Top 7 # Xem Nhiều Nhất Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Bí Xanh An Toàn Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Quy Trình Kỹ Thuật Sản Xuất Bí Xanh An Toàn Theo Vietgap

1. Đất trồng

Đất trồng là đất thịt nhẹ, cát pha, phù sa ven sông, giàu mùn và chất dinh dưỡng, độ pH 5,5- 6,0.

Không trồng bí xanh trên đất vụ trước đã trồng các loại cây họ bầu bí, như: dưa hấu, dưa lê, dưa chuột… Nên trồng với các cây khác họ, đặc biệt là luân canh với lúa nước.

2. Giống và hạt giống

a/ Lựa chọn bộ giống và yêu cầu kỹ thuật:

Giống bí xanh trồng có thể làgiống thuần hoặc giống lai, sinh trưởng phát triển khỏe, năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh khá, thích ứng rộng.

b/ Kỹ thuật sản xuất cây giống.

Vườn ươm cần khô ráo, đủ nắng, chủ động chăm sóc và tưới tiêu.

Hạt giống được gieo trong khay bầu, mật độ 357 hoặc 364 cây/m 2, khoảng cách giữa các cây 4-5cm.

Giá thể gieo hạt: đất phù sa, xơ dừa, mùn mục được phối trộn với tỷ lệ: 40% đất phù sa + 45% (xơ dừa, trấu hun) + 15% (mùn mục) + (5 gam đạm + 15 gam supelân)/100 kg hỗn hợp. Giá thể này được xử lý nấm bệnh trước khi sử dụng 5-10 ngày.

Xử lý hạt giống: ngâm trong nước sạch 4-6 giờ, đãi sạch sau đó ủ ấm, ẩm, nứt nanh rồi gieo. Gieo 1 hạt/bầu, gieo xong phủ một lớp giá thể mỏng vừa kín hạt. Tưới giữ ẩm đến khi cây mọc đều.

Tuổi cây con: 15-20 ngày (vụ thu đông) và 20-25 ngày (vụ xuân hè). Cây cao 8-10 cm, có 1-2 lá thật, thân cứng, không sâu, bệnh hại.

Duy trì độ ẩm bầu 70-80% trong suốt giai đoạn cây con. Trước khi trồng cần nhúng khay bầu vào dung dịch thuốc Ridomil 72WP hoặc Benlat C nồng độ 0,2%, thời gian 2-3 phút để xử lý nấm bệnh rễ.

3. Thời vụ gieo trồng

Vụ xuân hè: gieo hạt từ mùng 1/2 đến 15/2.

Vụ thu đông: gieo hạt từ 25/8 đến 10/ 9

4. Kỹ thuật trồng

Vụ xuân, trồng cắm dàn, luống rộng 1,8-2,0m, lên cao 25-30 cm. Mặt luống rộng khoảng 1,5-1,6m, rãnh luống rộng khoảng 25-30cm, khoảng cách trồng (160 x 40) cm.

Vụ thu đông, trồng cắm dàn với mật độ như vụ xuân. Trồng thả bò: Luống rộng 3,5-4,0 m, cao 25-30 cm, khoảng cách (3,0 x 0,3)m.

5. Phân bón và chất phụ gia

* Liều lượng phân bón cho 1 ha:

Vụ xuân hè: 5 tấn hữu cơ + 140 kg N + 120 kg P 20 5+ 120 kg K 2 0, tương đương 5 tấn hữu cơ + 300 kg đạm urê + 600 kg lân supe + 240 kg Kali clorua.

Vụ thu đông: 5 tấn hữu cơ + 120 kg N+120 kg P 20 5+ 120 kg K 2 0, tương đương 5 tấn hữu cơ + 260 kg đạm urê + 600 kg lân supe + 240 kg Kali clorua.

Sử dụng loại phân hỗn NPK: bón 5 tấn phân hữu cơ + 700 kg loại phân NKP 13:13:13 – TE + 50 kg đạm urê/1 ha hoặc dùng 600 kg NPK 16:16: 8 + 50 kg đạm urê/1 ha.

Bón lót: Đánh rạch hoặc bổ hốc và bón toàn bộ phân hữu cơ, phân lân, được đảo đều với đất, lấp đất trước khi trồng 2 – 3 ngày.

Bón thúc lần 1: sau trồng 10-12 ngày, kết hợp với vun xới đợt 1.

