Top 13 # Xem Nhiều Nhất Trồng Và Chăm Sóc Lan Brassavola Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Lan Brassavola – Nữ Hoàng Bóng Đêm: Cách Trồng Và Chăm Sóc Đơn Giản

Được mệnh danh là nữ hoàng bóng đêm, lan Brassavola đúng như tên gọi của nó đã làm mê đắm biết bao những người có niềm đam mê với lan vì độ đẹp lộng lẫy kiêu sa và hương thơm ngào ngạt, nồng nàn, vô cùng quyến rũ của loài hoa này. Khiến cho ai cũng phải rinh ngay em nó về bộ sưu tập lan để nâng niu và chăm sóc. Tuy nhiên để lựa chọn và chăm sóc ra được những nhánh lan brass chất lượng thì việc nhận biết và tìm hiểu cách chăm sóc là vô cùng quan trọng.

Cách nhận biết lan Brassavola – Nữ hoàng bóng đêm

Tên khoa học: Brassavola hay còn được gọi tắt là Brass. Tên ở Việt Nam thường được gọi là Nữ hoàng bóng đêm.

Phân bố: chủ yếu ở các khu rừng ẩm ướt, có lượng mưa cao đa số ở vùng Trung Mỹ, Nam Mỹ và quần đảo Indies. Có khoảng 20 loài trong tự nhiên với các mặt hoa và màu sắc khác nhau.

Lan brass có thân rễ bò leo, có các giả hành hẹp, hình trụ, có 1 lá ở đỉnh. Lá của chúng tương đối hẹp, đầu lá nhọn và nhiều thịt, mọng nước. Vòi hoa mọc từ phần rễ hoặc từ đỉnh của giả hành.

Ngồng hoa có số lượng hoa không nhiều, màu sắc thường là trắng hoặc xanh, một số loài lai tạo cho màu hoa sặc sỡ. Các lá đài và cánh hoa phẳng, gần giống nhau, thẳng hoặc có hình mũi mác hẹp. Môi hoa không phân thùy, nhưng cuộn lại ở gốc, phần đầu phẳng.

Điều đặc biệt của lan brassavola chính là chúng tỏa hương ngào ngạt vào ban đêm, mùi của cam quýt. Đây cũng chính là lý do lan brass được chúng ta gọi với cái tên là nữ hoàng bóng đêm.

Một số loại lan Brassavola phổ biến trong tự nhiên

Brassavola acaulis

Loài lan này cùng loài với Brassavola lineata Hooker thường sống biểu sinh ở những khu rừng ẩm ướt, nơi có lượng mưa cao, ở trên độ cao từ 1000-1300m ở Costa Rica, Guatemala và Panama.

Loại lan này có giả hành mọc thành từng cụm một, hình trụ, mảnh, chiều cao khoảng 15cm, có rễ bám vào giá thể chứ không buông thõng như hoàng nhạn hay đai châu. Lá dài, hình trụ khoảng 60cm, nhiều thịt và buông thõng như những chiếc rễ có màu xanh. Về hoa, vòi hoa xuất hiện từ thân rễ, từ 1 đến 5 hoa kích thước mỗi hoa lớn chừng 8cm cánh có hình trái tim và ở mỗi bông hoa đều có lá dài nhỏ bao quanh ở cuống hoa trông rất bắt mắt. Hoa thường có mùi hương nồng nàn vào ban đêm, cánh hoa màu xanh lục hay trắng pha xanh, môi hoa màu trắng.

Brassavola cucullata

Brassavola cucullata có giả hành tương đối mảnh, nhỏ và dài khoảng 12cm, lá dài, mảnh dẹt và có 1 sống lá dài ở giữa lá thường dài khoảng 25cm.

Nhánh hoa xuất phát từ gốc ở các kẽ lá, dài khoảng 20cm, mỗi vòi hoa sẽ có 1 hoa. Hoa của loại brass này thường có màu trắng kem tinh khôi và hương thơm nồng nàn vào ban đêm, phần đầu mỗi vòi hoa có màu xanh nhạt. Ở đầu mỗi cuống hoa đều có các lá dài kết hợp với các cánh hoa rủ xuống có chiều dài khoảng 7cm tạo nên vẻ đẹp quyến rũ, mời gọi và thiết tha đặc trưng của danh hiệu nữ hoàng bóng đêm. Loại lan này sống biểu sinh ở khu vực rừng khô rụng lá, trên độ cao từ 50 đến 400m tại Tây quần đảo Indies và Trung Mỹ, từ Mexico tới Venezuela.

Brassavola nodosa

Lan brassavola nodosa sống nhiều ở khu vực có ít mưa, ở độ cao dưới 500 quanh khu vực Trung Mỹ và Tây quần đảo Indies.

