Top 6 # Xem Nhiều Nhất Trồng Và Chăm Sóc Hoa Mai Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Hoa Mai Xanh – Đặc Điểm Và Cách Trồng Chăm Sóc Hoa Mai Xanh

Hoa mai xanh hoa leo bụi đẹp, hoa chơi được lâu, mặt khác hoa mai xanh là loại cây leo dễ trồng dễ chăm sóc, đặc biệt cây hoa mai xanh còn có thể làm cây leo bóng mát che nắng cho ngôi nhà bạn, cây ít rụng lá và đặc biệt ít sâu bệnh.

Hoa mai xanh là gì?

Hoa Mai Xanh có tên khoa học là Petrea Volubilis. Hoa Mai Xanh được gọi với rất nhiều loại tên khác nhau: Petrea được lấy dựa  vào tên của Chúa Petre – Người nổi tiếng bới bộ sưu tập thực vật kỳ lạ ở thế kỷ 18. Một trong những cái tên được đặt cho chúng là “ Fleur de Dieu” có nghĩa là Hoa của Thiên Chúa. Volubilis có nghĩa là cặp đôi, đó là  cấu tạo của hoa rất riêng biệt, đài hoa và hoa xếp chồnglên nhau giống như hai bông hoa, vì thế một số nơi gọi chúng là hoa Đôi. Không những thế chúng có một lớp lá khá thô, nên còn được gọi là cây hoa Giấy Nhám và một số tên khác như Bông Xanh, Chìm Xanh….Chúng thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae). Hoa Mai Xanh được tìm thấy ở các khu vực nhiệt đới ở Mỹ, khắp vùng Caribbean, và trên bờ biển Đại Tây Dương.

Nguồn gốc xuất xứ của hoa mai xanh

Hoa mai xanh (Petrea volubilis), thuộc họ cỏ roi ngựa, có nguồn gốc từ Mexico và Trung Mỹ. Giống hoa này được đưa vào các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới cách đây nhiều năm.

Hoa mai xanh có nguồn gốc từ Mexico và Trung Mỹ. Đây loài thường được gọi là nhiệt đới Wisteria . Nó đã được đưa vào hầu hết các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của thế giới cách đây nhiều năm.Có một sự tương phản rất bất ngờ giữa những bông hoa mềm, tinh tế và những chiếc lá khắc nghiệt, mang lại cho nó cái tên của Vải Giấy Trắng. Lá có thể được sử dụng như một chất thay thế giấy nhám cho các tác phẩm thủ công nhỏ, hoặc như một tấm bạt để làm ngón tay và ngón chân. Đôi khi lá được sử dụng bởi những người cạo râu tóc của họ như là một trợ giúp để cung cấp một cái nhìn bóng.

Đặc điểm nổi bật của hoa mai xanh

Hoa mai xanh có đặc điểm hình thái

Hoa mai xanh là loài thực vật hoa leo thân gỗ, có vỏ ngoài màu xám, có chiều dài có thể lên đến 12m.

Lá thường có hình bầu dục, tương đối to, dài từ 12 – 24cm, lá cứng, có vân khi sờ vào có cảm giác giống như giấy nhám, nên lá hoa mai xanh được ứng dụng khá nhiều trong cuộc sống.

Hoa mai xanh mọc thành cụm to khoảng 30cm, mỗi cụm có từ 15 -30 bông hoa, thường có màu xanh hoặc màu tím cà. Hoa có cấu tạo đặc biệt, đài hoa biến đổi thành 5 cánh dài và hẹp, mỗi cánh hoa có 1 gân tím ở giữa, khi nở cánh hoa cuống cong nhẹ.

Hoa mai xanh đặc điểm phát triển

Mùa chính của hoa mai xanh thường vào mùa xuân,hoa nở ít hơn vào cuối mùa hè.

Hoa mai xanh là loài ưa sáng, đặc biệt là ánh sáng của mặt trời rất phù hợp với những vùng đất có tính axit.

Phát triển khá mạnh, tốc độ leo nhanh, nếu cây không có gì để bám, nó sẽ tự phát triển thành dạng cây bụi tròn.

Ý nghĩa của hoa mai xanh

Cũng như các loại hoa mai khác, hoa mai xanh là tiếng trống báo thức không khí mùa xuân về. Mai xanh mang trong mình màu tím như toát lên sự ấm áp, dịu dàng đôi với mọi người xung quanh. Đồng thời, hoa mai xanh là biểu tượng của sự hạnh phúc, giàu sang phú quý, trồng cây trong nhà sẽ mang lại nhiều tài lộc cho gia chủ.

