Top 13 # Xem Nhiều Nhất Trồng Và Chăm Sóc Lan Cẩm Cù Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Lan Cẩm Cù Cách Trồng Và Chăm Sóc

Hôm nay Lan Tự Nhiên mạn phép chia sẻ về loài “Lan” Cẩm Cù. Dựa trên kinh nghiệm của một người có nhiều năm kinh nghiệm tìm hiểu về loài lan này. Bài viết là tài liệu tham khảo cực kỳ hữu ích cho những ai yêu mến loài Cẩm Cù. Bài viết chia sẻ khá dài nên mọi người cùng theo dõi nhé.

I. Tổng quan về lan Cẩm Cù

1. Cẩm cù có phải là “lan” không?

Cẩm cù tên khoa học là Hoya. Cẩm cù nằm trong phân họ Thiên lý (Asclepiadoideae) thuộc họ Trúc đào, còn gọi là họ La bố ma (Apocynaceae). Thực chất CẨM CÙ CHẲNG LIÊN QUAN GÌ ĐẾN LAN (ORCHID). Nhưng theo cách gọi quen thuộc từ trước đến nay ta vẫn quen gọi là Lan cẩm cù hay lan Sao lan Tú cù.

2. Lan Cẩm cù có bao nhiêu loại?

Trừ những loài cẩm cù được lai tạo (lai trong tự nhiên hoặc lai nhân tạo) trên thế giới ghi nhận cẩm cù có khoảng 500 loài. Ở riêng tại Việt nam chưa có thống kê chính thức về số lượng loài cẩm cù. Dự kiến theo cá nhân tôi là hơn 40 loài cẩm cù từ Bắc vào Nam. Nhiều nhất ở khu vực miền trung. Mỗi loài cẩm cù tại Việt Nam hầu như ko có tên Việt mà chỉ dùng tên khoa học để gọi nó.

3. Lan Cẩm Cù có thơm không?

Cẩm cù (Hoya) có những đặc trưng sau: là loại cây PHỤ SINH, thân leo, bò, hoặc ở dạng cành tựa (cẩm cù tên lửa, Hoya multiflora). Cẩm cù bám vào đá hoặc thân cây. Rễ mọc ở cá đốt và lóng, lá mọc đối, có nhiều nhựa trắng, hoa mọc từ nách lá. Chùm hoa mọc trên cuống, hầu hết nụ hình lục giác hoặc tròn, khi nở có hình ngôi sao, CORONA và đài hoa xếp chồng lên nhau. Hoa nở chen chúc hình bán cầu, hoặc hình cầu, đôi khi chỉ có một hoặc vài bông trên cuống. ĐỦ MÀU SẮC VÀ HƯƠNG THƠM CHỦ YẾU VỀ ĐÊM.

4. Ý nghĩa hoa lan cẩm cù

Hoa Cẩm Cù về mặt phong thủy lại có tác dụng tốt, thu hút vượn khí vào nhà; lại là họ thân dây leo, sống tốt trong mọi thời tiết nên tượng trưng cho ý chí mãnh liệt, sự quyết tâm tiến về phía trước. Nên có thể trồng hoa cẩm cù ở trước ban công, hay trong vườn nhà, ngôi nhà bạn sẽ thu hút được nhiều tài lộc và các lợi.

II. Lan Cẩm Cù giá bao nhiêu

Mỗi loài thực vật đều có giá trị. Chi cẩm cù (hoya) thuộc phân họ Thiên lý hầu như đều có dược chất. Ngược với trúc đào là cây chứa chất độc. Tuy nhiên, giá trị về mặt kinh tế lại ở chỗ nó là cây cảnh. Hoa rất đẹp, cho hoa nhiều trong năm, có hương thơm. Đủ yếu tố để nó trở nên hot. Thái lan và một số nước khác đã nghiên cứu loài này rất lâu rồi. Vì nó gần như là bản địa của Đông Á và Úc, nên giá trị khi xuất sang Châu Âu rất lớn. Việt Nam gần đây chảy máu loại này ra ngoài rất nhiều.

VD: 1 đoạn thân cẩm cù đẹp cắt cành 20cm (cutting) có giá khi mang bên Thái lan về lên đến 500-600k. là bình thường. Đôi khi người Việt nhân ra nhiều quá, bán với cái giả rất rẻ, đó là tự hại nhau thôi.

Vì Việt Nam chỉ có rất ít loại cẩm cù trong tự nhiên. Một số loại của VN cũng rất đắt vì nó hiếm, người trồng dễ, người trồng khó, thế nên giá cả tùy vùng KHÔNG GIỐNG NHAU, phụ thuộc nhiều vào người bán. Không khác gì lan, đẹp thì đắt, hiếm thì đắt, khó nuôi cũng đắt.

