Top 9 # Xem Nhiều Nhất Trồng Và Chăm Sóc Lan Dendro Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Lan Dendro Trắng – Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan Dendro Trắng

Lan là một món quà vô cùng đẹp đã mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta. Trong vô vàn các loại lan quý mỗi loại một vẻ đẹp riêng chỉ cần mỗi khi chúng xuất hiện thì nơi đó trở thành tâm điểm chú ý của mọi người. Một trong số những loại lan mang vẻ đẹp kiều diễm đó chính là lan dendro trắng. Vẻ đẹp của chúng tương tự như những thiếu nữ tràn đầy sức sống.

Hoa Lan Dendro là gì ?

Tên thường gọi: Hoa Lan Dendro Màu Trắng Tím

Tên khoa học: Dendrobium

Đây là loại lan được giới chơi lan ưa chuộng và tìm kiếm khắp mọi nơi. Tuy không quá rực rỡ như lan Hồ Điệp nhưng lan dendro trắng lại chiếm được cảm tình nhờ vẻ đẹp khác biệt.

Trong giới sành chơi lan thì lan dendro được biết đến là loài có khá nhiều hình dáng và kich thước màu sắc bắt mắt khác nhau. Bên cạnh những chậu lan dendro có màu nóng bỏng như màu đỏ, vàng, cam thì nổi tiếng hơn cả là những bông lan dendro trắng tím nhẹ nhàng mà cuốn hút.

Đặc điểm hoa lan dendro

Lan dendro trắng có hương thơm nhẹ nhàng dịu dàng khiến cho người thưởng thức cảm giác thoải mãi dễ chịu mỗi khi ngắm nhìn chúng. Vẻ đẹp đó khiến lan dendro trắng được ưa chuộng trồng trong nhà thờ công ty và sân vườn. Những phát hoa dài mang những bông hoa trắng thanh khiết được tô điểm thêm màu tím của nhụy làm cho cả chậu hoa trở nên đẹp vừa sang trọng hơn. Chính vì thế lan dendro trắng dùng làm quà tặng sinh nhật, tân gia và khai trương đều rất phù hợp.

Xét về tuổi thọ của hoa lan dendro thì khoảng 1 tháng nên chơi được khá lâu. Hoa nở lần lượt và tỏa hương thơm khá dễ chịu. Mỗi khi có một bông tàn thì bông tiếp theo sẽ nở tiếp nối khiến chậu hoa của bạn luôn có hoa nở. chú ý những bông tàn nên được cắt bỏ để cây tập trung nuôi dưỡng những nụ hoa khác sẽ giúp chậu hoa được tươi mới hàng ngày.

Cách trồng và chăm sóc lan dendro trắng

Hoa lan dendro trắng là loại lan vốn khá dễ tính nên có thể trồng được ở nhiều kiểu khí hậu khác nhau từ nơi nóng trung bình và cho tới khí hậu lạnh.

Yêu cầu giá thể: Lan dendro trắng bạn có thể trồng được ở giá thể gỗ lũa cũng có thể trồng được ở trong chậu đất nung với nhiều lỗ thoáng.

Kĩ thuật trồng lan dendro trắng

Cũng như những loại phong lan khác. Lan dendro trắng cũng cần chọn cây giống khỏe mạnh và giá thể không bị ẩm ướt mà phải khô ráo sẽ cho ra những chậu lan khỏe mạnh hơn sau này.

Khi mua về cần xử lý cho cây giống bằng việc cắt tỉa hết lá dập nát và rễ dài chỉ để lại một phần rễ ngắn. Ngâm cây qua dung dịch thuốc physan 20 phút rồi treo chỗ khô thoáng trong vòng 1 ngày sau đó mới đem ghép vào giá thể trồng.

Ghép vào gỗ lan dendro trắng

Với việc trồng trong giá thể gỗ lũa bạn cần chọn loại gỗ già bóc hết lớp vỏ và xử lý bằng việc ngâm trong dung dich nước vôi để loại trừ hết nám bệnh. Phơi trong vòng vài ngày sau đó mới ghép cây giống.

Khi ghép bạn tiến hành dùng những đoạn dây nhựa và buộc chặt phần thân cây lan vào với gỗ. Có thể khoan những lỗ nhỏ trên bề mặt gỗ lũa để rễ cây sau này bám vào gỗ chặt hơn. Tiếp đến bạn treo cây vào chỗ mát mẻ không quá nắng để cây quen với giá thể trong vòng 1 tuần sau đó mới đen ra nơi nắng hơn để trồng.

