Top 5 # Xem Nhiều Nhất Phương Pháp Trồng Cây Cà Phê Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Hướng Dẫn Phương Pháp Bón Phân Cho Cây Cà Phê

Trong đất trồng trọt bao giờ cũng có hàm lượng chất hữu cơ nhất định. Đất mới khai phá có tỷ lệ hữu cơ khá cao và giảm dần theo thời gian và thời vụ canh tác.

Theo kết quả khảo sát của Bộ Nông nghiệp, lúc mới khai phá, hàm lượng chất hữu cơ trong đất Tây Nguyên ban đầu là 5.5%. Sau 4 năm canh tác thì chỉ còn 1.7%.

b.Tầm quan trọng của chất hữu cơ c.Biện pháp quản lý chất hữu cơ

Đặc tính của chất hữu cơ là làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, giữ ẩm. Là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật có ích trong đất phát triển. Khi chất hữu cơ không còn nữa thì hệ vi sinh vật có ích cũng mất đi. Đất trở nên bó chặt và chai cứng. Bên cạnh đó, việc sử dụng phân hóa học một cách tùy tiện và không cân đối khiến cho đất bị chua (độ PH thấp). Hoạt tính của đất mất đi. Sự trao đổi chất giữa cây và môi trường thông qua đất bị hạn chế. Làm cho sự phát triển của cây bị đình trệ. Thể trạng suy yếu nên dễ bị sâu bệnh gây hại. Năng suất kém, và không có tính bền vững.

Cỏ và rễ cây của chúng có vai trò nhất định trong việc chống rửa trôi hữu cơ và đốt cháy hữu cơ. Ngoài ra, chúng có vai trò bù đắp lại hữu cơ cho đất. Do vậy, không sử dụng thuốc trừ cỏ mà chỉ làm cỏ bằng tay, hoặc dùng máy để phát cỏ. Không gom cỏ và lá cây để đốt mà nên ép xanh hoặc dồn đống để ủ phân hữu cơ vi sinh. Như vây, dinh dưỡng mà cỏ lấy từ đất sẽ được trả lại cho đất. Đồng thời vẫn bảo toàn được nguồn hữu cơ trong đất.

Cách bón phân cho cây cà phê (bón phân hữu cơ)

Cà phê trồng mới được bón lót phân hữu cơ theo liều lượng ở phần trồng mới. Trong những năm kiến thiết cơ bản và kinh doanh thì cứ 2 – 3 năm bón phân cho cây cà phê lại một lần với liều lượng 20 – 30 m³/ha. Để tránh áp lực về nhu cầu phân bón hữu cơ, có thể bón phân hữu cơ hàng năm, mỗi năm bón 10 m³.

Đối với cà phê chưa giao tán, đào rãnh theo hình chiếu của tán cà phê sâu 20 – 25 cm, rộng 25 – 30 cm ( có thể đào khoảng ¼ – ½ theo chu vi tán).

Đối với cà phê kinh doanh đã giao tán thì có thể đào rãnh giữa 2 hàng cà phê. Nếu năm nay đào theo chiều ngang thì sang năm đào theo chiều dọc. Nếu lượng phân hữu cơ không nhiều thì đào 1 hàng bỏ 1 hàng, lần bón phân cho cây cà phê sau đào tiếp hàng còn lại. Kích cỡ rãnh đào cũng tương tự như đã trình bày trên.

Lưu ý :

Sau khi đã đào rãnh, bỏ phân xuống. Nếu ép thêm tàn dư thực vật (lá cành) trên lô. Hoặc thân lá các loại cây họ đậu xuống rãnh thì nên mỗi hố có thể bón thêm từ 200 – 500 g lân nung chảy. Và một ít đạm để tăng nhanh tốc độ phân giải. Sau đó lấp đất lại. Việc bón phân hữu cơ nên được tiến hành trong khoảng thời gian từ đầu cho tới giữa mùa mưa.

Không nên bón phân hữu cơ chưa hoại mục. Bởi vì trong phân chuồng tươi còn có nhiều hạt cỏ dại, nhiều kén nhộng, côn trùng, nhiều bào tử nấm, xạ khuẩn, vi khuẩn, và tuyến trùng gây bệnh. Việc ủ phân nhằm sử dụng nhiệt độ tương đối cao trong quá trình phân hủy chất hữu cơ vừa để tiêu diệt hạt cỏ dại và mầm mống sâu bệnh, vừa để thúc đẩy quá trình phân hủy chất hữu cơ. Đẩy nhanh quá trình khoáng hóa. Như vậy, khi bón vào đất, phân hữu cơ mới có thể nhanh chóng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.

