Top 7 # Xem Nhiều Nhất Trồng Lan Dendro Bằng Gì Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Trồng Địa Lan Bằng Gì?

Trồng địa lan bằng gì? Những lưu ý khi trồng địa lan? Cách chăm sóc và tưới nước hợp lí sau khi đã trồng địa lan làm sao để địa lan luôn phát triển và sống lâu? Hoalan360 xin giải đáp các thắc mắc của hầu hết những người yêu địa lan nhưng còn khá ít kinh nghiệm về địa lan..

 

Trồng địa lan bằng gì?

Nếu dùng hỗn hợp xỉ than + cát đen

Bạn bắt đầu đập nhỏ xỉ than, vụn to nhất cỡ 1-1,5cm sau đó đem trộn đều với cát đen ẩm với tỉ lệ 60% xỉ+ 40% cát .

– Phần che phủ : có thể dùng rêu nước hoặc xỉ than đập nhỏ cỡ mảnh 1cm

– Một số phụ kiện khác như que tre, dây buộc (dùng lõi dây điện thoại rất tốt)

* Tiến hành trồng :

– Bước 1: Dùng vòi nước sạch rửa sạch các khóm lan sau đó xếp lần lượt vào rổ, nên đánh dấu từng loại lan tránh nhầm (trong khi thao tác không làm hỏng dễ non)

– Bước 2: cho phần lót vào đáy chậu khoảng 5-7 cm tuỳ chiều cao chậu

– Bước 3: cho chất trồng chính vào chậu làm lần lượt như sau : .

Nếu là bùn ao khô

Tiến hành cho cục to xuống dưới, nhỏ ở trên tạm dừng lại khi cảm nhận đặt khóm lan vào chậu, thân cây xấp xỉ mặt chậu và dễ chạm chất trồng

– Xếp những khóm lan vào trong chậu cho cân đối nên xoay các thân già vào tâm chậu còn các thân trẻ hướng ra miệng chậu, như vậy bụi lan sẽ ở giữa chậu các cây con sẽ phát triển ra ngoài mép chậu. Sau khi người trồng đã xếp tương đối thì dùng một tay để giữ bụi lan (có thể dùng que tre và dây buộc để định vị các khóm lan) , tay kia cho đất vào chậu theo nguyên tắc nhỏ dần (vụn nhỏ nhất sẽ ở trên cùng). Cho tới khi chất trồng chính phủ kín 1/3 thân cây lan (trong quá trình cho chất trồng vào chậu thỉnh thoảng dùng 2 tay vỗ nhẹ vào thân chậu) .

trồng địa lan bằng gì?

Nếu là hỗn hợp xỉ + cát:

– Cho chất trồng vào chậu tạm dừng lại khi bạn cảm nhận đặt khóm lan vào chậu, thân cây xấp xỉ mặt chậu và dễ chạm chất trồng

– Xếp các khóm lan vào trong chậu sao cho cân đối nên xoay các thân già vào tâm chậu còn các thân trẻ hướng ra miệng chậu, như vậy bụi lan sẽ ở giữa chậu các cây con sẽ phát triển ra ngoài mép chậu. Sau khi đã xếp được tương đối thì dùng một tay để giữ bụi lan (có thể dùng que tre và dây buộc để định vị các khóm lan) , tay kia cho chất trồng vào chậu. Cho tới khi chất trồng chính phủ kín 1/3 thân cây lan (trong quá trình cho chất trồng vào chậu thỉnh thoảng dùng 2 tay vỗ nhẹ vào thân chậu)

– Bước 4: Dùng rêu nước hoặc vụn xỉ than để phủ lên bề mặt chậu 1 lớp mỏng sao cho thân cây lan vẫn phải hở 1 phần trên lớp phủ

– Bước 5: Dùng nước tưới đẫm toàn bộ chất trồng nếu bạn trồng bằng bùn ao và dùng bình xịt để xịt rửa toàn bộ lá của lan. Nếu trồng bằng xỉ + cát thì chỉ dùng bình xịt để xịt rửa toàn bộ lá của lan

– Bước 6:Xếp các chậu lan vừa mới trồng được vào nơi dâm mát.