Giống lan này có giả hành thanh mảnh, hình trụ, chiều dài khoảng 15cm, có lá mọc từng chiếc một dài chừng 30cm, bản lá rộng 2 đến 3cm và nhiều thịt, hơi cong. Vòi hoa dài 20cm, có từ 5 đến 7 hoa, to 8cm, màu xanh nhạt hay trắng kem, một cái môi trái tim trắng, ban đêm có hương thơm nồng nàn, ra hoa quanh năm. Những cánh hoa trắng muốt như những cô gái đẹp thướt tha, ủy mỵ và càng đặc biệt hơn nữa, phong lan Brass nodosa tỏa ra hương thơm ngào ngạt khiến cho con người bị mê hoặc bởi hình ảnh trắng trong trong bóng tối.

Brassavola subulifolia

Loại lan này sống biểu sinh nhiều ở trên các thân cây lớn ở các quần đảo Indies và Brazil. Brassavola subulifolia có giả hành dài 15cm, thân dài  hình trụ, lá dài từ 12 đến 15cm phiến lá rộng và có sống lá ở giữa, lá thường hướng lên trên (lá ngắn) hay uốn cong (lá dài). Về hoa, 1 vòi hoa có thể cho nhiều hoa, hoa to từ 4 đến 5cm ở đầu mỗi cuống hoa sẽ có những lá nhỏ bao xung quanh cánh hoa màu trắng muốt hình cánh tim ở giữa, ban đêm còn có mùi hương vani thoang thoảng, quyến rũ, say đắm lòng người. Hoa thường có màu lục hay trắng kem, môi hoa đa số có màu trắng, hoa nở vào mùa hè.

Brassovola tuberculata

Brassovola tuberculata cùng loài với Brassovola ceboletta Reichenbach f. và loài Brassovola fragans Lemaire và Brassovola perinii Lindley thường hay xuất hiện trong rừng ở Brazil. Loại lan này có giả hành, thân cây mảnh, thon dài, dài khoảng 15cm, lá nhọn, hơi cong, có khe rãnh ở  mặt trên sống lá, chiều dài khoảng 25cm. Vòi hoa ngắn thường có từ 3 đến 6 hoa trên một vòi, hoa lớn khoảng 7cm, tỏa ra mùi hương thơm ngát vào ban đêm. Ở đài hoa có các lá xanh nhỏ hơi cong bao quanh, cánh hoa phẳng hình phễu, có màu vàng kem hoặc vàng chanh, đôi khi còn có những chấm đỏ, môi hoa hình e líp, có màu trắng, họng bên trong màu xanh.

Hiện nay, lan brass liên tục được con người lại tạo các nguồn gen khác nhau cho mặt bông và màu sắc cực kì đa dạng.

Cách trồng lan brassavola tại nhà đơn giản

Giá thể trồng cây

Lan brass có kích thước thân lá tương đối nhỏ, thân cây đa số hướng lên trên ( trừ một số loài) nên giá thể lý tưởng nhất cho cây đó chính là vỏ thông băm nhỏ và dớn cọng. Bạn cũng có thể sử dụng đá bọt, viên đất nung để trồng cây rất ổn, tuy nhiên kích thước giá thể nên là nhỏ.

Xử lý giống

Cách trồng cây lan brass

Trồng lan brass cũng tương tự như lan cattleya, chúng ta thường trồng vào chậu đất nung hoặc chậu nhựa với giá thể vỏ thông hoặc dớn cọng, cố định cây vào thành hoặc mọc treo, đặt gốc nổi bên trên bề mặt giá thể.

Cách chăm sóc lan brassavola

Chăm sóc lan brass

Brass là loại lan dễ trồng và dễ dàng thích nghi được với khí hậu quanh năm của Việt Nam. Để lan phát triển mạnh khỏe và cho hoa đẹp chất lượng và hương thơm vốn có, chúng ta cần phải đảm bảo chế độ chăm sóc như sau:

Ánh sáng: Cần đặt cây ở nơi có ánh sáng nhiều, tương tự như như lan Cattleya. Một số loài lan khỏe mạnh còn yêu cầu ánh nắng mặt trời trực tiếp.

Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp để trồng lan là khoảng 37,8 độ C, nhưng loài lan này còn có thể chịu được lạnh với nhiệt độ chỉ 4,4 độ C.

Chế độ tưới nước: Mặc dù chịu được nắng nhưng đây là loại cây ưa ẩm và cần tưới rất nhiều nước, bón nhiều phân khi cây đang mọc mạnh. Tuy nhiên, khi cây ngừng tăng trưởng, bước vào mùa nghỉ để chuẩn bị ra hoa thì nên ngừng tưới. Thời điểm ra hoa có thể bất kỳ lúc nào trong năm, nhưng thường là mùa hạ.

