Top 10 # Xem Nhiều Nhất Trồng Và Chăm Sóc Cây Trầu Bà Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Trầu Bà

Cây Trầu Bà là loài cây thân thảo, sống lâu năm, xanh tốt quanh năm nếu có cách trồng và chăm sóc cây trầu bà đúng kỹ thuật.Có nhiều lưu ý trong cách trồng và chăm sóc cây trầu bà. Cây trầu bà có thể trồng trong đất hoặc bằng phương pháp thủy canh. Với mỗi phương pháp khác nhau, cần có những chú ý chăm sóc khác nhau để cây có thể phát triển tốt nhất.

Cây trầu bà là cây thân leo hoặc bò nên cần làm giàn leo cho cây hoặc cắm cọc để cây Trầu Bà có giá thể leo. Hoặc có thể để cây Trầu Bà leo bám trên một thân cây khác, cây làm giá thể leo cần là cây thân gỗ, thân tương đối vững chắc và có độ bám để đảm bảo cả 2 cây đều có thể phát triển tốt.

Rửa sạch rễ cây Trầu Bà, sau đó đặt vào trong chậu hoặc bình chứa dung dịch trồng cây. Dung dịch trồng cây là dung dịch có chưa chất dinh dưỡng hòa tan, thường được bán tại các cửa hàng cây cảnh, hàng hoa,…

Cách trồng và chăm sóc cây Trầu Bà đúng tiêu chuẩn:

Trầu bà ưa bóng râm vì thế nên đặt cây ở nơi có ánh sáng tự nhiên nhưng râm mát, trầu bà phù hợp với cường độ áng sáng trung bình. Trồng Trầu Bà ngoài trời thì cần làm mái che. Nếu gặp ánh sáng quá mạnh kéo dài cây sẽ có triệu chứng vàng và cháy lá hoặc chết.

Còn cây và hoa Trầu Bà thủy canh để bàn không nên đặt ở sát cửa kính hoặc nơi có ánh nắng gắt chiếu vào. Mỗi tuần cần mang cây ra phơi nắng vài lần vào sáng sớm , mỗi lần khoảng 15-30 phút. Nhiệt độ sinh trưởng tốt nhất của cây Trầu Bà là 15- 30 độC. Cây không chịu được lạnh nên khi trời lạnh cần đảm bảo nhiệt độ trên 8 độ C.

Cách trồng và chăm sóc cây trầu bà cần chú ý đến đặc điểm sống của trầu bà. Trầu Bà là cây ưa ẩm, nhu cầu nước cao, không chịu hạn, tưới nước 1 lần/ ngày. Nhưng khi tưới cần tránh tình trạng quá nhiều nước sẽ khiến cây bị úng ngập, dẫn đến cây bị vàng lá và thối rễ. Đối với cây Trầu Bà thủy sinh, cần thay nước 1 tuần 1 lần; lượng nước vừa đủ ngập 2/3 bộ rễ.

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Trầu Bà Xanh Tốt

Đặc điểm của cây Trầu Bà

Cây Trầu Bà có tốc độ sinh trưởng nhanh, là cây chịu bóng bán phần, nhu cầu nước cao. Cây sống tốt ở môi trường râm mát; phát triển nhanh ở nơi có khí hậu ẩm ướt, mát mẻ. Đối với giống trầu bà leo cột bạn có thể cắm cọc để cây có thể leo hoặc có thể để cây bám trụ trên một thân cây khác.

Cách trồng cây Trầu Bà

Cây Trầu Bà thích hợp với loại đất trồng tơi xốp, thoáng khí, giữ ẩm tốt, giàu dinh dưỡng. Có thể dùng hỗn hợp đất trồng, phân chuồng hoai mục, có thể thêm than củi để lâu ngày.

Cần làm giàn leo, hoặc cắm cọc để cây Trầu Bà có giá thể leo. Nếu không thì có thể để cây Trầu Bà leo bám trên một thân cây khác.

Trồng cây Trầu Bà trong nước:

Rửa sạch rễ cây Trầu Bà, sau đó đặt vào trong chậu hoặc bình chứa dung dịch trồng cây.

Cách chăm sóc cây Trầu Bà

Ánh sáng: Đối với cây trầu bà trồng trong nước, không nên đặt sát nơi cửa kính có ánh sáng mạnh. Mỗi tuần mang cây ra ngoài trời phơi nắng một lần với ánh sáng nhẹ khoảng 30 phút.