Trồng vào chậu lan dendro trắng

Cây được trồng vào chậu với việc cho vào trong chậu dưới đáy một chút xốp và trải đều than hoa lên lớp tiếp theo. Cố định thân cây lan dendro trắng vào chậu bằng những doạn dây thép gắn chặt vào phần thân chậu. Cuối cùng phủ lên trên bề mặt một lớp dớn để giữ ẩm. Treo những chậu lan ra nơi thoáng mát ít nắng gắt trong 1 tuần đầu để cho quen với giá thể trồng mới. Tưới nước định kì hàng ngày để giữ ảm cho chậu.

Chế độ tưới nước cho cây: Lan dendro có thể trồng được ở nhiều điều kiện khác nhau nên chế độ tưới nước cũng nên tăng giảm theo từng kiểu khí hậu. Chỉ cần định kì giữ ảm cho đất và độ ẩm bình thường là được không cần phải tưới nước quá nhiều. Chú ý ngoài việc tưới nước nên thường xuyên phun sương cho lá và hoa để nhìn hoa lúc nào cũng căng đầy sức sống.

Kết.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lan Dendro

1. Đặc điểm sinh trưởng của lan Dendro:

+ Ánh sáng: Lan Dendro rất cần ánh sáng, lượng ánh sáng 70% ánh sáng mặt trời. Nếu như bạn để ánh sáng quá cao thì cây sẽ bị cháy lá, còn thiếu sáng thì cây thì sẽ bị ốm yếu, lá mỏng, hoa nhỏ và có thể không ra hoa. + Độ ẩm: Sẽ cần từ 50 đến 80%. + Độ thông gió: Đòi hỏi phải có sự thông thoáng, độ ẩm thích hợp và mát mẻ để cho cây dễ phát triển hơn. Nhìn chung, ở đâu có mặt bằng là bạn có thể trồng được lan Dendro, chỉ cần thiết kế hệ thống vòi nước phun sương, tưới nước nhiều để giữ ẩm là được.

2. Tưới nước :

• Mùa nắng: – Sáng tưới đẫm lần 1 (7 giờ đến 8 giờ) – Chiều tưới đẫm lần 2 (14 giờ đến 15 giờ) Tùy theo thời tiết nắng, gió mà quyết định tưới xen thêm giữa 2 lần tưới chính bằng những lần tưới nhẹ. • Mùa mưa: – Sáng tưới trễ hơn – Chiều tưới sớm hơn

3. Dấu hiệu đánh giá lan Dendro:

– Sau 16 giờ chất trồng vừa ráo nhưng không quá khô. – Lâu dài: + Thân: Căng tròn, không bị teo giả hành. + Lá: Dày, mởn, không vàng. + Rễ: Dài vừa phải, to mập. + Đọt, chồi non: Ra mạnh, liên tục phát triển. Đủ nước cây sẽ phát triển tốt.

• Cây lan thiếu nước:

– Sau 16 giờ chất trồng quá khô sẽ rút nước ngược lại từ rễ ra, lá mất bóng. – Sáng sớm hôm sau cây vẫn có vẻ chưa tỉnh. – Lâu dài: + Thân: Ốm, giả hành teo lại (có khía dọc thân). + Lá: Mỏng, dài, vàng héo rồi rụng. + Rễ: Ra rất dài bò ra ngoài chậu mà không chui vào chất trồng. + Đọt, chồi non : Bị thui lại không phát triển liên tục. + Giả hành mới : Sẽ ngắn, ốm nên ra hoa sớm khi còn thấp. Thiếu nước sẽ làm suy cây.

• Cây lan dư nước:

– Sau 16 giờ chiều đáy chậu vẫn chưa khô, chất trồng còn đẫm nước (trừ những ngày ban đêm gió vẫn còn rất mạnh như trong tháng 2-4al). – Lâu dài: + Rễ: Bị thúi nhũn, rất ít rễ bám vào chất trồng. + Lá: Vàng nhưng lại dày, mềm (khác với thiếu nước là lá cũng vàng nhưng mỏng, dai). + Giả hành mới : Mọc yếu, dễ bị thúi nhũn. – Nấm bệnh và côn trùng xuất hiện rất nhiều; bệnh đốm lá xuất hiện rất nhiều càng dễ rụng lá hơn nữa. Trên mặt chất trồng rêu xanh, mốc đen nhiều. Dư nước sẽ làm chết cây.