Phòng bệnh: Thường vào mùa xuân, nên tiến hành thay chậu và cắt nhánh cho lan để lan tiếp tục đẻ nhánh tránh các loại nấm, sâu bệnh hại cho lan.

Chỉ sau 2-3 năm trồng và chăm sóc tốt với chế độ dinh dưỡng phù hợp, cây sẽ nhanh chóng phát triển thành một khóm lớn và nở hoa rất nhiều với hương thơm ngào ngạt khiến bao người say đắm.

Lan brass là một loài lan dễ trồng và cho hoa đẹp với hương thơm nồng nàn vào ban đêm khiến bao người say đắm. Là một người thích chăm lan thì chắc chắn loài lan này sẽ không thể thiếu trong vườn trồng của mình.

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Lan Nhện (Brassavola)

Nhiều bạn hỏi lan nhện là lan gì? Chúng ta vẫn thường nghe nói đến cây lan Nhện, lan Thiên Nga hay lan Hoàng hậu, vậy hãy thử tìm xem cây lan Nhện thực sự như thế nào.

Lan Nhện (Brassavola)

Mỗi cây lan thường có 2 tên: tên khoa học (scientific names) và tên dân gian (Common names hay popular names)

Tên khoa học có 2 phần, phần đầu chỉ loài và phần sau chỉ giống, thí dụ như:

Cattleya labiataDendrobium anosmum Nhìn vào mấy chữ này, người chơi lan có trình độ sẽ biết ngay đó là những cây nguyên giống (species) bởi vì chữ viết nghiêng và viết thường, nếu là cây lai giống viết thẳng và chữ chỉ giống viết hoa ở chữ đầu. Thí dụ:

Blc Binosa (lai giống giữa cây Cattleya bicolorvà cây Brassavola nodosa. Dendrobium Nestor (lai giữa 2 cây Den. anosmumvà cây Den. parishii) Ngoài tên chính thức cây lan lại có vài ba tên đồng danh (synonym). Tên chính thức là tên được công bố đầu tiên, các tên đặt sau này chỉ được coi là đồng danh, nhưng nhiều khọc gia vẫn cứ đặt thêm tên, hoặc dùng tên đồng danh làm cho rối tung như hoả mù, khiến cho người ta không biết đâu là chính và đâu là phụ. Thí dụ:

Dendrobium anosmum(Tên chính do Lindley công bố vào năm 1845) Dendrobium retusum(Đồng danh do Llanos công bố vào năm 1859) Dendrobium superbum(do Rchb. f công bố vào năm 1864) Dendrobium scortechinii(do Hooker năm 1890)

Ngoài 2 tên Dendrobium anosmumvà Dendrobium superbumđược nhiều người thường gọi, dân Hawaii còn gọi cây lan này là Dendrobium Honohono nữa.

Tên Việt của cây lan lại càng rắc rối hơn nữa, người này gọi loài Cattleya là lan Hoàng hậu, nhưng người khác lại nói là loài Grammatophyllum. Còn câyDendrobium anosmumchúng ta lại có tên: Dã hạc, Giã hạc, Phi điệp, Phi điệp tím.

Trở về với cây lan Nhện, trong các sách vở của chúng ta có loài Arachnis tên là Vũ nữ, Bọ cạp tía, Tri thù, lan nhện.

Arachnis annamensis Nhưng cây lan nhện của các xứ Nam Mỹ lại là cây Brassia verrucosa, Brassavola giroudiana, Brassavola caudata với những bông hoa mầu vàng nhạt hay xanh nhạt, cánh hoa và cánh đài dài 30-40 phân. Lưỡi hoa sần sùi, đốm nâu đốm đen trông cũng khá giống như con nhện.

Brassavola verrucosa Brassavola gireoudiana Úc châu cũng là nơi có nhiều cây lan được gọi là lan nhện như:

Caladenia cardiochila(Heart-lip spider orchid) Lan nhện lưỡi hình trái tim, Caladenia concolor(Crimpson spider orchid) Lan nhện đỏ sẫm. Caladenia caudata(Tailed spider orchid) Lan nhện có đuôi Caladenia longicauda(White spider orchid) Lan nhện trắng Caladenia macrostylis(Leaping spider orchid) Lan nhện nhẩy Caladenia patersonii(Common spider orchid) Lan nhện thông thường

Caladenia cardiochila Caladenia concolor Caladenia caudata Caladenia longicauda Caladenia macrostylis Caladenia patersonii

Theo giới bình dân Âu châu hay Trung Đông, lan nhên lại là loài Ophrys, một loài đia lan có giống Ophrys sphegodes là lan nở hoa sớm vào mùa Xuân: (spring-blooming spider orchid) và giống cũng là giống nở trễ (Late Spider-orchid)

Ophrys sphegodes Ophrys holoserica Còn người Phi châu lan nhện lại là giống lan Bartholina burmanniana mọc gần Greyton Western Cape, Nam Phi Châu, mặc dầu giống lan này rất hiếm, cho nên ít người biết đến.

