Top 15 # Xem Nhiều Nhất Quy Trình Chăm Sóc Hoa Phong Lan Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Hoa Phong Lan Bản Địa

Hoa lan bản địa (lan rừng) là một trong những loài hoa cao cấp. Hoa phong lan có nguồn gốc ở những khu rừng nhiệt đới, thường sống trên cây tươi hoặc cây đã chết, trên kẽ đá, trên đất hoặc trên các thảm thực vật đã mục.

Phong lan là cây lưu niên hoa bền, đẹp, có hương thơm, là loài hoa có giá trị kinh tế cao. Phong lan có số lượng loài rất đa dạng, một số loài phổ biến hiện nay Đai Châu, Quế Lan Hương, Tam Bảo Sắc, lan Kiều, Phi Điệp, Đuôi Cáo.

– Nhiệt độ: Hoa lan ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thích hợp 20-30 oC, nhiệt độ giới hạn từ 15-35 o C.

– Ánh sáng: cây ưa ánh sáng tán xạ, thích hợp 60- 70% ánh sáng trực tiếp, ánh sáng trực tiếp với cường độ cao sẽ làm cây bị bỏng lá. Cường độ sáng phù hợp từ 8.000 – 12.000 lux. Tuy nhiên, nếu trồng trong điều kiện thiếu ánh sáng, cây sẽ tăng trưởng chậm và yếu, bộ rễ kém phát triển, cây khó ra hoa.

– Ẩm độ: Cây lan có khả năng chịu hạn khá tốt. Ẩm độ thích hợp cho cây phát triển là từ 40 – 80%, thích hợp nhất là 60 – 70%. Ẩm độ càng cao, rễ càng mọc nhanh và phát triển tốt tuy nhiên giá thể phải thật thông thoáng, thoát nước tốt.

– Dinh dưỡng: Hoa lan cần tất cả các loại dinh dưỡng cho cây sinh trưởng: N, P 20 5, K 2 0, trung lượng: Fe, Cu, Ca, vi lượng: Mn, Mg, Bo, Zn, các vitamin.

III. CÁC GIỐNG TRỒNG HIỆN NAY

Các giống hoa phong lan bản địa rất phong phú với các màu sắc khác nhau và thời gian nở hoa cũng khác nhau. Nên chọn nhiều chủng loại hoa trên vườn để đảm bào vườn lan có hoa nở quanh năm.

Các giống phong lan trồng phổ biến hiện nay là: Đai Châu, Quế Lan Hương, Tam Bảo Sắc, lan Kiều, Phi Điệp, Đuôi Cáo

4.1. Khung sườn giàn lan:

+ Cột bằng xi măng hay ống mạ kẽm, phi 48 làm cột nhà lưới. Cột cách cột 4m, chiều cao cột: 3,0- 3,5m. Ở chiều cao của cột khoảng 1,5 – 1,7 m từ mặt đất đặt thêm hệ thống thanh ngang xếp thành hàng để làm giàn treo chậu cho dễ chăm sóc. Chiều rộng của giàn treo 3 m, rãnh đi vào chăm sóc rộng 1 m.

+ Giàn treo: Dùng ống mạ kẽm phi 42 làm thanh ngang đỡ giàn, gác các thanh dọc phi 34 song song cách nhau 30- 35 cm ở mặt giàn treo.

.+ Hệ thống rào chắn: Hàng rào bằng lưới B40 hoặc cũng có thể dùng lưới chống côn trùng loại mắt thưa.

4.2. Mái che: Dùng lưới đen hoặc lưới xanh che bớt được 20 – 30% ánh sáng.

4.3. Hệ thống tưới

+ Dàn phun mưa tự động: Gồm máy bơm, téc chứa nước, hệ thống ống dẫn bố trí song song cách nhau 3 m, cách mặt đất 2,5 – 3 m, cao hơn dàn treo lan 1m, các vòi phun cách nhau 3 m, xếp so le nhau.

5.1. Thời vụ trồng

Mùa xuân và mùa hè là thời điểm cây lan sinh trưởng, phát triển mạnh nhất nên trồng vào khoảng tháng 3- tháng 4 dương lịch để cây có đủ thời gian sinh trưởng chống rét vào mùa đông.

5.2. Giá thể và chậu nuôi

Ghép trên gỗ (áp dụng cho tất cả các loại lan trên): Các loại gỗ chắc: lũa, nhãn vải, vú sữa, thân cây dương xỉ…, cưa thành khúc dài 30-40cm hoặc dạng thớt dày 7-8 cm (đường kính 25-35cm). Gỗ áp dụng với hầu hết các loài lan như Đai Châu, Quế lan Hương, Tam Bảo Sắc, Kiều, Phi điệp.

Trồng chậu (áp dụng cho một số loại như Đai Châu, lan Kiều, Phi điệp, Đuôi Cáo)

– Giá thể trồng chậu: xơ dừa, than củi, vỏ cây, gỗ nhỏ, xỉ than, kích thước 2-3 cm, phải được khử trùng trước khi trồng cây.

– Chậu trồng: bằng chậu thang gỗ, đất nung hoặc bằng nhựa, có nhiều lỗ thoát nước ở đáy và xung quanh, có kích thước phù hợp tùy thuộc vào số cây trồng trên chậu và kích thước của cây lan. Một số kích thước chậu phổ biến: chậu thang gỗ vuông cạnh 25-30 cm, chiều cao 20cm, chậu đất nung hoặc chậu nhựa tròn đường kính 20-30 cm, chiều cao 15-20cm.

5.3. Chọn cây giống và xử lý trước khi trồng

– Chọn cây giống:

+ Chọn cây giống khỏe mạnh, không có vết bệnh, lá xanh tốt, bộ rễ khỏe.

+ Cây nuôi cấy mô sau ra ngôi ít nhất 1 năm tuổi. Kích thước cây: chiều cao hoặc chiều dài lá 15-20cm.

+ Cây tách thân hoặc cây thu thập trong tự nhiên phải xử lý trước khi trồng, sau khi cây ra rễ mới có thể trồng chậu hoặc ghép gỗ.

– Xử lý trước khi trồng hoặc ghép gỗ (áp dụng với cây tách thân, thu thập từ tự nhiên hoặc chuyển chậu):

Cắt bỏ ngồng hoa (nếu có), loại bỏ lá vàng, lá bị bệnh. Buộc cây thành từng túm 5-10 cây đơn thân, hoặc cụm với lan đa thân. Treo ngược phần rễ lên. Dùng thuốc bệnh Daconil 75WP pha 20-30g/bình 10 lít hoặc Ridomil Gold 68WP pha 30-40g/bình 10 lít phun đều khắp các túm cây. Sau 1 tuần phun Atonik 1.8SL 10ml/bình 10 lít, Vitamin B1 6-8 ml/bình 10 lít, phun luân phiên 5-7 ngày 1 lần. Sau khoảng 1 tháng, khi thấy nhú rễ thì có thể bắt đầu ghép lên gỗ.

5.4. Kỹ thuật trồng, ghép cây

Trồng trong chậu: đặt cây và cố định cây vào chậu (có thể dùng dây để buộc cây vào chậu), bổ sung giá thể đến miệng chậu để giữ ẩm và giúp cây đứng vững.

Ghép trên thân gỗ:

+ Bước 1: Lựa chọn kích thước gỗ, hướng ghép, vị trí ghép và số lượng cây ghép

+ Bước 2: Định vị cây lan vào gỗ bằng miếng nhựa nhỏ (hoặc miếng cao su), dùng miếng nhựa hoặc cao su ép thân cây hoặc gốc cây vào gỗ và dùng 4 chiếc đinh cố định 2 bên thân cây lan đảm bảo tính thẩm mỹ và cây gắn vào thân gỗ không bị rơi ra ngoài.

