Top 6 # Xem Nhiều Nhất Trồng Và Chăm Sóc Lan Đuôi Cáo Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan Đuôi Cáo

Hoa lan đuôi cáo Aerides Rosea hay còn được gọi với tên là hoa lan rừng là giống lan không chỉ đẹp mà còn có hương thơm đầy cuốn hút. Mỗi khi ra chùm từng chùm dài tỏa xuống khiến ai cũng mê đắm, rất thích hợp trồng trước cửa nhà hay ngoài ban công.

Đặc điểm nhận biết hoa lan đuôi cáo

Lan đuôi cáo hay còn gọi là lan cáo bắc. Đây là loại lan khá phổ biến ở các tỉnh Lạng Sơn, Lai Châu, Điện Biên. Là loài hoa thuộc họ giáng hương. Cây có đặc trưng là loại thân thảo có trụ tròn to cỡ ngón tay cái đến ngón chân cái. Với phần gốc của cây được bao bọc bởi các bẹ lá lớn xếp thành từng chồng lên nhau.

Cây lan đuôi cáo có chiều cao trung bình khoảng tầm 50 cm. Trong tự nhiên, người ta còn bắt gặp những loại cây lan đuôi cáo cao tới hơn 1 mét. Lá lan đuôi cáo nhẵn và phẳng, chiều dài khoảng 30 cm và đường kính rộng chừng 4 cm.

Điểm thu hút nhất của loại lan này chính là những chùm của hoa. Cũng vì chùm hoa nhìn giống đuôi cáo mà loại hoa này có tên như vậy.

Hoa khi nở sẽ thành từng chùm dài khoảng tầm 20 cm. Mỗi chùm bao gồm khoảng 20 bông hoa có kích thước khoảng 2 cm và màu trắng điểm đốm tím khá đẹp mắt.

Hoa lan đuôi cáo thường nở hoa vào mùa hè, khoảng tháng 5 – 7 hàng năm. Khi nở hoa, chúng còn mang đến mùi hương thơm, có thể lan xa và đậm nhất lúc thời điểm buổi trưa.

Cách trồng và chăm sóc chi tiết nhất về hoa lan đuôi cáo1. Đặc tính của hoa lan đuôi cáo

Để có thể trồng cũng như chăm sóc hoa lan đuôi cáo này một cách đúng chuẩn và khoa học nhất, thì trước hết phải tìm hiểu đặc tính của loài hoa này.

Phong lan đuôi cáo rất ưa ẩm mát, chỉ ẩm mát thôi chứ đừng nên để gốc cây lan lúc nào cũng ướt nhé.

Mặc dù đa số phong lan đều thích ẩm, nhưng không co nghĩa cây nào cũng thích ướt cả, và hoa lan đuôi cáo cũng vậy. Rễ cây của lan ngoài việc hút nước, chất dinh dưỡng thì còn hô hấp nên bạn cần phải đảm bảo độ thoáng khí. Và đây cũng chính là cái khó khiến người chơi lan nản lòng.

Có nhiều người muốn cây phát triển nhanh chóng mà tưới nước thật nhiều, bón thật nhiều phân hay phun thật nhiều thuốc kích rễ, kích lá,… Nhưng nếu làm như vậy cây lan sẽ bị ngộ độc, héo ủ rũ mà chết.

Chính vì thế, trước khi quyết định trồng thì bạn cũng cần nắm rõ những nguyên tắc đó.

2. Cách trồng hoa lan đuôi cáo

Hoa lan đuôi cáo nhìn chung là loại hoa được đánh giá là khá dễ trồng. Cây ưa ẩm nên cũng khá thích hợp với điều kiện khí hậu của nước ta. Tuy nhiên, bạn cũng cần đáp ứng một số yêu cầu về điều kiện môi trường bên ngoài thích hợp để trồng và chăm sóc lan đuôi cáo.

Ánh sáng: 50% Nhiệt độ: 20-25% Độ ẩm: 40-70%

Với những loại lan mua ở ngoài cửa hàng thì cây đã có giá thể và trồng thuần rồi nên khi đem về nhà, chỉ cần ngưng tưới nước 2 ngày và treo nơi thoáng mát; sau đó mới tưới lại để cây quen với khí hậu vườn nhà. Bón thêm chút B1 hoặc nước gạo vo để cây không bị mệt khi thay đổi môi trường sống

Còn với những cây hoa lan đuôi cáo được lấy từ rừng về trồng, thì đòi hỏi nhiều công đoạn hơn. Là bạn cần phải ngâm qua thuốc nấm, treo ngược nơi thoáng mát tránh mưa chờ khi cây nhú rễ mới tiến hành cấy vào giá thể trồng tiếp.