Nhưng tháng 12- 2005, một cây lan mới của VN do T.T.T. Trang, Trần văn Thảo, Nguyễn tiến Vinh tìm thấy ở Lâm

Đồng, Lac Dương vào và được giáo sư Leonid Averyanov công bố trên thế giới với tên Corybas annamensis. Loài lan Corybas có 9 giống, phần lớn mọc ở Tân Tây lan (New Zealand) và cũng được gọi là lan nhên.

Cây lan Corybas annamensislà một giống đặc hữu của VN, hiện giờ chưa có tên Việt, rất mong các bậc thức giả hãy nghĩ cho kỹ tìm cho một tên gọi làm sao cho thích hợp với mầu sắc, hình dáng và hợp tình hợp lý.

Riêng kẻ viết bài đầu óc mê muội, chữ nghĩa eo hẹp, ý tứ khô cạn cũng xin đề nghi với tên:

Tên loài: Lâm Dương (để nhớ tới địa danh: Lâm đồng, Lạc Dương) Tên giống: Trang Thảo Vinh (để ghi nhớ những người đã tìm ra)

Dù cho tên chẳng hay ho, nhưng gọi là có một chút lòng gửi gấm của kẻ tha hương. Chấp nhận hay không xin tuỳ các bạn.

Trồng Và Chăm Sóc Địa Lan

– Ánh sáng:

Tại khí hậu phía bắc Bán cầu, che nắng khoảng 60 – 70% trong suốt những tháng mùa hè. Vùng khí hậu Nam bán cầu, cần tăng độ che nắng hơn. Suốt mùa đông, cần giảm che nắng và trong vùng khí hậu bắc bán cầu cần gia tăng tới 20%. Lá cây nhận được ánh sáng tốt nhất để có màu xanh bóng sâu và có đường cong duyên dáng, hài hoà. Một màu xanh vàng có thể cho biết cây đã thừa sáng. Lá cây có nếp và rủ xuống cho biết là nó thiếu ánh sáng.

– Nhiệt độ:

Sự chênh lệch nhiệt độ là nhân tố hết sức quan trọng đối với sự ra hoa. Mức chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 6,60C là hết sức lý tưởng. Cym Karan, Cym Gorengi phụ thuộc vào nhiệt độ ban đêm gần 4,4 – 10oC để tạo ngồng hoa. Cym Ensifolium sẽ phát hoa cùng với mức chênh lệch nhiệt đột đó. Cym Siense ưa nhiệt độ ban đêm 10 – 15,55oC để phát hoa, tại vùng khí hậu nơi mà nhiệt độ mùa hè ở mức cao, không khí lưu thông cần phải tăng cường.

– Chất trồng:

Có nhiều loại chất trồng khác nhau sẵn có. Mỗi một kiểu chất trồng có các đặc trưng mà đặc điểm đó sẽ được cung cấp cho các điều kiện trồng khác nhau.

Những nhân tố quan trọng trong việc trộn hỗn hợp chất trồng:

– Giữ cho rễ ẩm nhưng không được ướt.

– Chất trồng phải khô ráo nhanh trong các điều kiện thời tiết.

– Giữ cho rễ được mát trong mùa hè và ấm trong mùa đông.

– Tránh để những khoảng không lớn trong hỗn hợp trồng (Đây chính là lý phải nén chặt chất trồng).

– Việc lựa chọn hỗn hợp trồng to hay nhỏ sẽ bị tác động bởi khí hậu nơi bạn trồng, lượng thời gian mà bạn muốn dành ra để chăm sóc chu đáo cây của bạn, và những cái châu mà bạn sử dụng để trồng cây của bạn.

– Khí hậu nóng và khô hơn thì cần phải có thêm chất cách nhiệt và thêm chất duy trì độ ẩm trong hỗn hợp trồng. Khí hậu mát hơn và ẩm ướt hợn thì hạn chế các chất cách nhiệt và chất giữ nước.