Lợi ích của hoa mai xanh

Trồng hoa mai xanh Trang trí nhà cửa, che mát cho ngôi nhà

Hoa mai xanh là loài cây dễ thích nghi, rất dễ chăm sóc, không tốn quá nhiều công sức và thời gian nhưng lại có một vẻ đẹp lãng mạn, cuốn hút người xem nên rất được ưa chuộng, lựa chọn để trang trí trong nhà.

Vốn là loài leo thân gỗ phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng, thế nên hoa mai xanh thường được sử dụng để trồng thành giàn leo che nắng, hoặc dựng thành hàng rào, bức tường hay có thể thay thế cho cổng, tạo cho căn nhà một vẻ đẹp nên thơ, chữ tình.

Ngoài ra, hoa mai xanh còn được trồng trên ban công hoặc sân thượng, để che nắng cho ngôi nhà đồng thời, hoa mai xanh còn có khả năng thanh lọc bầu không khí, điều hòa lại nhiệt độ cho căn nhà.

Đặc biệt, có thể kết hợp hoa mai xanh với những đồ sắt mỹ nghệ như xích đu, ghế,…

Hoa Mai Xanh thường được dùng làm cây hoa leo trang trí, ở các bờ tường, giàn che hoặc ban công. Vì là loại hoa leo thân gỗ, nên có thể trồng, trang trí chúng như một loại bonsai.

Cây mai xanh là cây leo thân gỗ phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ nên chúng được lựa chọn để trồng giàn leo che nắng, leo hàng rào, bờ tường, cổng nhà hoặc buông rủ mềm mại từ ban công, sân thượng xuống phía dưới. Sắc hoa dịu dàng và sắc màu của lá khiến ngôi nhà bạn thêm phần thơ mộng và nổi bật.

Hoa mai xanh có thể Làm cây cảnh đẹp

Ngoài được trồng thành giàn leo trang trí cho nhà cửa, hoa mai xanh có thể ứng theo một cách độc đáo khác

Thường được các nghệ nhân trồng trong chậu, sau đó tạo dáng nghệ thuật thành cây cảnh bonsai rất độc đáo, mới lạ.

Bên cạnh đó, với đặc tính không có chỗ leo hoa mai xanh sẽ tự cuộn thành bụi  và trở thành giống cây lạ mắt.

Hoa mai xanh cũng có thể trồng dưới những gốc cây khác, nó sẽ leo bám, và ra hoa đây cũng là sự kết hợp mới lạ, độc đáo mà bạn nên thử.

Cách trồng và chăm sóc hoa mai xanh

Hoa mai xanh là giống cây rất dễ trồng và dễ chăm sóc, chỉ cần chú ý vài điều cơ bản bạn có thể dễ dàng trồng và chăm sóc cây ngay tại nhà.

Cách trồng hoa mai xanh

Đất trồng hoa mai xanh

Hoa mai xanh không kén chọn đất trồng như những giống mai khác, nó có thể trồng được ở hầu hết các loại đất. Tuy nhiên, để cây sinh trưởng và phát triển nhanh và khỏe mạnh hơn, vẫn chọn loại đất thích hợp và có chất dinh dưỡng để nuôi cây như đất thịt hay đất pha cát, đảm bảo được độ ẩm, chất dinh dưỡng, ánh nắng mặt trời và đặc biệt phải thoát nước tốt.

Đối với những trường hợp trồng hoa trong chậu, nên chú ý chọn loại chậu đúng kích thước phù hợp, nên chọn chậu có đường kính khoảng 50cm, chiều cao khoảng 35cm. Nên trộn đất trồng với phân chuồng hoai mục hoặc mùn cưa vỏ trấu, sau đó ủ trước khoảng 20 ngày trước khi tiến hành trồng cây.

Chọn giống hoa mai xanh

Hoa mai xanh có 2 cách trồng: gieo hạt hoặc chiết cành, tuy nhiên với phương pháp giao hạt sẽ mất thời gian hơn. hoặc Với công nghệ nhân giống như hiện nay, bạn có thể mua giống hoa mai xanh tại các cửa hàng cây cảnh.