III. Lan Cẩm Cù bán ở đâu?

Muốn có một cây cẩm cù để chơi bây giờ rất đơn giản, từ rất nhiều nguồn bạn có thể có một chậu lớn, một cây giống hay là một đoạn cutting. Rất nhiều người bán trên mạng, để sưu tầm 10 hay 20, 30 loại thì rất dễ kiếm. Nhưng số lượng càng nhiều, tương ứng với nhiều loại hiếm, đẹp, khó trồng, bạn sẽ phải trả một khoản rất lớn cho việc này. Dễ hiểu vì sao người ta bán 10 loại 300k, 20 loại lại là 750k, 30 loại 1200k ….

Một cách nữa là giao lưu rộng để có số lượng cẩm cù nhà mình nhiều hơn. Bạn phải xác định được giá trị cây bạn đang có và giá trị cây của người khác. VD: 10 mét Hoya parasitica hay Hoya kerrii (loại lá tim) cũng ko bằng 10 cm Hoya lockii

Đối với những người mới tập chơi cẩm cù (hoya). Tôi khuyến khích nên mua combo 10 loại trở lại, đã ươm lên rễ, nói rõ địa chỉ để người bán họ sẽ chọn ra những loại nào phù hợp với khí hậu thời tiết khu nhà bạn (đối với người bán có tâm, còn lăng nhăng để bán cây thì chịu). Vì sao? Đọc ở dưới sẽ biết.

IV. Cách trồng Lan Cẩm Cù

Nếu bạn search google sẽ ra một mớ các cách khác nhau về việc chăm sóc cẩm cù (hoya), nhưng một sự thực gần như tất cả các trang chỉ cách trồng đó đều là nơi buôn bán hoặc copy trang này qua trang khác. Tôi không dám nói trang nào chuẩn, nhưng để cụ thể, chi tiết … tránh chết cây, mất tiền oan thì chỉ có cách nhận được chia sẻ từ những người chơi cẩm cù lâu năm, kinh nghiệm của họ mới quý.

1. Nhận định các loại hoa cẩm cù

Rõ ràng, chơi hoa gì chả thế, bạn phải tìm hiểu và biết mình đang có thứ gì. VD: giả hạc chứ ko phải đại ý thảo.

Đây là yếu tố tiên quyết để bạn xác định mất tiền hay không. Cẩm cù phân bố ở rất nhiều kiểu khí hậu. Từ gần biển cho đến núi cao 2000m. Đối với một loài thực vật, việc thay đổi môi trường sống của nó nhưng lại muốn nó phát triển và sinh trưởng đều đặn là rất khó.

VD: Lan hoàng thảo trúc mành, thứ chỉ thuần ở vùng núi cao, mát mẻ, mang xuống thấp đôi ba năm rồi cũng chết. Hoya lyi .. mang về Sài Gòn thì chỉ để thử sức mình, sống còn khó chứ đừng nói cho hoa.

Nhân đây tôi nhắc đến chuyện xin cho lan. Nếu thấy nó hợp thì hẵng xin cho, mang về vài hôm chết phí lắm.

Vì sao phải nhận định loài, vì cách trồng ko giống nhau đâu.

2. Kỹ thuật trồng lan cẩm cù

Thường thì người bán cây chỉ bán cho bạn hàng giống. Vì giả cả cao rất ít người bán nguyên cả một chậu lớn. Về vấn đề giâm cutting và thay chậu lớn tôi sẽ đề cập sau. Ở đây nói chuyện trồng cây giống trước.

Đặc điểm của cây cẩm cù

Đặc điểm của cây cẩm cù (hoya) là mọc bám trên thân cây khác, hoặc trên đá. Nên ai đi rừng, quan sát thực tế sẽ thấy, cây rất thoáng nước, chỉ ẩm, nhưng không ướt quá (với đa số loại cẩm cù đều như thế). Một số loại từ rừng khộp ĐakLak, Bình Thuận, cụ thể là loại lá tim – Hoya kerrii và lá dầy xếp – Hoya pachyclada, hay lá nhỏ – Hoya nummunlariodes … mọc ở rừng khô khắc nghiệt, nhưng nếu để ý kỹ, nó vẫn có cái rễ chính đâm thẳng vào trong thân cây họ dầu. Rễ này đảm bảo nó trải qua một mùa nắng thoải mái. Cẩm cù tên lửa – Hoya multiflora cũng vậy, rễ ăn sâu vào khe nứt của thân cây khác, PHỤ SINH ở đó chứ ko phải KÝ SINH như tầm gửi.