Một số chú ý :

– Nếu trồng lan đúng quy cách thì mùa nào trồng cũng được, tuy nhiên trồng vào mùa xuân là tốt nhất, khoảng từ tháng 2-3 âm lịch _Không nên bón lót bất cứ 1 loại phân nào khi trồng.

– Nên dùng chậu cao để tăng phần đất trồng chính trong chậu

Trồng địa lan đúng cách để mùa nào địa lan cũng xanh

Chăm sóc địa lan sao cho đơn giản hiệu quả?

Chăm sóc địa lan hiệu quả là cả quá trình từ khi trồng cây tới khi cây “chết”, khái niệm “chết” ở đây khá tương đối vì có cây vừa trồng xong vài ngày sau đã chết (do chăm sóc không tốt), có cây người này trồng thì không sao đến tay người khác trồng thì bị chết, có những cây đời bố trồng không sao đến đời con thì chết, có cây được lưu chuyền từ đời này qua đời khác. Như vậy chăm sóc địa lan cũng không đơn giản, cách chăm sóc của vườn này không thể áp đặt hoàn toàn sang vườn khác, không ai dám tuyên bố là mình trồng lan không chết cây nào. Thực chất chăm sóc địa lan là chúng ta liên tục duy trì đầy đủ các yếu tố thật sự cần thiết để cây sinh trưởng và phát triển của cây như : ánh sáng, nhiệt độ , không khí, độ ẩm, phân bón …Người xưa có câu “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, như vậy cái mà ta đề cập đầu tiên là :

– Nước: nước hay độ ẩm rất cần cho địa lan sinh trưởng, tưới nước bao nhiêu cho đủ ? câu hỏi này sẽ không có lời giải chung cho các vườn lan, địa lan rất cần nước để phát triển nhưng không được quá nhiều sẽ dẫn tới úng mà chết, nếu thiếu nước thì cây sẽ kém phát triển. Vậy thì tưới như thế nào, điều đó còn phụ thuộc vào thời tiết và khả năng thoáng gió của vườn lan, những ngày nóng độ ẩm không khí thấp thì có thể tưới 2 lần/ngày, ngược lại những ngày trời mưa nhiều độ ẩm không khí cao thì không nên tưới (có khi còn phải che mưa) ; Những vườn lan thoáng gió thì nên tưới nhiều lần/ngày …

– Phân: phân là tập hợp các chất như :đạm (N),lân(P), kali(K), canxi (Ca), magiê(Mg)…chúng tồn tại ở 2 thể vô cơ (các loại phân chế biến sẵn cho lan) và hữu cơ (nước tiểu, nước ngâm :ốc,xương,đỗ tương…ít nhất 1 năm ), địa lan ưa phân hữu cơ. Nếu “chất trồng chính” bản thân đã có đủ các dưỡng chất để cây lan phát triển thì chúng ta cũng không cần bón phân làm gì. Các cụ ngày xưa thường hay dùng đất bùn ao phơi khô để trồng địa lan, 2 năm không cần bón mà cây vẫn sinh trưởng tốt, đất bùn ao tốt là loại mà có nhiều mùn của lá cây, cũng chỉ nên chọn loại bùn ao đất thịt hay đất sét (ít bị sói mòn). Ngược lại chất trồng không có đủ dinh dưỡng cho cây thì chúng ta phải bón thêm phân, địa lan không cần nhiều phân do vậy chúng ta không nên bón quá nhiều, quá đặc, chỉ cần bón tuần 1 lần và “thật loãng” với phân hữu cơ 1/10 hay 1/20.

– Cần: cần tức là lượng thời gian thường xuyên chúng ta dùng để chăm sóc, quan tâm tới cây lan điều này thì ai cũng hiểu không phải nói nhiều thêm.