Tiến hành trồng hoa mai xanh

Trước khi trồng, bạn cần làm tơi đất lên, sau đó đào hố nhỏ vừa đủ với bầu đất. Sau đó, tháo túi bầu đất của cây ra, đặt thẳng cây xuống và lấp đất đầy hố, cuối cùng tiến hành tưới đẫm nước cho cây hồi phục và phát triển.

Thời gian thích hợp để trồng cây

Bạn có thể trồng hoa mai xanh vào bất cứ mùa nào trong năm đều được, tuy nhiên để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cây sinh trưởng thì nên trồng vào mùa xuân hoặc mùa thu, đây là 2 vụ mùa thích hợp nhất để trồng hoa mai xanh. Thời tiết 2 mùa này khá mát mẻ, không quá nóng cũng không quá lạnh rất thích hợp để cây phát triển.

Cách chăm sóc hoa mai xanh phát triển tốt và có sai hoa

Tưới nước

Sau khi vừa trồng xong, cây rất cần nước để hồi phục và phát triển, vì vậy giai đoạn này cần cung cấp đầy đủ cho cây, vào những ngày nắng gắt, mùa khô cũng cần làm như vậy, thực hiện tưới 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều mát. Vào mùa mưa, nên giảm lượng nước lại hoặc có thể ngưng tưới, thay vào đó nên tiến hành thoát nước kịp thời cho cây, trước khi cây bị ngập úng, dẫn đến thối rễ.

Nhiệt độ

Hoa mai xanh rất ưa ánh sáng mạnh, vì vậy nên đặt, trồng cây ở vị trí có nhiều năng, nhiệt độ phù hợp để cây thuận lợi phát triển.

Phân bón

Hoa mai xanh rất dễ phát triển, nên chỉ cần đảm bảo điều kiện ánh sáng cũng những thường xuyên cung cấp nước cho cây, thì bạn cũng không cần bón phân quá nhiều. Trung bình một năm từ 2 – 3 lần bạn chỉ cần sử dụng phân NPK hòa tan với nước và tưới vào gốc , mỗi lần cách nhau khoảng 3 tháng là được. Đến đầu mùa xuân khi cây chuẩn bị ra hoa, nên tiến hành bón thúc để cây ra hoa đẹp hơn.

Tỉa cành

Cần cắt tỉa các cành mọc vượt, bị sâu bệnh, cành tăm, cành khô, hay những cành không ra hoa thường xuyên. Để cây tập trung dinh dưỡng nuôi các cành chính, đồng thời giúp cây thông thoáng, phòng tránh được sâu bệnh. Ngoài ra, để hoa ra vào đúng dịp tết nên tiến hành tuốt lá trước tết 60 ngày.

Phòng trừ sâu bệnh hại

Hoa mai xanh có khả năng chống chịu, thích nghi với mọi điều kiện thời tiết khác nhau, vì vậy cây có khả năng sinh trưởng, phát triển rất tốt, đề kháng cao nên sâu bệnh khó gây hại được cho cây. Tuy nhiên, cũng cần thường xuyên kiểm tra, chú ý đến các loại sâu bệnh gây hại cho cây như sâu đục thân, sâu bướm,… để kịp thời có những biện pháp phòng trừ hiệu quả.

Kết.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Mai Địa Thảo

Hoa mai địa thảo cánh kép dáng hoa hồng rất duyên, càng ngắm càng yêu!

Do mai địa thảo thuộc loài cây mọng nước nên loạicây này không ưa nước và dễ bị thối thân, rễ khi cây tiếp xúc với nước quá nhiều. Bởi vậy, khi trồng cây mai địa thảo, khách hàng nên lưu ý tránh làm rễ cây bị tổn thương, không nên tưới quá nhiều nước cho cây cũng như tránh để cây dầm mưa dài ngày.

Ngọc thảo rất dễ bị bệnh thối nhũn cũng do tưới nhiều hoặc ẩm thấp sinh ra nhiều nấm bệnh nên bạn chú ý trồng cây nơi thoáng gió, nếu trồng dưới đất thì trồng nơi cao ráo, thoát nước tốt, tránh úng, nhiều ánh sáng nhưng không nên nắng quá gay gắt.

