Top 12 # Xem Nhiều Nhất Trồng Và Chăm Sóc Lan Giả Hạc Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Lan Giả Hạc – Hướng Dẫn Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan Giả Hạc

Một trong những loại lan nổi tiếng nhất, hoa đẹp và lạ nhất trong giới lan chính là lan giả hạc. Không chỉ có sắc hoa muôn hình muôn vẻ mà hương thơm của chúng còn nồng nàn làm xao xuyến biết bao nghệ nhân trong giới chơi lan.

Giả Hạc (Phi Điệp Tím) – Dendrobium anosmum – là một trong những giống lan được người chơi lan săn lùng và yêu chuộng nhất hiện nay. Lan giả hạc có ngoại hình đẹp và vẻ duyên dáng của những giả hành đã tạo nên một huyền thoại lan được nhiều người ngưỡng mộ.

Đặc điểm của lan giả hạc

Ở Việt Nam loại lan giả hạc này thường xuất hiện trong những cánh rừng trên các cành cây có cao độ khoảng 1000-1300 m tại một số tỉnh phía Nam và Bắc hiện nay như Vinh, Đà Lạt, Bảo Lộc, Đắc Lắc, vv.

Lan giả hạc có chiều dài thân lên đến 1,2m và buông thong xuống. Với những chiếc lá mọc đối cách nhau dài từ 8-12cm và có chiều rộng từ 4-7cm. Lan giả hạc nổi tiếng nhất là những chùm hoa dài to như những chú hạc chao nghiêng bay lượn trên bầu trời. Mỗi hoa có đường kính 10cm và thường mọc từ 1-3 chiếc ở các đốt đã rụng lá. Hoa thường có màu hồng và trắng cùng màu tím ở môi và lưỡi hoa. Mỗi khi hoa nở sẽ tỏa ra một hương thơm ngào ngạt và bay đi rất xa. Với những cây trưởng thành thì mỗi cây có thể cho ra đến 50-70 bông là chuyện bình thường. Lan Giả Hạc có đặc điẻm khá thú vị là khi hoa nở thì mùi hương lan tỏa khắp vườn, hoa nở 7-10 ngày mới tàn, khi hoa tàn vẫn còn mùi hương.

Đặc điểm sinh trưởng của lan giả hạc

Lan giả hạc là loại lan khá dễ trồng tuy nhiên có những đặc điểm cần người trồng quan tâm. Lan trồng tốt nhất ở giá thể gỗ hoặc trong chậu đất nung loại lớn. Lan không thích hợp trồng với chất trồng bằng than.

Lan Giả Hạc thuộc nhóm lan ưa ẩm nên kho trồng bằng khúc gỗ thì nên tưới nhiều nước và treo cây ở nơi có ánh sáng khoảng từ 50-70% là hợp lý.

Cách trồng và chăm sóc lan giả hạc

Thời điểm trồng

Lan giả hành thích hợp nhất khi được trồng vào mùa ngủ của giả hành. Đây là lúc giả hành tơ trụi hết lá cho tới khi sắp nảy mầm ở gốc.

Tuy nhiên lan giả hạc có thể trồng được bất cứ mùa nào trong năm và bạn có thể trồng được tuy nhiên mức độ sinh trưởng sẽ không thể bằng đúng mùa được.

Giá thể trồng lan giả hạc

Lan giả hạch có thể được thực hiện trồng trên nhiều loại giá thể khác nhau. Mỗi loại đều có được ưu và nhược điểm khác nhau.

– Lũa: Khi trồng trong gỗ lũa bạn sẽ có thể được những tác phẩm rất nghệ thuật. Cây phát triển tốt tuy nhiên chậm lớn và khó dài và mập.

– Chậu đất nung:Nếu như chất trồng chính là than thì sẽ khá kém. Tuy nhiên bạn nên phối trộn với những loại chất trồng như vỏ thông vụn sẽ tốt hơn lũa và cây sẽ mập mạp và phát triển dài hơn.

