Top 3 # Xem Nhiều Nhất Trồng Và Chăm Sóc Lan Dendrobium Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Trồng Và Chăm Sóc Lan Dendrobium

Bạn đang xem nội dung tài liệu Trồng và chăm sóc lan Dendrobium, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Trồng và chăm sóc lan Dendrobium 1. Làm nhà lưới trồng lan Hướng giàn lan : Hướng của giàn lan rất quan trọng. Làm sao để lúc nào vườn cũng có ánh sáng và bóng râm. Hiện nay có lưới nilon màu đen có tác dụng tản nhiệt và hạn chế ánh sáng được bán rộng rãi nên rất thuận tiện, giàn lan không cần phải theo hướng nữa mà tùy theo thế đất của mình làm giàn lan thế nào cũng được. Sườn giàn lan : Sườn giàn lan cần phải làm cho thật chắc chắn. – Trụ đứng : Trụ phải được trồng bằng sắt hoặc bằng bê tông để đảm bảo lâu dài, có nhiều cây chằng ngang dọc để giữ vững. Cột trụ phải cao khoảng 3-3.5m.

Trồng và chăm sóc lan Dendrobium

– Giàn che nắng: Dùng để che ánh sáng trực tiếp. Thường làm bằng lưới nilon, chỉ cần căng cho thật phẳng vài sợi dây thép là lợp lưới được. – Giàn treo lan: Dùng để treo phong lan, giàn này tốt nhất nên làm bằng thép không rỉ hoặc gác bằng cây tầm vông, tre hay ống nước tròn để móc chậu lan vào. Giàn treo nên làm cao khoảng 1,8m để đi vào chăm sóc không bị đụng đầu. Cây thép không rỉ hay tầm vông (ống nước, tre…) phải gác song song, cách nhau khoảng 30 cm/cây. Khoảng độ 5 – 6 cây tầm vông nên chừa 1 lối đi rộng 0,6m để tiện tưới nước và chăm sóc.

Treo giò lan phải treo chậu cùng cơ chiều dài, móc treo lan cũng có độ dài bằng nhau và trồng cùng độ tuổi, cùng loại phong lan để dễ chăm sóc, ngay hàng thẳng lối trông mới đẹp. – Kệ để lan: Chúng ta có thể làm kệ để lan. Kệ cao cỡ 0,8 m có lỗ vừa bằng chậu, không phải tốn móc treo và tầm vông giữa giàn; đồng thời để được nhiều chậu. Ngoài ra chúng ta có thể làm luống để trồng Kệ để lan Giàn treo lan 2. Yêu cầu sinh thái – Nhiệt độ: Dendrobium thích hợp vùng khí hậu ấm áp. Nhiệt độ ban ngày khoảng 27-320C, nhiệt độ ban đêm 16-180C. Nhiệt độ thấp làm cây rụng lá.

– Anh sáng: Lan Dendrobium rất cần ánh sáng, Lượng ánh sáng cần khoảng 70% ánh sáng mặt trời. Anh sáng quá cao làm cây bị cháy lá. Trường hợp thiếu sáng cây ốm yếu, lá mỏng, hoa nhỏ và không có hoa. – Độ ẩm: Dendrobium cần độ ẩm 50-80% – Độ thông gió: Chọn vị trí làm vườn phải thông thoáng để môi trường lúc nào cũng ẩm và mát mẻ để lan có thêm điều kiện thuận lợi để phát triển.