Vào mùa hè thời tiết nắng nóng bạn phải tưới cho cây hàng ngày 1-2 lần tùy vào vị trí trồng. Mùa thu, đông trời mát có thể 2-3 ngày tưới một lần khi đất khô se mới tưới lại – dùng que đũa tre cắm thẳng xuống đất giữa gốc và chậu, tránh rễ , miết tay vào que đũa trẽ thấy ướt thì không tưới nữa, nếu khô thì tưới, lượng nước vừa phải tùy theo kích thước chậu

Tuy không ưa nhiệt độ ẩm thấp, song mai địa thảo chỉ sống và phát triển tốt trong nền nhiệt độ từ 30 độ C trở xuống. Khí hậu mát ở một số vùng như Đà Lạt ta có thể trồng mai địa thảo quanh năm và cũng không lo lắng nhiều đến vị trí trồng và chăm sóc, tuy nhiên ở Hà Nội mùa hè khá khắc nghiệt, nhiệt độ cao lên tới trên 40 độ ngoài trời nên trong mùa này ta nên chú ý để cây vào chỗ râm mát, nhiệt độ vừa phải.

Nên che chắn cho mai địa thảo cẩn thận để cây tránh dầm nước mữa cũng như không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời gay gắt

Vì vậy khi đặt mai địa thảo trong các bồn chậu hay các chậu hoa treo ở ban công, hiên nhà, nên tránh để mai địa thảo tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, như vậy cây sẽ không phát triển tốt. Hoặc bạn cũng có thể trồng mai địa thảo dưới những cây có tán rộng, gốc cây thoáng mát.

Có thể đặt mai địa thảo ở ban công để trang trí

Khi trồng mai địa thảo, nên lưu ý tỷ lệ đất trồng với công thức 40% than xỉ + 40% đất thịt + 20% trấu. Phân bón dinh dưỡng cho cây nên bổ sung khoảng 15 ngày/ lần để đảm bảo cây hấp thu đủ chất và ra hoa đều. Phân bón bạn có thể dùng loại hàng tuần dùng phân bón đầu trâu 502 , pha 1 gói cho 8 lít nước tưới vào gốc, khoảng 0,2lit cho cây

Để cây ra hoa đều và đẹp, nên bón đủ phân cho cây như vậy cây sẽ hấp thu dinh dưỡng tốt.

Nên trồng mai địa thảo trong chậu có nhiều lỗ để xử lý thoát nước cho chậu cây, tránh trường hợp chậu cây giữ nước, ảnh hưởng đến rễ cây làm cho rễ cây bị tổn thương. Đồng thời, nên lót xỉ dưới đáy chậu rồi cho hỗn hợp đất đã trộn theo tỷ lệ để trồng hoa mai địa thảo.

Mặc dù mai địa thảo có thể để trong nhà nhưng bạn cũng nên hạn chế để cây nơi tối, ít thông thoáng mà nên để chậu ở cửa sổ nhiều ánh sáng khuếch tán, thoáng gió, hàng tuần đưa ra ngoài trời khoảng 2-3 ngày.

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Hoa Mai Vàng

Cây mai không quá kén đất trồng. Bằng chứng cho thấy các loại đất thịtt, đất cát pha, sét pha, đất phù sa, đất đỏ bazan, thậm chí đất có lẫn đá sỏi… vẫn trồng mai được.

Miễn là đất đó không phải là đất chết, đất quá nghèo nàn chất dinh dưỡng không thể trồng các giống cây được.

Tên khoa học: Ochna integerrima

Họ thực vật: Ochnaceae (Lão mai)

– Mai là cây hoa kiểng dễ sống, sống mạnh và được coi là giống cây dễ trồng nhất.

– Cây mai không quá kén đất trồng. Bằng chứng cho thấy các loại đất thịtt, đất cát pha, sét pha, đất phù sa, đất đỏ bazan, thậm chí đất có lẫn đá sỏi… vẫn trồng mai được. Miễn là đất đó không phải là đất chết, đất quá nghèo nàn chất dinh dưỡng không thể trồng các giống cây được.

– Cây mai kỵ đất bị úng thuỷ, đất thường xuyên bị ngập lụt, vì rễ cái của mai rất dài nên nước ngập lâu ngày rễ sẽ bị thúi khiến cây bị úa héo và chết dần. Ngoài rễ cái ra, cây mai còn có vô số rễ bàng mọc tua tủa quanh đoạn cổ rễ, có nhiệm vụ hút các chất dinh dưỡng trong tầng đất mặt để nuôi cây. Rễ cái bị thúi hay bị đứt không có khả năng mọc dài ra được, nhưng rễ bàng lại khác, bị đứt chúng lại mọc ra, vì vậy bộ rễ bàng cũng đóng một vai trò quan trọng cho việc sinh trưởng và phát triển của mai.