+ Bước 3: Chuyển cây vào nơi thoáng mát và tưới nước giữ ẩm hàng ngày cho cây. Cách 2- 3 ngày phun Rootplex, liều lượng 10-15ml/bình 10L nước để kích thích ra rễ cho lan.

5.5. Tưới nước

Lượng nước tưới tuỳ theo mùa, theo giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây và theo cách trồng (trồng chậu hay ghép trên gỗ).

Mùa hè, tưới 2 lần vào 8h30-9h30 sáng và 3h30-4h30 chiều, tưới dạng phun mưa cho ướt đều lá và giá thể. Mùa thu tưới 1 lần/ngày, mùa khô (tháng 10-11) giảm tưới 2-3 ngày/lần để tạo thời gian ngủ nghỉ cho cây hoặc kích thích cây hình thành chồi hoa.

Trồng chậu thì có thể giảm số lần tưới hoặc lượng nước tưới so với ghép trên gỗ tùy thuộc vào độ giữ ẩm của giá thể, tưới 2-3 ngày/lần. Lưu ý, trước khi tưới cần kiểm tra độ ẩm, khi giá thể khô mới tưới lại.

5.6. Bón phân

Chia làm 3 giai đoạn chính:

Giai đoạn cây con:Từ cây mô ra ngôi ở vườn ươm đến khi chuyển sang vườn sản xuất (khoảng 1 năm). Hoặc cây giai đoạn tách nhánh 6 tháng tuổi.

– Sử dụng các loại phân đễ tiêu hoặc chuyên bón cho hoa lan có thành phần NPK với tỷ lệ đạm cao, chẳng hạn HT-Orchid NPK 30-10-10 hoặc NPK 30-15-10 dùng 50g/100 lít nước.

– Ngoài ra, có thể bổ sung thuốc kích thích sinh trưởng Atonik 1.8 DD 10ml/10 lít nước, hoặc hoặc Vitamin B1 pha 5-7 ml/10 lít nước.

– Cách bón:

+ Tưới hoặc phun luân phiên các loại phân 5-7 ngày/1 lần.

+ Tưới hoặc phun dung dịch phân đều mặt lá, rễ và giá thể, lượng dung dịch phân 80-100 lít/1000m2/lần.

Giai đoạn cây ra vườn sản xuất đến cây trưởng thành

– Sử dụng các loại phân dễ tiêu có thành phần NPK với tỷ lệ tương đương, chẳng hạn HT- Orchid 20-20-20, pha 60g/100 lít nước tưới hoặc phun phun 4-5 bình 16 lít/1000m 2

– Ngoài ra, có thể bổ sung thuốc kích thích sinh trưởng Atonik 1.8 DD hoặc Vitamin B1 dùng 10ml/ 10 lít nước .

– Cách bón:

+ Tưới hoặc phun luân phiên các loại phân: 4-5 ngày/1 lần.

+ Tưới hoặc phun đung dịch phân đều mặt lá, rễ và giá thể, lượng 80-100lít/1000m 2/lần.

– Có thể đặt thêm phân hữu cơ chậm tan, dùng 3-5 g phân cho vào túi vải, hoặc túi lưới hoặc rải trên mặt chậu, đặt cách gốc hoặc rễ khoảng 5 cm. Mỗi lần tưới nước phun nhẹ vào túi vải cho phân chảy chậm dần vào giá thể.

– Sử dụng các loại phân dễ tiêu có thành phần NPK với tỷ lệ lân cao, chẳng hạn HT Orchid 9:45:15, pha 60g/100 lít nước.

+ Ngoài ra, có thể bổ sung thêm phân bón vi lượng cho cây sinh trưởng và dưỡng mầm hoa.

– Cách bón: Như bón cho cây trưởng thành.

5.7. Chống rét cho vườn lan (áp dụng cho các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ)

Che kín ni lông xung quanh nhà trồng để tránh các đợt gió mùa đông bắc cho vườn lan bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau.

Trong điều kiện nhiệt độ xuống dưới 15 oC cần áp dụng biện pháp tăng nhiệt cho vườn trồng: Dùng quạt sưởi sưởi hoặc máy tăng nhiệt thổi hơi nóng vào vườn lan qua ống dẫn bằng ni lông đặt trên mặt đất, đường kính ống từ 0,4-0,5m, khoảng cách giữa các ống là 3-4 m/ống, trên các đường ống này có đục lỗ với mật độ 1m/lỗ, đường kính lỗ 10cm, để hơi nóng tỏa đều khắp vườn. Nhiệt độ trong vườn đảm bảo từ 20-25 o C. Bật quạt thông gió với bên ngoài 2 lần/ngày.

Nếu không có máy tăng nhiệt có thể dùng các bóng đèn đỏ 75 – 100W với mật độ 8-10 m 2/bóng, treo cách ngọn cây 1 m vào những đợt rét đậm, rét hại để tăng nhiệt và ánh sáng cho vườn lan. Thông gió vườn trồng với bên ngoài 1 lần/ngày.

5.8. Chăm sóc sau khi hoa tàn

– Đưa cây lan vào chỗ thoáng mát, có nắng nhẹ. Nếu thấy chậu ẩm ướt quá thì phải để chậu khô ráo hẳn từ 1 đến 2 ngày mới tưới nước lại

– Chỉ tưới nước, không được pha thêm phân vào nước tưới, chỉ tưới phân khi cây có dấu hiệu tăng trưởng trở lại (rễ mới mọc ra).

– Để cây nhanh chóng ra rễ mới, trong lần tưới nước đầu tiên nên pha thêm B1 có chứa kích thích tố an pha NAA, (pha với nồng độ 5-7 ml/bình 10 lít nước), hoặc Atonik 1.8SL (pha với nồng độ 10 ml/bình 10 lít nước), tưới hoặc phun 80-100 lít/1000m 2, cứ 3 lần tưới nước thì có 1 lần cho thêm B1 hoặc Atonik 1.8SL cho đến khi ra rễ mới.

– Tùy điều kiện thời tiết để tưới nước sao cho đảm bảo đủ nước mà không gây úng làm hư rễ.

– Trong điều kiện mùa hè, tưới nước từ 1-2 lần vào buổi sáng sớm và chiều mát; ngày mưa hoặc trời mát, sau khi tưới phải quan sát khi nào khô đáy chậu và rễ khô trắng bề mặt mới tưới lại.

– Cách tưới: Tưới phun sương hoặc cũng có thể tưới phun mưa cho nước thấm vào toàn bộ chậu lan

– Khi cây ra rễ mới bám vào chậu, dùng dụng cụ cắt sắc và vệ sinh sạch, cắt bỏ lá già, lá bị dập hỏng, lá có biểu hiện bệnh; cắt bỏ rễ già, rễ đã khô chết; cắt bỏ hoàn toàn ngồng hoa cũ. Bôi vôi vào tất cả các vết cắt.

– Sau 1,5-2 tháng, cây phát triển ổn định trở lại, tiến hành chăm sóc, bón phân, tưới nước bình thường giống như giai đoạn “Chăm sóc cây trưởng thành” trong Quy trình này.

7.1. Bệnh hại

7.1.1.Bệnh thối nhũn (do vi khuẩn Erwinia spp.)

– Triệu chứng: Lá hay cuống lá có đốm hay vệt màu trắng trong hay phỏng nước từ từ loang to, vết thối nhũn ra và có mùi hôi.

– Nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn ( Erwinia spp). Bệnh lây lan nhanh, thường phát sinh khi thời tiết nóng ẩm, tháng 5-8 hàng năm.