Hiểu đặc điểm của cây thì dĩ nhiên bạn chọn cách trồng như thế nào là quyền quyết định của bạn. Miễn sao cây ko úng nước, nhưng gốc ẩm, rễ thoáng là được. Trồng xơ dừa hoàn toàn hoặc trấu hoàn toàn rất hay bị úng nước. Có vỏ lạc vào nó làm thoáng hơn, tôi thậm chí còn bỏ công đập gạch vụn nhỏ trộn vào đấy, hoặc nhiều khi đẽo gỗ vụn để trộn vào.

Giá thể trồng cẩm cù

Trồng cẩm cù liên quan rất nhiều đến giá thể trồng (chất trồng). Trên mạng rất nhiều kiểu trồng được hướng dẫn. Tôi chỉ chia sẻ những kinh nghiệm nhìn tận mắt sờ tận tay của mình thôi, không so sánh.

Giá thể hay chất trồng cẩm cù (hoya) KHÔNG BAO GIỜ LÀ ĐẤT. Thường thấy nhất là xơ dừa xay, vỏ dừa băm, trấu đốt nửa (loại nửa đen nửa trắng), vỏ đậu, lạc, dăm gỗ vụn. Tránh dùng mùn cưa, nó rất bí nước. Một số cao cấp để trồng bán thủy canh là loại gốm nung (thứ trồng lan hài rất ok cho đại gia), đá perlite … Không có một công thức nhất định, nhưng xơ dừa xay trộn trấu đốt tỉ lệ 1:1 rất được nhiều người ưa dùng, vỏ đậu phộng, nếu có thì quá tuyệt vời, tiếc là thứ này khó kiếm.

Trồng cẩm cù trong chậu

Chậu trồng, bạn nên chọn chậu kín, có lỗ đáy để chất trồng không rơi ra ngoài. Khuyến khích trồng chậu gốm, rễ bám thành chậu rất tốt, chậu nhựa nhẹ, nhưng tôi thấy không hay. Chỉ những nơi kinh doanh họ mới trồng chậu nhựa để tiện ship hàng sau này.

Cây giống khi mua về chỉ cần đặt gốc vào chậu rồi đổ chất trồng vào. Nếu dây dài loằng ngoằng, khuyến khích bạn nên quay một đoạn thân có thể xuống chất trồng, tạo thêm một bộ rễ khác. Nó chỉ làm cây mạnh thêm và cứu cây nếu rễ chính chết.

Một vài loại cẩm cù (hoya) ko phải ở dạng dây leo, vd: Hoya multiflora, Hoya cv bella, Hoya praetorii … là loại cành tựa, cũng trồng như thế. Một số khác lại ở dạng bò mạnh, nên trồng chậu sao cho nó bò hợp lý. Cái này tùy từng loại, phải trải nghiệm dần dần.

Khi mới trồng, khuyến khích các bạn phun phân B1 loãng hàng ngày, phun sương 2 lần sáng tối để cây bật mầm tốt hơn.

Trồng 1 đoạn thân cẩm cù cắt cành (cutting)

Trồng cutting: hướng dẫn này chú ý cho các bạn mà tôi đã gửi tặng giống, ko có tg để ươm, nên chủ yếu tôi gửi đi toàn cutting. Các bạn nhận nếu lá ko vàng, thân không thối thì trồng vô tư, ko chết được.

Tìm một chỗ mát, kiếm một cái thùng xốp hoặc khay, trộn trấu, xơ dừa đều, phun ẩm, sau đó cắm cutting vào ngập đến mắt lá đầu tiên, phun B1 loãng hàng ngày. Chừng 10 ngày, hoặc đợi nó nảy mầm mới, thì nhổ nhẹ lên và trồng vào chậu khác.

Nếu các bạn trồng luôn vào chậu cũng ko sao, nhưng nhớ để chỗ mát, tránh nắng trực tiếp, phun B1 ẩm hàng ngày.

Nếu bạn nào quen, một số loại chỉ cần đống cát ẩm, cắm vào nó cũng lên. Chú ý khi giâm cành cutting thì KHÔNG BÓN PHÂN

V. Cách chăm sóc Cẩm cù ra hoa

Tùy đặc điểm từng loài cẩm cù (hoya) mà chậu treo hay chậu sát đất. Nhiều nắng hay ít nắng, cần ẩm hoặc ít ẩm. Nếu mua loài nào, bạn nên hỏi kỹ người bán hoặc tìm hiểu kỹ. Cây ra hoa hay ko, phụ thuộc rất nhiều vào ánh sáng và độ ẩm. VD: Hoya australis – nghe tên đã biết nó đến từ Úc cần rất nhiều nắng, full nắng, nhưng ẩm gốc, ra hoa rất mạnh. Hoya pachyclada – rất nhiều bạn trong hội có loại này, tôi cảnh báo – chất trồng bí quá, tưới nhiều, chắc chắn chết sau một thời gian.