4. Phân bón:

• Từ khi trồng: – Phân 30.10.10, 3 ngày/lần – Vitamin B1, 3 ngày/lần (không pha chung với bất kỳ loại thuốc và phân nào) – Superthive, 15 – 30 ngày/lần (có thể pha chung với phân NPK 30.10.10) – Phân cá, 20 ngày/lần (không pha chung với bất kỳ loại thuốc và phân nào) – Atonik, 30 ngày/lần (không pha chung với B1) Phun xen kẽ các loại phân trên, phun đẫm toàn bộ cây, thời điểm phun tốt nhất là 5 giờ sáng đến 8 giờ thì tưới xả muối. Trước khi phun phân thi phun nước trước (nhớ là phun nước chứ không phải tưới) để chống sốc cho lan.

5. Phòng trị bệnh cho lan Dendro:

– Bệnh trên cây trồng nói chung và cây lan nói riêng được phân thành 3 nhóm chính như sau: a)Bệnh do côn trùng gây ra; b)Bệnh do nấm gây ra; c)Bệnh do virus gây ra. – Bệnh do côn trùng gây ra dễ phòng ngừa và cũng dễ điều trị. – Bệnh do nấm và virus gây ra biện pháp chủ yếu và hiệu quả nhất là phòng ngừa còn việc điều trị hầu như ít có hiệu quả.

6.Một số lưu ý khi trồng lan Dendro:

+Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh lá rụng, chồi bệnh cắt bỏ +Những cây bệnh mạnh dạn tiêu hủy và cách ly +Dọn sạch cỏ trong giàn và quanh giàn. +Không để chuột, ốc vào giàn +Xả nước thật kỹ trước khi tưới để không bị nóng +Mùa đông lạnh 8 giờ trở đi mới tưới +Theo dõi thời tiết hàng ngày để quyết định lịch tưới +Kiểm tra độ pH nước + khoáng chất +Loại bỏ bông ngay những cây còn non hay quá suy yếu.

Sản phẩm tham khảo

Kỹ Thuật Trồng Và Cách Chăm Sóc Hoa Lan Dendro

Kỹ thuật trồng lan Dendro và cách chăm sóc hoa lan Dendro như thế nào để cây khỏe nhanh cho ra hoa là thắc mắc chung của giới chơi hoa. Để giải đáp thắc mắc đó các chuyên gia nghiên cứu về giống lan Dendro sẽ chia sẻ cho bạn đọc những kiến thức về giống cây này!

Hoa lan vốn dĩ đã chiếm được cảm tình của rất nhiều người chơi hoa bởi vẻ đẹp kiêu kỳ của loài hoa này. Là giống cây nhập khẩu và bắt nguồn từ Thái Lan nên rất phù hợp với điều kiện và môi trường sống ở Việt Nam. Nhiều người có thắc mắc là trồng hoa lan có khó không? Vì loại cây này trồng khác biệt với những loại cây khác là không trồng trực tiếp trên đất. Tuy khó khăn vì không phải ai cũng biết kỹ thuật trồng hoa lan, bởi thế việc tìm hiểu về cách trồng lan Dendro sẽ giúp bạn có thêm kiến thức nuôi trồng loài hoa này!

Kỹ thuật trồng lan Dendro

Sau khi mua lan về bạn nên lưu ý đặt cây ở nơi thoáng mát, tránh để ngoài trời, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào cây. Cũng giống như nhiều loại cây khác, bạn nên tham khảo ý kiến và tư vấn của các chuyên gia để phòng chống sâu bệnh cho cây trước khi trồng.

Không giống như những loại cây khác được nuôi trồng bằng đất, thay vào đó hoa lan nói chung và giống lan Dendro nói riêng được trồng bằng xơ dừa, vỏ thông, thân gỗ mục, gạch,…

Hiện nay có 2 cách trồng phổ biến đó là trồng trong chậu và trên thân cây:

Trồng chậu: Là cách phổ biến nhất và cũng tiện lợi hơn tất thảy các cách. Khi trồng cần lưu ý trồng thân cây sát mép chậu và đặt hướng chồi về phía bên trong. Lưu ý: Không nên chèn cây quá chặt sẽ gây ức sự phát triển, ngược lại không nên chèn lỏng sẽ làm cây lung lay không cố định vị trí, lâu bám rễ.