– Đối với cây mai kiểng, yếu tố chủ yếu là dáng cây và điều khiển ra hoa đúng kỳ. Nếu cành là quá tốt thì ức chế ra hoa, nếu còi cọc quá thì số hoa ít và không đẹp. Do trồng trong chậu, lượng đất bị giới hạn nên việc bón phân, chăm sóc cho mai là hết sức cần thiết hơn mai trồng trực tiếp trên ngoài đất vườn.

– Cây mai thích hợp với những nơi có khí hậu nóng ẩm, từ 25o-30o là tốt nhất, mai có thể chịu đựng được nhiệt độ cao hơn trong nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng, nhưng với những vùng có khí hậu mát lạnh dưới 10o thì mai sinh trưởng kém.

– Cây mai ưa nắng, nhưng khả năng chịu khô hạn chỉ ở mức tương đối. Mai thích hợp với vùng có 2 mùa mưa nắng rõ rệt. Trong mùa mưa thì mưa nhiều, mùa nắng thì trùng vào mùa cây thay lá, trổ hoa. Bằng chứng là ở miền Nam, năm nào mà thời tiết cuối năm thay đổi như mưa nhiều hoặc giá lạnh thì cây mai cũng nở hoa không đúng ngày.

Cây Mai vàng (tên khoa học: Ochna integerrima)

2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc mai:

Mỗi giống cây đều có một cách trồng riêng. Có giống đòi hỏi phải trồng với kỹ thuật cao, có nghĩa là trồng đúng kỹ thuật cây mới cho năng suất cao sau này. Nhưng cũng có giống cây có cách trồng giản dị, trồng mai cũng giản dị như thế. Nhưng đó là cách trồng để cây mai sống và ra hoa. Còn trồng theo cách ghép cành, uốn thế để có cây mai kiểng cổ, cây mai ghép nhiều màu, hoặc cây mai bonsai tuyệt đẹp thì lại là một việc khác.

Nó đòi hỏi người trồng phải có kỹ thuật.

Do cây mai không hợp với vùng đất thấp, đất có mạch nước ngầm dâng quá cao, đất thường xuyên hoặc vào mùa mưa bị ngập úng. Nếu trồng mai trong thế đất như trên thì phải lên líp, thông thường bề ngang líp chỉ cần rộng từ 1-1,2m để ương mai con (khi lớn bứng trồng vào chậu).

Giữa hai líp mai sát nhau nên có mương, rãnh để thoát nước để tránh bị ngập úng cho vườn mai.

a. Nhân giống hữu tính: Bằng cách trồng bằng hột. Ưu điểm: số lượng mai con nhiều, không tốn kém, không mất nhiều công sức. Nhược điểm: Cây mai thường không mang những đặc tính tốt của cây mẹ (hoa nhỏ, ít cành hơn, màu sắc có khi khác với cây mẹ…).

Nhân giống hữu tính trên cây mai

b. Nhân giống vô tính: Bằng cách chiết cành, ghép cành hoặc giâm cành. Ưu điểm: Cây con giữ được trọn vẹn những đặc tính của cây mẹ, nhưng không thể sản xuất đại trà với số lượng lớn.

* Chiết cành: Chọn một cành nhỏ của cây mai mẹ, cắt một khoanh vỏ có chiều dài khoảng 3-4 phân, cố tránh đừng để vết cắt phạm vào phần gỗ bên trong, bóc khoanh vỏ đó đi. Sau đó, dùng hỗn hợp đất với phân chuồng hoai nhào dại cho dẻo rồi ốp chặt vào xung quanh vết cắt, bên ngoài dùng vải dày hay bao bố hoặc xơ dừa bó lại cho thật chặt. Hàng ngày phải năng tưới nước cho bầu đất đó được ẩm cho đến vài ba tháng sau, khi bầu đất có nhiều rễ con bắn ra ngoài là lúc cắt nhánh đó rời khỏi cây mẹ.

* Ghép cành (tháp cành, tháp cây): là dùng cành của cây mẹ đem ghép vào cây mai khác để tạo cây mai mới mang những đặc tính của cây mai mẹ.

Có một cách ghép khác là ghép mắt, là lấy mắt lá, chồi non từ cây mẹ để ghép sang một cây khác làm gốc ghép.