Xử lý giống

Bước 1: Chia giống

Để cây phát triển tốt nhất bạn nên nhẹ nhàng tách riêng từng giả hành ra. Riêng giả hành 1 và 2 tuổi bạn nên để dính vào nhau, như vậy sẽ đảm bảo nguồn chất dinh dưỡng đầy đủ nhất cho giả hành con sau này. Với những giả hành từ 3 năm tuổi trở nên tốt nhất là bạn chia nhỏ từng cọng ra để cho dễ trồng.

Sau khi tách riêng ra rồi, lúc này bạn mới bắt đầu tỉa rễ già và những phần gãy dập, nhớ để lại 2cm rễ để bắn ghim cố định giả hành vào giá thể.

Bước 2: Ngâm

Để ngâm lan giống giúp cây phát triển tốt hơn bạn nên pha 1 chậy chat Physan 20 nồng độ 1ml/ lít nước. Ngân toàn bộ số lan giống vào chauaj khoảng từ 5-10 phút. Sau đó bạn vớt ra và để ráo khoảng vài tiếng. Ngâm như vậy sẽ giúp lan được bổ sung nước và chất dinh dưỡng, đánh thức các mắt ngủ và tăng sức đề kháng.

Bước 3: Ghép, treo.

Để ghép lan được thành công bạn tiến hành găm phần rễ vào bảng dớn hoặc bảng gỗ thật chẵc chắn. Để cây ghép phát triển tốt bạn nên tách riêng phần giả hành tơ và giả hành già ra hai bên.  Giả hành dài ghép chung với dài thành 1 giò để được sự phát triển đồng đều hơn.

Nếu như bạn trồng ở trong chậu thì bạn cần cố định chắc chắn phần giả hành vào với móc treo sao cho phần gốc giả hành được giữ cố định và không bị lung lay. Khi mầm lan cao lên bạn có thể lấy dây mềm đỡ cọng lan khỏi gập hoặc vặn ngắn bớt 1 sợi móc lại làm nghiêng cái chậu để giả hành thòng xuống.

Sau khi ghép xong bạn treo lên giàn và đặt ở những nơi có ánh nắng chiếu khoảng 60-70%. Với những xứ nóng thì gốc lan cách lưới ít nhất 1.5m

Bón phân cho cây lan giả hạc

Sauk hi lên giá thể bạn tiến hành phun một số chế phẩm như chế phẩm Hùng Nguyễn 1 lần nồng độ 1ml/1 lít (20 giọt) hoặc B1+Atonik

Sau khi phun chế phẩm tới khi thắt ngọn thì bạn ngừng lại. Các loại phân kích rễ khác như Terra Sorb 4 hoặc N3M. Sau khi sinh trưởng bạn tiến hành phun định kì khoảng từ 10 đến 20 ngày  lần.

Khi lan được koảng tám tháng tuổi bạn nhớ phun cho cây một lượng 6-30-30 TE, phun 3-4 lần, 10 ngày 1 lần hoặc bón phân hữu cơ tan chậm 3-6-6TE.

Phòng trừ sâu bệnh cho lan giả hạc

Lan giả hạc là loại lan khỏe mạnh tuy nhiên vẫn gặp một số loại sâu bệnh cắn phá như các loại rầy, rệp non và bọ trĩ. Chính vì thế cần phải chăm sóc thăm nom thường xuyên để phát hiện kịp thời mầm bệnh từ đó có cách điều trị cho kịp thời hơn.

Định kì hàng tháng bạn tiến hành phun Movento + Pesieu 1 lần để phòng trừ nhện đỏ, rầy, rệp, bọ trĩ…– Cứ 15 – 30 ngày 1 lần pha chung thuốc trừ nấm và vi khuẩn phun phòng 1 lần. Nếu trời mưa nhiều thì 7 ngày 1 lần.