– Giống: giống nghĩa là cây giống lan đem trồng, cây giống tốt và không bệnh tật + sự chăm sóc tốt sẽ sinh trưởng tốt và ngược lại. Ngoài những yếu tố nêu trên còn có:

+ Ánh sáng: thường sẽ là ánh sáng tự nhiên, địa lan không chịu được ánh nắng trực tiếp mà nó thích hợp với ánh sáng tán xạ qua lưới che hay qua các tán cây khoảng 50% là vừa.

+ Nhiệt độ: địa lan chịu rét rất tốt, nhưng không chịu được nóng, cây sẽ phát triển bình thường ở nhiệt độ khoảng từ 20-30 độ C, vậy những hôm trời nóng thì chúng ta có biện pháp làm mát cho vườn như : quạt gió, phun sương, chạy điều hoà …

+ Không khí: không khí sẽ cần để cho cây quang hợp, sự luân chuyển tốt của không khí cũng giúp tăng khả năng quang hợp của cây và nó còn giúp cây không bị sinh bệnh.

+ Sẽ quá thiếu sót nếu không đề cập tới sự phá hoại của côn trùng, vấn đề bệnh tật của cây lan, cây lan có thể bị nhiễm rất nhiều loại bệnh như :nấm, thán nhiệt,…và đặc biệt là vi rút. Nói chung phòng tránh và chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt là biện pháp hữu hiệu nhất !

Khám phá vẻ đẹp mới lạ của hồ điệp mãn thiên hồng 

Cửa hàng hoa lan hồ điệp uy tín giá rẻ nhất Sài Gòn 

Gợi ý những mẫu hoa lan sinh nhật đẹp sang trọng nhất

30 hình ảnh hoa lan hồ điệp tuyệt đẹp và sang trọng

Các giống lan hồ điệp cực hot được ưa chuộng hiện nay

Trồng Hoa Lan Bằng Gì Là Tốt Nhất?

Giá thể là gì?

Giá thể được xem là sự thay thế hoàn hảo cho đất trong phương pháp nuôi trồng. Nó là nơi tạo điều kiện thích hợp cho sự phát triển của cây cối và hoa lá.

Đây là cách gọi chung cho tất cả hỗn hợp của các vật liệu có thể giữ nước, tạo độ thoáng cho sự phát triển của cây. Hỗn hợp này được dùng đơn lẻ hoặc trộn lại để tận dụng ưu điểm của từng loại.

Các giá thể lý tưởng phải đáp ứng được các yếu tố sau:

Có khả năng giữ ẩm, hút ẩm nhanh, thấm nước dễ dàng, nhanh chóng.

Có độ thoáng khí tốt.

Ổn định pH.

Có khả năng tái sử dụng hoặc phân hủy an toàn cho môi trường.

Nhẹ, rẻ, phổ biến.

Sạch bệnh, không có nguồn nấm bệnh lây nhiễm.

Ở bài viết này, chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu những chất trồng Lan tốt nhất hay chính là tìm hiểu về các giá thể được ưu tiên trong quá trình trồng và chăm sóc Lan hiện nay.

Các giá thể được dùng trong trồng Lan

Trồng Lan bằng trái dừa khô

Trái dừa được sử dụng trồng Lan ở các bộ phận: gáo dừa, vỏ dừa khô nguyên trái, vỏ dừa khô bị chặt khúc. Trong vỏ dừa khô khi được xử lý thì thường tạo ra xơ dừa và cám dừa. Đây là nguyên liệu rẻ, phổ biến trong thành phần giá thể nuôi trồng Lan.

Gáo dừa khô được dùng như một chậu trồng, trái dừa khô dùng làm chất trồng cho Lan. Vỏ dừa có kích thước lớn dùng để ghép Lan lên hoặc ép lại thành bầu trồng Lan, vỏ dừa bị chặt nát ra sẽ là chất trồng đầy dinh dưỡng cho Lan.

Phương pháp trồng Lan bằng xơ dừa, vỏ dừa có hạn chế là dễ mọc rêu, mục nát. Xơ dừa, vỏ dừa rất nhẹ, cây trong chậu cũng vì thế mà hay bị đổ. Đặc biệt, ở trong xơ dừa đều có muối, nên trước khi lấy để trồng Lan thì phải ngâm nước vài ngày để tan hết muối, tránh làm Lan bị hỏng.