– Vào mùa mưa, nhiệt độ môi trường cao hơn (29oC vào ban ngày, 18oC vào ban đêm) có thể trồng bằng hỗn hợp đá nhỏ và thô hoặc có thể cho thêm dương xỉ, dớn cọng vào hỗn hợp đá. Một vài người trồng lan trong thời tiết ấm áp chỉ sử dụng đá, tuy nhiên, chúng tôi không khuyến khích dùng cách này cho những nơi có khí hậu mát mẻ hơn. Hỗn hợp giữ nước ít và không nên sử dụng trong điều kiện trồng có độ ẩm thấp.

– Trong điều kiện nhiệt độ thấp hơn với độ ẩm trung bình có thể dùng vỏ thông và đá bọt (đá trân châu thô) vào hỗn hợp đá và dương xỉ. Hỗn hợp đá, dương xỉ và vỏ thông là hỗn hợp linh hoạt nhất cho các kiểu khí hậu có mùa đông lạnh và mùa hè ấm. Vỏ thông giúp giữ lại thêm hơi ẩm trong hỗn hợp trồng.

– Trong điều khiên khí hậu khô có thể dùng thêm hỗn hợp với rong biển hoặc rêu. Điều này không được lầm lẫn với việc đặt rong biển hoặc rêu lên bề mặt của hỗn hợp. Cái đó làm cho hơi ẩm chậm mất đi hoặc dùng cho mục đích trang trí. Cẩn trọng khi trộn thêm vào hỗn hợp rong biển hoặc rêu trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, nếu bạn tưới nước bình thường thì hầu như chắc chắn sẽ bị thối rễ, và làm cho cây của bạn bị ảnh hưởng, dễ nhiễm bệnh, kết quả là cây sẽ yếu dần hoặc chết.

1.1. Chọn cây khỏe:

– Điều này để đảm bảo thuận lợi cho việc duy trì sức sống của một cây đã trưởng thành. Khi chúng tôi thay chậu chúng tôi tạo ra các cây có thể trạng tố trước khi chúng tôi bán cây. COI CHỪNG những người trồng lan mà những người đó chỉ đơn thuần là đi nhập lan về và xuất bán. Những cây này sẽ yếu ớt và rễ sẽ không khoẻ để cung cấp dưỡng chất cho cây trong điều kiện khác tối ưu hơn.

Kinh nghiệm: Khi mua cây, trước tiên hãy kiểm tra rễ cây. Những cây khoẻ mạnh sẽ có nhiều rễ. Rễ cây phải trắng và mập. Chiều dài của tất cả các rễ cộng lại phải lớn hơn 45 cm bạn trồng trong nhà, phải dài hơn 30 cm nếu trồng trong nhà kính. Nếu không thể kiểm tra rễ hãy cầm nhẹ nhàng vào cây và kéo mạnh ra. Một cây có bộ rễ khoẻ sẽ bám chặt vào xung quanh chậu.

1.2. Phân bón:

– Phân bón lan cân bằng cần được sử dụng 3 tuần. Thỉnh thoảng chậu cây cần được ngâm vào nước không pha phân bón để rửa sạch các chất muối đọng. Dừng bón phân vào mùa đông, thời kỳ cây nghỉ ngơi.

– Kiểm tra quá trình phát triển của rễ:

– Mùa xuân là thời gian tốt nhất thay chậu cho cây Địa lan của bạn và kiểm tra rễ của chúng. Cẩn thận giữ chậu xoay theo chiều ngang để nới lỏng chất trồng. Nếu như cây có rễ chật quá bạn cần đập vỡ chậu, nhưng cần kiên nhẫn xoay và nghiêng để rũ bỏ chất trồng và nhổ cây ra khỏi chậu.

2. Trồng và chăm sóc:

2.1. Các giai đoạn sinh trưởng trước khi ra hoa:

* Giai đoạn dưới 3 tháng tuổi:

– Cây giống tốt nhất là cây cấy mô hoặc từ cây tách chiết.

– Cây con nuôi cấy mô là lấy từ ống nghiệm được rửa sạch bằng nước ấm, loại trừ các cây đã bị mầm bệnh, ngâm trong dung dịch thuốc Kasura 47 WP hay Curzate M8 – 2 – 3% trong 3 phút, vớt ra để ráo, trồng trong giá thể đã chuẩn bị sẵn.

– Giá thể tốt nhất là dớn mịn được băm nhỏ.

– Cây con nên trồng trong khay chung mật độ 300 – 500 cây/khay, khoảng cách 3x3x3 cm/cây.

– Sau khi trồng thực hiện tưới nhẹ thường xuyên 2 – 3 lần/ngày bằng bình phun để tránh làm lay gốc, cây khó ra rễ và đầu rễ non dễ bị tổn thương. Không dùng phân bón trong thời gian này.