* Ghép tam giác: Lấy một cây mai làm gốc ghép, lựa một chỗ trên gốc cây để ghép cành hay ghép mắt, dùng mũi dao nhọn rạch một hình tam giác nhỏ tương đương hột bắp rồi bóc lớp vỏ đó ra.

Dùng dao bén tách ra một chồi nhỏ hay một mắt lá của cây mai mẹ đem áp vào chổ tam giác vừa được lột vỏ của gốc ghép. Sau đó, dùng dây vải hoặc băng keo băng mắt ghép lại. Sau vài tuần, thấy chồi ghép hay mắt ghép xanh tươi có nghĩa là thành công.

Một gốc ghép có thể ghép được nhiều chồi hay nhiều mắt ghép. Ta thấy một cây mai ghép có nhiều màu hoa khác nhau chính là do cách ghép này.

* Ghép nêm: Dùng dao vạt hình cái nêm trên cành ghép và hình lỗ nên trên gốc ghép (hay làm ngược lại) rồi ráp khít hai bộ phận trên lại với nhau. Yêu cầu là cành ghép và gốc ghép phải có đường kính bằng nhau hay gần bằng nhau và cả 2 cây phải có độ tuổi ngang nhau mới tốt.

Đặt 2 mối khít với nhau, ta dùng dây cao su hoặc dây nylon quấn chặt bên ngoài vết ghép cho chắc chắn.

Nên ghép cây vào mùa mưa, vì đây là mùa cây đang dồi dào sinh lực. Tại gốc ghép, chọn nơi vỏ cây tươi tốt để tạo chỗ ghép, như vậy mắt ghép mới hy vọng đạt được thành công, vì nơi ấy nhựa nguyên lưu thông tốt. Việc ghép phải thực hiện càng nhanh càng tốt, để lâu nhựa sẽ khô, ghép không có kết quả.

* Tưới nước: Cây mai tuy chịu nắng hạn, nhưng không có nghĩa là có khả năng chịu hạn cao. Trong mùa nắng, ta nên chăm lo tưới nước. Với mai trồng đại trà ngoài vườn, mỗi ngày hoặc cách ngày tưới nước một lần mới tốt. Tưới thẳng vào gốc và xịt nước với tia nhỏ lên khắp tán lá lại tốt hơn. Nên tưới vào lúc sáng sớm (trước 9 giờ) hoặc tưới vào lúc chiều mát.

Vào mùa mưa, mai trồng trong vườn khỏi tưới cũng được, trừ trường hợp nhiều ngày nắng gắt kéo dài thì phải tưới nước để giữ đất đủ ẩm. Mai kiểng trồng trong chậu thường bị khô nước vì đất chứa trong chậu quá ít nên không giữ ẩm được lâu. Do đó, mai kiểng trồng trong chậu phải tưới nước mỗi ngày, ngày tưới 2 lần (sáng, chiều).

Phải chú ý đến độ rút nước của từng chậu, nếu thấy có tình trạng úng nước phải dùng que nhỏ thông ngay, nếu để lâu cây mai sẽ bị chết vì bộ rễ bị hư.

* Bón phân: Trồng mai phải bón phân, nhất là đối với cây trồng trong chậu, sau khi tỉa cành tạo dáng cho chúng ta cần bón phân cho mai sinh trưởng tốt về cành lá.

Lúc này yêu cầu đạm và lân nhiều hơn, kali ít cũng được. Có thể dùng phân Đầu Trâu NPK 20-20-15TE, xới đất lên bón, lấp đất lại. Lượng bón mỗi lần không cần nhiều: khoảng 40-50 g/chậu chứa 50-60kg đất (đối với cây trồng ngoài đất lượng bón tương tự như trong chậu nhưng bón xa gốc cây, khoảng rìa ngoài của tán cây), tưới đủ nước thường xuyên (trong mùa khô). Mỗi tháng bón 2-3 lần, quan sát thấy cây ra lá, cành lá xum xuê là được. Nếu thấy lá quá đậm thì giảm số lượng cũng như số lần bón xuống.

Vào mùa mưa từ tháng 6-10 dương lịch, dùng NPK Đầu Trâu 13-13-13TE để bón, mỗi lần bón 40-50g/chậu chứa 50-60kg đất, 15-20 ngày bón một lần. Bón các loại phân trên đã cung cấp đầy đủ các chất đa lượng và vi lượng cho mai. Tuy nhiên khi thay đất hoặc sau 3-4 tháng kể từ khi thay đất có thể bón thêm phân chuồng: phân bò, heo, gà vịt đã ủ kỹ kết hợp với tro trấu cũng rất tốt.