Trồng Lan bằng vỏ cây

Vỏ cây cũng được sử dụng trong trồng Lan khá nhiều. Thế nhưng, không phải vỏ cây nào cũng được sử dụng để trồng lan, mà ưu tiên các vỏ cây khó mục.

Một điểm trừ của giá thể này là dễ phát sinh các loại sâu bệnh hại rễ, khi trồng Lan thì phải thường xuyên vỏ cây.

Trong các loại vỏ cây, vỏ thông là thích hợp nhất, vì trong vỏ thông có chất resin có tính sát khuẩn cao, lâu mục, không đóng rêu và không chứa các mầm bệnh.

Trồng lan bằng dớn

Khi trồng bằng dớn thì sẽ không xảy ra các tình trạng bị đóng rêu, ngược lại mà còn hút rêu rất tốt. Nhưng lại có hạn chế là không thoáng, dễ bị mục nát, hây bí và không thoát được nước.

Trồng Lan bằng rêu

Loại rêu được khuyên dùng là rêu nhập cảng từ New Zealand hoặc Brazil có màu vàng thơm dễ trồng vì trong rêu có chất diệt trừ nấm mốc. Các bạn không nên dùng các loại rêu có màu đen, hoặc nâu xanh từ Canada, vì trong rêu chứa rất nhiều chất làm Lan dễ tàn, yếu đi. Đặc biệt, khi trồng Lan bằng rêu không được nén quá chặt để chứa được nhiều nước.

Trồng Lan bằng than củi

Than dùng để trồng Lan không phải là từ đốt lò mà phải lấy từ củi. Những ưu điểm có thể kể đến là độ bền cao (từ 5 – 6 năm mới phải thay chậu), dùng được cho cây từ bé đến lớn. Các loại côn trùng, đặc biệt là sên không sống được trong than củi. Vì thế, than củi đã hạn chế được sự tổn hại của côn trùng đến cây Lan.

Nhưng cũng giống giá thể xơ dừa, trong than chứa muối và phân bón nên trong quá trình trồng phải xả thật nhiều nước để giá thể không bị mặn.

Trồng Lan bằng đá núi lửa

Đá núi lửa chứa rất nhiều khoáng chất và vi lượng, rất tốt cho sự phát triển và màu sắc của Lan. Hơn nữa, đá núi lửa có ưu điểm dễ ngấm nước, không bị mục, thoáng hơi tốt.

Trồng Lan bằng đất sét nung

Những viên đá nung có kích thước nhỏ, ngoài cứng trong xốp, tạo độ thông thoáng cho rễ Lan, giữ nước tốt. Đất nung không giống đất trồng, lượng không khí trong đất nung cho phép oxy trao đổi thường xuyên, giúp rễ cây khỏe mạnh. Bên cạnh đó, do viên đất nung được sản xuất ở nhiệt độ cao, nên chúng không mang một chút mầm bệnh nào đối với loại cây khó trồng như Lan.

Nên sử dụng giá thể nào để trồng Lan?

Đối với các loại Lan, phải tùy vào điều kiện sống mà chọn giá thể thích hợp. Trong quy mô công nghiệp thì ưu tiên sử dụng giá thể rẻ, phổ biến như xơ dừa, than củi. Còn đối với hộ gia đình thì lại phải phụ thuộc vào độ thẩm mỹ, điển hình là rêu và đá nung. Nên không thể nói chính xác giá thể nào là tốt nhất với Lan, mà phải dựa vào điều kiện trồng mà các bạn đưa ra quyết định đúng đắn. Thông thường, người ta rất ít chỉ dùng một loại giá thể, vì chúng vẫn tồn tại nhược điểm có thể dẫn đến chết Lan. Phối giá thể như nào thì tùy vào loài Lan các bạn muốn trồng để chọn.