– Cách phòng trừ:

+ Cách ly cây bị bệnh

+ Phun thuốc trừ rệp hoặc côn trùng chích hút, diệt môi giới truyền bệnh, tránh lây lan sang cây khác.

+ Hạn chế tưới phun trên lá, giảm độ ẩm, giảm tưới và tránh làm ướt lá.

+ Tăng cường thông thoáng gió cho vườn trồng

+ Với cây bị bệnh, khử trùng dụng cụ cắt, cắt bỏ hết những chỗ bị thối và cắt sâu thêm ít nhất 2cm vào phần còn khoẻ.

+ Bôi dung dịch Steptomicine + Ridomil 68WP đậm đặc vào chỗ cắt để khử trùng, khử nấm.

+ Nếu rễ cây hoặc gốc bị thối nên thay bằng chậu sạch và giá thể mới

– Triệu chứng: bệnh xảy ra khi điều kiện sinh trưởng của cây không lý tưởng: sự thay đổi liên tục giá thể ướt, khô, độ lạnh của giá thể… làm cho lá bị mềm ẻo, mép lá chuyển sang màu vàng, rễ cây có màu nâu, tuy nhiên lõi rễ vẫn giữ nguyên. Rễ và thân nhiễm bệnh sẽ ngả sang màu nâu.

– Nguyên nhân gây bệnh do nấm (Fusarium sp.) gây ra

– Phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, sử dụng giống sạch, tiêu hủy tàn dư cây bị bệnh, phun Aliette 800 WG: cây con pha 30-40 g/bình 16 lít nước, cây già pha 50g/bình 16 lít nước; hoặc Ridomil Gold 68WG: cây con 30-40 g/bình 16 lít nước, cây già 50-60 g/bình 16 lít nước. Phun 6 bình/1000m2.

7.1.3.Bệnh đốm lá (do nấm Anternaria dianthi)

– Triệu chứng: Mặt trên và mặt dưới lá có những đốm màu nâu xám hoặc nâu đen. Bệnh thường xuất hiện trên lá già và lá bánh tẻ. Bệnh nặng mật độ vết đốm dày và lan sang các lá khác trên cây.

– Nguyên nhân gây bệnh do nấm (Anternaria dianthi), nấm phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao.

– Phòng trừ:

+ Vào mùa hè che giảm ánh sáng cho phù hợp

+ Thông gió tốt vườn trồng đặc biệt là vào mùa hè

+ Không tưới quá muộn vào buổi chiều tối khiến lá chưa kịp khô

+ Không để mật độ cây quá dày

+ Định kỳ phun phòng bằng một trong các loại thuốc trừ nấm như Ridomil Gold 68WG liều lượng 40-50G/bình 16L, Anvil 5SC liều lượng 16-20ml/bình16L, phun 2 bình/sào BB.

+ Nếu thấy dấu hiệu bệnh phát triển mạnh thì phun 5-7 ngày một lần. Phun liên tục 3-4 lần, khi thấy dấu hiệu bệnh ngừng phát triển thì thôi.

7.2. Sâu hại 7.2.1. Rệp sáp (Chrysomphalus ficus)

– Triệu chứng: Rệp tiết dịch tạo thành lớp sáp phủ màu trắng như bông mặt trên hoặc mặt dưới lá và trú ngụ trong đó, chích hút nhựa trên lá, cuống lá, làm cho lá bị vàng và hỏng lá.

– Nguyên nhân gây hại là do rệp sáp (Chrysomphalus ficus). Rệp phát sinh, phát triển mạnh vào mùa hè thu thời tiết khô và nắng.

– Phòng trừ: Kết hợp với các đợt cắt tỉa, cắt bỏ cành và lá có rệp để tiêu hủy. Phun thuốc diệt rệpArafat 330WP liều lượng 10-15g/bình 16 lít hoặc phun dầu khoáng như Neem oil hay Spray oil,…làm rệp chết ngạt, hoặc ung thối trứng rệp. Phun vào sáng sớm hoặc chiều mát, không phun khi nắng nóng tới 37 0 C, phun kỹ từ mặt trên, mặt dưới lá, thân cây, bẹ lá và tận gốc rễ, nồng độ phun theo khuyến cáo trên bao bì thuốc. Cách 5-7 ngày phun lại 1 lần, phun liên tục 2-3 lần.

7.2.2. Các sinh vật gây hại (sâu róm, sên, kiến)

Phòng trừ :

+ Vệ sinh vườn luôn sạnh sẽ, thông thoáng, thường xuyên kiểm tra vườn.

+ Với ốc sên, hoặc sên có thể bắt bằng tay hoặc dùng vôi bột rắc xung quang vườn trồng và dưới gầm giàn.

+ Với sâu róm hoặc kiến sử dụng thuốc trừ sâu diệt sâu róm: Selecron 500EC liều lượng 30-40ml/16L, hoặc Reasgant 3.6EC liều lượng 10ml/16L. Sử dụng thuốc diệt kiến.

VII. THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN GIÒ, CHẬU LAN TẠI NƠI TIÊU THỤ

– Tưới nước để duy trì độ ẩm trước khi mang đi tiêu thụ hoặc trưng bày

– Khi vận chuyển, bao gói và buộc dây cố định cây để tránh va chạm, dập nát cành hoa.

– Duy trì độ ẩm cho cây bằng việc tưới nước hàng ngày ở nơi tiêu thụ.

Nguyễn Thị Kim Thoa – Trạm Khuyến nông huyện Đan Phượng

– Tránh ánh sáng trực xạ với cường độ cao và nơi có gió lùa hoặc gió mạnh

Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Hoa Hồng

Kỹ thuật trồng hoa hồng

Hoa hồng thu hoạch khi hoa có cánh ngoài vừa hé nở, nên thu vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát lúc cây còn sung nhựa, nhiều nước, thì cành hoa thu mới bền và lâu tàn, trước khi cắt

I. GIỐNG VÀ KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG

1. Giống

Một số giống Hoa hồng đang được trồng phổ biến hiện nay tại Đà Lạt là giống hoa hồng Pháp, Ý, đỏ Hà Lan, Tỷ muội, Vàng titi, Trắng xanh, Song hỷ, Bê Bê, vàng, đỏ, xanh ngọc, .…

2. Kỹ thuật nhân giống: Hoa hồng được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp giâm cành hoặc ghép mắt

*Thời vụ nhân giống

– Thời vụ nhân giống hoa hồng tốt nhất (từ tháng 2-4) và (từ tháng 8-10) là thời gian tốt nhất giúp cho hom giống ra rễ nhanh và đạt tỷ lệ sống cao. Song với điều kiện thời tiết ở Đà Lạt thì việc nhân giống hoa Hồng có thể thực hiện quanh năm.

– Chuẩn bị giá thể: trộn xơ dừa băm nhỏ hoặc tro trấu, đất thịt nhẹ, giàu mùn trộn với phân chuồng hoai theo tỷ lệ 3:1 (đất đồi), trộn đều và đóng vào bịch đen chuyên dùng để ươm cây con.

* Chuẩn bị gốc ghép

– Sử dụng hom hồng dại (Tường vi, tầm xuân) cắt dài từ 20 – 25 cm, dùng dao hay kéo cắt cành bén cắt vát 30, không để cho hom bị xơ dập, nên chọn hom có gai màu tím, hom ở cành bánh tẻ, sạch sâu bệnh. Nhúng hom giống vào dung dịch kích thích ra rễ sau đó cắm vào bầu. Trong thời gian 10 ngày đầu cần che nắng để hom ra rễ, sau đó từ từ cho chiếu sáng và tiếp tục chăm sóc, giữ ẩm, tỉa bỏ những mầm yếu, kém phát triển chỉ chừa 3-4 mầm khoẻ mạnh, khoảng sau 3 tháng thì có thể ghép được.