– Cây con phải được đặt nơi có giàn che mưa và 30% ánh sáng trực tiếp, cách ly với khu vực trồng sản xuất.

– Khi cây con bắt đầu có rễ thật, dùng phân DAP để phun qua lá 1 lần/tuần với liều lượng 10gr/10 lít nước.

– Sau 3 tháng cây sẽ ra rễ thật từ 3 – 5 cm thì chuyển sang trồng các túi riêng.

* Giai đoạn từ 3 tháng đến 1 năm tuổi:

– Cây con 3 tháng tuổi được trồng vào túi nylon, đường kính 10 cm với giá thể là dớn xé nhỏ, xơ dừa đã xử lý hoặc trấu hun.

– Điều chỉnh gián che dưới 50% ánh sáng trực tiếp, tưới nhẹ 2 – 3 lần/ngày.

– Bón NPK có tỷ lệ 30 – 20 – 10 mỗi tháng 1 lần, liều lượng 1gr/cây/lần bón.

Chú ý bón quanh thành chậu, không bón sát gốc.

– Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh 7 – 10 ngày/lần theo hướng dẫn khuyến cáo tùy theo tình hình thời tiết và bệnh cây.

* Giai đoạn từ 1 đến 2 năm tuổi:

– Chuyển cây con từ túi nylon ra chậu đất hoặc chậu nhựa có đường kính 20 – 25 cm. Đáy chậu nên lót bằng các vật liệu chậm hư mục và có độ thông thoáng, thoát nước tốt như than gỗ, gạch vụ, đá bọt hoặc xốp với kích thước 1x2x3cm.

– Điều chỉnh ánh sáng giàn che bằng lưới đen để có ánh sáng trực tiếp 50%.

– Bón NPK có tỷ lệ 20 – 20 – 20 mỗi tháng 1 lần, liều lượng 1 – 2 gr/lít giá thể/lần bón (tương đương 3 – 5gr/chậu/lần bón), có thể bón trực tiếp hoặc phun quan lá. Bón quanh thành chậu, bón xong tưới nước ngay để tránh làm tổn thương bộ rễ.

– Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh 7 – 10 ngày/lần tùy tình hình thời tiết và sâu bệnh.

* Giai đoạn 2 đến 3 năm tuổi:

– Chuyển cây sang chậu có đường kính 30 – 40 cm để cây lan chuẩn bị bước vào thời kỳ khai thác hoa.

– Lót đáy chậu khoảng 1/3 chiều cao bằng các loại vật liệu thoát nước tốt như than gỗ, gạch vụn, đá bọt… để tạo độ thông thoáng cho bộ rễ.

– Điều khiển giàn che còn 50 – 60% ánh sáng trực tiếp. Phun phòng định kỳ 10 – 20 ngày/lần các loại thuốc trừ sâu bệnh.

– Sử dụng phân bón cho các cây lan Cymbidium trong giai đoạn này cần tính toán phù hợp với yêu cầu sinh lý của cây. Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, nên sử dụng NPK 20 – 20 – 30. Từ tháng 4 đến tháng 8, sử dụng NPK 20 – 30 – 20 hoặc các loại phân NPK có chứa vi lượng, bón định kỳ 1 tháng/1 lần. Liều lượng 1 – 2gr/lít giá thể/lần bón.

2.2. Sinh trưởng và phát triển trong 1 vụ hoa:

* Giai đoạn ngủ nghỉ (Từ tháng 2 đến tháng 4).

– Sau khi thu hoạch hoa từ tháng 2 đến tháng 4, cây lan Cymbidium bước vào giai đoạn nghỉ để chuẩn bị cho một chu kỳ sinh trưởng mới.

– Giai đoạn này chồi con bắt đầu hình thành và phát triển chủ yếu dựa vào nguồn dinh dưỡng của giả hành. Nhu cầu về dinh dưỡng, ánh sáng, nước thấp. Ngưng bón phân, tưới nước ít, điều khiển giàn che có 30 – 40% ánh sáng. Đây là thời gian thích hợp để tiến hành thay chậu, loại bỏ giả hành già, tách chiết và thay đổi giá thể mới.

* Cách thay chậu cho địa lan:

Bước 1: Chọn những chậu lan cần thay chậu.

Bước 2: Nhẹ nhàng lấy cây ra khỏi chậu.

Bước 3: Cắt bỏ những rễ già yếu hoặc rễ bị sâu bệnh.

Bước 4: Cho chất trồng vào chậu.

Bước 5: Cho cây lan vào chậu.

Bước 6: Hoàn thành việc thay chậu.

* Giai đoạn sinh trưởng mạnh (Từ tháng 4 đến tháng 10).