Tuy nhiên, ở đâu có mặt bằng thì ở đó có thể trồng lan được. Chủ yếu là phải tạo ra được điều kiện tiểu khí hậu của vườn lan như làm vòi nước phun sương, quan tâm tưới nhiều hơn để giữ ẩm …

3. Kỹ thuật trồng lan dendrobium Cây giống dendrobium mới mua về phải đặt ở vị trí thóang mát, và tiến hành phòng trừ nấm bệnh cho cây trước khi trồng. Giá thể trồng thông thường trồng bằng than gỗ, vỏ thông, dớn, xơ dừa, gạch… Nhưng phải sát trùng trước khi trồng. Chậu thường dùng là chậu nhựa hoặc chấu đất

Cách trồng: Cách trồng Dendrobium phổ biến nhất hiện nay là trồng trong chậu. Trồng cây sát mép chậu và hướng chồi phát triển nằm phía trong. Trồng chặt và không bị lung lay. Trồng trên thân cây: có thể trồng trên thân cây sống hoặc thân cây đã chết. Đối với cây sống trong quá trình trồng phải chú ý tán cây sao cho ánh sáng phù hợp với lòai lan được trồng. Đối với cây chết chọn các cây gỗ rồi cưa thành khúc sau đó bó các đơn vị lan vào thân gỗ và chăm sóc Kỹ thuật trồng lan Densrobium trong chậu

4. Kỹ thuật chăm sóc – Tưới nước: Tưới nước giúp duy trì độ ẩm trong giai đoạn tăng trưởng. Lượng nước tưới tuỳ theo giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây và tuỳ theo mùa. Thường mùa nắng tưới 2 lần vào lúc sáng sớm và 3 giờ chiều. tưới ướt lá và giá thể

Bón phân: Có thể tạm chia 3 giai đoạn chính để bón phân cho lan: a. Giai đoạn cây con: Từ cây mô mang ra vườn ươm đến khi ra đến vườn trồng sản xuất (khoảng 4-6 tháng) Một số loại phân thường dùng: – Atonik dùng 2-6 giọt/lít nước – NPK 30-10-10 hoặc NPK 30-15-10 dùng 0.5g-1g/lít – Vitamin B1 dùng 1ml/lít Phun định kỳ 2 lần/tuần, có thể sử dụng NPK kết hợp với vitamin B1 để tưới cho lan con.

b. Giai đoạn cây ra vườn sản xuất đến cây trưởng thành:đây là giai đoạn tăng trưởng mạnh nhất Một số loại phân thường dùng: – Phân cá Fish Emulsion 1ml/lít nước – NPK 20-20-20 (1-1.5gam/lít) – Vitamin B1 dùng 1ml/lít – NPK 30-15-10 dùng 1-1.5g/lít Phun định kỳ 5 ngày/ lần. Cách dùng: Phân NPK 30-15-10 kết hợp vitamin B1 phun 2 lần/tuần. Phun liên tiếp 2-3 tuần; sau đó phun 1 lần NPK 20-20- 20; tiếp theo phun phân cá. Sau đó phun lặp lại phân 30-15-10 và Vitamin B1 như từ đầu.

Ngoài ra có thể bón thêm vào gốc bằng phân Dynamic 5-7 cục/gốc. c. Giai đọan cây chuẩn bị ra hoa và nuôi hoa: Đây là tuổi liên quan đến quá trình hình thành mầm hoa, chất lượng hoa và độ bền của hoa Một số loại phân dùng: – NPK 20-20-20 (1- 1.5gam/lít) – Phân cá Fish Emulsion 1ml/lít nước – Vitamin B1 dùng 1ml/lít – NPK 6-30-30 1g/l – Phòng trừ sâu bệnh: Thực hiện phun phòng định kỳ 7-10 ngày /lần. Sử dụng luân phiên các loại thuốc khác nhau. Thuốc trừ bệnh thường dùng là Rhidomil, Aliette, Score, Vicarben Thuốc sâu: Decis, Bassa, B thái lan…

Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Lan Dendrobium

: ánh sáng thích hợp nhất trong giai đoạn vườn ươm khoảng 25-30% nắng (tương đương khoảng từ 4.000-6.000 lux). Phản ứng với ánh sáng của các giống Dendrobium là khác nhau nên cần tùy thuộc vào thực tế để điều chỉnh ánh sáng cho phù hợp.

Chế độ gió: gió nhẹ là thích hợp giúp nhà lưới được thông thoáng và giảm nhiệt độ ít bệnh. Gió nhiều làm cây nhanh khô, giảm ẩm nhanh không thuận lợi cho cây sinh trưởng phát triển.