Một số loại đặc hữu, thực sự khó chăm, rất rất khó … một số loại chăm chưa bao giờ ra hoa tại nhà, cụ thể là Hoya villosa – loài lá dày vuông có lông, mà các bạn hay đi rừng gặp.

1. Phân Bón cho lan Cẩm cù

Phân bón, tôi thường dùng phân bò khô, phân gà ủ bón cho Cẩm cù. Nhiều khi để nguyên cả miếng trên chậu, hoặc kỹ hơn thì trộn vào chất trồng. Nhưng ở đây ai cũng chơi lan, chắc biết đến phân tan chậm. Phân không cần bỏ nhiều, 1 chậu chỉ cần một muỗng nhỏ. Không phải cứ phân nhiều là tốt.Giống như lan, phân nhiều thì cây tốt nhưng không phải vứt phân vào là ra hoa. Phân bón lá cũng là một lựa chọn tốt, quá tốt nếu có điều kiện.

2. Sâu và bệnh thường gặp trên lan Cẩm cù:

Rệp sáp trắng

Cẩm cù (hoya) là loại cây có nhựa trắng, rất nhiều nhựa, nên thứ các bạn cần để ý nhất đấy chính là rệp sáp trắng. Phân tích lợi hại của rệp trắng thì khó, nhưng hại nhiều, một đám rệp có khi hút chết cả cây. Nhưng một số kết quả kinh nghiệm cho thấy. Cây có vài con rệp .. lại kích thích ra hoa dễ dàng hơn (tôi cũng chịu ko biết vì sao).

Bệnh tuyến trùng

Bệnh này là bệnh mà vườn lan nào cũng có. Tuyến trùng cắn sưng rễ cây cẩm cù, cây không phát triển được, èo ọt, ko ra hoa được. Thậm chí chết cả bụi to trong vài ngày. Biểu hiện của bệnh nặng là cây tự nhiên héo là dù gốc vẫn ẩm, nhấc gốc lên thì thấy sần sùi.

Các loại Virus, Vi khuẩn

Khi cây héo lá, đấy là lúc bạn nghĩ đến tuyến trùng. Nhưng cả bụi héo, héo rất nhanh, đến nỗi ko kịp cứu … thì đấy là do virus mầm bệnh trong giá thể của bạn. Cách cứu duy nhất là CẮT CÀNH GIÂM MỚI để bảo toàn giống, nếu nặng, có cắt cành giâm cũng thối.

Thối, thoái hóa gốc

Cẩm cù là loài dây leo, rất nhiều rễ phụ bám trên thân cây hoặc đá. Một chậu lớn khi trồng trong chậu, nếu chỉ có một gốc duy nhất, thì bộ rễ đó một thời gian sau nhiều khả năng bị thoái hóa, và cây chết. Cách hay nhất là có đoạn nào mọc dài quá chậu. Các bạn uốn nó xuống chậu luôn, cho nó tạo bộ rễ thứ 2.

Chú ý: bên Thái lan họ rất ít bón phân chuồng mà hầu như chỉ phân hóa học. Nên chậu họ trồng rất nhỏ, cây rất to và ko bị mầm bệnh từ giá thể. Các bạn có thể thử.

VI. Phân loại lan Cẩm Cù

Phong trào cẩm cù đang ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam. Rất nhiều bạn mới chơi chưa biết cách phân biệt từng loài cẩm cù. Sau đây là một vài hiểu biết của tôi về vấn đề này

Mục đích phân loại lan Cẩm Cù

Cho đến hiện tại vẫn chưa thấy có một trang web đủ uy tín nói về loài cẩm cù (hoya) tại Việt Nam. Đối với những nhà nghiên cứu, ko có gì là lạ đối với cẩm cù. Nhưng với những người chơi thuần túy thì nguồn chính thức từ một trang web có thể tra cứu các loại cẩm cù thông dụng rất quan trọng với họ. Gần như tất cả các loài cẩm cù đều KHÔNG CÓ TÊN TIẾNG VIỆT. Hầu hết đều được biết đến với tên khoa học của nó (rất khó nhớ nếu bạn ko phải là người nghiên cứu sâu về thực vật, cụ thể là Hoya).

Việc tra cứu nhằm mục đích: hiểu biết thêm về cẩm cù, hiểu đặc tính, cách trồng, chăm sóc … Đôi khi là tra cứu mặt hoa và tên của loại cẩm cù mà mình đang sở hữu. Thật buồn khi ko biết mình đang sở hữu loại cẩm cù tên gì, và hoa nó như thế nào. Tôi vẫn đang nung nấu ý tưởng làm một CSDL như thế cho người chơi tại Việt Nam với sự đóng góp của các cao thủ có chuyên môn và người chơi lão thành. Khi gặp một loại chưa bao giờ thấy, cứ phải dò ở các trang web nước ngoài cảm thấy rất khó khăn.