Bón thúc lần 2: sau trồng 25-30 ngày, kết hợp với vun đợt 2.

Bón thúc lần 3: khi cây ra hoa và đậu quả rộ

Do điều kiện thời tiết, cây sinh trưởng phát triển kém, cần bổ sung bằng phân tổng hợp NPK 16:16:8 pha loãng nồng độ 5% tưới vào giữa luống.

6. Chăm sóc

Sau trồng cần tưới nhẹ đảm bảo đủ ẩm cho cây mau bén rễ hồi xanh. Duy trì độ ẩm cho cây sinh trưởng phát triển bình thường. Thời kỳ cây ra hoa, đậu quả nên tưới thấm, đảm bảo đủ nước cho cây phát triển bình thường. Sau mưa cần khẩn trương rút hết nước trong rãnh, không để ngập úng.

Trồng thả bò, sau vun xới đợt 2, phủ rơm,rạ trên mặt luống để cho cây bí bò, bám và quả nằm trên rơm/rạ.

Vụ xuân, sau trồng 20-25 ngày tiến hành bấm nhánh. Trồng mật độ 3,0 vạn cây/ha (cây x cây = 30 cm) bấm toàn bộ nhánh chỉ để 1 thân chính. Mật độ 2,5 vạn cây/ha (cây x cây= 40 cm) có thể để 1 chính: 1 thân phụ

Vụ thu đông, Mật độ 2,5 vạn cây/ha để 1 thân chính, mật độ 1,9 vạn cây/ha để 1 thân chính và 1-2 thân phụ.

7. Phòng trừ sâu bệnh

* Một số sâu bệnh hại chính và cách phòng trừ:

Sâu sám: bắt bằng tay hoặc dùng thuốc ViBAM 5H rắc xung quang gốc cây hoặc trên mặt luống.

Sâu xanh: sử dụng một số loại thuốc: Sherpa 25EC, Xentri 35WDG, Pegasus 500 SC… phun phòng vớp nồng độ 0,15-0,20%.

Rệp: sử dụng một số loại thuốc: Oncol 20EC 0,3%, Marshal 200 EC 0,2%, Butyl 20WP 0,2%, Actra 25WG, thuốc thảo mộc HCD 25 BHN… để phòng trừ

* Các loại bệnh hại chủ yếu:

Bệnh lở cổ rễ làm chết cây con: sử dụng một số loại thuốc: Viben C BTN nồng độ 0,2%, Ridomil72WP nồng độ 0,15% hoặc Validacin, nồng độ 0,2% phun vào buổi chiều mát, không mưa

Bệnh sương mai: sử dụng một số loại thuốc: Ridomil MZ72 WP nồng độ 0,2-0,25%,Zineb 80WP nồng độ 0,25-0,3%, Daconil 72WP… để phun phòng và trừ.

Bệnh phấn trắng(Eryshiphe cichoracearum): sử dụng một số loại thuốc : Bayfidan 20 EC hoặc Cocide 5.8DE, nồng độ phun 0,15% phun vào buổi chiều mát, không mưa.

Bọ phấn trắng: sử dụng một số loại thuốc: Mopride 500WP, Nopara 35NDG hoặc Oncol 25WP. Nồng độ phun 0,15-0,2% phun vào buổi chiều mát, không mưa

Tuân thủ kỹ thuật, nồng độ và thời gian cách ly của từng loại thuốc theo sự hướng dẫn của đơn vị sản xuất thuốc ghi trên bao bì.