Chế độ nước: tưới nước cho cây 1 lần/ngày. Tránh tưới quá nhiều gây hiện tượng ngập úng, vàng lá, thối rễ. Còn đối với cây thủy sinh cần thay nước 1 lần/tuần, lượng nước chỉ để ngập 2/3 bộ rễ.

Yêu cầu về đất: cây ưa những loại đất tơi xốp, thoáng khí, giữ ẩm tốt, giàu dinh dưỡng. Có thể kết hợp với các loại phân chuồng hoai mục + đất trồng + than củi để lâu ngày.

Cắt tỉa: Cắt tỉa rễ, lá bị hỏng, tránh thay nước trực tiếp vào chậu khi chưa lấy cây ra bên ngoài.

Nhu cầu dinh dưỡng của cây thấp bởi vậy bạn không cần phải bón quá nhiều cho cây. Thỉnh thoảng bón thêm chút phân bón lá hòa tan cùng nước tưới cho cây là được.

Cây ít bị mắc sâu bệnh nhưng cần đề phòng một số loại phổ biến như sau: Bệnh rệp, thối rễ… để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Để hạn chế sâu bệnh bạn nên thường xuyên nhặt bỏ lá vàng, thay nước,…

Cây Trầu Bà Có Độc Không? Cách Trồng Cây Trầu Bà Trong Nước

Tìm hiểu đặc điểm cây Trầu Bà

Trầu Bà là một loại dây leo có hoa, tên khoa học là Epipremnum aureum, thuộc họ Ráy (Araceae). Các tên gọi khác như Vạn Niên Thanh leo, Thạch Cam Tử, cây sắn dây Hoàng kim,…

Người ta gọi trầu bà bởi lẽ nó có hình dáng giống cây trầu, thân leo với lá hình trái tim. Trầu bà có 2 loại, loại có lá xanh và loại lá đốm vàng. Trầu bà có hoa hình mo và cuống ngắn, với hình dáng và cách phát triển dạng thân leo nên trầu bà thích hợp với trồng trong giỏ treo để cành buông thõng trông mềm mại mà uyển chuyển. Trung bình người ta thường tiến hình tách bụi khi cây trầu bà đạt kích thước trung bình 30 cm.

Trầu bà thường được nhiều người dùng để trang trí tại nhà riêng, khách sạn, tại các sảnh lớn, văn phòng… Trang trí cây trầu bà trong nhà sẽ giúp hút các loại chất độc, khí độc thải ra từ khói thuốc, xăng xe, bức xạ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, các khí benzen,… Ngoài ra, nhiều người vẫn tin rằng trồng một chậu trầu bà trong nhà sẽ mang đến sự may mắn, bình yên, thuận lợi trong con đường học tập và công danh… cho gia chủ.

Bên cạnh những tác dụng hữu ích trong cuộc sống về cả mặt khoa học tự nhiên lẫn khoa học phong thủy, thì cây trầu bà vẫn mang trong mình chất Calcium oxalate. Đây là chất gây tiêu chảy và buôn nôn, gây bỏng rát niêm mạc nhẹ khi ăn phải. Khi trồng nên nhắc nhở và để xa tầm tay của trẻ nhỏ, để tránh gây tổn thương đáng tiếc.

Vậy câu hỏi đặt ra là, có nên trồng cây trầu bà trong nhà không?

Cây trầu bà có rất nhiều tác dụng tuyệt vời trong cuộc sống: mang màu sắc xanh lá, tươi mát, cây trầu bà là một loại cây để bàn hoàn hảo, tạo sự bắt mắt, tươi mát cho không gian. Đặc biệt cây trầu bà có tác dụng hấp thụ khí độc như khói thuốc, khí thải động cơ và máy lạnh… Nó giống như một chiếc máy lọc không khí mini trong gia đình.

Không chỉ có khả năng bảo vệ sức khỏe cây trầu bà còn đem lại may mắn, thành đạt và bình an. Được dân gian và người xưa cho là cây mang đến nhiều tài lộc, may mắn cho gia chủ. Tránh xa những điều không may mắn, xui xẻo, thị phi trong cuộc sống hàng ngày.