Thuốc nấm gồm: RidomilGold, Daconil, Antracol, Aliette, TopsinM…

Thuốc vi khuẩn gồm: Mathian, Kasumin, Poner, Starner, Physan …

Việc chơi lan và trồng lan là cả một nghệ thuật đòi hỏi sự khó khăn cũng như tự hào. Chính vì thế mà không có công thức chung nào cố định cả. Lan giả hạc là một loại lan đẹp độc đáo với cách trồng không quá khó. Hy vọng rằng bạn có thể áp dụng những điều cơ bản và nhuần nhuyễn, sau đó sẽ tự đúc kết ra phương pháp tối ưu cho khu vườn của bản thân.

Lan giả hạc – Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc lan giả hạc

2.9

(57.78%)

9

vote[s]

(57.78%)vote[s]

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Lan Giả Hạc

Giả Hạc (Phi Điệp Tím) – Dendrobium anosmum – là một trong những giống lan được người chơi lan săn lùng và yêu chuộng nhất hiện nay. Với muôn hình muôn vẻ mặt hoa cũng như hương thơm nồng nàn xao xuyến và nét duyên dáng của giả hành đã làm nên một huyền thoại về lan.

Giới chơi lan giờ đây không chỉ thưởng lãm màu sắc bông cho tới mắt, mũi, môi, lưỡi, cánh, lá mà còn chơi theo hình thái giả hành và vùng miền… Nhưng dù cho thế nào, thì kỹ thuật để chinh phục và tạo ra được một tác phẩm – một giò lan mang giá trị nghệ thuật đều gồm những bước cơ bản sau.

Thời điểm trồng tốt nhất, ít hại cây nhất chính là vào mùa ngủ của giả hành, nghĩa là từ khi giả hành tơ trụi hết lá cho tới khi sắp nảy mầm ở gốc. Ví dụ hoa nở mùa xuân thì tháng 11 âm lịch tới tháng 2 âm lịch năm sau; nếu hoa nở mùa hè thì nên trồng hoặc ghép vào cuối xuân đầu hè.

Tuy nhiên, bất cứ mùa nào trong năm bạn cũng có thể trồng được, nhưng mức độ phát triển sẽ không bằng trồng đúng mùa và có thể làm lệch mùa hoa hoặc cây lan sẽ bị chột. Ví dụ bộ rễ của mầm giả hành non đang phát triển rất khỏe, bạn bóc về trồng lại hoặc nhổ ra trồng lại sẽ làm hư hại bộ rễ, cây lan sẽ mất sức hoặc thậm chí không mọc dài ra nữa.

Đối với giả hạc, tôi đã thực tế thử nghiệm qua rất rất nhiều loại giá thể, so sánh đối chiếu các số liệu và rút ra được kết luận sau:

– Lũa: Bạn sẽ có 1 tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời, giò lan nhìn rất TÌNH và có DUYÊN, giả phát triển tốt nhưng chậm lớn, khó dài mập (trừ khi phân và tiểu khí hậu thật tốt). Đặc biệt bộ rễ rất khỏe và nhiều.

– Gỗ vú sữa, dẻ, vải, nhãn: Cây sinh trưởng và phát triển không khác trên lũa là mấy. Tuy nhiên gỗ vú sữa và dẻ thì hay bị nấm mảng phấn bám giá thể làm giảm giá trị thẩm mỹ.

– Chậu: Nếu chất trồng là than thì khá kém (tốt nhất là hạn chế dùng than), nhưng chất trồng là vỏ thông vụn thì cây lên tốt hơn lũa, mập mạp và khá dài.

Nhưng nếu trong chậu bạn nhét dớn vụn hoặc dớn cù lần, dớn xốp tổ quạ xé vụn…. thì cây lan của bạn sẽ phát triển rất tuyệt vời.

Bạn nên trồng chậu kích thước vừa phải, đừng quá to vì rễ lan giả hạc thích được BÓ. Rễ nào mọc ra ngoài, bạn nên cắt hoặc vắt vào trong chậu.

Ví dụ hai mầm Giả Hạc mọc cùng thời gian trên hai giả hành mẹ đều nhau 40cm. Một cây bó lên Lũa và một cây trồng trong chậu nhựa với chất trồng là dớn vụn hoặc dớn cù lần xay. Sau 7 tháng chăm bón với chế độ tưới và phân bón đầy đủ như nhau. Giả hành trên Lũa dài 60cm, to bằng ngón út; giả hành trên chậu dài 90cm và to bằng ngón tay trỏ.