Quy Trình Kĩ Thuật Trồng Bí Xanh

10/03/2017

CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT Á

Địa chỉ: 227 Ngô Xuân Quảng- TT Trâu Qùy- Gia Lâm- Hà Nội

Tel : 043 8760284- 0988286997 – 0904565955

Email: Vietaseed@gmail.com- Website: chúng tôi

QUY TRÌNH KĨ THUẬT SẢN XUẤT BÍ XANH AN TOÀN

I.ĐẶC ĐIỂM Cây bí xanh có tên khoa học là Benicasa cerifera Savi còn gọi là bí đao, bí phấn ,bí trắng. Qủa dùng làm thực phẩm nấu ăn rất ngon, mát. Ngoài ra bí xanh còn là nguyên liệu tốt cho công nghiệp bánh kẹo (làm mứt, nhân bánh ăn rất ngon).Do có lớp vỏ dày cứng nên bí xanh có thể bảo quản lâu, vận chuyển tốt, là loại rau dự trữ giáp vụ và dùng cho những vùng thiêú rau. Bí xanh là loại rau cho hiệu quả kinh tế cao.Bí xanh có nhiều loại : Bí Đá, Bí Bộp, Bí Đao chanh… Một số giống bí xanh Viện cây lương thực và cây thực phẩm mới chọn lọc: 1. Giống Bí xanh số1(Bí đá số 1): Giống có thời gian sinh trưởng 95-105 ngày, sinh trưởng, phát triển khoẻ, có năng suất cao 1,3-1,6 tấn/sào Bắc Bộ/vụ tương đương với 42-45 tấn/ha/vụ. Quả có chất lượng cao: Dài 50-60 cm, vỏ xanh đậm, khi già có phủ một lớp phấn trắng, đặc, ít hạt, cùi dày có màu phớt xanh, nặng 2,5 – 3,0 kg/quả, cho hiệu quả kinh tế cao. Vốn đầu tư ít từ 12-15 triệu đồng/ha. Giá bình quân 1.000 – 1.500 đồng/kg, mỗi ha cho thu nhập 45-60 triệu đồng/vụ. Lãi thuần đạt 30-35 triệu đồng/ha/vụ.2. Giống bí xanh Số 2 : là giống mới chọn lọc ra có thời gian sinh trưởng 100-120 ngày ở vụ Xuân hè, 95-110 ngày ở vụ Thu đông; sinh trưởng phát triển khoẻ, chịu rét khá; năng suất cao: 45-55tấn/ha ( vụ xuân hè) 40-50tấn/ha (vụ thu đông). Qủa có dạng hình đẹp vỏ xanh đen, hình thon dài ; dài 60-70cm, có khối lượng bình quân 2,5-3,5chất lượng tốt, ít hat. Cùi (cơm) dày, chắc, màu phớt xanh rất hấp dẫn người tiêu dùng. Đặc biệt quả rất lâu lên phấn( lâu già), có thể bán ở giai đoạn non đén tận khi trưởng thành ( từ 25-50, 60 ngày tuổi không bị chua, ẩnh hưởng đến chất lượng. Giống được đã trồng thử nghiệm tại một số tỉnh Đồng bằng Sông Hồng, cho hiệu quả kinh tế cao: Vốn đầu tư ít từ 15-18 triệu đồng/ha. Giá bình quân 2000 – 3.000 đồng/kg, mỗi ha cho thu nhập 65-70 triệu đồng/vụ. Lãi thuần đạt 35-50 triệu đồng/ha/vụ, được các địa phương nhiệt liệt hoan nghênh.Nhược điểm: Tuy nhiên là cây giao phấn nên giống dễ bị lai tạp làm giảm chất lượng giống.

II. NGUỒN GỐC, ĐẶC TÍNH SINH VẬT HỌC CỦA CÂY BÍ XANH Bí xanh có nguồn gốc từ Ấn độ là khu vực nắng nhiều, nhiệt độ và độ ẩm cao. Nhiệt độ thích hợp cho cây bí xanh sinh trưởng phát triển tốt là 24-28°C. Mặc dù vậy hạt bí xanh có thể nảy mầm ở nhiệt độ 13-15°C, nhưng tốt nhất là 25-26°C. Ở giai đoạn cây con (vườn ươm) yêu cầu nhiệt độ thấp hơn khoảng 20-22°C . Song ở giai đoạn ra hoa, kết quả cần nhiệt độ cao hơn: 25-30°C. Bí xanh yêu cầu ánh sáng ngày ngắn. Cây có thể sinh trưởng phát triển tốt ở điều kiện ánh sáng cường độ mạnh . Song để cho quả phát triển bình thường thì lại cần cường độ ánh sáng giảm (vừa phải ). Ánh sáng trực xạ cừơng độ mạnh ảnh hưởng xấu đên sinh trưởng phát triển của quả , dễ gây rụng hoa, quả non, quả dễ bị thối rám hoạc màu sắc quả bị thay đổi sang màu xanh nhạt hoạc trắng xanh ,không hấp dẫn, giảm chất lượng quả. Vì vậy ta phải chăm sóc cho tốt để hệ rễ, thân, lá sinh trưởng phát triển tốt và làm giàn cho bí xanh hạn chế tác dụng xấu hiện tượng trên, nhằm tăng năng súât và khả năng bảo quản quả, nâng cao hiệu quả sản xuất bí xanh. Bí xanh chịu hạn khá nhờ hệ rễ khá phát triển. Tuy nhiên trong mỗi thời kì sinh trưởng nên tưới tiêu hợp lí, đảm bảo đủ độ ẩm cho cây thì sẽ thu được năng suất cao, chất lượng tốt.Thời kì cây con đến lúc ra hoa đầu bí xanh cần độ ẩm đất 65-70%, thời kì đậu quả đến lúc quả to đẫy bí xanh cần nhiều độ ẩm đất hơn : 70-80% .Vì lúc này khối lượng thân lá lớn.Tuy nhiên không được để bí xanh bị úng ngập, nhất là thời kì phát dục ra hoa kết quả sẽ gây vàng lá , rụng hoa ,quả, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất. Bí xanh có thể trồng ở đất thịt vừa, hơi nặng nhưng tốt nhất là đất thịt nhẹ, đất phù sa ven sông, pH thích hợp 6,5-7,5.