Chỉ với những lợi ích trên đã đủ thuyết phục chúng ta rằng cây trầu bà là một loại cây cảnh nên trồng trong nhà. Tuy nhiên, nếu nhà bạn có trẻ con hoặc thú cưng thì cần cân nhắc để tránh em bé hoặc thú cưng ăn phải cây, dẫn đến những điều không mong muốn.

Cách trồng và chăm sóc cây trầu bà trong nước

Bên cạnh cây trầu bà thông thường, thì cây trầu bà thủy sinh (cây trầu bà trồng trong nươc) là loại cây được ưa chuộng và lý tưởng nhất để trang trí để bàn làm việc, trong văn phòng, phòng khách. Lý do là vì chúng mang vẻ tươi mát, đẹp mắt nên được trồng để trang trí, làm nguyên liệu cắm hoa, ngoài ra chúng là một loại cây hữu ích cho cuộc sống của chúng ta.

Kỹ thuật trồng cây trầu bà thủy sinh

Cắt một đoạn cây có nhánh, có mầm sau đó tiến hành chuẩn bị nhân giống trong môi trường nước.

Rửa sạch phần rễ cây, sau đó để cây vào trong chậu hoặc bình đã chứa dung dịch trồng cây.

Vậy là bạn đã có một chậu cây trầu bà thủy sinh đẹp mắt để trang trí.

Kỹ thuật chăm sóc cây trầu bà trong nước

Cây trầu bà là loại cây trầu bà trồng trong nước, ưa thích môi trường râm mát, nhiệt độ từ 18 đến 21 độ C.

Bạn có thể trồng cây này trong nhà, trong văn phòng, khách sạn… nơi có ít ánh sáng. Vì nếu để cây ra ngoài ánh nắng mặt trời gay gắt sẽ làm cây bị cháy là, mất sức sống, cây yếu và chết đi. Chú ý: không nên để cây ở cạnh cửa sổ sẽ làm ánh nắng chiếu vào, chỉ phơi nắng cho cây vào sáng sớm 1 lần trong tuần khoảng 15 đến 30 phút.

Nếu bạn trồng trầu bà ngoài trời thì nên che mát cho chúng nếu không cây sẽ bị vàng lá, lâu dần sẽ chết. Cây không chịu được nóng nhưng đối với khí hậu lạnh cây cũng không sống bền, nếu trời quá lạnh bạn phải đảm bảo sao cho môi trường sống của cây sẽ là từ 8 độ C trở lên.

Trầu bà trồng trong nước ưa ẩm nên nhu cầu về nước khá cao, bạn phải thay nước cho cây thường xuyên 1 lần trong để đảm bảo cho cây phát triển mạnh. Nhưng bên cạnh đó vẫn phải tránh hiện tượng thối rễ bởi có vấn đề về nước. Nhớ là nước phải ngập 2/3 bộ rễ để cây hút chất dinh dưỡng tốt hơn.

Loại cây này không cần nhiều chất dinh dưỡng nên bạn không cần phải bón phân quá nhiều, nếu trong thời gian thấy cây phát triển không đều bạn có thể dùng phân hòa tan để sử dụng cho cây.

Công ty cây xanh Hoàng Nguyên chuyên cung cấp các dịch vụ cây xanh: thiết kế và thi công cảnh quan, trồng và bảo dưỡng, chăm sóc cây xanh,… uy tín, chuyên nghiệp trên toàn quốc. Ngoài ra, chúng tôi còn là đơn vị cung cấp các loại cây cảnh hợp phong thủy, cây công trình với giá cả phải chăng, uy tín tại Hồ Chí Minh.

Cây Trầu Bà, Ý Nghĩa Phong Thủy, Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc

Cây trầu bà sinh trưởng rất mạnh mẽ

Cây trầu bà thuộc loại cây leo rủ, lá xanh quanh năm và có tuổi thọ rất cao. Cây có tên tiếng anh là Scindapsus aureus, tên khoa học là Philodendron spp. Chúng có nguồn gốc từ đảo Salomon bên bờ Thái Bình Dương.

Đặc điểm thân cây tròn mập, trên thân có rễ móc, chiều dài khoảng 0.5-4m. Phần lá có hình trái tim rất bắt mắt, hơi nhọn ở đầu, lá màu xanh bóng hoặc ánh vàng. Lá trầu bà dầy bóng, có vân, mặt dưới thường nhạt hơn mặt trên. Cây trầu bà có thân lá mền mại nên rất thích hợp trồng chậu treo, buông ở cửa sổ hoặc ban công. Không chỉ vậy loại cây này còn có cả hoa. Hoa trầu bà mọc thành chùm có màu xanh hòa lẫn sắc lá rất đẹp mắt. Nếu bạn là một người yêu thích mảng xanh, có tâm hồn lãng mạn. Chắc chắc loại cây này sẽ mang đến cho bạn nhiều niềm vui, thú vị đấy.