– Cuối cùng tôi thấy rằng ghép lên khúc, dớn khoanh hoặc dớn bảng là dễ chăm bón nhất và cây phát triển ổn định nhất, dễ trưng bày nhất và rất dễ gửi lan đi xa.

Đối với gỗ hoặc lũa, bạn phải lấy bàn chải sắt đánh thật sạch lớp bề mặt, sau đó ngâm nước vôi 1 tiếng rồi rửa lại bằng nước sạch mới tiến hành ghép lan lên. Bạn nhớ có thêm một chút tã giữ ẩm cho gốc lan.

Đối với các loại dớn, phải ngâm nước vôi (1 lạng vôi pha 10 lít nước, khuấy đục rồi chắt lấy phần nước đục), ngâm thời gian 2-4 ngày nhằm diệt côn trùng gây hại, diệt mầm cỏ dại, diệt nấm khuẩn và trung hòa acid trong dớn. Sau đó rửa lại thật sạch bằng nước lã. Bạn cũng có thể tiến hành luộc dớn với một chút vôi sau đó cũng phải rửa lại.

Với 1 khóm (bụi, giề) lan gồm nhiều giả hành, nếu để cả khóm và ghép vào giá thể luôn thì chỉ có 1-2 mầm non được mọc lên, như vậy rất phí giống.

Bạn nên nhẹ nhàng tách riêng từng giả hành ra, chú ý quan sát để khỏi cắt vào mắt ngủ còn lại dưới gốc. Riêng gả hành 1 và 2 tuổi bạn nên để dính vào nhau, như vậy sẽ đảm bảo nguồn chất dinh dưỡng đầy đủ nhất cho giả hành con sau này. Còn đối với giả hành 3,4,5,6 tuổi thì bạn nên tách từng cọng ra.

Dụng cụ để tách nên thật sắc, mỏng như dao dọc giấy, dao mổ.

Sau khi tách riêng ra rồi, lúc này bạn mới bắt đầu tỉa rễ già và những phần gãy dập, nhớ để lại 2cm rễ để bắn ghim cố định giả hành vào giá thể.

Pha 1 chậu Physan 20 nồng độ 1ml/1 lít nước hoặc 1 chậu Benkona 2ml/1lít nước sau đó cho toàn bộ lan giống vào ngâm 5-10 phút.

Vớt ra để ráo vài tiếng.

Pha 1ml chế phẩm Hùng Nguyễn 6 trong 1 (khoảng 20 giọt) với 1 lít nước và ngâm lan vào đó 1 – 2 tiếng. Sau đó vớt ra để ráo và tiến hành trồng. Nếu không có chế phẩm, bạn có thể ngâm với B1 + Atonik hoặc các loại phân thuốc kích thích bung đọt nảy mầm trên thị trường theo hướng dẫn ghi trên bao bì.

Ngâm như vậy sẽ giúp lan được bổ sung nước và chất dinh dưỡng, đánh thức các mắt ngủ và tăng sức đề kháng.

Bắn ghim hoặc găm phần rễ vào bảng dớn hoặc bảng gỗ thật chẵc chắn.

Bạn nên tách riêng giả hành tơ với giả hành tơ ghép chung 1 bảng, giả hành già 1 bảng. Nói chung là cùng tuổi ghép 1 bảng. Nhớ là mắt ngủ phải hướng ra ngoài và hạn chế dùng càng ít sắt thép được thì càng tốt!

Giả hành dài ghép chung với dài vào 1 giò, ngắn ghép chung ngắn cho có sự đồng đều và khi nở được đều.

Trồng trong chậu thì bạn phải cố định chắc chắn giả hành vào móc treo sao cho phần gốc giả hành không bị lung lay và không được chôn mắt ngủ dưới giá thể. Khi mầm lan cao lên bạn có thể lấy dây mềm đỡ cọng lan khỏi gập hoặc vặn ngắn bớt 1 sợi móc lại làm nghiêng cái chậu để giả hành thòng xuống.

