển của cây về sau. Vì thế, bạn nên chọn cây giống có kích cỡ đều nhau để cây lan ra hoa cùng lúc, chọn cây có lá còn xanh, rễ tươi, những lá gần gốc vẫn còn, không nên mua những cây có bộ rễ khô, lá úa vàng bởi những này rất khó hồi phục khiến bạn gặp khó khăn trong việc chăm sóc.

+ Cây lan giống khi mới mua về bạn cần phải xử lý trước khi trồng, bạn cắt tỉa bớt các rể nhỏ bị héo cho gọn, cột túm gốc cây lan lại và treo ngược gốc lên, phun thuốc B1, humic hoặc dùng nước vo gạo để kích thích cây lan ra rễ mới. Sau đó, đem treo chùm lan vào chỗ mát, tránh trời mưa vì lúc này cây lan dễ bị sốc với môi trường khiến cây dễ chết, rụng lá khi gặp mua nhiều.

+ Mỗi ngày bạn nên phun sương nước một lần vào sáng sớm, sau 7 ngày thì phun lại thuốc kích thích ra rễ 1 lần. Sau 15-20 ngày khi cây lan rụng hết lá thì bạn tiến hành trồng vào chậu hoặc ghép và thân cây gỗ.

Hiện nay, có 2 cách để bạn trồng lan giáng hương là trồng vào chậu hoặc ghép vào thân cây gỗ, mỗi cách trồng đều cần có kỹ thuật riêng. Cụ thể:

Đầu tiên, bạn chuẩn bị chậu trồng lan đã được xử lý ký lưỡng. Đặt gốc cây sát dưới đáy chậu, cuốn các cọng rễ quanh tròn thành chậu, cột cố định thân cây lan vào dây treo chậu. Khoảng trống giữa gốc cây lan bạn chen vào những miếng gỗ mục, phía trên cột một đường dây nilon quanh thân các cây lan với nhau để cây không bị lắc khi tưới nước và không làm hư đầu rễ non mới ra.

Với cách trồng này thì bạn bố trí các cây lan xung quanh khúc cây để khi trổ hoa sẽ đều theo các hướng của giò lan. Bạn quấn các cọng rễ vào thân khúc gỗ, dùng dây nilon cột chặt thân cây lan và rễ vào khúc gỗ, treo giò lan vào chổ thoãng mát và cũng phun sương tưới nước.

Khi cây lan ra rễ mới thì bạn mới tưới phân cho cây, lan giáng hương là loài có sức sống mạnh, tự lấy dinh dưỡng từ không khí nên bạn không cần bón phân nhiều cho cây. Bạn dùng phân 20:20:20 hoàn tan với ½ muỗng cà phê phân bột trong 4 lít nước. Phun ướt đẫm lá, rễ cây lan 15 ngày/lần vào buổi sáng, bạn có thể dùng túi lưới đựng phân chì tan chậm vào trong và hàn kín 2 đầu, đính 5-7 túi phân này lên quanh thân khúc gỗ hoặc đặt lên trên những miếng gỗ mục trong chậu thì bạn không cẩn tưới phân thường xuyên, chỉ cần sau 3 tháng bạn thay túi phân 1 lần là được.

Loài nay cây nhỏ thường nở hoa vào cuối mùa xuân, đầu hạ, hoa có màu hồng tím mọc nhiều ở Lâm Đồng, Phan Rang.

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Giáng Hương (Đinh Hương)

Cây gỗ lớn, rụng lá, cao đến 25-30 m, đường kính có thể đạt 90cm hoặc hơn nữa. Tán cây hình ô, cành non có lông mịn, cành già nhẵn. Vỏ màu nâu xám, dày trung bình 1,5-2 cm, nứt dọc, bong vảy lớn, thịt vỏ màu hơi vàng, khi vạc vỏ chảy nhựa màu đỏ tươi.

Lá kép lông chim một lần lẻ, mọc cách, mang 7-13 lá chét xếp so le. Hoa màu vàng, mọc thành chùm ở nách lá. Mỗi chùm hoa dài 7-10 cm, mang 20-25 hoa. Quả hình tròn dẹt, đường kính 4,5-7,0 cm. Khoang cứng nổi lên ở giữa, chứa 1-3 hạt. Hạt hình lưỡi liềm, khi chín có màu nâu, dài 0,7-1,0 cm, rộng 0,3 – 0,5cm.

Trên thế giới, Giáng hương có mặt trong 2 kiểu rừng chính là rừng hỗn loài nửa rụng lá (rừng bán thường xanh) và rửng rụng lá mà chủ yếu là rừng thưa cây họ Dầu (rừng khộp), đất phát triển trên nhiều loại đá mẹ khác nhau nhưng tốt nhất là trên đất có thành phần cơ giới nhẹ và thường sống ven sông nơi gần nguồn nước. Thường mọc ở độ cao từ 100-800m so với mực nước biển, chịu được điều kiện mưa nhiều và biên độ nhiệt lớn, nhiêt độ tối cao tuyệt đối 37,7-44,4 oC và tối thấp tuyệt đối 4,4-11,2 o C. Lượng mưa bình quân 889-3572 mm/năm, mọc tốt ở vùng có lượng mưa 1270-1520 mm/năm.