– Tiến hành ghép: chọn gốc ghép sinh trưởng tốt, cành mập, khỏe để ghép. Sử dụng mắt ghép đủ tiêu chuẩn từ vườn cây sạch bệnh, lấy mắt ghép có kích thước 1cm x 3cm, có một chồi nhú lên bằng hạt gạo, ghép theo cách ghép da hình chữ T ngược dùng nilon quấn quanh mắt ghép theo kiểu ngói lợp, chừa phần chồi lại. Trong thời gian này nên che nắng mắt ghép và không được tưới ướt mắt ghép, luôn giử ẩm cho gốc ghép. Khoảng 15 ngày sau có thể mở dây nylon ra kiểm tra nếu mắt ghép còn tươi là đạt. Sau đó cắt bỏ hết tán và nhánh của gốc ghép để tập trung nuôi mắt ghép. Có thể giảm che nắng từ từ để mắt ghép làm quen với ánh sáng trực tiếp và tỷ lệ sống cao hơn.

* Chọn cành giâm

-Vườn hoa hồng dùng để cắt hom nhân giống cần được chăm sóc kỹ theo yêu cầu phân bón để đảm bảo hom giống tốt, sạch sâu bệnh.

          

– Cành hồng dùng để nhân giống là cành bánh tẻ khoẻ, mập, thẳng và sạch sâu bệnh, đang mang hoa ở giai đoạn sử dụng.

– Chọn mắt giâm: là loại mắt ngủ bắt đầu nhú lên bằng hạt tấm thì khi giâm mắt bắt đầu nẩy lộc ngay, cành giâm phát triển tốt thì khi đem trồng cây có sức sinh trưởng phát triển tốt, cho hoa đẹp.

– Trên cành đã chọn để cắt hom giống giâm chỉ nên lấy đoạn giữa của cành không nên lấy đoạn ngọn và gốc. Hom giống có chiều dài từ 8 – 10 cm trên đoạn cành có từ 1-3 mắt nhưng có 2 mắt là tốt nhất. Khi cắt cành nên dùng kéo cắt cành chuyên dùng, cắt vát 30, không để vết cắt bị dập nát. Trên đoạn cành cắt nên giữ lại từ 2-3 lá chét ở cuống lá mắt trên.

* Kỹ thuật pha, nhúng thuốc kích thích ra rễ: Hoa Hồng là loại cây thân gỗ tương đối khó ra rễ khi giâm, vì vậy muốn kích thích cành giâm ra rễ nhanh ta dùng thuốc kích thích ra rễ như IAA, NAA, axit giberelic với nồng độ từ 2000-2500 ppm. Hom giống sau khi cắt đem nhúng nhanh vào dung dịch pha sẵn trong khoảng thời gian 3-5 giây rồi cắm vào giá thể được chứa trong bầu nilon hoặc khay nhựa. Khi cắm hom giống phải thẳng đứng, cắm sâu từ 1-1,5cm. Khoảng cách hom giâm từ 4 – 5 cm trong khay nhựa hoặc mỗi túi bầu là một hom.

II. TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

1. Chuẩn bị đất

Vệ sinh đồng ruộng sạch, xử lý cỏ dại, nhặt các gốc cây rễ cây trên ruộng. Sau đó cày sâu 45 – 50 cm, bừa kỹ 2 – lần, bón vôi cải tạo độ chua của đất kết hợp bón lót phân chuồng.

Đánh luống: Mặt luống + rãnh: 1,3m (rãnh 30cm). Luống hình chóp nón, cao từ 25-30 cm, thoát nước tốt, tránh bị ngập úng.

2. Kỹ thuật trồng hoa hồng

Khoảng cách trồng: cây cách cây 20 – 30 cm, hàng cách hàng 50 cm. Trồng cây giống thẳng đứng, nên trồng theo kiểu nanh sấu.

Khi trồng tay trái giữ cây, tay phải lấp đất nhẹ vào xung quanh gốc, ấn nhẹ tay cho cây đứng, tránh làm đứt rễ cây, không để phân tiếp xúc với đất. Trồng xong t­ới thật đẫm n­ước.

3. Chăm sóc

Lượng phân sử dụng cho 1000m2

– Phân chuồng: 10m3, vôi 200 kg

– Lân: 40 -50 kg

– Ure: 26 – 30kg

– KCl: 30 kg

– Phân vi sinh: 280 – 300 kg

Ngoài ra còn dùng một số phân bón vi lượng phun qua lá để bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây hoa.

Cách bón:

– Bón lót: toàn bộ phân chuồng, lân, phân vi sinh

– Bón thúc: 2 tuần bón một lần

+ Lần 1: 1/5 kg Ure + 1/5kg KCl

+ Lần 2: 1/5 kg Ure + 1/ 5 kg KCl

+ Lần 3: 1/6 kg Ure + 2/5kg KCl

+ Lần 4: lượng Ure và KCl còn lại

Ngoài ra định kỳ hàng tháng bổ sung 1 lần phun vi lượng

Với cây hoa hồng có chu kỳ sinh trưởng kéo dài nhiều năm nên hàng năm phải bón phân chuồng, phân vi sinh, lân, vôi để bổ sung dinh dưỡng cho cây.

4. Kỹ thuật t­ưới n­ước

Có 2 phư­ơng pháp tư­ới: T­ưới n­ước ngập rãnh tức là bơm n­ước vào 2/3 các rãnh để 2 tiếng đồng hồ sau đó rút hết nư­ớc hoặc t­ưới bằng vòi bơm vào mặt luống giữa 2 hàng cây, tránh bắn n­ước nhiều lên bộ lá và nụ sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh lan truyền. Nếu t­ưới bằng vòi bơm thì giữa 2 hàng cây ta tạo ra 1 rãnh nhỏ để khi t­ưới n­ước và phân không chảy ra ngoài.

5. Kỹ thuật bón phân

Hoa hồng rất ­ưa phân hữu cơ, sau khi trồng 1 – 2 tháng là phải t­ưới phân cho cây. Có thể dùng phân hữu cơ ngâm ủ với phân vi sinh sông gianh theo tỷ lệ 2m3 n­ước cần 300 kg phân hữu cơ + 50 kg phân vi sinh tư­ới cho 5.000m2.

6. Kỹ thuật bấm ngọn, vít cành điều tiết sinh tr­ưởng

Ph­ương pháp bấm ngọn, vít cành ta có thể đạt đ­ược 3 mục đích sau:

– Làm tăng năng suất từ 3 – 4 lần (có thể thu từ 7 – 9 bông/1gốc/lần thu).

– Điều khiển ra hoa theo ý muốn

L­ưu ý: Vít cành chỉ áp dụng đối với cây giâm

7. Kỹ thuật bao hoa trên đồng ruộng

Mục đích: Để tránh côn trùng và các tác động của môi trư­ờng xung quanh, đồng thời giữ hoa nhanh nở trong vài ngày. Có 2 cách bao hoa là bao bằng giấy báo (cắt 1 mảnh giấy báo quấn quanh bông hoa và buộc hoặc dán lại) và bao bằng l­ưới bao có sẵn.

8. Phòng trừ sâu bệnh

a. Sâu: trên cây hoa hồng phổ biến nhất là nhện đỏ, sâu xanh, rầy. Dùng thuốc Polytrin, Sherpa, Karate, Actara, Supracide, Commite…

b. Bệnh:

*Bệnh đốm đen: Vết bệnh hình tròn hoặc bất định, ở giữa vết bệnh màu xám nhạt, xung quanh màu đen. Vết bệnh xuất hiện cả hai mặt lá. Bệnh nặng làm lá vàng, rụng hàng loạt.