III KĨ THUẬT GIEO TRỒNG 1.Thời vụ : Có 2 vụ gieo trồng chính : Đối với giống Bí xanh số 1: Vụ Đông Xuân: Gieo hạt từ 5/1 – 10/2 : Gieo hạt từ 15/8-25/9Đối với giống Bí xanh số 2 Vụ Đông Xuân : Gieo hạt từ 1/12 – 5/2 : Gieo hạt từ 1/8-25/9 2. Gieo hạt Hạt nên được ngâm 6-8 tiếng đồng hồ trong nước sạch. Sau đó vớt ra rửa sạch đem ủ cho nứt nanh mới đem gieo. Sử dụng các nền giá thể thích hợp để gieo hạt giống vào khay nhựa, xốp hoặc bầu, với kích thước thích hợp đảm bảo nền giá thể sạch bệnh đủ dinh dưỡng để bí xanh sinh trưởng, phát triển tốt, cây con khoẻ mạnh. Sử dụng hỗn hợp giá thể sau: Đất bột (đất sa hoặc đất bùn ải phơi khô đập nhỏ) + mùn mục (hoặc phân chuồng hoai mục) + trấu hun theo tỷ lệ 1:0,7 :0,3 được xử lý bằng vôi bột 10 kg + 1,0 kg thuốc Basudin + 1,0 kg Zineb + 1,0kg Urea + 1,5 kg lân + 1,5 kg Kali/1000 kg hỗn hợp. Hỗn hợp trên được chuẩn bị 10-15 ngày trước khi sử dụng.Định mức hạt: Lượng hạt cần dùng cho 1ha bí xanh 1,0-1,2kg (cả dự phòng). Gieo hạt vào các khay, bầu, mỗi ô của khay hoạc mỗi bầu gieo 1 hạt. Gieo xong phủ một lớp mỏng hỗn hợp đất mùn nói trên vừa kín hạt. Sau đó phủ một lớp trấu mục mỏng, tưới đều 5-7 ngày cho đến khi hạt mọc đều.+ Tuổi cây con: 10-15 ngày( nhú lá thật đầu tiên) đem trồng là tốt nhất.3.Làm đất Bí xanh có thể làm giàn hoặc không cần làm giàn. Nên làm giàn ở Vụ Xuân Hè nhất là với giống bí xanh Số 1 và Số 2 thì lên luống rộng 1,8-2,0m ( cả rãnh luống). Khoảng cách trồng ( hàng x cây) = (85-90 x 50) cm, hàng cách hàng 85-90cm, cây cách cây 50cm. Nếu không làm giàn (thường vào vụ Thu Đông), để cây bò trên mặt luống thì lên luống rộng 3,6-4,2m trồng 2 hàng / luống. Khoảng cách trồng (hàng x cây) = (2,5-3,0)m x (0,40-0,45)m

4. Phân bón Lượng phân bón cho 1ha như sau:Phân chuồng: 20-30 tấn ( 800-1100kg/sào Bắc bộ).Đạm Urê : 320kg-360kg(12-14kg/sào Bắc bộ).Lân super: 400-420kg (15-16kg/sào Bắc bộ). Kali: 250-280kg (8-10kg/sào Bắc bộ).Bón lót :Toàn bộ phân chuồng + lân + 1/4 đạm + 1/4 kali.Thúc lần 1: Khi cây bắt đầu ngả ngọn bò hoặc lúc bắt đầu leo lên giàn ( sau khi mọc 30-35 ngày).Bón 1/4 đạm + 1/4 kali .Thúc lần 2: sau khi cây đậu quả rộ ( sau đợt 1: 15-25 ngày). Số phân còn lại hoà với nước lã hoặc nước phân chuồng hoai mục pha loãng tưới cho cây.Có thể tưới bổ sung NPK 16:16:8 pha loãng nồng độ 5% nếu thấy cây sinh trưởng phát triển kém.