Ở Việt Nam, Giáng hương cũng có mặt trong hai kiểu rừng là rừng khộp và rừng bán thường xanh, ở các tỉnh Tây Nguyên, Nam Bộ như Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Phú Yên, Đồng Nai, Tây Ninh. Thường thấy ở những nơi có độ cao so với mực nước biển từ 20 m đến 680 m, tập trung ở những nơi có địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc 2-10 0, nhiệt độ trung bình năm 21,9-26,9 oC, nhiệt độ tối cao tuyệt đối 36-42,7 0C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 1,7-15,0 0C, nhiệt độ tối cao trung bình tháng nóng nhất 29,7-35,3 0C, nhiệt độ tối thấp trung bình tháng lạnh nhất 10,4-20,9 0 C. Mọc trên nhiều loại đất như đất xám, đất đỏ bazan, chịu được điều kiện đất khô xấu thích hợp với những vùng có khí hậu chia thành 2 mùa mưa và khô rõ rệt.

3. Giống và tạo cây con

Nguồn giống thu hạt từ cây mẹ tuyển chọn trong các rừng giống chuyển hoá đã được công nhận, có chiều cao từ 8 m và đường kính từ 20cm trở lên, thân thẳng, tán đẹp, tỉa cành tự nhiên tốt, không bị sâu bệnh hay cụt ngọn. Thu quả khi vỏ quả có màu nâu đem phơi trong 3-4 nắng nhẹ, dùng kéo cắt vỏ và tách hạt ra khỏi quả, 1000 hạt nặng 61-63 gam, hàm lượng nước trong hạt 12%, tỷ lệ nẩy mầm 83-85%. Để hạt trong túi nilông đem bảo quản ở 8 o C.

Gieo ươm hạt từ tháng 12 đến tháng 2 tuỳ thuộc thời vụ trồng rừng. Xử lý hạt bằng cách ngâm hạt vào nước nóng 60 o C trong 10 giờ, vớt ra ủ trong bao tải, hàng ngày rửa chua, chọn hạt nứt nanh cấy vào bầu.

Túi bầu nuôi cây làm bằng Polyetylen cỡ 11 x12 cm, đục 5 lỗ thoát nước mỗi bên. Ruột bầu gồm hỗn hợp 88% đất mặt vườn ươm +10% phân chuồng hoai +2% supelân tính theo khối lượng.

Tưới nước đủ ẩm, che bóng 50% trong 3 tháng đầu, sau đó tháo bớt còn 25%. Trong 4 tháng mùa khô mỗi ngày tưới một lần 6,5 lít nước/m 2, vào buổi sáng.

Làm cỏ phá váng 15 ngày/lần. Trong 5 tháng đầu mỗi tháng tưới thúc 1 lần NPK (6:1:3), nồng độ 1-2%, 4 lít/1 m 2. Từ tháng thứ 4 trở đi mỗi tháng đảo bầu 1 lần.

Tiêu chuẩn cây xuất vườn: Cây con 6 tháng tuổi, khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh, không cụt ngọn, chiều cao tối thiểu 50cm, đường kính cổ rễ 5-7mm.

4. Trồng và chăm sóc rừng

Chọn nơi trồng có nhiệt độ bình quân năm 22-27 oC, tối cao tuyệt đối 36-43 oC, tối thấp tuyệt đối 1,7-14,1 o C. Lượng mưa 1268-2172 mm/năm, lượng bốc hơi 867-1436 mm/năm. Độ cao tuyệt đối dưới 700m, độ dốc thích hợp dưới 10 độ. Đất xám phát triển trên sa thạch, phiến sét, granít và đất đỏ badan, chua, thành phần cơ giới từ nhẹ đến nặng, thoát nước tốt.

Trồng vào đầu tháng 6 đến giữa tháng 8, tránh tiểu hạn vào giữa tháng 7.

Thực bì rừng kiệt hay phục hồi sau rẫy xử lý bằng cách phát dọn theo băng hẹp đảm bảo độ tàn che ban đầu 0,25-0,5, sau đó mở dần đến năm thứ 4 trở đi có thể mở tán hoàn toàn.

Hố đào 30x30x30cm trước khi trồng 15-20 ngày, kết hợp bọn lót 150 gam phân hữu cơ vi sinh cho 1 hố.