Cách trồng lan trong chậu đơn giản, hiệu quả

Sau khi chọn được giá thể, loại Lan và chậu, thì các bạn nên bắt tay ngay vào trồng Lan.

Cho giá thể vào khoảng ⅕ chậu. Cho giá thể lớn xuống dưới đáy, sau đó đến các giá thể nhỏ hơn. Luôn đảm bảo lượng giá thể trong chậu thấp hơn so với mép từ 1 – 2 cm.

Cắm cọc ở mép chậu đối với Lan đa, giữa chậu đối với Lan đơn thân.

Sau đó, dùng dây buộc Lan vào cọc sao cho hướng phát triển của cành luôn hướng vào giữa chậu.

Để gốc cây lưng chừng giữa giá thể, cuối cùng phủ 1 lớp giá thể lên trên để tăng độ ẩm cho cây.

Nên che nắng, che mưa, giảm ánh sáng đến khi rễ non phát triển.

Trồng Địa Lan Bằng Gì? Bạn Đã Biết Chưa?

Nguồn gốc phân bố

Địa lan có tên khoa học là Cymbidium hybrid thuộc họ Phong lan. Địa lan gồm rất nhiều loài và hàng nghìn loài đã được lai tạo. Chúng được cho là có nguồn gốc từ các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Australia.

Địa lan cũng là loài lan được trồng lâu đời nhất. Nhiều bằng chứng cho thấy chúng đã được trồng ở Trung Quốc cách đây 2500 năm, từ những năm 500 trước Công nguyên vào thời Khổng Tử.

Giống như nhiều loài lan như lan quân tử, lan hài, chúng là loài biểu sinh. Tuy nhiên chúng có thể sống tốt ở môi trường trong chậu hơn là trên các cây gỗ, hay sống nhờ các cây. Trong tự nhiên chúng được tìm thấy sống ở trên cạn nhiều hơn.

Địa lan là loài thân thảo, thân chúng được biến đổi như các giả hành nhưng không rõ ràng như lan vảy rồng. Thân địa lan trưởng thành cao từ 50cm tới 80 cm, thậm chí có thể cao tới 1m.

Bộ rễ của chúng có xu hướng phát triển xuống chất nền hơn là phân nhánh để tìm nhiều chất dinh dưỡng. Nó như là một yếu tố biến đổi để thích nghi với môi trường sống trên cạn nhiều hơn biểu sinh so với những loài lan khác.

Lá chúng mọc từ gốc, mỗi thân thường có từ ba đến mười hai lá tùy độ trưởng thành của lan. Lá héo xuống gốc tạo bẹ bao quanh thân giả hành. Hoa nở thành chùm, những chùm hoa mọc từ các giả hành hoặc đôi khi từ các nách lá.

Mỗi chùm hoa có thể lên tới 30 bông. Màu sắc của chúng cũng rất đa dạng như trắng, kem, vàng, xanh lá cây.

Những bông hoa thường vào cuối mùa đông và mùa xuân. Đường kính mỗi bông hoa cũng đa dạng tùy loài từ 3 tới 7 cm. Nhiều loài lai tạo hiện nay có thể có đường kính bông to hơn lên tới 15 cm.

Điều kiện trồng địa lan

Khác với nhiều loài lan ưa nhiều bóng râm, địa lan cần một lượng ánh sáng tốt để phát triển và ra hoa tốt. Một dấu hiệu hữu ích để biết cây có nhận được ánh sáng thích hợp hay không là màu sắc của lá.

Chúng phải có màu xanh lá trung bình, nếu màu xanh quá đậm chứng tỏ cây của bạn đang thiếu ánh sáng. Nếu lá cây quá vàng chứng tỏ cây của bạn quá thừa ánh sáng.

Nếu bạn trồng trong nhà, hãy cố gắng cho cây ra ngoài trời để chúng tiếp xúc tối đa với ánh sáng mặt trời. Cần lưu ý một quan trọng là đưa chúng từ từ với ánh sáng mạnh hơn. Nếu ngay lập tức đưa địa lan ra ánh sáng mạnh có thể làm cháy lá của lan.