Trồng lan thân thòng nói chung trên trụ dớn hoặc bảng dớn là nhanh nhất, đơn giản nhất và dễ nhất. Bạn chỉ cần 2-3 cọng dây thép ngắn 7cm uốn thành chữ U và gắn cố định rễ lan, giả hành lên cục dớn như hình.

Sau khi ghép bạn nên treo lên giàn, cho ăn nắng 60-70% luôn (Nghĩa là 1 lớp lưới xanh đen của Thái). Nếu bạn ở đồng bằng xứ nóng thì gốc lan cách lưới ít nhất 1,5m, nếu vùng cao mát mẻ thì cách lưới ít nhất 1,2m. Tóm lại là càng xa lưới thì càng tốt.

– 5 – 10 ngày phun chế phẩm Hùng Nguyễn 1 lần nồng độ 1ml/1 lít (20 giọt) hoặc B1+Atonik. Lưu ý: Atonik chỉ dùng cho chi lan có giả hành mọng nước là có hiệu quả, còn các chi đơn thân… thì hiệu quả thấp. Bên cạnh đó lạm dụng Atonik sẽ có nhiều tác dụng không tốt về sau.

Phun chế phẩm tới khi giả hành thắt ngọn thì ngừng (Nghĩa là giả hành không thể dài ra nữa). Các loại phân kích rễ khác như Terra Sorb 4 hoặc N3M.

– Nên pha Chế Phẩm Hùng Nguyễn + Nano đồng + Trung vi lượng phun định kỳ 10-20 ngày 1 lần trong suốt quá trình sinh trưởng của lan.

– Sau khi mầm non ra rễ dài được 5cm, rải (gắn) phân chì (xám, tan chậm) 14-13-13 (phân của Nhật, độ bền 6 tháng) hoặc phân hữu cơ tan chậm 5-5-5Te.

– Khoảng tám tháng tuổi phun 6-30-30 TE, phun 3-4 lần, 10 ngày 1 lần hoặc bón phân hữu cơ tan chậm 3-6-6TE.

– Nếu muốn hoa nở đều và sai thì tới tháng tuổi thứ 9 cắt nước hoàn toàn trong 15-30 ngày, cho giả hành rụng hết lá và cứ để như vậy cho tới giữa tháng tuổi thứ 11 bạn hãy tưới thật đẫm vào gốc, ngày 1-3 lần tùy giá thể và chờ hoa, sau 10-20 ngày xuất hiện nụ hoa, nếu nụ to thì để ở nơi mát và giảm tưới nước, còn nụ nhỏ tăng ánh sáng và nước tưới (đây là trường hợp căn nở tết, còn nếu không thì cứ tưới và cho ăn nắng bình thường).

Tuy nhiên bạn cũng có thể để tự nhiên, không cần cắt nước, hoa vẫn nở nhưng ít hoa hơn và muộn hơn.

– Mỗi tháng phun Movento + Pesieu 1 lần để phòng trừ nhện đỏ, rầy, rệp, bọ trĩ… vào buổi chiều tối. Cứ 2 tháng rải bả sên nhớt 1 lần.

– Cứ 15 – 30 ngày 1 lần pha chung thuốc trừ nấm và vi khuẩn phun phòng 1 lần. Nếu trời mưa nhiều thì 7 ngày 1 lần.

Thuốc nấm gồm: RidomilGold, Antracol, Aliette, TopsinM, Daconil…

Thuốc vi khuẩn gồm: Kasumin, Poner, Starner, Physan, Mathian…

Tuy nhiên để an toàn cho người và động vật, bạn nên phòng bệnh luân phiên với Nano Bạc hoặc Agrifos 400 hoặc Benkona.

Nhiệt độ trong ngày trên 33 độ thì không phun phân và thuốc.