Không nên bón phân hữu cơ trên mặt đất, vì nếu bón trên mặt đất sẽ bị nắng thiêu đốt. Gây nên hiện tượng đốt cháy hữu cơ (tiêu diệt hệ vi sinh vật có ích) và bị rửa trôi. Nếu được chôn lấp và có độ ẩm nhất định thì sẽ tạo điều kiên thuận lợi để vi sinh vật có ích phát triển. Mặt khác, khi được chôn lấp thì chất hữu cơ dưới dạng những hạt mùn kết hợp với keo đất sẽ giúp giữ lại các khoáng chất dư thừa trong quá trình bón phân vô cơ để cung cấp dần cho cây. Hạn chế được hiện thượng rửa trôi và bốc hơi của phân vô cơ

Cách bón phân cho cây cà phê (bón phân hóa học)

NĂM THỨ 1

– 11 tấn phân chuồng + 220 kg vôi

– Bón 13 kg u-rê + 50 kg ka-li (KCl)

– Chia đều liều lượng trên ra bón làm 2 lần.

NĂM THỨ 2

Tưới lần 2 : SA 100 kg/ ha

Đầu mùa mưa: U-rê: 70 kg + ka-li 60 kg + lân nung chảy 650 kg.

Giữa mùa mưa : U-rê 80 kg + ka-li 60kg.

Gần cuối mùa mưa: U-rê 70 kg + ka-li 60 kg.

Tổng cộng cả năm: SA 100kg + u-rê 220 kg + ka-li 180 kg + lân nung cháy 650 kg.

NĂM THỨ 3

Tưới lần 2: SA 150 kg

Đầu mùa mưa: U-rê: 80 kg + ka-li 70 kg + lân nung chảy 650 kg

Giữa mùa mưa: U-rê 100 kg + ka-li 80 kg

Gần cuối mùa mưa: U-rê 80 kg + ka-li 70kg

Tổng cộng cả năm: SA 150kg + u-rê 260 kg + ka-li 220 kg + lân nung cháy 650 kg.

THỜI KÌ KINH DOANH

Tưới lần 2: SA 200 kg

Đầu mùa mưa: U-rê: 150 kg + ka-li 130 kg + lân nung chảy 650 kg

Giữa mùa mưa: U-rê 180 kg + ka-li 150 kg.

Gần cuối mùa mưa: U-rê 120 kg + ka-li 120 kg

Tổng cộng cả năm: SA 200kg + u-rê 450 kg + ka-li 400 kg + lân nung cháy 650 kg.

Khi năng suất cao hơn 3 tấn, ngoài lượng phân bón đã nêu trên, ta cần phải bổ sung thêm lượng phân bón cho 1 tấn nhân bội thu/ha như sau: 150 kg u-rê + 130 ka-li + 100 kg lân nung chảy.

Nếu dùng phân NPK hỗn hợp thì trong năm trồng mới và các năm kiến thiết cơ bản nên dùng các loại phân NPK có thành phần N và P cao. Nhưng bắt đầu từ khi vườn cà phê cho nhiều quả nên dùng các loại phân NPK có thành phần N và K cao ngang nhau, lân thấp hơn. Ví dụ, ta có thể bón như sau:

Trồng mới : Loại phân NPK 16-16-8: 350 – 400 kg/ha/năm (bón thúc 2 – 3 lần)

Năm 2: Loại phân NPK 16-16-8: 700 – 750 kg/ha/năm

Năm 3: Loại phân NPK 16-16-8: 950 – 1000 kg/ha/năm

Năm 4 và các năm kinh doanh: Loại phân NPK 16-8-16: 1500 – 1600 kg/ha/năm

Từ năm thứ 2, 3 và ở những năm kinh doanh, ta chia lượng phân trên ra làm 3 phần để bón trong mùa mưa. Lần giữa mùa mưa bón nhiều hơn lần đầu và lần cuối. Vào mùa khô, bón bổ sung 200 kg u-rê khi tưới nước. Tương tự như khi bón phân đơn, khi năng suất vượt 3 tấn nhân/ha. Lượng phân bổ sung cho 1 tấn nhân bội thu/ ha là 400 – 500 kg NPK (16-8-16).