Giá thể trồng của hoa lan đuôi cáo

Lan đuôi cáo có thể trồng bằng giá thể bằng gỗ lũa hoặc trồng bằng chậu đất nung, thì cây vẫn đều phát triển tốt. Tuy nhiên, cần phải trồng và để giá thể nơi thoáng mát có độ ẩm vừa đủ.

Thời gian đầu khi mới ghép vào giá thể, bạn nên tránh để gặp mưa; nếu không cây sẽ bị thối ngọn.

Thời điểm ghép cây nên vào khoảng tháng 3 đến tháng 5 dương lịch. Bởi vì thời điểm này có độ ẩm cao, không quá rét và có mưa phùn nên rất thích hợp để bạn ghép cây lan đuôi cáo vào giá thể.

Cây sau khi mua về, thì cần phải cắt tỉa bớt rễ thối, rễ khô. Tiến hành xối cả cây qua nước sạch rồi sau đó ngâm vào dung dịch thuốc kích rễ khoảng 2 giờ. Vớt ra rồi đem ghép lên gỗ. Dùng dây nhựa cố định cành cây và treo nơi thoáng mát.

Nếu như bạn quyết định trồng cây trong chậu đất nung; bạn tiến hành chọn những cục than hoa bằng quả trứng và đặt vài miếng xơ dừa vào trong chậu để giúp tăng cường giữ ẩm.

Dùng dây buộc cố định chân lá gốc với giá thể sạch cho gốc cách mặt giá thể khoảng 2 đốt ngón tay là được. Sau khi trồng xong bạn tiến hành đặt chúng ở nơi thoáng mát, ánh sáng khoảng 50%.

3. Chăm sóc chi tiết nhất về lan đuôi cáo

Tưới nước: Một khi cây đã ra rễ và xanh tốt thì bạn cần cung cấp nước và độ ẩm hàng ngày cho cây. Khi thấy giá thể bị khô bạn cần tưới nước cho thích hợp. Vào mùa nắng bạn nên tiến hành tưới nước thành nhiều lần, vào mùa mưa bạn nên tưới khi thấy giá thể đã khô ráo. Thông thường một ngày cần tưới hai lần vào đầu sáng và cuối chiều, những ngày mưa thì không tưới.

Phân bón: Để cây phát triển xanh tốt và hoa nở to, đẹp thì bạn nên tiến hành cung cấp thêm một lượng phân bón cho cây. Với các loại lan đuôi cáo ở trong rừng thích phân hữu cơ hơn các loại phân vô cơ. Khi tưới bạn nên tưới nước với liều lượng loãng và có thể bón phân hàng tuần, bón phân vô cơ kiểu cân đối 20-20-20, ngoài ra khi chăm sóc cây phải sử dụng phân bón vô cơ thì bạn chú ý đến các giai đoạn phát triển của cây để chọn loại phân cho phù hợp, tùy tỉ lệ mà có tác dụng khác nhau(N cho lá, P cho rễ, K cho hoa); 15 ngày 1 lần để cây phát triển bộ tán lá cân đối và lá to, đẹp. Bạn có thể sử dụng các loại phân dê, phân dơi để làm phân chậm tan, giúp cây phát triển tốt và không phải sử dụng phân hóa học.

Sâu bệnh: Đây là loại hoa được xếp vào nhóm cây có sức đề kháng mạnh. Tuy nhiên, cây vẫn còn mắc một số loại nấm bệnh khác nhau như bệnh thối ngọn, bệnh thối rễ và bệnh nhện đỏ. Nên tưới và phun thuốc diệt trừ nhện đỏ và rệp sáp khoảng 1 tháng 1 lần. Xử lý ra hoa:

Đặc tính của cây hoa lan đuôi cáo là thường ra hoa vào đầu mùa mưa sau một khoảng thời gian chịu khô hạn. Lợi dụng đặc điểm này người trồng có thể điều chỉnh điểm nở hoa cho cây một cách phù hợp với mục đích sử dụng.