Trồng ở thân cây: Là cách đòi hỏi người trồng cần có kỹ năng cao và có mắt thẩm mỹ và kiến thức về lan. Tuy nhiên bạn cũng có thể thử trồng lan trên cây còn sống hay đã chết. Lưu ý khi trồng trên cây sống thì cần chú trọng vị trí trồng, ánh sáng phù hợp với lan. Còn đối với cây đã chết thì chọn khúc đạt chuẩn và đem thân lan bó vào.

Dù bạn chọn cách trồng như thế nào thì cũng cần theo dõi cây thường xuyên và chỉnh sửa sao cho vị trí cây được cố định cho đến khi ra rễ bám trụ chắc.

Đặt mua trọn bộ sản phẩm hoặc liên hệ số 0981.621.322 để được tư vấn!

Cách chăm sóc lan Dendro

Nếu kỹ thuật trồng cây là điều kiện cần để duy trì sự sống của cây thì cách chăm sóc lan Dendro lại là điều kiện cần và đủ để cây phát triển khỏe mạnh, nhanh cho ra hoa.

Lượng nước cung cấp cho cây

Mức lượng cung cấp cho cây ít nhiều phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thời tiết mưa nắng, giai đoạn phát triển, sinh trưởng của cây,…

Mùa nắng bạn nên tưới 2 lần là sáng sớm và khoảng 2 – 3h chiều với lượng nước vừa phải đủ ướt hết lá và cá thể.

Mùa mưa bạn cũng chia thành 2 lần tưới nhưng thời gian lùi lại, đặc biệt với cây để ngoài trời thì không nên tưới quá nhiều vào mùa này.

Cách nhận biết lượng nước cung cấp đủ cho cây

Đối với cây đủ nước:

+ Thân cây: căng, tròn.

+ Lá: Dày, không úa vàng.

+ Rễ: Dài vừa phải, to mập, cứng, khỏe.

+ Chồi non: phát triển nhanh.

Đối với cây thiếu nước:

Sau nửa ngày trồng chất trồng khô hút ngược lại từ rễ, lá làm mất độ bóng của cây.

+ Thân cây : bé, teo khô, xuất hiện khía dọc thân cây.

+ Lá: mỏng, hơi nhăn, màu ngả vàng.

+ Rễ: mọc dài, ngoai ra ngoài chậu.

+ Chồi non : Chậm phát triển.

Đối với cây thừa nước:

Sau nửa ngày trồng lượng nước vẫn chưa thoát hết, chất trồng vẫn còn ngậm nhiều nước.

+ Rễ: bị úng nước.

+ Lá: Ngả vàng nhưng lại dày, mềm nhũn.

Lượng nước nhiều quá hay ít quá cũng đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Nếu bạn không cung cấp nước đủ cho cây thường xuyên sẽ khiến cây chậm phát triển, cây yếu, thân nhỏ, còi, phát sinh bệnh. Với lượng nước quá nhiều sẽ khiến cây dễ ngập úng và chết.

Phân bón

Cung cấp dưỡng chất cho cây là điều kiện cần và là bàn đạp hỗ trợ cây nhanh phát triển, phát triển khỏe mạnh, hấp thu dưỡng chất tốt nhanh cho ra hoa.

Khi cây đã cho ra rễ:

– Bón phân 30.10.10, 3 ngày/lần

– Cung cấp vitamin B1, 3 ngày/lần

– Superthive, 15 – 30 ngày/lần

– Phân cá, 20 ngày/lần

– Atonik, 30 ngày/lần

Để đảm bảo cho phát triển của cây và tránh tình trạng cung cấp dư thừa, đột ngột quá nhiều chất cho cây, bạn nên chia đều hoặc tập trung phân bón 1 loại, tránh trộn nhiều loại phân bón với nhau.

Khi kích thích mọc hoa:

Khi giả hành thứ 2 hoặc 3 kể từ khi trồng đã gần tới đỉnh. Phun 2 lần 10.60.10. Sau đó phun liên tục 20.20.20 và 2 lần liên tục Atonik, 6 ngày/lần.