– Đây là giai đoạn cây ra rễ mới, chồi con, giả hành và lá phát triển mạnh. Nhu cầu phân bón, nước, ánh sáng rất cao.

– Từ tháng 4 đến tháng 6: Là giai đoạn thân lá và bộ rễ tăng trưởng nhanh sau khi thay chậu. Cây yêu cầu lượng đạm cao. Sử dụng NPK 20 – 30 – 20, liều dùng 1 – 2gr/lít giá thể bón 1 lần/tháng.

– Từ tháng 6 đến tháng 10: Là giai đoạn phân hóa chồi hoa và xuất hiện chồi hoa ở nách lá. Cây có yêu cầu cao về phân bón, nhất là lân ở đầu giai đoạn và kali ở cuối giai đoạn. Sử dụng NPK 20 – 30 -20, liều lượng 1 – 2gr/lít giá thể, bón 1 lần/tháng. Có thể bổ sung phân lân dưới dạng phân bón qua lá.

– Điều chỉnh giàn che còn 70 – 80% ánh sáng trực tiếp. Nếu có hiện tượng vàng lá có thể tạm thời che lại 40 – 50% ánh sáng trực tiếp trong 10 – 15 ngày.

– Theo dõi sự phát triển của chồi hoa, cắm cây đỡ chồi và thường xuyên uốn nắn nhẹ nhàng để chồi hoa phát triển ổn định. Cắt tỉa lá già, lá bị tổn thương và phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại.

* Giai đoạn ra hoa (Từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau).

– Giai đoạn này chồi hoa vươn rất nhanh, hoa nở từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau.

– Khi hoa chuẩn bị nở, nhu cầu về phân bón và nước giảm, lượng ánh sáng trực tiếp chỉ cần dưới 50%. Sử dụng NPK 20 – 20 – 30 với liều lượng 1gr/lít giá thể, bón 1 lần/tháng.

– Sau khi nở hoa hoàn toàn, cây lan Cymbidium đi vào giai đoạn ngủ nghỉ và bắt đầu cho một chu trình sinh trưởng tiếp theo.

Trồng Và Chăm Sóc Lan Dendrobium

Bạn đang xem nội dung tài liệu Trồng và chăm sóc lan Dendrobium, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Trồng và chăm sóc lan Dendrobium 1. Làm nhà lưới trồng lan Hướng giàn lan : Hướng của giàn lan rất quan trọng. Làm sao để lúc nào vườn cũng có ánh sáng và bóng râm. Hiện nay có lưới nilon màu đen có tác dụng tản nhiệt và hạn chế ánh sáng được bán rộng rãi nên rất thuận tiện, giàn lan không cần phải theo hướng nữa mà tùy theo thế đất của mình làm giàn lan thế nào cũng được. Sườn giàn lan : Sườn giàn lan cần phải làm cho thật chắc chắn. – Trụ đứng : Trụ phải được trồng bằng sắt hoặc bằng bê tông để đảm bảo lâu dài, có nhiều cây chằng ngang dọc để giữ vững. Cột trụ phải cao khoảng 3-3.5m.

Trồng và chăm sóc lan Dendrobium

– Giàn che nắng: Dùng để che ánh sáng trực tiếp. Thường làm bằng lưới nilon, chỉ cần căng cho thật phẳng vài sợi dây thép là lợp lưới được. – Giàn treo lan: Dùng để treo phong lan, giàn này tốt nhất nên làm bằng thép không rỉ hoặc gác bằng cây tầm vông, tre hay ống nước tròn để móc chậu lan vào. Giàn treo nên làm cao khoảng 1,8m để đi vào chăm sóc không bị đụng đầu. Cây thép không rỉ hay tầm vông (ống nước, tre…) phải gác song song, cách nhau khoảng 30 cm/cây. Khoảng độ 5 – 6 cây tầm vông nên chừa 1 lối đi rộng 0,6m để tiện tưới nước và chăm sóc.

Treo giò lan phải treo chậu cùng cơ chiều dài, móc treo lan cũng có độ dài bằng nhau và trồng cùng độ tuổi, cùng loại phong lan để dễ chăm sóc, ngay hàng thẳng lối trông mới đẹp. – Kệ để lan: Chúng ta có thể làm kệ để lan. Kệ cao cỡ 0,8 m có lỗ vừa bằng chậu, không phải tốn móc treo và tầm vông giữa giàn; đồng thời để được nhiều chậu. Ngoài ra chúng ta có thể làm luống để trồng Kệ để lan Giàn treo lan 2. Yêu cầu sinh thái – Nhiệt độ: Dendrobium thích hợp vùng khí hậu ấm áp. Nhiệt độ ban ngày khoảng 27-320C, nhiệt độ ban đêm 16-180C. Nhiệt độ thấp làm cây rụng lá.