Chế độ nước tưới: ẩm độ thích hợp cho cây con vào khoảng 70-75%. Việc giữ ẩm cho cây con rất quan trọng, nếu tưới quá ẩm rễ cây dễ bị úng, cây vàng, chậm lớn. Ngược lại thiếu ẩm rễ phát triển kém, hạn chế hấp thu dinh dưỡng. Nước tưới cho cây yêu cầu không mặn, phèn, không cứng (chứa Ca2+, Mg2+,…), pH tối ưu từ 5,5-6,8.

thời gian đầu mới trồng nên che thêm 1 lớp lưới (50% ánh sáng), khi cây đã hồi phục, rễ phát triển thì bắt đầu tháo lưới từ từ, nên tháo vào chiều mát hoặc những ngày râm mát để cây không bị sốc hoặc có thể bị cháy lá.

khi cây mới trồng thì sử dụng Vitamin B1 hoặc các loại phân kích thích rễ khác như: N3M, Terrosort4,…và các loại phân bón lá có hàm lượng đạm cao: Growmore (30-10-10), phân hữu cơ (Alaska, Seaweed, Black Earth, Humix), để phun cho cây. Khi rễ đã ổn định chuyển sang sử dụng phân Growmore 20-20-20.

2 loại vi khuẩn gây bệnh trên Dendrobium được xác định là Erwinia spp. và Pseudomonas gladioli pv. gladioli. Bất kỳ phần nào của cây cũng có thể bị nhiễm bệnh, nhưng thường bắt đầu ở trên lá. Giai đoạn đầu bệnh xuất hiện những đốm màu xanh xẩm, không có hình dạng rõ rệt.Khi bệnh tiến triển, những đốm to hơn, màu sắc biến đổi từ màu xanh xẩm đến nâu, mọng nước và cuối cùng toàn bộ lá bị nhũn. Lá bị bệnh thường có mùi hôi. Lá bị vàng hoặc vàng xung quanh đốm, cuối cùng lá rụng. Bệnh nếu không chữa trị kịp thời sẽ lan xuống thân và toàn bộ cây bị nhũn. Môi trường ẩm ướt và thiếu ánh sáng là điều kiện thích hợp cho bệnh phát triển.

Kỹ Thuật Cơ Bản Trồng Và Chăm Sóc Lan Dendrobium

Với kỹ thuật đơn giản, dễ trồng và dễ chăm sóc, phong lan Dendrobium, còn được gọi là Lan hoàng thảo, thường là lựa chọn đầu tiên của những người mới bắt đầu chơi lan. Chỉ với một nhánh hoa nhỏ, Dendro có thể cho bạn cả trăm bông hoa đa dạng màu sắc từ trắng, hồng, đỏ, tím…

Lan Hoàng Thảo đẹp rực rỡ với rất nhiều chủng loại, thường là sự lựa chọn đầu cho người mới chơi lan

Tuy vậy, dù lan Dendrobium rất dễ trồng, nhưng như những loài lan khác, Dendrobium cũng có nhiều điểm bạn cần lưu ý để cây được khỏe mạnh và ra hoa hàng năm. Vì vậy kinh nghiệm và cách trồng lan hoàng thảo cũng được rất nhiều người chơi lan quan tâm, chia sẻ:

“Hoàng thảo Kim điệp có tên khoa học Dendrobium capillipes (Đồng danh Dendrobium braianense); thường gặp 2 loại; thân ngắn 7-8cm, vàng rơm, lá mỏng mọc gần ngọn (Phía Bắc) và thân dài 20-30cm (Phía Nam).Đặc điểm: Hoa giống nhau. Loài này ưa khô ráo, vì thế khi trồng nên chọn giá thể thoát nước nhanh, tốt nhất nên chọn gỗ lũa. Cây ưa khô, ưa nắng nhiều nên khi trồng nên tránh mưa trực tiếp, tưới ít. Mùa ra hoa của cây này thường vào cuối Đông và sang đầu Xuân khoảng tháng 2-4 dương lịch ở phía Bắc, còn tùy thuộc vào thời tiết từng năm rét (lạnh) ít hoặc rét nhiều. Loại này rất hiếm thấy ra hoa vào Tết ở Hà Nội hay Hải Phòng. Trong Nam mình không rõ. Thời gian cây bắt đầu nhú chồi phát hoa đến khi nở hoa thường kéo dài chừng 1 tháng ở điều kiện nuôi dưỡng tự nhiên. Vào mùa Đông, gần như cắt nước tưới và để cây ngủ nghỉ, chỉ thỉnh thoảng tưới sương vào gốc/ giá thể khi nhiệt độ không quá thấp (

Kinh nghiệm và kỹ thuật trồng lan dendrobium được chia sẻ từ Vườn hoa lan: “Kiến thức cơ bản trồng, chăm sóc Dendrobium”

Chọn vị trí làm vườn phải thông thoáng để môi trường lúc nào cũng ẩm và mát mẻ để lan có thêm điều kiện thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên, ở đâu có mặt bằng thì ở đó có thể trồng lan được. Chủ yếu là phải tạo ra được điều kiện tiểu khí hậu của vườn lan như làm vòi nước phun sương, quan tâm tưới nhiều hơn để giữ ẩm,…

1. Làm nhà lưới trồng lan

Hướng giàn lan: Hướng của giàn lan rất quan trọng. Làm sao để lúc nào vườn cũng có ánh sáng và bóng râm.

Hiện nay có lưới nilon màu đen có tác dụng tản nhiệt và hạn chế ánh sáng được bán rộng rãi nên rất thuận tiện, giàn lan không cần phải theo hướng nữa mà tùy theo thế đất của mình làm giàn lan thế nào cũng được.

Sườn giàn lan: Sườn giàn lan cần phải làm cho thật chắc chắn.

Trụ đứng: Trụ phải được trồng bằng sắt hoặc bằng bê tông để đảm bảo lâu dài, có nhiều cây chằng ngang dọc để giữ vững. Cột trụ phải cao khoảng 3-3.5m.

Giàn che nắng: Dùng để che ánh sáng trực tiếp. Thường làm bằng lưới nilon, chỉ cần căng cho thật phẳng vài sợi dây thép là lợp lưới được.

Giàn treo lan: Dùng để treo phong lan, giàn này tốt nhất nên làm bằng thép không rỉ hoặc gác bằng cây tầm vông, tre hay ống nước tròn để móc chậu lan vào. Giàn treo nên làm cao khoảng 1,8m để đi vào chăm sóc không bị vướng. Cây thép không rỉ hay tầm vông (ống nước, tre…) phải gác song song, cách nhau khoảng 30 cm/cây. Khoảng độ 5 – 6 cây tầm vông nên chừa 1 lối đi rộng 0,6m để tiện tưới nước và chăm sóc.

Treo giò lan phải treo chậu có cùng chiều dài, móc treo lan cũng có độ dài bằng nhau và trồng cùng độ tuổi, cùng loại phong lan để dễ chăm sóc, ngay hàng thẳng lối trông mới đẹp.

Kệ để lan: Chúng ta có thể làm kệ để lan. Kệ cao cỡ 0,8 m có lỗ vừa bằng chậu, không phải tốn móc treo và tầm vông giữa giàn; đồng thời để được nhiều chậu.

Ngoài ra chúng ta có thể làm luống để trồng

2. Yêu cầu sinh thái

Nhiệt độ: Dendrobium thích hợp vùng khí hậu ấm áp. Nhiệt độ ban ngày khoảng 27-320C, nhiệt độ ban đêm 16-180C. Nhiệt độ thấp làm cây rụng lá.

Ánh sáng: Lan Dendrobium rất cần ánh sáng, Lượng ánh sáng cần khoảng 70% ánh sáng mặt trời. Ánh sáng quá cao làm cây bị cháy lá. Trường hợp thiếu sáng cây ốm yếu, lá mỏng, hoa nhỏ và không có hoa.