Kinh nghiệm phân loại lan cẩm cù

Phân loại từng loài cẩm cù, cách đơn giản nhất là nhìn vào mặt hoa. Đôi khi với những loại khó ra hoa ở vùng khí hậu nhà bạn hoặc cây chưa có hoa, chỉ còn cách nhìn vào lá, thân … Tuy nhiên đôi khi ngay cả hoa cũng có điểm tương tự. Lá thì rất nhiều loại tương tự. Ngay cà người hiểu biết cũng nhầm là chuyện bình thường, đôi khi còn không thể phân biệt.

Một kinh nghiệm nhỏ của tôi: gắn tag cho từng chậu cẩm cù của bạn. Khi hàng ngày tận mắt tận tay chăm sóc, ngắm hoa … bạn sẽ nhớ đc tên của nó. Kiểu như bạn vẫn nhớ Britney Spears là con nào, tóc vàng hay tóc đen. Đội MU có những ông nào đá tiền đạo. CP10 tóc chẻ 2 mái lúc nào. QH19 ghi mấy bàn, trận nào … Với những thứ quen thuộc, dần dần bạn sẽ nhớ rất nhanh.

Nhưng .. với số lượng cẩm cù của bạn lên đến hàng trăm loại. Ta không thể nhớ hết đội bóng tham dự ngoại hạng chứ nói j đến cầu thủ. Lúc ấy bạn cần bỏ thời gian nghiên cứu về chuyên môn thực vật. Cụ thể là Chi Hoya của phân họ Thiên lý (Asclepiadoideae) thuộc họ Trúc đào, còn gọi là họ La bố ma (Apocynaceae). Không sao, có đến hàng trăm loại, môt tài sản lớn. Bạn phải bỏ công sức, tiền bạc, và thời gian lớn để thành một người chơi PRO. Đó là điều tất nhiên.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Cẩm Cù

Cây cẩm cù là cây thân thảo bò lan, hoa mọc thành cụm hình cầu. Cây cẩm cù có 2 loại: cẩm cù lá hình tim và cẩm cù lá đốm. Cây lan cẩm cù có thể trồng chậu treo, trồng giàn, trồng leo tường để trang trí.

Nhân giống từ hạt: Hạt có thể lấy được từ trái đã già và chín. Phải cần vài tháng để trái phát triển, già đi cho tới lúc chín và khô lại. Khi trái chín khô, vỏ tự tách ra làm đôi, hạt có lông tơ rơi ra và theo gió phát tán. Để có được hạt, khi trái đã già, ta nên bọc lại bằng bao nylon. Hạt gieo trong hỗn hợp chất trồng cần nhiều dinh dưỡng và đặc biệt tơi xốp để giúp rễ phát triển, để nơi râm mát. Khi hạt phát triển thành cây có lá riêng biệt là lúc ta có thể sang ra trồng riêng trong chậu nhỏ, tiếp tục sang chậu khi cây phát triển ổn định và trưởng thành, quá trình này có thể kéo dài tới 12 tháng tùy theo điều kiện chăm sóc.

Chất trồng của cây cẩm cù có thể lấy từ nhiều nguồn khác nhau nhưng phải đảm bảo độ xốp, thoáng khí và tất nhiên phải đủ dinh dưỡng. Một số chất trồng dễ kiếm như là tro trấu, xơ hay mùn dừa, gỗ mục, hỗn hợp đất trồng cây bán sẵn, gạch vụn, đá bọt, đá non, đá perlite, phân bò khô… trộn với tỷ lệ thích hợp sao cho chất trồng tơi xốp và thoáng khí. Ví dụ về hỗn hợp chất trồng có thể như sau: 50% tro trấu, 30% xơ dừa, 10% gạch vụn, 10% phân bò khô.

Cần hái ngọn để cho ra nhiều nhánh hái hoa héo để cho ra hoa mới.

Tưới nước

Cẩm cù là loài thực vật ưu ẩm độ cao, cây có thể chịu khô rất tốt nhưng cây rất nhạy cảm với việc tưới nước quá nhiều. Trong điều kiện bình thường, cây trồng trong chậu với lượng chất trồng vừa phải nên tưới mỗi tuần từ 1 đến 2 lần là đủ tùy mùa. Nếu trồng ngoài trời, không nên tưới nước vào mùa mưa vì có thể làm cho cây úng và chết. Nên tưới nước khi chất trồng vừa khô, có thể tưới cho nước chảy ra ngoài theo lỗ thoát của chậu nhưng đảm bảo nước sẽ không đem theo cả chất trồng ra ngoài. Chậu trồng cần đảm bảo thoát nước tốt.