Khi kết thúc mùa mưa: khoảng giữa tháng 11 dương lịch. Tiến hành xem lại dáng cây, cành lá đã thỏa mãn chưa. Có thể tỉa lại một lần nữa rồi chỉ tưới nước dưỡng cây.

* Diệt cỏ dại, bắt sâu: Cỏ dại tranh ăn chất bổ của phân được bón vào đất, vì vậy cần phải tiêu diệt ngay. Nên diệt cỏ vào trước mùa mưa hàng năm. Về sâu bệnh, cây mai có đặc tính kháng bệnh cao, nên ít bị sâu rầy phá hại, thế nhưng không phải là không có. Chúng ta nên quan sát, nếu phát hiện có sâu rầy thì nên tận diệt ngay. Một số sâu, rầy chính hại cây mai: Sâu đục thân, rầy bông, sâu tơ, sâu nái.

Là việc làm ảnh hưởng rất lớn đến việc nở hoa đúng Tết của mai. Thời gian để trẩy lá mai không nhiều, giảii quyết xong trong ngày mới tốt, nếu kéo dài thì mai sẽ nở hoa không đúng ngày.

Có 2 cách trẩy lá mai: Cầm lá trẩy ngược ra sau, có ưu điểm tốn ít sức, nhanh nhưng có nhược điểm dễ kéo theo một đoạn dài vỏ cành cây làm hư hại nụ hoa và cành hoa; cách thứ hai là cầm lá kéo theo chiều của chiếc lá, ưu điểm gặp cuống dai cũng không bị xước vỏ, nhưng tốn nhiều sức, đối với những đọt non dễ bị đứt đọn do kéo quá sức.

Muốn cây mai trổ sai hoa thì phải trẩy sạch hết lá non lẫn lá già, miễn là đừng gẫy ngọn cành là được…

Từ ngày mai bị tuốt hết lá (thông thường là từ ngày rằm tháng Chạp) trên các cành mai đã chớm xuất hiện những nụ hoa nhỏ bằng nữa hạt gạo, những nụ hoa này thường từ các nách lá. Mỗi nụ như vậy lớn dần lên thành một cái hoa to thường gọi là hoa cái có lớp vỏ lụa bao kín bên ngoài. Trong hoa cái có nhiều nụ nhỏ.

Tính từ ngày vỏ lụa của hoa mai xuất hiện cho đến lúc nở là 7 ngày. Như vậy, nếu thời tiết trong những ngày cuối năm ấm áp, mà vỏ lụa của hoa bung ra đúng ngày 23 tháng Chạp, thì có hy vọng đúng đêm Giao thừa hoa mai đã bắt đầu nở lác đác.

Xác định ngày trảy lá mai: Muốn hoa nở đúng Tết chúng ta phải tính toán kỹ nên trảy lá vào ngày nào:

a) Tính toán về thời tiết: Từ ngày 10 tháng Chạp ta nên chú ý những điều sau:

– Nếu biết trước nửa tháng cuối năm nắng sẽ tốt, khi trời ấm áp thì chắc chắn hoa mai sẽ nở sớm. Ta sẽ trảy lá trễ.

– Nếu biết trước nửa tháng cuối năm sẽ có mưa to hay khí trời chuyển lạnh thì năm đó mai sẽ nở hoa trễ. Ta phải trảy lá sớm.

b) Quan sát nụ hoa trên cây: Cần quan sát nụ hoa đã xuất hiện trên cây trước khi trảy lá ra sao để định ngày trảy lá cho đúng:

– Nếu thấy nụ hoa còn nhỏ, với mai vàng 5 cánh phải trẩy lá vào ngày 13 tháng Chạp.

– Nếu thấy nụ hoa hơi lớn, với mai vàng 5 cánh, phải trẩy lá vào ngày rằm hoặc sang ngày 16 tháng Chạp.

– Còn thấy nu hoa đã lớn, độ 3-4 ngày nữa sẽ bung vỏ lụa nên lùi ngày trẩy lá đến 18, 19 hoặc 20 tháng Chạp.