Khi muốn cây ra hoa thì giảm nước từ từ, cho đến khi ngừng hẳn. Bạn nên treo cây ở nơi thoáng mát để kích thích cây ra nụ. Treo cây ra chỗ đón mưa đầu mùa chỉ khoảng 1 tuần sau bạn đã có thể thấy những vòi bông nhú lên.

Bình thường cây trồng khi được đáp ứng đủ các điều kiện sẽ tự ra hoa không nhất thiết phải sử dụng biện pháp kích thích làm hại cho cây, cây có thể ra hoa muộn một chút cũng không sao, quan trọng là hoa đẹp và cây khỏe là tốt.

Lan Đuôi Cáo (Đuôi Chồn) Là Lan Gì? Cách Trồng Và Chăm Sóc Nở Hoa Đẹp

Lan đuôi cáo hay còn gọi là lan đuôi chồn, lan đuôi sóc. Chúng có tên khoa học là Aerides Rosea. Ở Việt Nam, loài hoa này mọc phổ biến ở các tỉnh Lạng Sơn, Lai Châu và Điện Biên.

Cây lan ngắn, thẳng đứng, thân cây to bằng cỡ ngón tay cái. Cây nào phát triển hơn thì to nhỉnh hơn một chút. Gốc cây được phủ kín bởi các tầng lá xếp vào. Chiều dài cả cây lan đuôi cáo trung bình khoảng 50cm. Những cây sống trong điều kiện tự nhiên có thể lên tới 1m.

Lá cây dày, phẳng, có màu xanh nhạt khi còn non và có màu xanh đậm khi cây đã phát triển. Các lớp lá xếp thành 2 dãy đối xứng nhau, chiều dài khoảng 30cm, và đường kính rộng tầm 4cm.

Lan đuôi cáo thuộc chi giáng hương, do đó có bộ rễ gió rất đặc trưng. Những cây được trồng lâu năm, bộ rễ vươn dài, mọc ra rất nhiều và phát triển rất tốt.

Điều đặc biệt ở loài hoa phong lan này chính là những chùm hoa của nó. Hoa nở ra thành từng chùm to dài tầm 2cm. Mỗi chùm có khoảng 20 bông kéo dài từ cuống đến ngọn. Hoa nở có màu trắng nhẹ nhàng, điểm thêm một chút đốm tím trông rất bắt mắt. Mỗi năm, lan đuôi cáo ra hoa vào tầm tháng 5 – tháng 7. Thời gian ra hoa rất lâu, tầm 5 đến 6 tuần mới tàn. Mùi hương của nó rất thơm, tỏa hương xa làm say đắm lòng người.

Lan đuôi cáo thường được trồng cả cây con nên khi bạn chọn cây giống phải chú ý thật kĩ để lựa được cây khỏe mạnh nhất.

– Chọn những cây có thân mập, còn tươi xanh, không bị khô héo.

– Lá cây mọng mướt, không bị dập nát.

– Do phần rễ chúng ta sẽ cắt bỏ nên bạn cũng không cần quá quan tâm tới bộ rễ của chúng. Quan trọng nhất khi chọn giống lan Đuôi cáo, Đuôi chồn là phần gốc phải tươi và cứng.

Với đặc tính là dòng rễ gió, nên bạn có thể trồng trên hầu hết các loại giá thể trồng lan. Tuy nhiên, để cây phát triển tốt và đẹp bạn có thể dùng giá thể là gỗ lũa hoặc chậu nung.

Mặc dù vậy khi trồng phải đặt giá thể ở nơi thoáng mát, có độ cao vừa đủ, tránh những nơi quá ẩm ướt.

Trong trường hợp bạn trồng lan đuôi cáo vào chậu nung thì nên cho thêm vài cục than và vài miếng xơ dừa để giữ ẩm cho cây.

Sau khi mua được cây giống lan đuôi Cáo, đuôi chồn chúng ta không nên trồng hoặc tưới gì cho cây. Chúng ta nên để cây giống khoảng 4-5 tiếng ở nơi thoáng mát để cho cây tiếp nhận và thích nghi với môi trường mới. Sau đó chúng ta tiến hành các bước như sau:

Bước 1: Cắt tỉa bỏ toàn bộ các rễ của cây giống. Vì đa phần các cây giống lan đuôi cáo này sẽ bị khô và không còn khả năng lấy dinh dưỡng nữa do được bóc và khai thác ở trong rừng. Việc cắt bỏ rễ cũ sẽ làm cho kích thích việc ra rễ, thuận tiện cho việc ghép lan.