* Bệnh đốm mắt cua : Vết bênh là những đốm nhỏ hình mắt cua, phía trong hơi lõm, ở giữa màu nâu nhạt, xung quanh nổi gờ màu nâu đậm. Bệnh thường hại chủ yếu trên lá bánh tẻ, lá già, nhiều vết chi chít làm lá vàng, rụng.

* Bệnh đốm vòng: Vết bênh là những đốm nhỏ, hình tròn đồng tâm, màu nâu nhạt. Bệnh hại cả lá bánh tẻ và lá già.

Dùng thuốc Score 250 EC, 2S sea & see 12WP, 12DD, Champion 77WP Daconil 550 SC, Altracol 70 BHN,…để phun phòng trừ các loại bệnh trên.

*Bệnh phấn trắng: Vết bệnh dạng bột phấn màu trắng xám, hình dạng bất định. Bệnh thường hại trên ngọn non, chồi non, lá non, gây hại cả hai mặt lá. Bệnh nặng hại cả thân, cành nụ và hoa, làm hoa biến dạng không nở, thân khô, giảm nụ và bệnh nặng làm chết cây. Dùng thuốc Score 250 EC, Daconil 550 SC, Som 5DD, Viben 50BHT…

* Bệnh gỉ sắt: Vết bệnh dạng ổ nổi màu vàng da cam hoặc màu nâu gỉ sắt, thường hình thành mặt dưới lá. Mặt trên lá bênh mất màu xanh bình thường, chuyển sang màu vàng nhạt. Bệnh nặng làm lá khô cháy, dễ rụng, hoa nhỏ và ít, cây còi cọc.

– Phòng trị: Phun thuốc Anvil 5 SC, Suppertilt, Coct 85, 2S sea & see 12WP, 12DD, Champion 77WP …

* Bệnh thán thư: Vết bệnh có dạng hình tròn nhỏ, hình thành từ chóp lá, mép lá hoặc giữa phiến lá. Ở giữa vết bệnh màu xám nhạt hơi lõm, xung quanh có viền màu nâu đỏ hoặc màu đen. Trên mô bệnh về sau thường hình thành các hạt đen nhỏ li ti. Bệnh hại lá bánh tẻ và là già. Phòng trị: Phun thuốc Ticarben 50WP, Derosal 50 SC, Topan, Fusin, Score 250 EC.

* Bệnh mốc sương: Vết bệnh có hình dạnh bất định màu vàng, khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi vết bệnh ăn lan dần ra, liên kết với nhau làm lá vàng rụng. Bệnh xuất hiện ở những lá già và lan dần lên phần trên.

Phòng trị: Benex 50 WP, Bendazol 50WP, Folpan, Ridomil Gold….

IV. THU HOẠCH, BẢO QUẢN HOA SAU CẮT CÀNH

Hoa hồng thu hoạch khi hoa có cánh ngoài vừa hé nở, nên thu vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát lúc cây còn sung nhựa, nhiều nước, thì cành hoa thu mới bền và lâu tàn, trước khi cắt Hoa nên tưới nhiều nước. Cắt cách gốc cành chừa lại 3 lá, phần cành hồng còn lại sẽ cho 3 chồi mới, ta chỉ chọn 1-2 chồi khỏe cho ra hoa tiếp tục.

Sau khi cắt hoa nhúng ngay vào thùng nước có chứa chất khử Etylen khoảng 30 phút, sau đó ngâm vào thùng chứa dung dịch dinh dưỡng cho hoa no khoảng 1 – 3 giờ, nếu có điều kiện thì bảo quản trong kho lạnh, còn không thì phải để hoa ở chõ thoáng mát, sạch sẽ và đóng gói trước khi vận chuyển đi xa. Có như vậy thì hoa cắm mới bền và các nụ hoa sẽ nở hết, không có hiện tượng nụ ngủ.

Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Lan Hồ Điệp

Việt Nam có khí hậu thích hợp và có nhiều nguyên liệu làm giá thể tốt cho lan Hồ điệp sinh trưởng và phát triển, nhiều tiềm năng trở thành một nước sản xuất lan Hồ điệp lớn trong khu vực. Theo số liệu thống kê, tính đến năm 2004, diện tích trồng hoa của cả nước xấp xỉ 9.000 ha (Nguyễn Xuân Linh và Nguyễn Thị Kim Lý, 2005).

Theo thống kê của Trung tâm Nghiên cứu Hoa, Cây cảnh (Viện Nghiên cứu Rau quả), từ năm 2008 đến nay, quy mô sản xuất lan Hồ điệp thương mại tăng lên đáng kể và dần đều qua các năm, cả về diện tích, số lượng, cũng như mức độ đầu tư: diện tích toàn miền Bắc trước năm 2005 là 1.200m 2 và 23.000 cây, năm 2012 diện tích toàn miền đã tăng lên 24.100m 2 và 333.000 cây. Tuy thế, lượng cung vẫn không đủ cầu và phải nhập 230.000 cây từ Trung Quốc và Đài Loan. Nhu cầu cây giống và cây lan thương mại của Việt Nam cao như vậy nhưng thực tế về phương thức sản xuất hoa lan Hồ điệp ở miền Bắc Việt Nam chủ yếu vẫn là hình thức nhập cây con, cây nhỡ và cây đã có ngồng về chờ hoa nở để tiêu thụ. Từ năm 2008-2012, hình thức nhập cây giống về để sản xuất tăng dần. Số lượng nhập cây nhỡ giảm đi nhưng số lượng nhập cây ngồng vẫn cao. Như vậy, việc sản xuất giống ở Việt nam còn rất hạn chế, không chủ động nguồn giống trong sản xuất cả về số lượng cũng như chủng loại (Nguyễn Thị Sơn và ctv, 2014).

Quy trình trồng và chăm sóc lan Hồ điệp

Là một trong những khu vực xuất hiện nhiều loại lan quý trên thế giới, với điều kiện khí hậu, ẩm độ, nhiệt độ, cường độ ánh sáng của miền Bắc Việt Nam có nhiều điểm tương đồng so với các vùng trồng hoa lan Hồ điệp theo quy mô công nghiệp như Quảng Châu (Trung Quốc), Cao Hùng (Đài Loan). Miền Bắc Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển sản xuất lan Hồ điệp theo quy mô công nghiệp, tuy nhiên nếu trồng ở điều kiện tự nhiên lan Hồ điệp sẽ ra mầm hoa sau đợt gió mùa Đông Bắc vào khoảng tháng 10 dương lịch, cho hoa nở vào tháng 2-3 dương lịch năm sau (chậm so với Tết âm lịch 30-50 ngày), mặt khác để nở tự nhiên hoa ra không đồng đều, chỉ đạt 35,5% số cây cho hoa nở.

Theo các chuyên gia, Việt Nam được đánh giá là nước có tiềm năng lớn trong sản xuất phong lan, nhưng thực tế hiện nay là: trong khi nhu cầu hoa lan nội địa và nhu cầu xuất khẩu đang ở mức cao thì Việt Nam vẫn phải chi hàng tỷ đồng mỗi năm để nhập khẩu lan. Tìm giải pháp phát huy tiềm năng của ngành lan Việt Nam là một trong những vấn đề được quan tâm trong Đề án phát huy tiềm năng xuất khẩu rau hoa quả mà Bộ Thương mại đã và đang triển khai hiện nay (Đặng Văn Đông, 2004).