Cây trầu bà có lợi ích và tác hại gì?

Loại cây này được Nasa đánh giá là một trong số ít cây cảnh nội thất có thể hấp thụ độc khí cực kỳ tốt. Cây có thể hấp thụ hiệu quả khí độc Fomaldehyde lên đến 75%. Ngoài ra, trầu bà còn có thể hấp thụ các khí độc gây bởi hiệu ứng nhà kính, khói thuốc. Nhờ đó mang đến không gian trong lành, thoáng mát, tránh gây nhiễm bệnh cho mọi người.

Cây trầu bà thường dùng để hỗ trợ điều trị bệnh thận. Tuy nhiên, không nên sử dụng làm thuốc một cách tùy tiện. Trước khi chế biến cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Theo phong thủy, trầu bà là loại cây thuộc top 1 rước vận may xua đuổi xui xẻo cho gia chủ. Nó còn được xem là quý nhân phù trợ giúp cho cuộc sống, công việc của gia chủ luôn tốt lành, thuận lợi. Bởi thế mà tại nhiều văn phòng, tòa cao ốc, hay ở các chung cư, hộ gia đình, cửa hàng… Bạn dễ dàng thấy những chậu cây trầu bà treo trang trí rất đẹp mắt. Nó mang lại sự tươi mát và cả ý nghĩa vương giả.

Cây trầu bà còn được treo ở hiên nhà, trên ban công để làm cảnh. Nó tạo vẻ đẹp đầy sức sống, dẻo dai cho ngôi nhà. Cây còn được trồng ở bồn cây to, leo bám giúp cho khu vườn, không gian nhà thoáng mát. Hơn nữa, bạn có thể uốn thân, tạo dáng nghệ thuật cho cây tùy thích. Mùa đông trầu bà không rụng lá nên bạn có thể thoải mái trang trí không lo quét dọn.

Cây trầu bà và những lưu ý khi chăm sóc cây trầu bà

Cây trầu bà dễ chăm sóc, trưng trong nhà rất sang trọng, bền vững. Tuy nhiên khi trồng gia chủ cần lưu ý một số điểm sau:

Cũng giống như cây hoa hồng leo, Trầu bà ưa thích ánh sáng khuếch tán, nên không chịu được nắng nóng gay gắt hay quá tối. Quá sáng hoặc nắng to làm lá cây rụng, rễ bị héo, để lâu ngày cây sẽ chết. Loại cây này cần đất nhẹ, thoáng khí để thoát nước tốt. Ưu điểm cũng nư nhược điểm của trầu bà là cần lượng nước quá nhiều trong ngày. Vì thế, bạn phải dành nhiều thời gian để chăm sóc, tưới nước trên cây. Nếu trên lá trầu bà thấy có các đốm nâu thì có nghĩa là cây đang bị thiếu nước.

Ngoài ra, bạn cần sử dụng các loại phân đa lượng bón cho cây, nên thay chậu 3-4 năm/lần, đồng thời thay 1/3 lượng đất trong chậu. C ây trầu bà và cây kim tiền là một trong những loại cây cảnh, cây phong thủy đẹp, mang nhiều lợi ích.

Cây trầu bà mang độc tố

Tuy nhiên, bạn cần chú ý, toàn bộ cây đều có chứa độc tố, nhất là phần cuống. Đối với gia đình có con nhỏ không nên để trẻ tiếp xúc, ăn, nhai hay nuốt lá cây. Nó sẽ gây bỏng rát, tổn thương nghiêm trọng đến vị trí các cơ quan nội tạng.

Trường hợp nặng sẽ khiến nạn nhân bị hôn mê, sốc phản vệ dẫn đến tử vong. Tốt hơn hết, cần đặt cây ở vị trí cao, xa tầm mắt của trẻ. Bố mẹ cũng nên trang bị kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho con. Thông qua việc giới thiệu cho bé biết về loại cây này cũng như những ưu điểm, hạn chế của cây