Lưu ý: Không cắt vào phần gốc của cây sẽ làm tổn thương cho cây.

Bước 2: Kích rễ và sử lý nấm mốc cho lan.

Đối với lan đuôi Cáo, lan đuôi Chồn rừng bạn cần thiết phải thực hiện việc kích rễ cho cây. Không nên để cây ra rễ tự nhiên bởi sẽ mất rất nhiều thời gian. Thời gian ra rễ lâu khiến cây kiệt sức và sức phát triển sẽ yếu hơn.

Hơn nữa vào mùa mưa ở miền trong và mùa hè ở miền bắc cây rất dễ bị nấm, khuẩn. Do đó, trong quá trình kích rễ, chúng ta cũng nên đưa thêm các hàm lượng thuốc xử lý nấm cho cây.

Một số loại thuốc kích rễ cho lan đuôi chồn, đuôi cáo như B1, N3M,… kết hợp với Nisan giúp xử lý nấm mốc và vi khuẩn. Ngâm cây giống trong dung dịch từ 2 đến 3 tiếng sau đó vớt ra và treo ngược khoảng 1 tuần. Trong thời gian treo ngược, chúng ta tiến hành tưới nước 2 lần/ ngày vào buổi sáng và chiều muộn.

Lưu ý: Việc treo ngược giúp cây tránh bị ứ đọng nước ở các kẽ lá khiến cây bị úng và chết. Do đó, bạn cần phải treo ngược sau khi ngâm trong dung dịch kích rễ và khử trùng.

Bước 3: Tiến hành cấy ghép lan đuôi cáo, đuôi chồn.

Sau khi treo ngược khoảng 1 tuần bạn kiểm tra sẽ thấy cây bắt đầu nhú đầu rễ. Nếu chưa thấy nhú, bạn tiếp tục phun thuốc kích rễ bổ sung, giúp đẩy nhanh quá trình mọc rễ cho lan.

Lan Đuôi cáo, chồn là dòng lan rễ gió, chúng ta có thể lựa chọn giá thể dớn hoặc gỗ lũa. Tiến hành ghép và cố định gốc vào giá thể và treo ở nơi thoáng mát.

Bước 4: Chăm sóc lan sau khi trồng đúng kỹ thuật.

Lan đuôi cáo thích hợp phát triển trong điều kiện môi trường có:

– Ánh sáng đạt khoảng 50 – 55%

– Độ ẩm dao động từ: 40 – 70%

– Nhiệt độ trung bình: 20 – 25 %

– Khi ghép lan là nên ghép ngược xuống dưới, ngọn nằm ngang để cây vừa hứng được ánh sáng mặt trời lại vừa có thể giữ được độ ẩm tốt nhất cho cây.

– Sau khi trồng lan đuôi cáo xong không nên tưới nước vội. Những ngày sau thì có thể dùng bình phun sương phun định kỳ cho cây.

– Không nên để cây dưới ánh mặt trời trực tiếp sẽ làm cho cây mất nước, rụng lá, héo và chết.

2.4. Phòng trị sâu bệnh cho lan đuôi cáo

Loại lan đuôi cáo này khá dễ trồng, dễ phát triển nhưng người trồng lan cũng phải lưu ý phòng trị sâu bệnh kịp thời cho cây.

Do cây thường gặp các bệnh như bệnh thối ngọn, thối rễ và bệnh nhện đỏ. Vì vậy phải phun thuốc diệt trừ nấm mốc, nhện đỏ kịp thời và đúng chu kì một tháng 1 lần bằng các loại thuốc như thuốc nấm Physan, Ridomil…

Kiểm tra thường xuyên khu vực đặt chậu lan, dọn dẹp sạch sẽ để hạn chế tối đa sự sinh sôi nảy nở của vi khuẩn gây bệnh.

Cách li kịp thời những cây đuôi cáo bị bệnh ra khỏi giò lan để tránh lây nhiễm đến các cây xung quanh.

Một loài lan nữa mà bạn nên cho vào bộ sưu tập lan ngay, đó là . Đây là loài hoa lan được dân sành chơi lan biết đến là loài hoa yêu kiều và tinh khiết như một nàng công chúa.