– Anh sáng: Lan Dendrobium rất cần ánh sáng, Lượng ánh sáng cần khoảng 70% ánh sáng mặt trời. Anh sáng quá cao làm cây bị cháy lá. Trường hợp thiếu sáng cây ốm yếu, lá mỏng, hoa nhỏ và không có hoa. – Độ ẩm: Dendrobium cần độ ẩm 50-80% – Độ thông gió: Chọn vị trí làm vườn phải thông thoáng để môi trường lúc nào cũng ẩm và mát mẻ để lan có thêm điều kiện thuận lợi để phát triển.

Tuy nhiên, ở đâu có mặt bằng thì ở đó có thể trồng lan được. Chủ yếu là phải tạo ra được điều kiện tiểu khí hậu của vườn lan như làm vòi nước phun sương, quan tâm tưới nhiều hơn để giữ ẩm …

3. Kỹ thuật trồng lan dendrobium Cây giống dendrobium mới mua về phải đặt ở vị trí thóang mát, và tiến hành phòng trừ nấm bệnh cho cây trước khi trồng. Giá thể trồng thông thường trồng bằng than gỗ, vỏ thông, dớn, xơ dừa, gạch… Nhưng phải sát trùng trước khi trồng. Chậu thường dùng là chậu nhựa hoặc chấu đất

Cách trồng: Cách trồng Dendrobium phổ biến nhất hiện nay là trồng trong chậu. Trồng cây sát mép chậu và hướng chồi phát triển nằm phía trong. Trồng chặt và không bị lung lay. Trồng trên thân cây: có thể trồng trên thân cây sống hoặc thân cây đã chết. Đối với cây sống trong quá trình trồng phải chú ý tán cây sao cho ánh sáng phù hợp với lòai lan được trồng. Đối với cây chết chọn các cây gỗ rồi cưa thành khúc sau đó bó các đơn vị lan vào thân gỗ và chăm sóc Kỹ thuật trồng lan Densrobium trong chậu

4. Kỹ thuật chăm sóc – Tưới nước: Tưới nước giúp duy trì độ ẩm trong giai đoạn tăng trưởng. Lượng nước tưới tuỳ theo giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây và tuỳ theo mùa. Thường mùa nắng tưới 2 lần vào lúc sáng sớm và 3 giờ chiều. tưới ướt lá và giá thể

Bón phân: Có thể tạm chia 3 giai đoạn chính để bón phân cho lan: a. Giai đoạn cây con: Từ cây mô mang ra vườn ươm đến khi ra đến vườn trồng sản xuất (khoảng 4-6 tháng) Một số loại phân thường dùng: – Atonik dùng 2-6 giọt/lít nước – NPK 30-10-10 hoặc NPK 30-15-10 dùng 0.5g-1g/lít – Vitamin B1 dùng 1ml/lít Phun định kỳ 2 lần/tuần, có thể sử dụng NPK kết hợp với vitamin B1 để tưới cho lan con.

b. Giai đoạn cây ra vườn sản xuất đến cây trưởng thành:đây là giai đoạn tăng trưởng mạnh nhất Một số loại phân thường dùng: – Phân cá Fish Emulsion 1ml/lít nước – NPK 20-20-20 (1-1.5gam/lít) – Vitamin B1 dùng 1ml/lít – NPK 30-15-10 dùng 1-1.5g/lít Phun định kỳ 5 ngày/ lần. Cách dùng: Phân NPK 30-15-10 kết hợp vitamin B1 phun 2 lần/tuần. Phun liên tiếp 2-3 tuần; sau đó phun 1 lần NPK 20-20- 20; tiếp theo phun phân cá. Sau đó phun lặp lại phân 30-15-10 và Vitamin B1 như từ đầu.

Ngoài ra có thể bón thêm vào gốc bằng phân Dynamic 5-7 cục/gốc. c. Giai đọan cây chuẩn bị ra hoa và nuôi hoa: Đây là tuổi liên quan đến quá trình hình thành mầm hoa, chất lượng hoa và độ bền của hoa Một số loại phân dùng: – NPK 20-20-20 (1- 1.5gam/lít) – Phân cá Fish Emulsion 1ml/lít nước – Vitamin B1 dùng 1ml/lít – NPK 6-30-30 1g/l – Phòng trừ sâu bệnh: Thực hiện phun phòng định kỳ 7-10 ngày /lần. Sử dụng luân phiên các loại thuốc khác nhau. Thuốc trừ bệnh thường dùng là Rhidomil, Aliette, Score, Vicarben Thuốc sâu: Decis, Bassa, B thái lan…