Tóm lại từ ngày 10 tháng Chạp chúng ta nên quan sát nụ hoa từng cây mai lớn nhỏ ra sao rồi kết hợp với thời tiết để tính toán ngày nào tiến hành trảy lá mai. Việc tính toán sao cho đúng ngày “Đưa ông Táo về trời” (ngày 23 tháng Chạp) hoa cái bung vỏ lụa là được.

Với loại hoa mai nhiều cánh, sau khi tính toán kỹ theo cách trên, ta nên trảy lá trước thời hạn hoa 5 cánh khoảng 1 tuần. Cũng nên lưu ý là sau ngày trảy lá mai, ta nên theo dõi sự biến động của thời tiết bên ngoài ra sao: Nếu thấy khả năng mai nỡ trể thì chúng ta nên thúc mai bằng cách hòa loãng phân NPK (10 lít nước cho 1 muỗng canh phân ) tưới cho cây để thúc cây nở hoa sớm. Ngược lại, trời đang nắng hạn mà đổ mưa rào thì hoa mai sẽ nở sớm, thì hạn chế số lần tưới nước trong ngày, chỉ tưới vào cữ trưa với lượng vừa phải. Đồng thời, gặp nắng trở lại ta nên đem mai ra phơi nắng để hãm chúng không nở sớm.

Thanh Xuân

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Mai Đỏ

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa mai đỏ đẹp và đơn giản

Cây hoa mai đỏ lùn là giống cây được ưa chuộng nhất trong tất cả các loại mai đỏ. Cây thường chỉ cao từ 20 – 200 cm. Thời gian hoa nở khá dài thường vào cuối đông và đầu thu. Những bông hoa màu đỏ rực rất đẹp, hoa có nhiều cánh , bên trong có nhiều sợi nhị hoa.

Trước hết phải chọn cây giống, tùy vào sở thích mỗi người mà có thể chọn những dáng cây khác nhau. Cây được trồng trong những chậu đủ lớn dễ thoát nước. Sau khi trồng thì đem cây ra những nơi thoáng, có đầy đủ ánh sáng để cây có điều kiện phát triển.

Sau khi trồng cây nên chăm sóc tưới nước đầy đủ cho cây hoa mai đỏ. Tưới nước ngày 2 lần không nên tưới nước trong điều kiện nắng nóng quá gắt. Nên tưới vào buổi sáng sớm và buổi chiều muộn. Phân bón cho cây cũng nên bón phân theo định kì. Phân bón một năm khoảng 2 lần, nên bón vào những thời điểm mát mẻ. Vì là cây trồng lâu năm lại trồng trong chậu nên dùng phân hữu cơ hoặc phân ủ thêm vào gốc cây.

Khoảng 2 năm thay đất trong chậu cho cây một lần. Chú ý khi thay đất phải cẩn thận không làm đứt rễ hay xước rễ, xước thân cây. Cũng nên thường xuyên tỉa lá, cành khô cho cây để chất dinh dưỡng lên những bộ phận cần thiết cho cây.

Cây sẽ ra hoa vào cuối đông đầu xuân. Khoảng thời gian cây nở hoa chúng ta thường mang vào nhà để trang trí và đùng thời điểm tết. Nên sau khi hoa tàn cây bị tổn thương, thiếu sáng, nhiệt độ rất nhiều. Cần phải mang cây ra những nơi thoáng mát có nhiệt độ đầy đủ, tưới nước và bón phân cho cây để cây hồi phục lại.

Một số loại bệnh thường gặp ở cây hoa mai đỏ là do sâu ăn hoa, sâu đục thân. Sâu đục thân này rất nguy hiểm. Lúc ban đầu mới bị thì khó phát hiện ra sau dần lan rộng ra có thể làm chết cành cây. Nếu không được phát hiện kịp thời thì có thể bị lan ra cả cây và gây chết cho cây. Cách phòng tránh là quan sát cây thường xuyên nếu cây có biểu hiện bất thường thì phun thuốc bảo vệ thực vật cho cây.

Công Ty TaTaDu Việt Nam

Chuyên Phân Phối Sỉ Và Lẻ Các Loại Phân Bón Và Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Dành Cho Cây Trồng

Giao Hàng Toàn Quốc, Có ShipCod Tận Nơi

Chuyên Tư Kỹ Thuật Về Quy Trình Trồng Cây Và Nấm Bệnh Hại Cho Cây Trồng

SỐ ĐIỆN THOẠI LIÊN HỆ MUA HÀNG : 0982.427.033