Chơi lan là một môn nghệ thuật, vì thế sẽ không có công thức chung cố định nào cả. Mong rằng bạn đọc có thể áp dụng những điều cơ bản và nhuần nhuyễn, sau đó sẽ tự đúc kết ra phương pháp tối ưu cho khu vườn của bản thân, vùng miền bạn sống. Hãy luôn sáng tạo trong cách chơi của mình và đừng đóng khung trong một quan điểm nào cả, vì nghệ thuật không có lối mòn.

Bài viết này được đăng trên báo Việt Nam Hương Sắc số 295 tháng 4 năm 2018.

Tạp chí Việt Nam Hương Sắc là 1 cuốn tạp chí tổng hợp các thông tin và các bài viết có chất lượng về Hoa Lan, Cây cảnh – Bonsai, Chim cảnh, Cá cảnh, Chó cảnh, Gỗ lũa, Đá cảnh và nhiều các vấn đề khác về Sinh Vật Cảnh trong và ngoài nước.

Một cuốn 26 ngàn (gửi ra nước ngoài là 4USD), mọi chi tiết đặt tạp chí bạn có thể liên hệ:

ĐT: 02432.4444.29 – 0963.298.396

Hoặc liên hệ Email: tcvnhs@gmail.com (viết tắt của Tạp Chí Việt Nam Hương Sắc)

Hoặc bạn có thể giao lưu trực tiếp với anh Tổng Biên Tập: Nguyễn Thắng

Nếu thấy hay và hữu ích, xin hãy CHIA SẺ để lan tỏa kiến thức tới cộng đồng và nâng tầm ngành lan Việt Nam.

Nguyễn Ngọc Hà – Đức Trọng, Lâm Đồng

.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan Giả Hạc Cấy Mô

Lan Giả Hạc Dendrobium anosmum là một loài lan tuyệt đẹp có mùi hương thơm ngát được nhiều người ưa chuộng và được trồng tại nhà rất nhiều. Giống lan được trồng nhiều vì nó tương đối dễ trồng, khả năng chịu nóng, lạnh tương tốt. Cây dễ trồng và cho nhiều hoa, hoa của phi diệp to, từ khảng 3- 5cm, hương thơm nồng nàn, được nhiều người yêu trồng phong lan ưa chuộng.

Chuẩn bị giá thể

Gía thể trồng lan lan giả hạc cũng như các loại lan khác, dùng sơ dừa bó vào dớn và các khúc gỗ. Ngoài ra bạn có thể trồng trong chậu nhưng chậu phải đặt nằm và thoát nước tốt. Lan giả hạc thường thích trồng trong các loại chậu có diện tích nhỏ.

Kỹ thuật trồng lan Giả hạc cấy mô

Lan Giả Hạc sau một thời gian trồng được 2-3 năm có các cây con mọc lên khoảng 10-15 cm thì bạn hãy tách các cây con để trồng và nhân giống.

– Lấy gốc lan giả hạt giống, cắt sạch rễ để kích thích rễ mới phát triển và đỡ sâu bệnh.

– Sau đó dùng dao tách nhẹ nhàng từng giả hành ra tránh làm tổn thương mắt ngủ, một giả hành thường có 2 mắt ngủ.

– Khi tách thì bạn nên chú ý vẫn phải chừa lại cây mẹ để nuôi những cây con này.

Trong năm đầu trồng lan sẽ chưa ra hoa, năm sau đó mới ra hoa. Lúc này dưới gốc cây sẽ có những mầm non, nếu trồng đúng cách thì những mầm này sẽ nhanh chóng phát triển đạt chiều dài như những cây mẹ.

Chăm sóc

Tưới nước

– Tưới nước 2-4 lần một tuần cho cây vào mùa hè.

– Vào mùa thu cây tăng trưởng chậm thì nên tưới ít nước lại khoảng 1 tuần tưới 1 lần.

– Mùa đông khi cây bắt đầu ra nụ thì hãy tưới phun sương 2 lần 1 tháng.

Bón phân

Sau khi cây khoảng tháng từ 2-9 nên bón phân cho cây lan theo hàm lượng đó là 15-15-15.