Bón phân

Cẩm cù thực sự không cần bón phân nhiều vì nếu chất trồng đủ dinh dưỡng đã đảm bảo cho cây phát triển lâu dài và ổn định. Tốt nhất chỉ nên tưới phân qua lá, khoảng 1-2 lần mỗi tháng. Nếu ta thay chậu, không nên bón phân vài tháng sau đó cho tới khi cây ổn định và phát triển bình thường. Nếu dùng phân bón nhiều quá sẽ làm cho cây không trổ hoa.

Nhiệt độ và ẩm độ

Yếu tố nhiệt độ vùng nhiệt đới chúng ta không ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và phát triển của Cẩm cù; chủ yếu ảnh hưởng đến việc ra hoa. Cây thường ra hoa ít hơn vào mùa lạnh so với mùa nóng. Nếu có nhiệt độ phù hợp, cây trổ hoa rất nhiều tạo nên một loạt quả cầu hoa rất đẹp mắt và ấn tượng. Yếu tố ẩm độ lại ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và phát triển của Cẩm cù, cây sẽ phát triển tốt, ra hoa đều đặn quanh năm nếu có nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng phù hợp. Cây ưa thích môi trường có độ ẩm cao. Dó đó, khi trồng và chăm sóc, tốt nhất ta nên tạo độ ẩm và ánh sáng phù hợp thì cây sẽ cho hoa kết quả tốt nhất.

Sâu bệnh – Phòng và chữa trị Sâu hại

Cẩm cù ít bị các loại sâu hại tấn công, sâu hại phổ biến là rệp sáp, rệp phấn trắng, rệp vàng. Khi cây bị nhiễm rệp, có thể dùng các loại thuốc đặc trị và phun thẳng lên lá theo nồng độ hướng dẫn.

Bệnh và phòng bệnh

Cẩm cù cũng rất ít bị nhiễm bệnh, một số ít nấm có thể nhiễm làm cây bị bệnh, lá thường có đốm đem, nâu, cây chậm phát triển. Bệnh thường gặp và nguy hiểm nhất ở Cẩm cù là bệnh ‘nứt gốc’ dẫn tới chết cây. Hiện chưa có nghiên cứu đầy đủ về bệnh trên Cẩm cù do đó phòng bệnh là cách hữu hiệu nhất. Dùng chất trồng sạch, tạo môi trường vệ sinh, thoáng mát giúp cây trồng không bị nhiễm các loại nấm bệnh.

Sưu tầm và biên soạn.

Hoa Lan Cẩm Cù – Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Bông Đẹp

Đặc điểm cây hoa lan cẩm cù Nguồn gốc và tên gọi: Cẩm cù là loài thực vật nhiệt đới trong gia đình Apocynaceae, có khoảng 200-300 giống, trước đây được coi là thành viên trong họ cây Asclepiadaceae. Hầu hết là có nguồn gốc từ châu Á bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, In-đô-nê-xi-a,Việt Nam, Polynesia, New Guinea và Úc. Tên thường gọi cây hoa lan cẩm cù (Hoya carnosa) hay còn gọi là…

Đặc điểm cây hoa lan cẩm cù

Nguồn gốc và tên gọi: Cẩm cù là loài thực vật nhiệt đới trong gia đình Apocynaceae, có khoảng 200-300 giống, trước đây được coi là thành viên trong họ cây Asclepiadaceae. Hầu hết là có nguồn gốc từ châu Á bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, In-đô-nê-xi-a,Việt Nam, Polynesia, New Guinea và Úc. Tên thường gọi cây hoa lan cẩm cù (Hoya carnosa) hay còn gọi là cây lan sao, lan sáp, lan cầu lông, lan câu, lan anh đào.

Đặc điểm: Lan cẩm cù thuộc cây dây leo cao, thân mềm, các đốt có rễ. Lá dày, hình bầu dục, đầu lá nhọn, gân bên không rõ, mọc đối. Hoa mọc nách, rủ, hoa tự hình cầu nên còn gọi là lan cầu.

Lan cẩm cù có chiều cao trung bình 4-7m, thuộc loại cây dây leo mềm dẻo, sống lâu năm. Cẩm cù nở hoa dạng chùm, có hương thơm dễ chịu, lâu tàn (trung bình 7-10 ngày).

Hoa màu trắng, nhụy màu đỏ nhạt, có mùi thơm, tràng hoa tựa như hoa anh đào, xếp thành hình tán, nên còn gọi là lan anh đào. Cùng chi còn có nhiều loài như cẩm cù lùn (H. belta) cẩm cù thơm (H. zyi) cẩm cù úc (H. australis), và rất nhiều biến loại như cẩm cù 3 màu, cẩm cù cuốn. Cây cẩm cù ưa nhiệt độ cao, ẩm và nửa bóng, chịu rét và chịu hạn cao.