Độ ẩm: Dendrobium cần độ ẩm 50-80%

Độ thông gió: Chọn vị trí làm vườn phải thông thoáng để môi trường lúc nào cũng ẩm và mát mẻ để lan có thêm điều kiện thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên, ở đâu có mặt bằng thì ở đó có thể trồng lan được. Chủ yếu là phải tạo ra được điều kiện tiểu khí hậu của vườn lan như làm vòi nước phun sương, quan tâm tưới nhiều hơn để giữ ẩm …

3. Cách trồng lan dendrobium

Cây giống dendrobium mới mua về phải đặt ở vị trí thoáng mát, và tiến hành phòng trừ nấm bệnh cho cây trước khi trồng.

Giá thể trồng thông thường trồng bằng than gỗ, vỏ thông, dớn, xơ dừa, gạch… Nhưng phải sát trùng trước khi trồng. Chậu thường dùng là chậu nhựa hoặc chấu đất.

Cách trồng:

Cách trồng Dendrobium phổ biến nhất hiện nay là trồng trong chậu. Trồng cây sát mép chậu và hướng chồi phát triển nằm phía trong. Trồng chặt để không bị lung lay.

Trồng trên thân cây:

Có thể trồng trên thân cây sống hoặc thân cây đã chết. Đối với cây sống trong quá trình trồng phải chú ý tán cây sao cho ánh sáng phù hợp với lòai lan được trồng. Đối với cây chết chọn các cây gỗ rồi cưa thành khúc sau đó bó các đơn vị lan vào thân gỗ và chăm sóc

4. Cách chăm sóc

Tưới nước: Tưới nước giúp duy trì độ ẩm trong giai đoạn tăng trưởng. Lượng nước tưới tuỳ theo giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây và tuỳ theo mùa. Thường mùa nắng tưới 2 lần vào lúc sáng sớm và 3 giờ chiều. tưới ướt lá và giá thể

Bón phân: Có thể tạm chia 3 giai đoạn chính để bón phân cho lan:

a. Giai đoạn cây con: Từ cây mô mang ra vườn ươm đến khi ra đến vườn trồng sản xuất (khoảng 4-6 tháng)

Một số loại phân thường dùng:Atonik dùng 2-6 giọt/lít nướcNPK 30-10-10 hoặc NPK 30-15-10 dùng 0.5g-1g/lVitamin B1 dùng 1ml/lít

Phun định kỳ 2 lần/tuần, có thể sử dụng NPK kết hợp với vitamin B1 để tưới cho lan con.

b. Giai đoạn cây ra vườn sản xuất đến cây trưởng thành: đây là giai đoạn tăng trưởng mạnh nhất

Một số loại phân thường dùng:

Phân cá Fish Emulsion 1ml/lNPK 20-20-20 (1-1.5gam/lít)Vitamin B1 dùng 1ml/lítNPK 30-15-10 dùng 1-1.5g/lít Phun định kỳ 5 ngày/ lần.

Cách dùng:

Phân NPK 30-15-10 kết hợp vitamin B1 phun 2 lần/tuần. Phun liên tiếp 2-3 tuần; sau đó phun 1 lần NPK 20-20-20; tiếp theo phun phân cá. Sau đó phun lặp lại phân 30-15-10 và Vitamin B1 như từ đầu.

Ngoài ra có thể bón thêm vào gốc bằng phân Dynamic 5-7 cục/gốc.

c. Giai đọan cây chuẩn bị ra hoa và nuôi hoa:

Một số loại phân dùng:

NPK 20-20-20 (1-1.5gam/lít)Phân cá Fish Emulsion 1ml/lít nướcVitamin B1 dùng 1ml/lítNPK 6-30-30 1g/l

Phòng trừ sâu bệnh: Thực hiện phun phòng định kỳ 7-10 ngày /lần. Sử dụng luân phiên các loại thuốc khác nhau.