5. Tưới tiêu Ở giai đoạn đầu sau trồng cần tưới nhẹ thường xuyên cho cây mau bén rễ hồi xanh, đảm bảo đủ độ ẩm cho cây sinh trưởng phát triển tốt.Thời kì ra hoa kết quả bí xanh cần nhiều nước,cần tưới đủ nước cho cây sinh trưởng phát triển bình thường. Nếu thiếu nước cây sinh trưởng phát triển kém, sâu bệnh phát triển gây thiệt hại năng suất .Nếu bị mưa ngập cần tháo hết nước ngay vì bí xanh không chịu ngập úng. 6. Các biện pháp chăm sóc khác Vun lần 1 kết hợp với bón thúc lần 1; Vun lần 2 kết hợpvới bón thúc lần 2.Bí xanh cần tỉa hết 2-3 nhánh cách gốc 1-1,2m; chỉ để lại 2-3 nhánh sau đó. Nếu thu bí non thì mỗi nhánh có thể để 2-3 quả, nếu để thu bí già thì mỗi nhánh chỉ nên để 1 quả. Sau đó bấm ngọn cho nuôi quả tập trung.Nếu để bí bò khi cây dài 60-70cm có thể dùng đất chặn ngang đốt để cho bí ra rễ bất định.tăng khả năng hút chất dinh dưỡng của cây.7. Phòng trừ sâu bệnh Bí xanh thờng bị sâu xanh, rệp bọ phấn phá hoại.khi này sử dụng Sherpa 0,1-0,15%, Đípterex 0,2% phun cho cây; bí xanh còn bị bệnh sương mai phá hoại, dùng Kasuran, Ridomil 0.2-0,3% phun cho cây.Bệnh phấn trắng dùng Bayleton 0.1% phun cho cây. 8. Thu hoạch Qủa 50-60 ngày tuổi là thu hoạch được .Bí non có thể thu ở giai đoạn 25-35 ngày tuổi (sau khi đậu) Qủa thu nhẹ nhàng vào sáng sớm tránh bị xây xát. Qủa già thu về có thể xếp thành hàng , lớp để nơi thoáng mát bảo quản.Có thể bảo quản trên 30 ngày không ảnh hưởng lớn đến chất lượng.

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Đậu Xanh

– Giống V 87-13: Giống này có chiều cao trung bình từ 50 -60cm, phân cành tốt, khả năng tái tạo bộ lá mạnh, vì vậy, sau khi thu hoạch nếu cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, cây đậu xanh sẽ cho thêm một đợt bông thứ hai với năng suất vào khoảng 50-60% đợt đầu. Giống V87-13 có hạt đóng kín khá đều, tương đối lớn, màu xanh thích hợp với thị hiếu người tiêu dùng và xuất khẩu. Năng suất trung bình vào khoảng 1,2 tấn/hécta. Đậu xanh tốt có thể đạt 2 tấn/hécta. Khả năng chống chịu đối với bệnh khảm vàng do virus và bệnh đốm lá ở mức trung bình.

– Giống HL89 E3: Đây là giống có tính thích nghi rộng thích hợp trên nhiều chân đất, hạt đóng khít, dạng hình oval, màu xanh mỡ rất đẹp. Trọng lượng 1.000 hạt khoảng 50 – 53g. Đặc điểm của 2 giống V87-13 và HL89 E3 là hạt không bị chuyển màu nếu gặp mưa trong quá trình thu hái.

– Giống 91-15: Giống này cây cao trung bình khoảng 60 – 65cm, phơi bông nên rất thuận tiện cho công tác phòng trừ sâu hại, hạt có dạng hình trụ, màu xanh mỡ được người tiêu dùng ưa thích. Tỷ lệ hái đợt đầu vào khoảng 70 – 80%. Giống này chống chịu bệnh khảm vàng và đốm lá ở mức trung bình.

Nông dân trồng đậu ở ấp 8, xã Xuân Bắc (huyện Xuân Lộc) dùng cây tưới phun tiết kiệm nước, tránh cây bị bật gốc.