Cách bón phân vô cơ đa lượng

– Đối với cà phê năm thứ 1

Trộn 550 kg lân nung chảy với 11 tấn phân chuồng và 220 kg vôi bột để bón lót trước khi trồng 1 tháng.

Căn cứ vào lượng phân bón của năm thứ nhất, chia 130 kg u-rê + 50 kg ka-li ( KCl) ra để bón làm 2 lần trong năm. Phân u-rê vả ka-li có thể trộn chung và bòn ngay. Trước khi bón phải rạch rãnh rộng 10 – 20 cm sâu 5 – 7 cm quanh tán cây cà phê sau đó cho phân vào và lấp đất lại để tránh sự thất thoát phân do bị rửa trôi hoặc bay hơi trong trường hợp thời tiết bất lợi như nắng nóng hay mưa nhiều.

– Đối với cà phê năm thứ 2 trở đi

Phân lân: Bón riêng và bón tất cả 1 lần vào đầu mùa mưa. Nên bón vào lúc trời khô ráo.

Phân đạm và phân ka-li có thể trộn chung và bón ngay vào các thời điểm trong mùa mưa, khi đất đủ ẩm. Nếu trời không mua thì phải rạch rãnh rộng 20 – 30 cm sâu 5 – 10 cm quanh tán cây cà phê sau đó cho phân vào lấp lại.

Trong mùa khô phải bón phân với kết hợp tưới nước đầy đủ. Bón đến đâu thì tưới ngay đến đó

Vôi vừa có lợi vừa có hại nên cần sử dụng vôi sao cho có lợi nhiều nhất và có hại ít nhất.

Chỉ dùng vôi khi đất bị chua chứ không dùng cho mục đích cung cấp can xi.

Chỉ bón riêng lẻ chứ không nên trộn lẫn với các loại phân hóa học. Tốt nhất nên bón vôi sau khi thu hoạch.

Giai đoạn thích hợp để bón vôi như sau: bón sau đợt bón phân cuối cùng của vụ trước 1 tháng. Hoặc bón trước đợt bón phân của vụ tới 1 tháng để vôi không gây tác động tiêu cực đối với các loại phân bón.

Nếu đất có tính kiềm quá cao, sẽ khiến cây không hấp thụ được một số dưỡng chất như sắt, man-gan, kẽm, phôt-pho. Ngoài ra sẽ làm hạn chế quá trình phân giải của một số loại phân vốn chỉ tan trong môi trường a-xít yếu (hơi chua). Ngoài ra việc bón quá nhiều vôi có thể góp phần gây nên hiện tượng chai đất.

Tác dụng của vôi

– Trung hòa a-xit và cân bằng độ pH, theo đó giúp đạt được năng suất cao nhất.

– Làm cho lân dễ hấp thu hơn đối với cây trồng.

– Ngăn chặn hiện tượng thiếu mô-líp-den.

– Làm cho giun đất và những vi khuẩn cố định đạm hoạt động mạnh hơn. Ngoài ra cũng giúp cho các vi khuẩn có trong phân hữu cơ nhả đạm, phốt-pho, sun-phua và các nguyên tố vi lượng để cây hấp thu.

– Cải thiện hoạt tính của phân bón.

– Ngăn chặn sự gia tăng độ độc của nhôm và man-gan.

– Điều chỉnh sự thiếu hụt can-xi và ma-giê.

– Cải thiện cấu trúc của đất sét nặng.

Đối với đất đỏ ba-zan tại các vườn cà phê hiện nay, độ pH khoảng 4,5 (thuộc loại hơi chua). Do vậy, việc bón vôi cho cà phê là rất cần thiết. Lượng vôi cần bón khoảng 0.5kg/cây và định kì 2 năm bón 1 lần là hợp lý.

Lưu ý

– Vôi, lân bón riêng, (không trộn chung với u-rê và ka-li) và bón vào lúc trời nắng và khô ráo.

– Bón phân kết hợp tưới nước nếu đất không đủ độ ẩm.

– Mùa khô nên bón phân kết hợp với tưới nước

Đặc tính của phân vi lượng rất nhạy. Nếu dùng liều lượng cao hơn hướng dẫn của nhà sản xuất có thể làm cây phát triển chậm lại, xoăn lá, rụng hoa hoặc chết.