Quy trình, phương pháp tổ chức thực hiện

Đảm bảo tối thiểu các yêu cầu:

– Vườn cây con được thiết kế theo kiểu mái vòm hoặc chữ A, cao 4-5 m, xung quanh che lưới chắn gió nhưng phải thật thoáng mát, tuyệt đối không cho ánh sáng trực tiếp vào lan Hồ điệp.

– Vườn phải có mái che mưa, lưới cắt nắng hai lớp trong đó lớp phía dưới có thể di chuyển để điều chỉnh ánh sáng.

– Vườn phải thoáng mát, nhiệt độ trong vườn không được cao hơn nhiệt độ bình thường bên ngoài.

– Giàn cây nên thiết kế cách mặt đất tối thiểu 70-80cm. Chiều rộng luống khoảng 1,2-1,6m tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc. Vật liệu làm giàn có thể là tre, gỗ, hoặc bằng sắt tùy điều kiện kinh tế nhưng phải đảm bảo chắc chắn.

Tùy vào khả năng mà vườn có thể thiết kế thêm lưới chống côn trùng xung quanh, hệ thống tưới phun, hệ thống phun sương làm mát không khí trong nhà, hệ thống tưới phun làm mát trên mái,…

– Ở địa phương không đảm bảo điều kiện để cho cây ra hoa, cần phải nhà để xử lý lạnh, hoặc vận chuyện đến vùng khác để đảm bảo điều kiện cho cây ra hoa.

Chuẩn bị giá thể

– Sử dụng dớn mềm Trung Quốc, New Zealand hoặc dớn mềm Chi Lê đã được xử lý an toàn nấm bệnh làm giá thể.

– Dớn có đặc tính tơi xốp và thoáng khí, đồng thời có khả năng giữ nước tốt.

– Dớn được làm tơi xốp và tưới đủ ẩm trước khi sử dụng để trồng, dớn trồng không được quá ẩm và cũng không được khô.

Chậu trồng

– Chậu trồng lan Hồ điệp là chậu không sâu, nhỏ, màu trắng.

– Khi cây còn nhỏ dùng chậu có đường kính 5 cm, sau 4-6 tháng khi cây có khoảng cách giữa 2 lá lớn hơn 12 cm thì chuyển sang chậu có đường kính 8,3 cm. Sau giai đoạn trồng từ 9-12 tháng khi khoảng cách giữa 2 lá lớn hơn 18 cm thì tiếp tục chuyển sang chậu có đường kính 12 cm.

– Cây con trong chai được lấy ra nhẹ nhàng, rửa sạch môi trường còn dính trên rễ cây đến khi thấy không còn nhớt, cắt bỏ những rễ, lá bị hư, thối. Sau đó xếp cây lên khay hoặc rổ nhựa cho ráo nước, nhưng không để quá khô làm mất sức của cây.

– Khi cây đã ráo nước tiến hành trồng ngay vào chậu nhựa trong, giá thể là dớn mềm đã được xử ‎lý như sau:

+ Bước 1: dớn được làm tơi xốp;

+ Bước 2: tưới phun sương giúp dớn ướt đều bề mặt;

+ Bước 3: vắt ráo nước rồi mới bắt đầu trồng.

Sau khi xử lý dớn xong, tiến hành bó cây đều quanh gốc, sau đó đặt vào chậu nhựa. Chậu nhựa được lót một lớp xốp hay than củi mỏng (từ 0,5-1,5 cm), chú ý bó dớn không quá chặt hoặc quá lỏng. Sau khi trồng 3-5 giờ tiến hành phun thuốc trừ nấm và vi khuẩn với nồng độ bằng ½ nồng độ khuyến cáo, định kỳ 3 ngày/lần.

* Điều kiện ở vườn ươm: nên giữ nhiệt độ thích hợp trong vườn ươm ở mức 23-28 0 C, đảm bảo hệ thống thông gió hoạt động tốt, độ ẩm 70-80%. Che mưa tuyệt đối, che sáng 50-70%.

* Bón phân: giai đoạn từ khi trồng đến 1 tháng, liều lượng phân chỉ sử dụng bằng 1/3 liều khuyến cáo với định kỳ 3 ngày/lần. Sau 1 tháng chế độ chăm sóc như sau:

– Sử dụng phân vô cơ chuyên dùng có hàm lượng đạm cao như: NPK 30-10-10, phân cá Fish Emulsion 5-1-1, định kỳ phun 2 lần/ tuần, nồng độ phun bằng ½ liều khuyến cáo trong 4 tháng đầu, sau đó phun như khuyến cáo. Cứ 3 định kỳ phun phân vô cơ xen kẽ 1 định kỳ phun phân hữu cơ (Fish Emulsion) + 1 định kỳ phun B1.

– Sau khi cây có từ 4 lá trở lên (tương đương cây ≥ 15 tháng), giai đoạn này là cây chuẩn bị ra hoa, do đó quá trình chăm sóc nên chú ‎ ý về điều kiện nhiệt độ và chế độ phân bón. Thời điểm này nên tăng hàm lượng lân và kali để đảm bảo tăng tỷ lệ hoa và chất lượng hoa (chú ý Hồ điệp ra hoa không phụ thuộc vào hàm lượng phân NPK mà phụ thuộc vào yếu tố nhiệt độ). Trong thời gian này, duy trì nhiệt độ thấp từ 18-25 0C hoặc nhiệt độ chênh lệch ngày đêm từ 8-10 0C. Lan Hồ điệp có hoa liên tục, do đó xử lý nhiệt độ thấp càng dài thì hoa càng nhiều, khoảng cách giữa các hoa càng ngắn. Nếu nhiệt độ trên 25 0C thì không thể phân hóa hoa, dưới 15 0 C thì không ra nụ, ra hoa. Trước khi đưa vào xử lý 10 ngày tưới phân NPK 6-30-30 pha nồng độ 1g/lít nước, thời gian phun 7-10 ngày/lần, để cho hoa mập hơn, bền và sắc hoa tươi lâu hơn.

– Là khâu quan trọng, giúp duy trì ẩm độ thích hợp cho cây. Cây cần đảm bảo ẩm độ từ 50-70%. Do đó quá trình tưới cần đảm bảo độ ẩm thích hợp giúp cây sinh trưởng phát triển tốt.

– Tùy thuộc vào độ ẩm của giá thể mà có thể tưới một hay nhiều lần. Hàng ngày tưới phun sương nhẹ 2 lần vào giữa buổi sáng và giữa buổi chiều. Lan Hồ điệp là loại cây rất dễ bị thối nhũng nên khi tưới phun cần đảm bảo trên bề mặt lá không bị đọng nước. Do đó, cần tưới đẫm vào chậu là thích hợp nhất.