Nhiệt độ trung bình tốt nhất cho sự phát triển và ra hoa là 25 °C vào ban ngày và 13 °C vào ban đêm. Tuy nhiên, những loại cây này rất bền và có thể chịu được nhiệt độ rộng hơn. Tuy nhiên cần điều chỉnh độ ẩm và lượng nước tưới.

Một nguyên tắc nhỏ là tăng độ ẩm và tưới nước ở nhiệt độ cao hơn, và giảm cả hai ở nhiệt độ thấp hơn. Mặc dù địa lan thích nghi rất tốt nhưng nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng tới sự phát triển của lan.

Do đó khi trồng lan ở miền Bắc nước ta nơi có mùa đông lạnh đôi khi nhiệt độ có thể dưới 8 °C bạn nên chú ý che chắn cho lan hoặc đưa cây vào trong nhà.

Chuẩn bị chất nền và giá thể

Hiện nay hầu hết các giống địa lan đều được trồng trong chậu. Chậu của chúng yêu cầu cần thoát nước tốt do đó các chậu sứ, hay các chậu đất là thích hợp để trồng lan. Kích thước chậu tùy thuộc vào kích thước cây.

Bạn nên chọn một chậu có đủ chỗ cho cây phát triển trong hai năm. Đường kính thường khoảng trên 10cm. Tránh sử dụng chậu lớn hơn một cách không cần thiết, vì phân ủ sẽ bị ướt quá lâu, làm thối rễ địa lan.

Nhiều người sử dụng chậu bé như một phương pháp để kìm hãm sự phát triển của lan. Các chậu có tỷ lệ đường kính và chiều sâu vào khoảng 3:1 được các chuyên gia trồng lan khuyên bạn nên chọn để trồng địa lan.

Chất nền để trồng địa lan cần thoát nước tốt, cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây. Tốt nhất bạn nên trộn xơ dừa, than củi, vỏ thông, và thêm một chút phân hữu cơ. Bạn cũng có thêm một ít đá chân trâu để tăng độ thoát nước cho giá thể.

Đối với các chất xơ dừa hay vỏ thông nên được xử lý trước khi trồng. Chúng có thể chứa nhiều mầm bệnh nên ngâm trong nước sạch nửa tiếng tới một tiếng trước khi đem trồng địa lan.

Giống như lan hồ điệp, việc nhân giống tốt nhất là nên tách chồi từ các cây mẹ. Đầu tiên bạn nên chọn những cây địa lan mẹ khỏe mạnh, phát triển tốt không có dấu hiệu sâu bệnh. Sau đó tưới thẫm nước cho chậu lan và để trong một tới hai giờ.

Bạn sẽ lấy cây ra khỏi chậu dễ dàng sau khi tưới. Bạn có thể dùng tay gỡ bỏ bớt đất và phân trên rễ lan. Sau đó bạn có thể dùng dao hoặc cưa chia địa lan ra thành những nhóm nhỏ.

Chú ý để không ảnh hưởng tới sự phát triển của lan vào mùa tưới bạn không nên chia chúng thành những đám quá nhỏ. Các rễ nên được gỡ rối và loại bỏ toàn bộ đất cũ bao gồm cả phân bón.

Bạn nên cắt tỉa rễ bị bệnh hoặc chết bằng kéo hoặc dụng cụ cắt đã khử trùng. Chúng thường có màu nâu, nhão, nhăn nheo hoặc rỗng bên trong. Các rễ khỏe mạnh thường có màu trắng và chắc nên được cắt ngắn lại, để khoảng 15 tới 20cm.

Không nên trồng địa lan quá sâu vì chúng có thể bị úng hoặc nghẹt thở. Vì dù chúng có đặc điểm để thích nghi với môi trường nhưng chúng vẫn là loài biểu sinh và có hô hấp qua rễ. Phần gốc lan khi trồng phải ngang bằng mới mặt chậu.