– Phân vi lượng đơn: như sun-phát ma-giê, sun-phát kẽm, sun-phát đồng, Bo (axit boric), sắt. Thời điểm bón phân thích hợp là sau khi cà phê ra hoa đậu trái khoảng 2 tháng.

– Phân vi lượng tổng hợp ( còn gọi là phân bón lá): một số loại vi lượng phù hợp cho cây cà phê trên thị trường hiện nay được dùng để bón lá như: Komix, HCR, Nucafe.

Đối với cây cà phê, nên phun phân bón lá vào giai đoạn từ tháng 5 – 8 và giai đoạn sau thu hoạch là phù hợp nhất. Thông thường, nên phun vào thời gian từ 8 – 10 giờ và từ 16 – 17 giờ. Phun đều trên và dưới mặt lá. Tránh phun phân bón lá vào lúc trời mưa và nắng gắt. Ngoài ra cần tuân thủ nghiêm túc liều lượng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.

Để nâng cao hiệu quả, cần bón theo nhu cầu của từng loại cây trồng và từng giai đoạn sinh trưởng. Đảm bảo năng suất và tránh lãng phí. Dù là phân bón đơn hay phân bón hữu cơ cần dựa theo nguyên tắc 5 đúng. đó là: đúng loại, đúng lúc, đúng liều lượng, đúng tỷ lệ và đúng cách.

Mô Hình Kĩ Thuật Trồng Cà Phê Công Nghệ Cao Bằng Phương Pháp Nuôi Cấy Mô

Cà phê từ lâu đã trở thành loại thức uống phổ biến không thể thiếu đối với con người nói chung và người Việt Nam nói riêng. Nó đã trở thành một biểu tượng gắn liền với các quán nước cùng những chiếc bàn dài. Đã có ai từng cầm trên tay ly cà phê và tự hỏi làm thế nào để có được một loại thức uống ngon như vậy? Đó là cả một quá trình dài để tạo ra những hạt cà phê chất lượng, sau đó đem xay và thành quả cuối cùng là ly cà phê thơm phức đen sóng sánh. Vậy quá trình tạo ra những hạt cà phê đó diễn ra như thế nào? Thời đại ngày nay ngày càng phát triển, kỹ thuật về lĩnh vực nông nghiệp ngày càng tiến bộ và có nhiều bước đột phá. Kĩ thuật trồng cây mới được áp dụng đem lại hiệu quả rất nhiều cho người trồng trọt về kinh tế và sản lượng. Trồng cà phê cũng vậy, hiện nay đã được áp dụng theo mô hình trồng cà phê công nghệ cao mang lại năng suất cao cho người nông dân.

Mô hình trồng cà phê công nghệ cao

Nhắc đến Tây Nguyên người ta liền nghĩ tới ngay tới hình ảnh những vườn cà phê sai trịu quả, nơi sản xuất ra những hạt cà phê chất lượng, hương vị đặc trưng nức lòng. Và ở nơi đây, người nông dân đã có cho mình những bước đột phá trong công trình áp dụng mô hình tạo giống trồng cà phê bằng phương pháp nuôi cấy mô. Sau 2 năm nghiên cứu, Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên đã nhân giống thành công cây cà phê bằng cách nuôi cấy mô cho ra cây giống có nhiều điểm vượt trội về chiều cao, độ lớn của cây và quan trọng là có thể sản xuất ra được một lượng lớn giống chất lượng cao chỉ trong thời gian ngắn để đáp ứng kịp thời nhu cầu tái canh cây cà phê ở khu vực Tây Nguyên. Sau 3 năm, cây cà phê đã cho ra trái bói, năng suất trên một héc ta là từ 2 đến 3 tấn, cao hơn nhiều với phương pháp cũ từ   5%-7% và được nông dân đánh giá cao. Quy trình của phương pháp này bao gồm 8 bước: Bước 1: Lấy mẫu lá Bước 2: Vô trùng mẫu lá Bước 3: Tạo mô sẹo (tạo khối tế bào) Bước 4: Nhân mô sẹo Bước 5: Tái sinh phôi Bước 6:Chuyển sang môi trường tạo cây có lá mầm Bước 7: Tạo thành cây hoàn chỉnh Bước 8: Huấn luyện cây làm quen với môi trường bên ngoài để có được các cây giống thành phẩm.