– Giống V94-208: là giống có năng suất cao, trung bình từ 1,4-1,5 tấn/hécta, có những nơi đạt 2,8 tấn/hécta. Đặc điểm nổi bật của giống V94-208 cao 75cm, thân to, lá rộng, quả nằm trên mặt lá, hạt to, hình trụ màu xanh đậm, bóng. Tuy nhiên, loại giống này có nhược điểm hạt đóng không khít trong trái, vì vậy khi gặp điều kiện dinh dưỡng không tốt các hạt sẽ không đều. Đồng thời, hạt đậu V94-208 rất dễ đổi màu khi thu hái gặp trời mưa hoặc phơi không kịp và dễ bị mọt. Khả năng chống chịu bệnh khảm vàng của giống ở mức trung bình – yếu cho nên chỉ gieo trồng trong vụ đông-xuân.

2/ Làm đất trồng

– Đất trồng đậu xanh yêu cầu phải làm tơi xốp nên cày bừa kỹ và làm sạch cỏ. Cây đậu xanh không chịu ngập úng, tùy địa thế mà chọn biện pháp làm đất như là đánh luống hoặc tỉa lan. Nhưng nên gieo đậu xanh theo hàng để thuận tiện cho việc chăm sóc. Ở các chân đất không bằng phẳng nên chú ý làm rãnh thoát nước.

3/ Gieo hạt

– Hạt đậu xanh nảy mầm khỏe nếu đảm bảo được 2 yếu tố nhiệt và ẩm. Để đảm bảo đầy đủ nhiệt cho hạt nảy mầm, nhiều nông dân có tập quán gieo đón mưa. Nếu gặp năm mưa thuận thì năng suất rất cao, nhưng đa số các cơn mưa đầu vụ thất thường, nhiều vụ gieo đi gieo lại 2-3 lần rất tốn kém. Để giảm sự bấp bênh ở khâu gieo hạt, bà con cần chú ý phần dự báo thời tiết trên các phương tiện truyền thông. Đậu xanh có thể gieo sạ theo hàng, gieo hốc. Tùy theo phương thức gieo mà lượng giống thay đổi, thông thường là lượng giống sử dụng ít nhất từ 15-16 kg/hécta.

4/ Phân bón và chăm sóc

– Lượng phân bón thích hợp cho 1 hécta đậu xanh trên vùng đất đỏ Đông Nam bộ là 90kg urê, 300kg super lân và 90kg kali và chia làm 3 lần để bón.

– Lần thứ nhất: Bón toàn bộ lân, 1/3 đạm, 1/3 kali.

– Lần thứ hai: Bón thúc đợt 1 khi cây được 3 lá thật. Lượng phân bón là 1/3 urê và 1/3 kali. Do đậu xanh có số lá ít, vì vậy nên kết hợp bón thúc đợt 1 với làm cỏ lần đầu

– Lần thứ 3 sau khi gieo 25 ngày, ta tiến hành bón thúc toàn bộ lượng phân còn lại và kết hợp với làm cỏ, vun gốc.

– Đậu xanh là cây trồng chịu hạn tốt, trồng vào mùa khô chỉ tưới 2-3 lần/tuần. Sử dụng cây tưới phun để tưới cho đậu xanh vừa tiết kiệm nước và tránh bật gốc làm ảnh hưởng đến phát triển sinh trưởng của cây.

5/ Thu hoạch

– Đậu xanh trồng được khoảng 45 – 50 ngày bắt đầu cho thu hoạch. Khi thu hoạch chỉ hái những quả chín chuyển màu nâu, nên thu trái vào buổi chiều, tránh thu vào buổi trưa những quả chín khô sẽ bị bung ra làm tỷ lệ hao hụt cao.

– Quả đậu xanh sau khi thu hoạch về đem phơi nắng khoảng 3-4 ngày đập tách lấy hạt làm sạch bụi, phơi tiếp 1-2 ngày và cho vào bao để bảo quản.