Thuốc trừ bệnh thường dùng là Rhidomil, Aliette, Score, Vicarben

Thuốc sâu: Decis, Bassa, B thái lan…

Lan Hoàng Thảo-Dendrobium là một loài lớn, có rất nhiều chủng loại, tuy nhiên kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cơ bản đều giống nhau. Nếu bạn có kinh nghiệm và có thêm nhiều điều đáng lưu ý về cách trồng lan Hoàng Thảo, bạn có thể cùng chia sẻ bên dưới.

Kỹ thuật cơ bản trồng và chăm sóc lan Dendrobium – Hoàng Thảo Trồng trọt, Kỹ thuật trồng, Giống cây hoa cảnh, Giống cây hoa Lan

Đăng bởi Mai Tâm

Tags: cách chăm sóc lan hoàng thảo, kinh nghiệm trồng lan Dendrobium, kinh nghiệm trồng lan hoàng thảo, kỹ thuật trồng lan dendro, kỹ thuật và cách chăm sóc lan dendrobium

Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan Phi Điệp Vàng Dendrobium Chrysanthum

Hoàng thảo Phi điệp vàng (Dendrobium chrysanthum). Thuộc chi Hoàng thảo (Dendrobium), họ lan (Orchidcaeae) – Thuộc loài đa thân, với nhiều căn hành qua nhiều năm.

Trạng thái lan phi điệp vàng khi mua ở rừng về: Lan Phi điệp vàng khi mua nên chọn các cây ở trong trạng thái đang rụng lá, chưa phát triển mầm hay rễ mới, trong thời kỳ này rơi vào khoảng đầu đông khi hoa tàn được khoảng 10-20 ngày. Cây ở thời kỳ này đã tích lũy dinh dưỡng nhiều trong thân, là điều kiện thuận lợi để mùa xuân phát triển nhanh và mạnh.

Màu sắc: lan khi mua cần chú ý màu sắc của thân, thân mới đang rụng lá phải có lớp áo thân màu trắng bạc, sạch sẽ. Các thân già từ năm trước khi cào nhẹ, thân phải có màu xanh vàng. Lá trong thời kỳ này có thể vàng hay rụng lá.

Độ tươi: khi mua lan ta cần chọn cây lan tươi, do là lan vừa được thu gom cây sẽ còn nhiều dinh dưỡng, khỏe, dễ dàng thuần hóa.

Độ ẩm: độ ẩm là một yếu tố rất quan trọng trong chọn hoa lan. Khi mua chúng ta không chọn hoa lan được tưới nước, ướt nước, vì đây là điều kiện gây ra nấm bệnh cho lan. Đặc tính của loài lan Hoàng thảo Phi điệp vàng:

Là loài phụ sinh chủ yếu trên thân cây gỗ tự nhiên, ở vị trí cao thoáng.

Là loài phong lan tương đối ưa sáng, có khoảng ánh sáng thích hợp là 70% ánh sáng tự nhiện.

Là loài phong lan tương đối cần ít nước, không sống trong môi trường ẩm độ quá cao, độ ẩm 40-60%.

Là loài phong lan tương đối lớn, nên cây cần nguồn dinh dưỡng cao để cây phát triển mạnh.

Loài lan này thường ra hoa vào tháng 9-11 hàng năm.

Chuẩn bị vật liệu, chất trồng phi điệp vàng:

Vật liệu thích hợp nhất được quyết định bởi các đặc tính của cây trong tự nhiên. Đối với loài phi điệp vàng là thân cây gỗ được bóc vỏ hoàn toàn, sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu về nước, độ thoáng cho lan.

Xử lý vật liệu: vật liệu thân cây gỗ được bóc vỏ hoàn toàn, ngâm nước 7 ngày, để cho gỗ thấm đầy đủ nước, tránh hiện tượng gỗ hút ẩm của cây lan khi ghép vào.