Thay chậu, tách nhánh: thời gian thay chậu tốt nhất là vào mùa xuân, khi cây non mọc cao 10-15 cm. Nếu muốn tách nhánh, cây phải có chừng 7-8 cành. Nếu chỉ có 4-5 cành, cây non mới mọc sẽ yếu ớt và khó có khả năng ra hoa cho bạn.

Lan Giả Hạc dễ trồng nếu người trồng không chú ý kĩ những yếu tố trên và cung cấp đầy đủ cho hoa các dưỡng chất cần thiết thì cây sẽ khó lòng ra hoa. Khi lan giả gạc ra hoa, hoa sẽ rất nhiều, đẹp và đây là loài hoa mà ai cũng yêu thích.

Cách Chăm Sóc Lan Giả Hạc Đẹp

Lan giả hạc hay còn được gọi là lan phi diệp được rất nhiều người chơi lan biết tới, tuy nhiên đối với nhiều người thì chăm sóc lan giả hạc đang còn là điều rất khó khăn. Hôm nay ad sẽ chia sẽ tới bà con cách trồng và chăm sóc những cây lan giả hạc đơn giản và hiệu quả nhất.

Cây lan giả hạc có mùi hương thơm nồng nàn, là giống phong lan rừng nhiệt đới, có thân thòng, ra hoa khi giả hành đã rụng hết lá nhưng cũng có một số lá xanh tốt quanh năm, nhưng có rụng lá hay lá tốt thì Giả Hạc cũng là một loài lan chịu nóng và chịu lạnh rất giỏi. Đáng để bạn có chúng trong vườn lan của mình

Khi bà con bắt gặp những cây lan trong những khu rừng sẽ thấy cây rất lớn có thân dài tói 3m và tường mọc trên những cây cao và rũ xuống rất đẹp, cây có lá mọc đối cách, hoa nở to khoảng 7cm ra hoa ở các đốt đã rụng lá, Giả Hạc ra hoa vào mùa xuân và hoa có mùi rất thơm, cũng như một số loài lan như Lan Kim Điệp, Long Tu, Giả Hạc cũng là hoa chơi tết.

Về màu sắc Giả Hạc có các màu chính như: tím hồng và trắng. Ngoài ra còn có hồng nhạt hồng thẫm hoặc cánh trắng lưỡi tím, nhưng rất dễ nhầm lẫn với lan Trầm Tím, Trầm tím thì thân ngắn hơn chỉ dài chừng 30-40 cm và hoa tím sẫm hơn nhiều và cũng thơm hơn Giả Hạc.

Khi cây lan được thuần hóa về vườn, để giúp cây lan giả hạc phát triển dài thì bà con cần có cách chăm sóc đặc biệt hơn để giúp cây có thể dài tới 2m và hoa thường nở kéo dài hàng tháng trời

Ánh sáng: Nếu là đã làm vườn để trồng giống lan này bạn phải cân đối sao cho lượng sáng cho phù hợp, sau khi cây mới ra hoa và đang phát triển cây con bạn không để giàn lan của mình tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp vì như thế sẽ làm cháy lá non, quá trình phát triển bị chậm lại. Mặc dù Giả Hạc là loài lan ưa nắng nhưng bạn cũng chi cho chúng tiếp xúc nhiều nắng nhất trong khoảng thời gian gần ra hoa là ổn. Hiện tại, tại vườn lan của gia đình tôi, tôi cũng đang áp dụng lưới che năng với tỷ lệ 40/ 60 để trồng Giả Hạc và Trầm Tím.

Nhiệt Độ: như đã nói ở trên Giả Hạc chịu nóng và chịu lạnh rất tốt, vào mùa nóng cây có thể chịu được nhiệt độ lên đến 38 độ C, còn vào mùa lạnh cây có thể chịu được nhiệt độ xuỗng thấp đến mức 3,3 độ C. Vào mùa lạnh nếu nhiệt độ 15 – 16 độ C không kéo dài trong khoảng 4 – 6 tuần lễ thì Giả Hạc khó lòng ra nụ. Ở thành phố Hồ Chí Minh nếu bạn trồng loại lan này đến thời điểm này bạn phải cho chúng vào phòng và bật máy lạnh thì cây mới có thể ra hoa.