* Thay chậu lần thứ nhất: sau khi trồng được từ 4-6 tháng, lúc này khoảng cách giữa 2 lá khoảng 12 cm thì chuyển sang chậu có đường kính 8,3 cm. Lấy cây ra khỏi bầu, tách bỏ giá thể cũ và thay bằng giá thể mới rồi trồng lại vào chậu mới nhẹ nhàng tránh làm tổn thương đến rễ. Dưới đáy chậu lót 1-2 miếng xốp giúp chậu thoát nước tốt, tránh làm cây bị úng. Sau khi thay chậu khoảng 3-5 giờ tiến hành phun thuốc trừ nấm và vi khuẩn. Trong 4 tuần đầu sau khi trồng, tưới phun nhẹ trên bề mặt lá và giá thể, giữ ẩm môi trường xung quanh. Sau khoảng 2 ngày có thể bón phân, lượng phân bón NPK theo tỷ lệ 30-10-10 pha 0,5g/1lít nước, ngoài ra có thể bổ sung các loại phân hữu cơ như Humix, Dynamic, Seaweed,…

* Thay chậu lần thứ hai: lần thay chậu thứ 2 cũng là lần thay chậu cuối cùng, được xác định khi cây có khoảng cách 2 lá đạt khoảng 18cm, tương ứng với giai đoạn cây được 9-12 tháng tuổi. Sử dụng chậu có đường kính khoảng 12 cm. Cách thay chậu tương tự như lần đầu nhưng chú ý dùng kéo cắt bớt các rễ già trước khi trồng lại. Yêu cầu ngoại cảnh trong giai đoạn này như sau: che sáng đối với mùa hè là 60-70% và mùa đông 40-50%, nhiệt độ 20-28 0C, độ ẩm 70-80%. Sau khi chuyển chậu lần thứ 2 khoảng 5-6 tháng cây có khoảng 4 lá và bắt đầu phân hoá mầm hoa.Trong thời gian này cần duy trì nhiệt độ thấp từ 18-20 0C, hoặc nhiệt độ chênh lệch ngày đêm từ 8-10 0C. Lan Hồ điệp có hoa liên tục, vì vậy khi được xử lý nhiệt độ thấp trong thời gian càng dài thì cây ra hoa càng nhiều và khoảng cách giữa các hoa càng ngắn. Nhiệt độ cao trên 25 0C cây khó phân hóa hoa. Nhiệt độ thấp dưới 15 0 C ra nụ, ra hoa kém.Trong suốt thời kỳ phân hóa mầm hoa đến khi cây nhú phát hoa sử dụng phân có hàm lượng P, K cao. Có thể phun NPK loại 6-30-30 pha 1g/lít nước, thời gian phun 7-10 ngày/lần. Khi cây nở hoa chú ý không tưới nước hoặc dinh dưỡng lên hoa. Khi cành hoa nở gần tàn cắt ngay cành hoa và tưới phân NPK 30-10-10 để dưỡng cây cho trà hoa sau.

Cây lan trồng trong chậu 12 cm được 5-6 tháng, khoảng cách giữa 2 đầu mút lá khoảng 18-20 cm, rễ ra đều xung quanh bầu là đủ tiêu chuẩn đưa vào xử lý phân hóa mầm hoa (thời gian từ khi ra ngôi đến khi đủ tiêu chuẩn đưa vào xử lý phân hóa mầm hoa là 18-20 tháng tuổi).

Có 2 cách xử lý phân hóa mầm hoa:

– Điều kiện xử lý: nhà lưới hiện đại có các thiết bị có thể điều khiển được nhiệt độ, ánh sáng.

– Thời gian bắt đầu xử lý 1/8 (âm lịch), khi xuất hiện mầm hoa được 3-5 cm (khoảng 45-50 ngày) thì dừng lại.

– Chế độ nhiệt độ: duy trì điều kiện nhiệt độ ban ngày 23-24 0C (12 giờ), ban đêm 15-16 0 C (12giờ).

– Chế độ ánh sáng: cường độ ánh sáng ban ngày 15.000 – 20.000 lux trong thời gian 6-8 giờ/ngày.

– Phân bón: sử dụng loại phân có NPK 6-30-30+TE, pha với tỷ lệ 1g/ lít nước, phun và tưới trước khi đưa vào xử lý 10 ngày và định kỳ 5-7 ngày 1 lần trong suốt quá trình xử lý. Bên cạnh đó bổ xung thêm B1 với tỷ lệ 2,5ml/ lít nước, 5-7 ngày phun 1 lần.

Cách 2: Xử lý trong điều kiện tự nhiên

– Điều kiện nơi xử lý: chọn những nơi có điều kiện sinh thái mát mẻ (nhiệt độ ban đêm 15-18 0C, nhiệt độ ban ngày 23-25 0 C, độ ẩm 75-80%), có số giờ chiếu sáng từ 6-10 giờ/ngày với cường độ ánh sáng trên 20.000 lux

– Chuẩn bị nhà che: làm nhà che kiên cố hoặc nhà che tạm đảm bảo được tránh mưa, nắng trực tiếp, có giàn để cây. Làm hướng nhà và giàn che theo hướng Bắc – Nam để tận dụng được nhiều ánh sáng mặt trời.

– Thời gian bắt đầu xử lý 1/8 (âm lịch), khi xuất hiện mầm hoa được 3-5 cm (khoảng 45-50 ngày) thì dừng lại và chuyển sang giai đoạn chăm sóc mầm hoa.

– Chế độ ánh sáng: cường độ ánh sáng ban ngày 15.000-20.000 lux, trong khoảng 6-8 tiếng/ngày, có thể điều chỉnh bằng việc kéo và thu lưới đen.

– Phân bón: sử dụng loại phân có NPK tỷ lệ 6-30-30+TE, 1g/ lít nước, phun và tưới trước khi đưa vào xử lý 10 ngày và định kỳ 5-7 ngày 1 lần trong suốt quá trình xử lý. Bên cạnh đó bổ xung thêm B1 với tỷ lệ 2,5ml/ lít nước, 5-7 ngày phun 1 lần.

Phun thuốc trừ nấm và vi khuẩn định kỳ 7 ngày/lần với liều lượng bằng ½ liều khuyến cáo trong tháng đầu. Sau đó phun theo khuyến cáo. Thường gặp các loại bệnh sau:

– Bệnh thối nâu: gây ra bởi vi khuẩn Pseudomonas cattleyae là bệnh phổ biến và trầm trọng nhất đối với lan Hồ điệp. Triệu chứng đầu tiên có thể nhìn thấy là trên lá có những đốm nhỏ màu vàng nhạt, sau đó vết thủng sâu hơn và biến thành màu nâu đậm sũng nước, càng ngày vết bệnh càng lan to dần.

– Bệnh thối mềm: do vi khuẩn Erwinia carottovota và E. Chrysanthemi gây ra. Thường thấy 1/3 lá bị nhũng và ăn sâu vào gốc gây thối cả gốc.

Cách lây bệnh: nước bắn tóe khi phun, sự tiếp xúc giữa cây với cây, các thao tác bằng tay khi tiếp xúc với cây (dịch chuyển, dọn vệ sinh vườn, nhổ cỏ, thu hoạch,…); các dụng cụ bị nhiễm khuẩn, bởi côn trùng, động vật thân mềm,…Môi trường ẩm ướt và thiếu ánh sáng là điều kiện thích hợp cho bệnh phát triển. Độ ẩm cao tạo điều kiện cho vi khuẩn xuất hiện, lan truyền, xâm nhiễm và sinh sản.

Kịp thời theo dõi những cây bị bệnh, tất cả lá, thân, rễ bị nhiễm bệnh phải ngay lập tức tập trung tiêu hủy khỏi vườn ươm. Sử dụng phân bón cân đối NPK. Luôn vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh thông thoáng. Sử dụng các loại thuốc diệt khuẩn như: Starner, Streptomycin, Tetraciline,…

– Bệnh thán thư lá: vết bệnh như vòng tròn đồng tâm có màu vàng, bệnh nặng làm cho lá héo rũ. Sử dụng Score (Difennoconazole), Carbendazim,…

– Nhện đỏ: nhện tấn công ở mặt dưới lá. Những cây bị nhện gây đỏ gây hại còi cọc và rụng lá.Trên lá xuất hiện những đốm nhỏ lõm li ti màu nâu và tạo những màng nhện. Trên phát hoa và hoa cũng cùng triệu chứng tương tự.