Cách chăm sóc địa lan

Do đó khi trồng địa lan bạn nhất định phải để cây gần khô giữa các lần tưới. Tưới nước một lần một tuần thường là đủ đối hầu hết các loại địa lan. Trừ khi điều kiện quá nóng hoặc quá khô thì bạn nên tăng tần suất tới cho cây.

Những cây nhỏ hơn có thể cần tưới 4-5 ngày một lần trong thời gian phát triển, cho đến khi chúng trưởng thành hơn. Vào những thời điểm mát mẻ hơn trong năm, cây có thể để lâu hơn một chút giữa các lần tưới.

Luôn tưới nước kỹ, để nước thoát tốt qua các lỗ thoát nước dưới đáy chậu. Nhiều khi bạn có thể quên tưới cây hay không chắc việc tưới cây hôm trước hay chưa. Bạn tốt nhất nên để một ngày nữa rồi tưới.

Phân chỉ nên trong thời kỳ sinh trưởng phát triển. Các chuyên gia trồng lan khuyên bạn nên sử dụng phân bón với liều lượng bằng 1/4 so với liều lượng ghi trên nhãn của các loại phân.

Tần suất bón phân là vào khoảng một lần mỗi 3 hoặc 4 tuần. Không nên bón nhiều hơn vì điều này có thể khiến chúng bị nhiễm mặn. Bạn có thể nhận biết cây nhiễm mặn khi dầu lá địa lan xuất hiện màu đen hoặc nâu.

Khi nhận thấy dấu hiệu này bạn nên ngay lập tức giảm nồng độ và tần suất bón phân. Rửa chậu kỹ bằng nước thường. Ngâm chậu ngập trong nước và sau đó để chảy tự do ra khỏi chậu.

Những lưu ý khi trồng địa lan

Sâu bệnh hại lan

Ngoài ra bạn có thể phun thêm các loại thuốc trừ sâu bệnh. Các chuyên gia nông nghiệp khuyên bạn có thể sử dụng Ultra-Fine đều đặn (ba tuần một lần) sẽ giúp cây phòng tránh các bệnh tật. Hãy luôn cẩn thận để rệp không tấn công nụ hoa trong giai đoạn đầu.

Các loại virus, vi khuẩn cũng có thể gặp ở địa lan. Vì vậy hãy đảm bảo bạn nên xử lý tốt giống cây trước khi trồng hoặc là chỉ nên mua giống từ những nguồn uy tín.

Một trong những ưu điểm của địa lan là khi bị bệnh do các loại virus thường tạo ra các triệu chứng trên lá có thể nhìn thấy được. Nên cây nhiễm bệnh có thể được kiểm tra, xử lý và loại bỏ virus dễ dàng.

Kích thích lan ra hoa

Để kích thích cây ra hoa theo thời điểm Tết Nguyên Đán bạn nên ngừng bón phân từ cuối tháng Tám. Giảm lượng lượng tưới dần dần. Khi thời tiết mát mẻ hơn đến gần, hãy giảm lượng nước tưới xuống gần như không và để cây khô ráo.

Điều quan trọng là kết hợp khí hậu mát mẻ, không bón phân, khô ráo và ánh sáng để kích thích cho cây ra hoa. Địa lan thường cần ít nhất 6 tuần trong chế độ này để bắt đầu phát triển hoa. Nếu bất kỳ yếu tố nào bị bỏ qua, lan có thể không ra hoa trong mùa đó.

Thường thì vào đầu tháng 11, bạn có thể mang cây vào trong nhà. Cố gắng đặt chúng ở vị trí thoáng mát và chỉ tưới nước cho đến khi bạn thấy những cành hoa bắt đầu lộ ra. Sau đó, dần dần trở lại chế độ chăm sóc bình thường và tận hưởng những bông hoa.

Theo: Biển Lặng

Trồng Lan Ngọc Điểm Bằng Gì? Giá Thể Trồng Lan Ngọc Điểm Tốt Nhất

Lan ngọc điểm hay còn gọi lan đai trâu là một giống phong lan đẹp xuất hiện ở nước ta từ khá lâu và ngày càng được nhiều người yêu thích tìm kiếm. Một trong những vấn đề đầu tiên mà người trồng cần biết đó là lựa chọn giá thể trồng lan Ngọc Điểm. Vậy trồng lan ngọc điểm bằng gì? Giá thể nào tốt nhất đối với lan Ngọc Điểm? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.