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Cây Gai Xanh

Gai xanh tại Farm 24/3 Quảng Ngãi

Cây gai xanh, còn gọi là cây lá gai đã được trồng khá lâu đời tại Quảng Ngãi, nhưng chủ yếu là được người dân thu hái để làm bánh (bánh ít lá gai). Song, đây là cây nguyên liệu hàng đầu để làm sợi dệt cho ngành may mặc. Giới thiệu chung

Qua đánh giá, cây gai xanh có nhiều đặc tính tốt, giá trị sử dụng cao, thân vỏ có thể sản xuất thành sợi dệt vải chất lượng tốt (một số nước phát triển đã chọn sợi gai có chất lượng cao dùng may áo chống đạn cho chiến sỹ) lá được sử dụng làm bánh gai, tách chiết lấy tinh dầu, sản xuất chất màu tự nhiên phục vụ cho ngành công nghiệp thực phẩm và sử dụng làm thức ăn cho gia súc, lỏi cây gai được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất giấy, làm chất đốt và làm nguyên liệu để sản xuất phân bón hữu cơ phân vi sinh… Bên cạnh đó, cây gai xanh có khả năng giữ ẩm, tăng độ che phủ, cải tạo lý tính của đất, tăng độ phì nhiêu cho đất, làm đất tơi xốp, chống xói mòn và bảo vệ đất hiệu quả.

Hiện nay, cây gai xanh đã được trồng khá thành công ở tỉnh Thanh Hóa và Sơn La và được xem là cây làm giàu cho người nông dân, bởi hiệu quả kinh tế mà cây lá gai mang lại cao hơn rất nhiều so với các loại cây trồng truyền thống khác.

Cây gai (Boehmeria nivea) nguồn gốc nhiệt đới, có tiềm năng sinh khối lớn, trồng 01 lần lưu gốc 5-10 năm, thời gian sinh trưởng ngắn trung bình 45-60 ngày thu hoạch lần; (01 năm thu hoạch 5 – 6 lần).

Gai là cây ưa nóng, ẩm, không chịu được ngập úng và rất mẫn cảm với điều kiện khô hạn. Các loại đất phù sa ven sông, đất đỏ vàng có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình, ít chua (PH 5,5-6,5) tầng đất dày, đất ẩm, khả năng ngấm nước và giữ nước cao, tiêu, thoát nước tốt, mực nước ngầm ở sâu, địa hình tương đối bằng phẳng được coi là phù hợp cho cây gai xanh đạt năng suất, chất lượng sợi cao.

Gai là cây trồng “phàm ăn”. Nhu cầu dinh dưỡng và lượng các chất dinh dưỡng (N, P2O5 , K2O, CaO) mất đi theo sản phẩm thu hoạch hàng năm rất lớn. Bón phân cho cây gai phải đảm bảo yêu cầu vừa cung cấp đầy đủ kịp thời, cân đối nguyên tố dinh dưỡng, vừa cải thiện được độ màu của đất để ổn định năng suất, chất lượng sợi gai cho từng vụ và cho cả chu kỳ sản xuất.

Sản phẩm phụ của quá trình sơ chế sợi gai (ngon, lá, lõi cây chiếm 80% khối lượng thu hoạch) rất giàu dinh dưỡng ( đặc biệt là đạm) dể phân hủy là nguồn hữu cơ chất lượng cao để cải tạo đất, ổn đinh năng suất cho cây gai xanh.

Mục tiêu

Năng suất gai tươi (thân, ngọn, lá):

+ Đất bãi ven sông: 120- 150 tấn/ha/năm

+ Đất đồi : 100-120 tấn/ha/năm.

Chiều cao cây gai khi thu hoạch: từ 1,2m trở lên; vỏ dày; đáp ứng nhu cầu chất lượng sợi của ngành dệt may.

Kỹ thuật canh tác + Lựa chọn giống trồng mới

Sử dụng giống gai xanh gieo từ giống chuẩn tại vườn nhân giống Công ty Cổ phần Nông lâm nghiệp 24/3 Quãng Ngãi đạt các tiêu chuẩn sau:

+ Kỹ thuật làm đất

Làm đất cho trồng gai phải đảm bảo yêu cầu về độ sâu, mịn, độ tơi xốp, giữ ẩm, mặt rộng bằng phẳng (tránh ngập úng cục bộ), dọn sạch cỏ dại, tàn dư cây trồng trước khi làm đất. Sử dung các loại máy công suất lớn như MTZ 820, 892, JDT 724, 804 JDT trồng gai theo quy trình như sau:

Đối với đất bãi bồi ven sông, đất đồi thấp; đất chuyên màu: Đối với đất 1 lúa 1 màu: Thời vụ trồng

Trồng vào 2 thời vụ chính: vụ xuân và vụ thu theo lịch trình như sau:

– Trồng vụ xuân: Làm đất trồng năm thứ nhất tháng 01, 02, 03; sau 80-100 ngày thu hoạch lần 01 và sau 45-50 ngày thu hoạch vụ 02, 03, 04, 05 trên năm.