Thời tiết khô, ấm là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhện. Tăng độ ẩm và độ ẩm ướt trên lá, nhiệt độ thấp có thể hạn chế sự phát triển của chúng. Nếu bị nhiễm nhẹ, chỉ cần dùng vòi nước xịt mạnh thì có thể rửa trôi, làm giảm số lượng nhện. Nên phối hợp các loại thuốc và thường xuyên thay đổi thuốc để tránh kháng thuốc. Có thể sử dụng các loại thuốc như: Ortus, Alfamite,…

– Rệp sáp: các loài rệp đều có đặc điểm chung là tiết ra một lớp sáp che chở cho cơ thể, lớp này hình thành nên một lớp vỏ cứng, có hình dạng, màu sắc và kích thước khác nhau. Gây hại bằng cách chích hút. Nếu bị nhiễm nặng, lá bị vàng, rụng. Khi mật số rệp sáp cao, chúng còn là tác nhân tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển. Chúng gây hại chủ yếu vào mùa nắng.

Để phòng trừ, vệ sinh cho vườn thông thoáng, cắt bỏ các cây, lá có nhiều rệp; phun nước với áp lực mạnh rửa trôi rệp sáp; thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện và phun thuốc diệt trừ rệp kịp thời nhất. Phòng trị rệp sáp rất có hiệu quả khi dùng thuốc bảo vệ thực vật nhóm Lân hữu cơ, Bi-58, Suprathion 40EC, Xi-men 2SC, Dầu khoáng DC-Tron Plus 98.8EC,…phun trực tiếp vào chỗ có rệp đeo bám.

Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Hoa Cẩm Chướng

Quy trình trồng và chăm sóc hoa cẩm chướng cần lưu ý: yêu cầu ngoại cảnh, chọn giống, làm đất, thời vụ, ươm cây. Giới thiệu phương pháp nhân giống vô tính bằng ngọn cây hoa cẩm chướng.Người ta quen gọi cẩm chướng bởi vì hoa có nhiều màu sắc đẹp, giống như bức trướng bằng gấm nhiều màu sắc.

Hoa có nguồn gốc từ Địa Trung Hải và chuyển vào Việt Nam từ nửa đầu thế kỷ 20. Hoa trồng trong bồn, trong công viên, thông thường là sản xuất hoa cắt và thích hợp ở nhiều vùng sinh thái khác nhau.

Hoa cẩm chướng thơm thuộc họ Caryophyllaceae, đặc điểm thân mảnh, có các đốt ngắn mang lá kép, bé, thân gãy khúc nhiều, thân bò là chính, trên mặt lá có ít phấn trắng, hoa nhiều màu sắc, hoa đơn nhiều hơn hoa kép, lông nhỏ, ít bị sâu bệnh. Thân phân nhánh nhiều, có đốt dễ gãy giòn, lá cẩm chướng mọc đối phiến lá nhỏ dày, dài, không có răng cưa, mặt lá thường nhẵn.Hoa mọc đơn từng chiếc một ở nách lá hoa kép có nhiều màu sắc ngay trên cùng một bông, quang mang nhiều hạt, có từ 330 – 550 hạt.

Cây hoa thường được trồng bằng chồi (vô tính) ngọn, nhưng ít người làm mà thường gieo hạt. Chọn những cây khỏe, có hoa đẹp, không sâu bệnh, màu hoa tươi, sặc sỡ, hoa to và cây để lấy hạt làm giống không nên cắt hoa, chỉ để giống ở cây chính vụ. Hạt hoa khó nảy mầm, phải bảo quản tốt hạt giống.

Đất phải làm kỹ, nhỏ mịn, lên luống phẳng, thông thường luống rộng 80cm, mặt luống 60cm, đất phải xử lý Foocmalin (hay Fooc mol) 40%; pha 5 cc foocmalin 40% vào 3 – 5 lít nước phun ướt đất, đậy nilon ủ 7 – 10 ngày.

Phân bón: 10kg phân chuồng mục, 1kg Tecmo phốt phát, 1kg vôi bột, 0,5kg kali sunphát, trộn đều rải trên đất, xới nhẹ để trộn. Có thể rạch hàng nông hay gieo trên mặt luống, nếu rạch hàng cách nhau 5 -1 0cm, hạt trước khi gieo trộn với tro hay cát rắc cho đều. Hạt rắc xong phủ 1 lớp đất bột mỏng, phủ một lớp rơm rạ mỏng, sau khi gieo 4 – 6 ngày, hạt sẽ mọc, tưới nhẹ đủ ẩm 2 lần trong 1 ngày.

Khi cây gieo cao 2- 3cm, nhổ tỉa trồng thưa trên các luống vườn ươm với khoảng cách 5 x 5cm, cây được 10 – 12 cm thì đưa trồng nơi cố định ngoài ruộng SX.

Hoa trồng mùa hè cũng được, nhưng hoa xấu, thời vụ chủ yếu là đông xuân, muốn trồng để cho hoa ngày tết thường gieo hạt khoảng tháng 8 – 9 như các giống hoa khác.

Cây non ở tại vườn ươm khoảng 25 – 27 ngày rồi mới trồng ra ruộng mật độ 25 x 30cm.

Nhân giống vô tính bằng ngọn

Thường nhân giống bằng hạt nhưng vì nhập hạt quá đắt nên người ta phải giâm bằng chồi và ngọn. Bằng phương pháp này chúng ta chủ động thời vụ, lượng cây giống, nhanh ra hoa, sử dụng cây mẹ lấy giống là F1. Ta tách ngọn từ nách lá cây mẹ, tiến hành giâm từ tháng 8, ta chọn cây mẹ F1 sinh trưởng khỏe, ngắt ngọn, vạt bớt lá già lá bánh tẻ, xử lý qua aNAA cắm vào cát ẩm trong nhà giâm cành. Nên xây dựng nhà giâm cành kiểu làm tạm.

Cách làm: Đóng cọc xung quanh luống, đổ đất phù sa lên, sau đó đổ 10cm cát sạch đáy sông, phải làm sao luống cao 20 – 30cm, xử lý foomalin nồng độ 2 – 3% 10 ngày trước khi giâm cành. Cắm cách 2 – 3cm cho 1 cây, hàng ngày phun ẩm. Khoảng 10 – 15 ngày sau thì ra rễ. Khi nào kiểm tra có tới 90% số cây ra rễ thì mở giàn che, giàn che có thể mở từ từ, sau khi mở giàn che phải phun thuốc trừ nấm ngay. Thời kỳ đầu tuyệt đối không tưới nước phân, mà dùng phương pháp phun N:D.K tỷ lệ 1:1:1 phun 5 ngày một lần, lần thứ 3 là 3%.

Chọn đất trồng cẩm chướng phải cao ráo, đất tốt, nhiều mùn luống cao tránh nắng, luống rộng 1,2 – 1,5m, cao 20 – 25cm.

Mật độ khoảng cách bằng trồng với khoảng 30 x 30cm, sau khi trồng, ở mỗi gốc cây cắm 1 que nhỏ, rồi buộc nhẹ cây vào que để bảo vệ. Sau khi trồng ta tưới nước phân chuồng loãng tỷ lệ 1/200; lượng N:P:K = 1:1:1, tưới thường xuyên 20 ngày/lần cho tới khi cây ra nụ.

Khi cây ra nụ, bón N:P:K = 1:2:3 dạng phân là urê, tecmôphotphat, K2SO4. Nếu cần ngắt ngọn thường xuyên để nhân giống thì N:P:K = 1:3:2. Cẩm chướng trồng bằng ngọn sau 70 – 85 ngày thì bắt đầu ra hoa.

Cẩm chướng thơm hay bị bệnh đốm và lở cổ rễ do vi khuẩn gây nên, nên phải xử lý đất bằng Falizan… và phun Bactoudes khi phát bệnh.