Trồng bằng cây con có bầu 6 tháng tuổi, trồng thuần loài hoặc hỗn giao với các loài Căm xe, Cẩm liên, Cà chít, Chiêu liêu, Bằng lăng, Trâm, Kơ nia. Mật độ 1250 cây/ha, cự ly 2x4m.

Chăm sóc năm đầu 2 lần, lần 1 sau trồng 1 tháng, lần 2 vào tháng 12 chủ yếu làm cỏ vun gốc. Từ năm thứ 2 trở đi mỗi năm làm cỏ, phát luỗng thực bì xâm lấn, vun xới gốc 3 lần vào cuối mùa khô, giữa mùa mưa và cuối năm.

Gỗ có lõi và giác phân biệt, giác màu vàng nhạt, lõi màu nâu vàng, vân đẹp, bền và có mùi thơm dễ chịu, khả năng hấp sấy khô chậm nhưng dễ khô kiệt, lõi cứng hơi khó gia công. Gỗ nặng trung bình, khối lượng riêng của gỗ khô là 0,73-0,80 g/cm 3, thuộc loại gỗ quý, nhóm I dùng trong xây dựng, đóng đồ dùng cao cấp, đóng bàn ghế, tủ hòm, làm ván sàn,…

Cây có dáng đẹp, hoa thơm được trồng làm cây cảnh trong công viên hoặc ven đường phố, đặc biệt rễ có vi sinh vật cộng sinh có khả năng cố định đạm cải tạo đất.

Vỏ có chứa tanin và nhựa màu đỏ có thể dùng để nhuộm quần áo.

Ở Băng Cốc cây trồng 8 tuổi cao 7,28m, đường kính đạt 11,58cm, đến 18 tuổi đạt 14,9m về chiều cao và 25,9cm về đường kính.

Ở nước ta Giáng hương 39 tuổi trồng thuần loài trên đất đỏ ba zan có chiều cao khoảng 22m, đường kính từ 20-28 cm, cây lớn nhất là 48,4cm đạt kích cỡ gỗ lớn dùng trong xây dựng.

Thử nghiệm trồng 1998 ở Krông Pach, ĐắkLắk trên đất đỏ bazan, sau 5 năm tỷ lệ sống 100%, cây cao 7,1m, đường kính 9,2cm chứng tỏ ở giai đoạn này khả năng sinh trưởng của Giáng hương là khá tốt.

Thử nghiệm trồng năm 1947 ở Eakmat, Buôn Mê Thuột, Dak Lak trên đất đỏ bazan có độ phì cao vừa mới phát dọn rừng hỗn giao lá rộng nghèo kiệt. Kết quả sau 52 năm cây đạt 16m về chiều cao và 28,5cm về đường kính, nếu so với Căm xe cũng trồng ở khu vực này lượng tăng trưởng bình quân năm của Giáng hương có kém hơn chút ít nhưng vẫn đạt được mức sinh trưởng khá.

# 1【Chăm Sóc】Cây Hoa Lan Giáng Hương

Hoa phong lan giáng hương là giống cây hoa lan đẹp và được rất nhiều người yêu thích, cây được biết đến là giống cây có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt nếu bạn chăm sóc cây tốt và giúp cho môi trường xung quanh bạn trở nên trong sạch hơn

Lan giáng hương có bao nhiêu loài

Hiện nay cây phong lan giáng hương được phân bổ rất rộng và có rất nhiều loại khác nhau trên thế giới, nhưng tính tới thời điểm hiện tại ở nước ta có tới 8 loài hoa lan giáng hương khác nhau và mỗi loại lại có đặc điểm khác nhau :

Aerides crassifolia Parish (giáng hương lá dầy) Aerides falcata Lindl (hồng dâu) Aerides flabellata Rolfe (giáng hương môi quạt) Aerides houlletiana (giáng hương quế nâu) Aerides multiflora Roxbury (đuôi chồn) Aerides odorata (quế lan hương) Aerides rosea Loddiges (sóc lào) Aerides rubescens (giáng thu) Cây hoa lan giáng hương có bộ rễ phát triển cực kỳ khỏe mạnh với những bộ rể dài thòng lơ trong không khí, đặc điểm của cây hoa lan giáng hương chính là không phải là loại thực vật ký sinh hút chất dinh dưỡng của cây chủ để sống mà là loại thực vật cộng sinh, dựa vào thân cây chủ để phát triển. Bộ rể phát triển mạnh để lấy dinh dưỡng từ không khí, nước mưa để sống.

Do đó trong môi trường nuôi trồng đô thị nhất thiết phải tạo cho chậu lan Giáng Hương một khoảng không gian thông thoáng nhất định.

ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG LAN GIANG HƯƠNG

Cây lan giang hương là giống cây rất dễ chăm sóc, hoa có mùi hương thơm nhẹ, dễ chịu, trong đó có 2 loại quế lan hương và hồng dâu có hương thơm rất mạnh, khi hoa nở hương thơm lan tỏa khắp vườn lan, tạo cảm giác thoải mái và thích thú cho người trồng lan. Với phong lan Giáng Hương cách trồng hiệu quả nhất: trồng trong chậu đất nung có những lỗ thoáng bên thành chậu hoặc là ghép cây lan vào khúc cây khô. Điều cần thiết với phong lan Giáng Hương là cần độ thoáng, mát chậu hoa mới phát triển mạnh và đồng đều.

Khi bạn chọn mua giống hoa lan giáng hương thì bạn nên lựa chọn những cây có kích thước đều nhau để giúp cho cây nở hoa đồng loạt, bạn nên lựa chọn những cây có bộ lá còn xanh chọn cây có bộ lá còn xanh, những lá gần gốc vẫn còn, rễ còn tươi, dứt khoát không mua những cây có bộ lá úa vàng, bộ rễ đã khô, những cây lan này rất khó phục hồi và phần lớn sẽ chết trong quá trình nuôi trồng

Khi lựa chọn cây hoa lan giáng hương bạn nên trồng khoảng 5 cây/ chậu và chậu thường có đường kính khoảng 24cm , ngoài ra bạn có thể ghép khoảng 5 cây vào khúc gỗ khô để khi cây ra hoa sẽ đẹp hơn,bạn có thể ghép vào cây ổi, cà phê, vú sữa , thường thì mỗi chậu hoa lan giáng hương đẹp thì sẽ mất từ 2-3 năm

Đối với những cây khi bạn mua về thì bạn nên cắt bỏ những rể bị khô và héo và bạn phun thêm thuốc kích thích ra rể cho cây lan nhanh ra rễ mới hơn , trong quá trình trồng thì bạn nên tránh để cây ngoài trời mưa nhiều vì lúc này cây đang còn yếu.

Mỗi ngày phun sương nước một lần vào buổi sáng sớm, sau 7 ngày thì phun lại thuốc kích thích ra rễ một lần nữa, sau 15-20 ngày khi cây lan hết rụng lá thì tiến hành trồng vào chậu hoặc ghép vào khúc cây khô.

CÁCH TRỒNG CÂY HOA LAN GIÁNG HƯƠNG

Khi bạn mới mua cây con về thì trước đó bạn nên chuẩn bị chậu và các thứ trước để khi có cây con về là bạn có thể trồng ngay lập tức.

Sau khi chuẩn bị chậu xong bạn tiến hành đặt gốc cây sát dưới đáy chậu, cuốn các cọng rể quanh tròn và cố định cây bằng dây sau đó bạn bỏ chen những miếng gỗ mục, và các phụ kiện khác để giúp cho cây bám chắc sau khi ra bộ rể mới treo chậu lan vào chổ thoáng mát, mỗi ngày phun sương nước một lần vào buổi sáng sớm, khoảng một tháng sau khi trồng từ các cọng rể chính sẽ dâm ra các đầu rể nhánh.

Khi bạn thấy cây lan giáng hương mới ra rể thì bạn sẽ nhận thấy rằng cây có sức sống rất mạnh , tự lấy dinh dưỡng từ không khí được nên không cần bón phân nhiều, dùng phân 20.20.20 hòa tan 1/2 muỗng càphê phân bột trong 4lít nước, phun ướt đẫm lá, rễ cây lan 15ngày/lần vào buổi sáng, bạn có thể tận dụng lưới nilon chụp hoa cúc đựng phân chì tan chậm vào trong và hàn kín 2 đầu, đính 5 -7 túi phân này lên quanh thân khúc gỗ, hay đặt lên trên những miếng gỗ mục trong chậu hoa thì không cần phải tưới phân thường xuyên, sau 3 tháng thì thay túi phân một lần.

Phong lan Giáng Hương cần độ ẩm không khí cao nên chậu lan phải được tưới nước mỗi ngày, nên tưới vào lúc sáng sớm. Ở nơi có khí hậu nóng, khô vị trí trồng lan Giáng Hương bạn nên đặt bên dưới một chậu nước để làm tăng độ ẩm của không khí quanh chậu lan Giáng hương. (Bạn có thể kết hợp trồng một chậu bông súng, chậu bèo cám,… bên dưới chậu lan)

Khi cây hoa lan giáng hương nở thì lúc đó bắt đầu vào tết và thời gian kéo dài cho tới hết mùa hè, khi cây ra hoa sẽ thường tiết ra chất dịch trắng trong suốt phủ bên ngoài chồi hoa, thường thu hút sâu bọ, kiến đến phá hoại chồi hoa, lúc này nên phun ngừa côn trùng bằng nước tỏi pha loảng.

Khi chậu lan giáng hương đã trổ hoa để giữ cho chùm hoa nở được lâu, khi tưới nước bạn cố tránh tưới vào các chùm hoa đang nở.