Độ ẩm: khi thiết kế vườn bạn phải bảo đảm vườn lan luôn thông thoáng, và có ẩm độ tốt từ 60 – 70% để cây phát triển tốt đặc biệt là cây con và trong thời gian ra nụ, nếu thiết kế vườn không tốt thì cây lan của bạn cây con sẽ teo dần và chết, còn hoa thì đến mùa hoa ra rất ít.

Vật liệu trồng: cũng như nhiều loài phong lan khác bạn trồng bằng sơ dừa, bó vào dớn, vào các khúc gỗ. Có thể trồng trong chậu nhưng phải để chậu nằm và đặc biệt chậu phải thoát nước tốt, rất nhiều người cũng trồng Giả Hạc trong chậu, họ khoét một lỗ để cây thòng xuỗng. Đặc biệt Giả Hạc ưa sống trong các chậu nhỏ, có diện tích chật chội. Nhưng theo cá nhân tôi cứ bó trực tiếp trên các khúc Dzớn là tốt nhất, vì cách này là gần gũi với môi trường sống ngoài thiên nhiên của lan.

Tưới nước: vào mùa hè thì tưới 2 – 4 lần 1 tuần, vào mùa thu quan sát thấy cây tăng trưởng chậm thì tưới nước ít lại, giảm mức độ tưới xuỗng còn khoảng 1 lần/ 1 tuần để cây không thiếu nước và tẹo lại. Đến mùa đông cây chuẩn bị nụ và ra bông nếu ẩm độ thấp bạn nên kết hợp với tưới phun sương 2 lần/ tháng để cây bung nụ.

Phân bón: từ tháng 2 đến tháng 9 bạn nên bón phân theo hàm lượng 15 – 15 -15 từ tháng 9 – 11 bón phân theo hàm lượng 10 – 30 – 10. Đến mùa đông tháng 12 thì chúng ta ngưng hẳn việc bón phân lại.

Xu hướng chơi và sưu tầm lan Giả Hạc

Giả Hạc chỉ ra hoa khi nó trải qua mùa nghỉ, lúc này lan đã rụng hết lá vì thế nhiều vườn lan có kinh nghiệm họ hoàn toàn có thể ém lan và cho nở vào đúng dịp tết nguyên đán. Nếu chăm sóc tốt GiảHạc nở bông bảo đảm rất đều và đẹp, ngoài ra bạn có thể căn ngày và lặc lá như trồng mai trong khoảng thời gian chừng 1,5 tháng nếu bạn không thấy cây có dấu hiệu rụng lá, sau 10-15 ngày xuất hiện nụ hoa, nếu nụ to thì để ở nơi mát và giảm tưới nước còn nụ nhỏ tăng ánh sáng và tưới thêm nước cho lan.

Nhân giống: đối với Giả Hạc sau một thời gian trồng khoảng 2 – 3 năm là bạn phải thay giá thể trồng lan một lần, nếu không muốn chúng rụt lại và lụi đi vì vậy sau khi chơi hoa xong các cây con mọc lên chừng 10 – 15cm thì chúng ta tiến hành phân tách cây con. Lưu ý là tách thì vẫn phải có cây mẹ nuôi những cây con này. Năm đầu cây con còn nhỏ không ra hoa, nhưng sẽ ra hoa vào năm tới. Khi đó duới gốc sẽ ra tới 3-4 mầm non, những mầm cây này mọc mạnh và lớn hơn rất nhiều có thể đạt tới chiều dài như những cây mẹ của chúng nếu bạn trồng đúng cách.

Ngoài ra bạn cũng có thể nhân giống bằng cách cắt các thân mới ra hoa và ươm chúng như ươm lan Long Tu, lan Trầm Tím và lan Hoàng Thảo Hạc Vỹ. Rất nhiều vườn lan dùng cách này thay vì cấy mô số lượng lớn.

Bạn đang xem:Cách chăm sóc Lan giả hạc đẹp-lan phi diệp trong cách chăm sóc hoa lan hiệu quả

Theo chúng tôi