Cắt tỉa vệ sinh lan:

– Khi lan mua về cần được cắt loại bỏ rễ, cắt rễ chỉ để còn 2-3cm, phía gốc việc cắt rễ nhằm loại bỏ phần rễ đã bị tổn thương nhiều, đồng thời loại bỏ nấm bệnh trú ngụ trong rễ.

– Thời điểm: cần cắt tỉa sớm, tốt nhất là ngay sau khi mua về.

Xử lý thuốc và treo ngược:

Xử lý thuốc, lan cần được xử lý thuốc để loại bỏ mầm bệnh, kích thích sinh trưởng và chống sốc môi trường cho lan.

Lan được xử lý với hỗn hợp thuốc là: B1 + N3M + Ridomil gold + Alitte + Regan. Pha theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc, lan được ngâm ngập trong hỗn hợp thuốc trong 5 phút.

Vớt ra treo ngược trong khoảng từ 3-5 ngày.

Cách chọn môi trường thuần hóa phi điệp vàng:

Đối với loài lan phi điệp vàng thì môi trường tốt cho thuần hóa là môi trường thoáng gió, độ ẩm không quá cao, khoảng 60-70%. Ánh sáng tương đối nhiều, 50-70% ánh sáng tự nhiên.

Cách trồng lan phi điệp vàng:

Đối với lan phi điệp vàng chúng ta ghép lên gỗ bằng cách sử dụng đinh ghim thép chữ U và súng bắn ghim. Đặt cây vào vị trí cần ghép, dùng tay cầm phần rễ lan. Sau đó bắn ghim giữ 1/3- 1/5 tổng số rễ, sao cho cây cố định không bị lay.

Sau đó, để khô không tưới trong 3-7 ngày đầu tiên. Nhằm giúp vết thương, khi thao tác ghép được lành miệng.

Chăm sóc phi điệp vàng sau khi ghép:

Tưới nước: 3 -7 ngày đầu sau ghép, không tưới nước. Đặt cây ở môi trường thoáng gió, nền phía dưới luôn phải duy trì ẩm để làm mát cho cây.

Khi hết thời gian 3-7 ngày, ta thực hiện tưới, do đặc tính cây không ưa quá nhiều nước nên tưới 1-2 lần/ ngày, tưới chỉ cần ướt bề mặt giá thể. Định kỳ vào ngày chủ nhật tưới thật đẫm cây, tưới đi tưới lại cây 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 phút, tưới cho ướt toàn bộ cả cây và giá thể.

Bón phân: giai đoạn cây mọc mầm nhưng chưa ra rễ, thì chưa thực hiện bón phân, do trong thời kỳ này cây đang hút dinh dưỡng tích lũy ở trong thân cũ để ra mầm nền không cần tưới, mầm còn non nên rất rễ bị thối do đọng nước.

Sau khi cây đã ra được rễ mới, ta thực hiện bón phân30-10-10 + TE grow more, liều lượng 1g/ 4 lít nước, phun ướt, cả 2 mặt lá, từ tháng 4-10.

Trong tháng 8 thực hiện phun phân bón 6-30-30+TE grow more, nồng độ 1g/4lit. Sau khi thấy cây nhú nụ hoa ở ngọn thì chuyển phân bón 20-20-20 +TE grow more.

Từ tháng 10 trở đi, không bón phân và để cây chịu hoàn toàn điều kiện tự nhiên.

Phòng bệnh: do trong môi trường luôn có bệnh hại cây lan vì vậy cần phun phòng định kỳ. Phun hỗn hợp Antracol + lino oxto+ regan, định kỳ 15 ngày/ lần.

Điều khiển phi điệp vàng ra hoa:

Chế độ ánh sáng: đưa cây ra ngoài để cây chịu hoàn toàn ánh sáng tự nhiên.

Chế độ tưới nước: cắt nước hoàn toàn trong mùa đông.

Chế độ phân bón: bón phân 6 -30-30 vào tháng 8.

Môi trường yêu cầu: môi trường phải hanh, khô, nhiều gió, ánh sáng là 100% ánh sáng tự nhiên.