Phòng tránh bệnh cho lan Dendro

Ở lan dendro thường xuất hiện một số bệnh như sau:

Đối với bệnh do côn trùng gây nên thì việc khắc phục dễ dàng, còn đối với bệnh do nấm và virus thì việc điều trị rất khó, thậm chí còn không đem lại hiệu quả cao.

Để phòng tránh sâu bệnh cũng như giúp cây phát triển tốt, bạn nên lưu ý những điều sau:

Vệ sinh cây bằng cách cắt tỉa, loại bỏ lá úa, chồi bệnh.

Tách biệt, hoặc loại bỏ cây bệnh để tránh lây lan bệnh.

Loại bỏ sâu bệnh, ốc, côn trùng trú ngụ trên cây.

Làm sạch cỏ trong chậu hoặc vị trí quanh giàn.

Loại bỏ hoa khi cây còn non, yếu.

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lan Dendro Xuân.

Dendro xuân có thể nhân giống theo hình thức tách cây con, nuôi cấy mô, rất dễ trồng và có nhiều đặc tính hợp khí hậu Việt Nam. Hoa có thể mọc thành chùm hoặc từng hoa từ thân, các chồi hoa mọc từ các giả hành mới hoặc từ các giả hành cũ đã rụng hết lá.

Chon Cây Giống: Chọn cây lan Dendro xuân giống khỏe mạnh; nguồn gốc rõ ràng mua về đặt ở vị trí thoáng mát. Sau đó phun thuốc phòng trừ nấm bệnh cho cây con trước khi đem trồng. http://abclam.com/s%E1%BA%A3n%20ph%E1%BA%A9m/thuoc-tru-benh-sinh-hoc-biobac-50wp-goi-50g/

Cách trồng: Cách trồng Dendro xuân phổ biến nhất hiện nay là trồng trong chậu. Trồng cây sát mép chậu và hướng chồi phát triển nằm phía trong. Trồng chặt và không bị lung lay. Trồng trên thân cây: Có thể trồng trên thân cây sống hoặc thân cây đã chết. Đối với cây sống, trong quá trình trồng phải chú ý tán cây sao cho ánh sáng phù hợp với loài lan được trồng. Đối với cây chết chọn các cây gỗ rồi cưa thành khúc sau đó bó các đơn vị lan vào thân gỗ và chăm sóc.

Trồng lan Dendro xuân với vật liệu thoáng và thoát nước, vào mùa xuân cần chuyển cây sang chậu rộng hơn do chậu chật hẹp chỉ đủ cho cây mọc trong 2 năm.

Giá thể tốt nhất nên trồng lan Dendro xuân là vỏ thông, dớn cọng, với xơ dừa hoặc rêu. Nếu là sơ dừa phải hạn chế số lần tưới nước, nếu là quả dừa nguyên phải cưa đáy nếu không cây sẽ bị thối vì quá ẩm.

Điều kiện trồng:

Lan Dendro xuân thuộc nhóm cây ưa lạnh, sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ lý tưởng từ 15-20 độ C. Dendro xuân phát triển triển tốt trong điều kiện không khí ẩm và thoáng. Độ ẩm tương đối khoảng 40-70%, cấu tạo giá thể quá ẩm và úng sẽ là điều kiện bất lợi cho sự sinh trưởng của lan Dendro. Vì có thể toàn bộ rễ bị thối.

Lan Dendro xuân là nhóm cây ưa sáng. Ánh sáng càng nhiều cây càng mọc mạnh, hữu hiệu nhất là khoảng 75%. Các chậu Dendro xuân treo trong vườn không nên quá sát nhau, khoảng từ 25-30cm. Vì lan Dendro xuân là cây ưa sáng nên thà là cây bị bỏng lá hơn là cây bị thiếu sáng. Vì cây thiếu sáng sẽ làm cây bị thoái hóa, số lượng hoa giảm rõ rệt.

Chuẩn bị

– Giá thể trồng: cục gỗ, dớn miếng, xơ dừa, vỏ thông nhỏ, than nhỏ (tùy điều kiện từng vùng, chỉ cần phối trộn sao cho câu tạo giá thể giữ ẩm tốt và thông thoáng là được.