Hoa lan đuôi cáo có đặc tính là ra hoa vào mùa hè tầm khoảng tháng 5, tháng 6, tháng 7. Sau một thời gian khô hạn, mùa mưa đến thì cây sẽ bung hoa. Tận dụng đặc điểm này, người trồng lan có thể điều chỉnh môi trường sống để lan ra hoa vào đúng dịp tết.

Vào khoảng cuối tháng 11 đầu tháng 12, ta sẽ tách những cây lan to khỏe, đủ sức ra một chậu khác để kích thích sự ra hoa bằng cách phun phân bón có hàm lượng 6 – 30 – 30 làm 4 lần, theo chu kì 1 tuần 1 lần. Vậy là gần cuối tháng 12 thì cây sẽ bắt đầu xuất hiện nụ và nở hoa từ từ cho đến dịp tết.

Giảm tưới nước từ từ bắt đầu từ cuối tháng 11, chỉ dùng phun sương phun nhẹ nhàng vào cây. Và dừng tưới hẳn vào khoảng đầu tháng 12.

Treo giò lan ở nơi khô thoáng, có chút nắng để kích thích cây phát triển nụ. Quan sát nếu thấy cây bắt đầu xuất hiện vòi bông thì ta tưới nước và phun thuốc kích rễ trở lại. Chúng ta tưới theo tỉ lệ 20 – 20 – 20 trong vòng 3 tuần, mỗi tuần mỗi lần. Khi đó cây sẽ ra hoa đều và đẹp hơn.

Phong Lan Đuôi Cáo

Phong lan đuôi cáo là một trong những dòng lan Giáng Hương được chú ý trong thời gian gần đây bởi vẻ đẹp trang nhã sắc sảo như chính cái tên mỹ miều của nó. Để hiểu rõ hơn về dòng lan này chúng tôi xin được chia sẻ những điều cơ bản dưới đây.

1, Xuất xứ.

Cũng giống như các dòng Giáng hương khác, Lan đuôi cáo cũng có xuất xứ từ khu vực dãy Himalaya, Đông Á và Đông Nam Á.

Ở nước ta Lan Đuôi Cáo xuất hiện rải rác ở các vùng núi từ bắc vào nam, nhưng nhiều nhất và phát triền mạnh nhất, cho hoa đẹp nhất là ở vùng núi phía bắc tại các tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên….

2, Đặc điểm của Lan đuôi cáo.

Chơi phong lan chắc chắn mọi người quan tâm nhất chính là hoa, cũng chính vì vậy mà các tên của phong lan tại Việt Nam thường mô tả phần nào đặc điểm của các bông hoa. Và Lan đuôi cáo chính là lấy từ hình giáng của loài lan này rất giống những chiêc đuôi cáo cong lượng, thuôn dài tạo thành một dải rất đẹp. Màu sắc của dòng la này cũng khá giống với lan Sóc và Lan Đai Châu là màu trắng tím nhạt nhưng mùi hương thì khác nhau. Một số bông hoa lan đuôi cáo là dòng đột biến có màu trắng buốt y hết như đuôi của những con cáo trắng trong phím mà bạn vẫn thường xem.

Hoa của lan đuôi cáo có màu trắng tím

Về Thân và lá của loài phong lan này cũng không quá khác biệt so với các loài lan khác trong dòng Giáng Hương. Bởi nó cũng là loại đơn thân các lá xếp xen kẽ nhau tỏa về hai bên, Lá của lan đuôi cáo cũng thuôn dài nhưng không mướt như quế lan hương hay không sần dày như lá của Đai châu và sóc ta. Để phân biệt rõ các loài trong dòng Giáng Hương này bạn cần phải có thời gian ngắm, chăm sóc nó hằng ngày thì mới có thể dễ dàng nhận biết.

3, Giá của phong lan đuôi cáo.

Phong Lan đuôi cáo không phải là dòng lan đắt tiền nên giá của nó cũng giao động ở 70 – 100k/kg . Còn các giò thuần thì sẽ tùy to nhỏ lớn bé để định giá, nhưng thường bạn chỉ cần 300 – 400k là đã có thể có một giò cáo to để chơi trong nhà. Một điểm mà bạn cần lưu ý đó là đối với phong lan đuôi cáo đột biến là bông trắng tinh hoặc lá có sọc vàng thì giá sẽ rất cáo có thể lên đến mấy triệu 1 ngọn, tùy vào từng thời điểm.