– Trồng vụ thu: làm đất trồng tháng 08 ,09, 10; sau 90 đến 110 ngày thu hoạch lần 01 và sau 45-50 ngày thu hoạch lần 02, 03, 04, 05 trên năm.

– Từ năm thứ 2 trở đi thu hoạc sau 45 đến 55 ngày thu hoạch trên vụ có thể thu hoạch lên đến 6 vụ trên năm.

Mật độ khoảng cách trồng

– Mật độ trồng 28.600 cây trên ha; hàng cách hàng 90cm; cây cách cây 50cm.

Kỹ thuật trồng

– Trồng vào ngày râm mát, tốt nhất là buổi chiều, rạch hàng xong trồng ngay.

– Rải đều phân chuồng vào rảnh đặt cây cách nhau 50cm lấp nhẹ tưới nước xung quanh gốc 1 lít/ cây sau đó mới lấp đất phủ kín gốc trồng xong dùng kéo cắt thân cây sát mặt đất 2cm.

– Sau khi gai nảy mầm (từ 15 -20 ngày), tiến hành kiểm tra đồng ruộng phát hiện và trồng dặm những cây bị chết.

Kỹ thuật bón phân

* Đối với gai trồng mới:

– Vôi bột 1,5 tấn/ha; bón rải đều trên mặt ruộng trước khi cày lần 01.

– Bón lót 10 tấn/ha phân chuồng; bón rải đều trong rảnh trồng.

– Bón thúc 400kg phân NPK 20-20-15 sau 20- 30 ngày trồng (sau khi gai mọc mầm đều).

– Cách bón phân NP: bón trong khi đất ẩm nếu đất khô phải tưới nước, dùng máy hoặc cày rãnh hai bên hàng sâu 15cm, cách gốc 10-15cm; sau đó rải phân đều vào rảnh, tuyệt đối không bón vãi trên mặt đất.

Kỹ thuật chăm sóc gai

– Xới xáo, làm cỏ gốc: Căn cứ tình hình thực tế cỏ dại trong ruộng gai để tiến hành xới xáo làm cỏ gốc điều kiện cho gai sinh trưởng tốt (đặc biệt là gai trồng mới).

– Tỉa cây vô hiệu: Khoảng 40-50 ngày (đối với gai trồng mới) và 10-15 ngày (đối với gai lưu gốc) tiến hành kiểm tra đồng ruộng, đánh giá mật độ cây để tỉa cây vô hiệu chỉ giữ lại mỗi bụi 6 cây to, khỏe, đồng đều.

Sâu bệnh hại

– Sâu chủ yếu là bọ chỉ, sâu róm ăn lá, sâu quấn lá, thường xuất hiện vào mùa đông xuân, phụ thuộc vào thời tiết từng vụ từng năm.

– Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện các loại sâu hại để trừ. Trong trường hợp mật độ sâu xuất hiện cao, sử dung các loại thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất Imidacioride; Cypemethrin; Abametin;Fpronil; Benzoate; Cabendazin.. để phun.

– Bệnh hại cho cây gai: đến nay cơ bản chưa thấy xuất hiện nhiều trên cây gai.

Thu hoạch gai

– Thời điểm thích hợp cho thu hoạch gai là khi có 1/2 thân cây (tính từ gốc lên) chuyển màu nâu nhạt bóc vỏ gai không có sợi gai bám dính vào lõi cây, bề mặt bên trong bóng mịn, thu hoạch sớm hay muộn đều dẫn đến giảm năng suất, chất lượng sợi gai.

– Cắt gai sát mặt đất, vết cắt gọn, không dập gốc gai. Loại bỏ cây không đủ điều kiện tiêu chuẩn chế biến sợi (dưới 1,2m). Bó gai thành bó 10 đến 15 kg, bốc xếp và vận chuyển về cơ sở sơ chế ngay trong ngày.

– Không thu hoạch gai vào ngày trời mưa. Trong trường hợp trời nắng to, không kịp vận chuyển, tuyệt đối không xếp gai thành đống , không che phủ bằng bất cứ vật liệu nào để tránh làm hư hỏng chất lương cây gai.