Ngọc điểm là loại lan đơn thân không giả hành, có cấu tạo cây mọc thành từng bụi lớn, lá to, cây phát triển nhanh và mạnh theo chiều thẳng đứng. Đặc biệt bộ rễ của cây có kích thước khá to, mọc thẳng từ thân và có thể vươn dài. Với đặc điểm này có thể thấy, ngọc điểm là cây ưa thoáng, có khả năng chịu hạn khá tốt tuy nhiên chúng lại ưa độ ẩm cao khoảng từ 50 – 70%. Do đó cần chọn loại giá thể có độ thông thoáng cao khi trồng lan ngọc điểm, bạn có thể lựa chọn một trong những loại sau:

Gỗ: gỗ vú sữa, nhãn, vải, dẻ, trò, cẩm, sao, dầu, bằng lăng,…

Lũa: là phần gỗ còn lại của cây sau khi chết, chúng rất cứng và có nhiều hình thù kỳ quái khác nhau.

Vỏ thông: nên dùng loại vỏ thông 2 lá, có thể trộn cùng xơ dừa hoặc dớn

Than củi: Dùng than củi để trồng lan ngọc điểm trong chậu không cần dùng nhiều, mỗi chậu chỉ cần 3 – 5 viên than để tạo điểm bám cho rễ là được. Lưu ý than củi cần được xử lý bằng cách ngâm nước trước khi đem ra trồng.

Xơ dừa: Ưu điểm là giữ ẩm tốt nhưng độ thông thoáng không cao do đó nên kết hợp xơ dừa và than củi để tăng độ thoáng cho giá thể.

Gạch vụn, viên đất nung, sỏi, đá: độ thoáng cao nhưng độ giữ nước thấp, khi trồng bằng giá thể này cần tưới nhiều hơn hoặc trồng cùng dớn, dương xỉ, xơ dừa để tăng độ ẩm. Trước khi trồng cũng cần phải xử lý bằng cách ngâm nước vôi và rửa lại bằng nước sạch.

2. Giá thể trồng lan ngọc điểm tốt nhất

Theo kinh nghiệm của những người trồng ngọc điểm lâu năm, giá thể trồng lan ngọc điểm tốt nhất đó là gỗ hoặc lũa bở chúng có những ưu điểm như sau:

Siêu bền, rất thích hợp trồng lan ngọc điểm cần hạn chế việc thay chậu.

Là loại giá thể có sự thông thoáng cao và độ chắc chắn khi dùng làm giá thể

Gỗ và lũa giúp tăng giá trị nghệ thuật cho cây lan bởi chúng có nhiều hình thù đa dạng, mỗi cây một vẻ.

Hầu như không lo bị nấm mốc, ốc sên bám

Không bị đọng muối như than củi hay sỏi đất và các loại giá thể khác.

Để tăng tính thẩm mỹ và hiệu quả tốt nhất khi trồng, cần thực hiện bước xử lý trước khi trồng như sau:

Dùng bàn chải để chải sạch đất cát, rong rêu bám trên bề mặt gỗ, lũa. Một cách khác giúp tăng khả năng bám của rễ lan vào gỗ đó là thui cháy xém lớp bên ngoài sau đó dùng vòi nước xịt rửa sạch.

Ngâm gỗ, lũa vào nước để gỗ được ngậm no nước, tiến hành thay nước 5-6 lần để loại bỏ hết chất đắng, chát, mặn ra ngoài. Thực hiện ngâm trong 7 -15 ngày, nếu gỗ có kích thước lớn thì có thể ngâm lâu hơn.

Ngâm nước vôi trong 30 phút để loại bỏ mầm bệnh, vi khuẩn gây hại

Làm móc để treo gỗ, lũa khi trồng.