Ý nghĩa và công dụng:

Trang trí, quà tặng: Lan cẩm cù thuộc loại cây dây leo cao  nên được trồng thành giàn, leo tường rào, leo ban công… Ngoài ra  với hình dáng độc đáo, thanh nhã từ hoa và lá cẩm cù còn được trồng chậu treo trang trí quán cà phê, nhà hàng, cửa sổ, sân vườn, ….đem đến không gian thiên nhiên sống động, tươi vui, giàu sức sống thu hút khách hàng.

Những cặp đôi yêu nhau vào dịp valentine, dịp kỷ niệm ngày cưới, kỷ niệm ngày quen nhau… thường muốn tìm món quà hay và ý nghĩa để gây ấn tượng. Bởi vậy, một chậu treo lan tim kèm theo tấm thiệp với những lời bày tỏ ngọt ngào sẽ làm cho đối phương cảm động vì bạn.

Làm thuốc chữa bệnh: Các bộ phận của cây đều phủ sáp. Thân và lá chứa một sterol glucosid là hoyin (0.76-0.832%). Có  vị đắng, tính bình, có tác dụng khư phong trừ thấp, tiêu ung, giải độc, hạ sốt, long đờm. Lan cẩm cù có thể dùng chữa trị cách bệnh  viêm phổi nhẹ, viêm phế quản;  viêm não B, trẻ em sốt cao; viêm kết mạc, sưng amygdal; thấp khớp tạng khớp; viêm vú, viêm tinh hoàn…

Kỹ thuật trồng  và chăm sóc cây lan cẩm cù.

Ánh sáng: Trong tất cả các dòng hoa lan thì cây cẩm cù là loài ưu ánh sáng tán xạ và cần một lượng ánh sáng thích hợp để quang hợp và trổ hoa. Nếu như ta để cây ở chỗ râm mát quá thì cây sẽ ít ra hoa và lá xanh tốt và thân phát triển hơn. Và ngược lại khi ta để cây ơ chỗ nắng quá thì cây sẽ chậm phát triển, cây có thể cho ra nhiều hoa hơn, nhưng lá của cây thì rất dễ bị vàng và phai lá.

Nhiệt độ: Cây lan cẩm cù ưa mát, nhiệt độ ưa thích của cây là 20-30oC. Cây có thể sống trong khoảng nhiệt 0-35oC. Tuy nhiên nhiệt độ lạnh dưới 20oC cây không ra hoa, trên 35oC kéo dài có nguy cơ làm cây mất nước, thậm chí bị chết.

Đất trồng : Cây cẩm cù bạn thích hợp chất đất luôn phải tươi xốp và thoáng khí  và đủ chất dinh dưỡng. Bạn co thể tự làm đất tươi xốp cho cây như kết hợp : tro trấu, xơ , mùn cưa, gỗ mục, hỗn hợp đất trồng cây bán sẵn, gạch vụn, đá bọt, đá non, đá perlite, phân bò khô… trộn với tỷ lệ thích hợp sao cho chất trồng tơi xốp và thoáng khí. Ví dụ về hỗn hợp chất trồng có thể như sau: 50% tro trấu, 30% xơ dừa, 10% gạch vụn, 10% phân bò khô.

Tưới bón: Cây cẩm cù là loài cây ưu độ ẩm cao và chịu hạn cũng rất tốt và  trung bình thì bạn nên tưới cây khoảng 1 tuần 1 lần là tốt nhất và cũng tùy theo mùa bạn phân bổ lượng nước tưới cho hợp lý. Cần  chú ý phun cả nước lên trên lá.

Bón phân: Cây cẩm cù là loài cây không nên bón nhiều phân quá. Chỉ cần bón đủ chất dinh dưỡng là đủ và cây sẽ rất ôn định. Nếu như ta bón phân quá nhiều sẽ gây nên tình trạng cây không trổ hoa. Vậy ta nên bón từ 1-2 lần/ tháng là hợp lý.

Cắt tía cành: Các bạn nên cho cây ra nhiều nhánh hơn để lúc cây có thể ra nhiều hoa hơn, bằng các bạn hái ngọn đi.

Nhân giống:  Cây lan cảm cù có thể nhân giống bằng cách dâm lá, cành xuống đất và trong hỗn hợp đất trồng. Và bạn dùng thuốc kích thích ra rể để cho lá nhanh ra rể hơn. ( đây là cách nhân giống nhanh hơn).