4, Cách trồng và chăm sóc Phong lan đuôi cáo.

Lan đuôi cáo để trồng và chăm sóc không quá khó vì nhiều nhà đã thuần được tại Hà Nội cho rất nhiều hoa thơm vào tầm tháng 5, tháng 6. Tuy nhiên để làm được điều này bạn cần đảm bảo các vấn đề dưới đây:

a, Ánh Sáng và gió

Ánh Sáng thích hợp cho dòng phong lan này phát triển tốt là vào khoảng 50 – 60% bạn không nên để cây sáng quá sẽ dẫn đến cây bị cháy lá và nếu ánh sáng yếu quá thì cây không thể ra hoa được. Ngoài ánh sáng thì bạn cũng nên chú ý đến gió để đảm bảo luôn có không khí lưu thông tốt trong vườn thì cây sẽ không bị bệnh và phát triển khỏe mạnh hơn

b, Độ ẩm và nước

Hãy luôn chú ý đến độ ẩm ở vườn nếu như cao quá thì các bác đừng tưới nước và di chuyển cây đến nơi khô thoáng hơn giúp cây tránh được các loại bệnh như nấm và rệp.

Nước cũng là một yếu tố quan trọng giúp cây phát triển tốt, bạn hãy tưới nước một cách hợp lý khi trời nắng nóng vào mùa hè và lạnh giá vào mùa đông

c, Phân bón

Đối với những dòng lan rừng thì bạn không cần quá nhiều các loại phân bón cho cây bởi bản chất các loại lan rừng đều không cần phân bón mà vẫn phát triển tốt. Tuy nhiên, để cây khỏe đẹp hơn thì bạn nên sử dụng các loại phân bón hữu cơ như ngâm ốc hay cá để tưới cho cây còn không nên sử dụng phân hóa học để bón.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất mà Nhà vườn Huyền Bùi cung cấp về phong lan đuôi cáo mà các bạn cần nắm.

Kỹ Thuật Trồng Lan Đuôi Cáo

Theo kinh nghiệm, để đảm bảo cây có khả năng sống sót cao cũng như hạn chế bệnh thối nhũn thì bạn nên buộc trút đầu xuống đất hoặc đặt cây song song với mặt đất nhằm tránh việc ứ đọng nước trên ngọn cây. Sau đó, bạn bỏ khô cây không tưới khoảng 3-7 ngày đầu tiên cho vết thương lành miệng.

Sau khi ghép cây lan đã ổn định thì bạn đem đạt cây ở nơi khô thoáng, ngưng tưới nước 2 ngày rồi mới bắt đầu tưới lại để cây quen dần với điều kiện nơi trồng. Đến khi cây trồng đã ra rễ tốt thì bạn bắt đầu tưới nước giữ ẩm hàng ngày khi thấy giá thể khô. Ngoài ra, tùy vào điều kiện khí hậu từng vùng mà bạn tươi nước với liều lượng và tần suất tưới như thế nào cho phù hợp. Mùa nắng bạn cần tưới nước nhiều hơn, còn mùa mưa chỉ tươi khi thấy giá thể đã khô.

Lan Đuôi Cáo thuộc giống lan rừng tuy có sức đề kháng mạnh nhưng vẫn có nguy cơ bị nấm bệnh gây hại. Vì vậy, trong quá trình chăm sóc bạn nên phun thuốc ngừa nấm Physan, Ridomil, Daconil,…và các loại thuốc diệt trừ nhện đỏ, rệp sáp 1 tháng 1 lần. Ngoài ra, bạn cũng cần phải phun đúng liều lượng và hướng dẫn để tránh làm hại cho cây lan.

Lan Đuôi Cáo thường ra hoa vào mùa mưa, nhưng bạn vẫn có thể điều chỉnh cây lan ra hoa theo ý muốn vào dịp Tết Nguyên Đán. Để làm được điều đó bạn nên chọn những cây lan to khỏe, đủ sức ra hoa sau đó giảm nước tưới từ từ rồi ngưng hẳn. Trong giai đoạn này bạn nên đặt cây ở nơi thoáng mát có chút ánh sáng nhẹ để kích thích hình thành nụ hoa. Đến khi cơn mưa đầu mùa xuất hiện, quan sát thất cây nhú vòi bông thì tưới nước và kích kễ trở lại, mỗi lần cách nhau 1 tuần để cây ra hoa đẹp.