– Chậu trồng lớn nhỏ tùy kích thước cây, làm sao cho cân đối với cây không quá lớn cũng không quá nhỏ

– Rêu giữ ẩm…quan trọng nhất là giá thể cần phải sạch.

Tách cây

Cần tưới thật nhiều nước liên tục vào giò lan chuẩn bị tách cây ra,

sau đó để khoảng 20-30 phút thì bóc từng rễ ra và cắt hết những rễ bị khô hoặc bị sâu bệnh

sau đó chuyển sang giá thể mới.

Trồng cây

Ghép gỗ

Có thể trồng trên thân cây sống hoặc thân cây đã chết.

– Đối với cây sống, trong quá trình trồng phải chú ý tán cây sao cho ánh sáng phù hợp với loài lan được trồng.

– Đối với cây chết chọn các cây gỗ rồi cưa thành khúc sau đó bó các đơn vị lan vào thân gỗ và chăm sóc.

Trồng cây nên ghép gỗ phải đặt thẳng để ngọn cây hướng về phía ánh nắng giúp cây quang hợp tốt. Giữ cho gốc thật chắc phòng khi ra rễ sẽ không bị lung lay khiến bị thui rễ. Thường thì trồng vào cục gỗ hoặc cây sống thì không giữ được độ ẩm tốt bằng trồng chậu.

Trồng chậu

Thế nhưng loại này nên trồng vào chậu vì loài này ưa ẩm và thoáng gió, nắng. Vậy cây sẽ phát triển tốt hơn.

Trồng cây sát mép chậu và hướng chồi phát triển nằm phía trong. Trồng chặt và không bị lung lay.

Tưới nước

Đối với cây lan ghép trực tiếp vào cục gỗ hoặc thân cây sống thì ít nhất mỗi ngày phải tưới 1 lần trời nắng nhiệt độ ở dưới 30 0 c và tưới 2 lần khi nắng nóng khi nhiệt độ ở trên 30 0 c kiểu trồng này thoát nước rất nhanh,giữ độ ẩm rất kém.

Còn đối với cây trong chậu thì trung bình sẽ tưới ít hơn ở cục gỗ vì khi trồng vào chậu sẽ giữ độ ẩm tốt hơn và lượng nước cần tưới cũng sẽ giảm đi một chút.

Bón Phân

Bón cho cây vào thời điểm cây đã và đang phát triển bộ rễ, có thể dùng phân tan chậm hoặc dùng phân bón qua lá. http://abclam.com/danh-muc-san-pham/phan-bon/

Lan Dendro xuân là loài lan đòi hỏi dinh dưỡng cao. Có thể dùng nhiều dạng phân bón khác nhau cho lan. Tuy nhiên không nên bón nhiều phân bón có chất đạm (Nitrogen) quá cao. Đây là nguyên nhân chính khiến cây ra ít hoa và ngược lại còn ra cây con (keiki). Bón phân hàng tuần và luân phiên các loại có tỉ lệ NPK là 30-10-10, 20-20-20, 6-30-30 với 1gam đến 2gam cho 1 lít nước. ngoài NPK còn cần bổ sung các chất trung vi lượng cho cây.

Vào tháng 8 nên ngưng bón phân này và chuyển sang 0-44-0 hoặc 10-55-10 với dung lượng 1gam đến 2gam cho 1 lít nước.

Vào mùa đông, thời gian này là thời gian nghỉ của Dendro xuân nên ngưng tưới nước và bón phân. Nếu quá khô nên phun nước hay tưới sơ qua.

Điều kiện kích hoa:

Cây ưa ra hoa trong thời tiết lạnh. Do vậy nếu ban đêm lạnh xuống dưới 14°C một vài giờ trong khoảng 25-30 ngày; cây Dendro xuân bắt đầu ra nụ. Và nở hoa trong vòng 50 ngày ở nhiệt độ ban ngày vào 26.7°C và 18.3°C vào ban đêm.

Một chú ý giúp người trồng điều khiển cây ra hoa đúng ý: Đó là khi cây đã ra nụ nếu tăng nhiệt độ cao lên sẽ làm cho hoa nở sớm hơn và ngược lại hạ nhiệt độ xuống sẽ làm cho hoa chậm nở.

Nguồn Sưu Tầm Internet và Tổng Hợp Lại Theo Kinh Nghiệm Cá Nhân. Chúc Các Bạn Thành Công!