Lá cây có thể phát triển ra rễ rất nhanh nhưng để phát triển thành cây sẽ rất lâu và rất khó. Tuy nhiên, việc nhân giống bằng thân dây lại đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều; đây cũng là cách nhân giống phổ biến nhất đảm bảo cây khỏe mạnh và phát triển tốt.

Chọn khúc thân dây đã cứng cáp, trưởng thành hoặc hơi già (thường vỏ đã đổi màu và thân đã ‘gỗ hóa’), cắt một đoạn khoảng 3-4 đốt lá, ngắt lá ở đốt cuối, nên dùng thêm chất kích thích ra rễ dạng bột hoặc nước, dăm trong hỗn hợp chất trồng nhiều dinh dưỡng, không giữ nước nhiều và thoáng khí, để nơi mát, tưới nước vừa đủ. Sau một thời gian, từ các đốt lá sẽ phát triển mầm nhánh và phát triển thành cây.

Ngoài ra bạn có thể nhân giống cây từ hạt. Lấy hạt giống khi trái đã chín già.và phải mất khoàng vài tháng để trái phát triển và già đi và khô lại và khi trái chín bạn tách làm đôi và bạn có thể bọc kín bằng bao nylon để giữ hạt được lâu hơn.

Phòng sâu hại: Có thể nói là cây cẩm cù là loài cây ít sâu hại tấn công nhất, và chủ yếu là những loại phổ biến như: rệp sáp, rệp phấn trắng, rệp vàng. Khi cây bị nhiễm rệp, có thể dùng các loại thuốc sâu sinh học hoặc các loại thuốc đặc trị và phun thẳng lên lá theo nồng độ hướng dẫn.

B ệnh và phòng bệnh: Cẩm cù cũng ít bị nhiễm bệnh hơn và thường bị đốm đen, nâu, cây chậm phát triển hơn và bệnh nguy hiểm nhất chính là bệnh nứt gốc có thể dẩn tới chết cây. Và hiên nay chưa có công trình nghiên cứu nào để trị bệnh nứt gốc,, và bạn chỉ còn cách là luôn tạo môi trường vệ sinh thoáng mát để tránh cây bị nhiễm các bệnh như trên.

Cách Chăm Sóc Hoa Lan Cẩm Cù Đang Thực Sự

Cách chăm sóc hoa lan cẩm cù đang thực sự là một trong những giống hoa lan mới hiện nay và được khá là nhiều người yeiue thích nhiều hơn so với các mẫu giống hoa khác hiên nat vật làm như thế nào để bạn có thể thấy được và đánh giá được vè từng goc snhifn mợi la của chính nhưng cây hoa lan cẩm cù quan trọng nhiều nhất có thể tạo nên ra những điểm nhấn và không gian mới nhất có thể đánh giá được hầu hết những gì mà hoa lan cẩm cù có được cho tính tới thời điểm hiện nay

Thêm nữa chính là bún đậu mắm tôm bạn sẽ cảm thấy rất là nogn và cưc kỳ hấp dẩn nhiều hơn so với chính điều mà ai cũng yêu thích nhiều hơn so với điều mà ai cũng cần thêm dược cực kỳ hấp dẩn với mosna ưn hàng đầu hiện nay mà ai cũng cần thêm được sự hiệu quả hàng đầu hiên nay, vậy với những món ăn bún đậu mắm tôm cực kỳ hấp dẩn và thú vị này

Cách trồng cây bầu cho ra nhiều quả hơn và điều đó sẽ thực sự tạo ra nhnugwx điều mà ai cũng yêu thích nhiều hơn so với điều này mà bạn cần làm them được một số nhnugwx góc nhìn cực kỳ háp dẩn và cực kỳ có được những cây bầu cho ra nhiều quả hơn mà bạn cần thêm được những cây bàu như vậy để cho bạn cả nhận được cây bầu tồng như thế nào và thật sự đây là một trong nững cây bầu mới lạ và hấp dẩn nhất so với chính bạn hiện nay khi nhắc đến các điều quan trọng hơn về mọi thứ khi có được về một cách trồng cây bầu tốt nhất

Hồng hay hường là tên gọi chung cho các loài thực vật có hoa dạng cây bụi hoặc cây leo lâu năm thuộc chi Rosa, họ Rosaceae, với hơn 100 loài với màu hoa đa dạng, phân bố từ miền ôn đới đến nhiệt đới. Các loài này nổi tiếng vì hoa đẹp nên thường gọi là hoa hồng. Phần lớn có nguồn gốc bản địa châu Á, số ít còn lại có nguồn gốc bản địa châu Âu, Bắc Mỹ, và Tây Bắc Phi. Các loài bản địa, giống cây trồng và cây lai ghép đều được trồng làm cảnh và lấy hương thơm.[1]. Đôi khi các loài này được gọi là tường vi.