Trong giai đoạn tái sinh phôi để chuyển sang môi trường tạo cây lá mầm, các nhà khoa học đã áp dụng phương pháp Bioreactor sẽ cho cây giống có đặc tính tốt, có bộ rễ đạt tiêu chuẩn cây trồng, làm giảm thời gian sản xuất cây cà phê từ 2-3 tháng. Với ước tính hằng năm tái canh từ 1-3% diện tích cà phê. Khối lượng cây giống cà phê cần được sản xuất từ 5-15 triệu cây mỗi năm.

Lợi ích của việc áp dụng trồng cây cà phê công nghệ cao

Theo như lời anh H., một người nông dân trồng cà phê thuộc địa bàn Đắc Lắc, tỉnh Tây Nguyên. Từ khi gia đình anh và người dân nơi đây áp dụng mô hình này, đã đem lại rất nhiều lợi ích. Quá trình trồng đã trở nên dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian, công sức, sau 3 năm là có thể thu hoạch. Cây cà phê khi đã ra hạt có hạt đều, to hơn và có màu sắc đẹp, chất lượng và năng suất cho cao hơn, giá thành được náng lên. Ngoài ra, trên cây cà phê thành phẩm không còn hiện tượng đốm lá, đốm thân, ít sâu bệnh, cành cây phát triển tốt, thời gian chăm sóc ít đi. Một trong lợi ích góp phần quan trọng trong nữa là việc tăng sản lượng, tăng năng suất khi mà số lượng cây giống được cung cấp đủ cho việc tái canh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Anh chia sẻ thêm, bên cạnh áp dụng mô hình nhân giống nuôi cấy mô, anh còn kết hợp thêm một mô hình công nghệ cao đó chính là mô hình tưới tiết kiệm nước – mô hình tưới nước nhỏ giọt để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Nông dân làm giàu không khó, chỉ cần biết cách áp dụng phương pháp kĩ thuật công nghệ mới có thể đem lại hiểu quả đáng mong đợi.

Kỹ Thuật Trồng Cây Cà Phê

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây cà phê đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao cho bà con

1. Chuẩn bị đất trồng cà phê

Đất trồng phải là đất tốt, tầng đất dày, tơi xốp, dễ thoát nước, giàu dinh dưỡng.

Nếu phải trồng lại trên chu kỳ trước đã trồng cà phê thì phải trồng cây cải tạo đất như các cây họ đậu từ 2-3 năm.

Đất chu kỳ trước đã bị bệnh thối rễ thì không nên trồng lại cây cà phê mà cần phải luân canh với cây trồng khác.

2. Thiết kế vườn cây

Vườn cà phê thiết kế hoàn chỉnh ngay từ đầu đảm bảo yêu cầu sau:

*Thâm canh tăng năng suất lâu dài * Bảo vệ đất chống xói mòn * Bảo vệ cây trồng, chống các yếu tố thời tiết bất thuận (sương muối, gió nóng, bão) * Bảo đảm cơ giới hóa trong các khâu chăm sóc, vận chuyển. * Tiết kiệm đất (đất dành cho đai rừng và đường đi dưới 15%).

Tuỳ theo địa hình bằng phẳng hoặc dốc mà thiết kế vườn cây thành từng lô, mỗi lô 16-20 ha. Chiều dài của lô song song với đường đồng mức. Mỗi lô được phân thành từng lô nhỏ 1 ha (50x100m) để tiện quản lý. Chiều dài hàng cà phê trong lô là 50 m, chiều dài hàng cà phê trong 1 lô là 400-500m.

Xung quanh mỗi lô có các đai rừng và đường vận chuyển chính đồng thời là đường quay máy vuông góc với hàng cà phê, rộng 7-7,5m (tính từ gốc cà phê đến chân đai rừng). Nếu bề rộng của khoảnh là 400 m thì có 1 đường trục chính giữa song song với hàng cà phê rộng 6m.

Các đường phụ giữa các lô rộng 5 m (tính từ gốc cà phê lô này sang gốc cà phê lô kia).

Nếu địa hình có độ dốc trên 80 phải chú ý thiết kế đảm bảo cho cơ giới chăm sóc và vận chuyển, bảo đảm các biện pháp chống xói mòn như thiết kế hàng cây theo hình đồng mức (vành nón), trồng cà phê theo kiểu nanh sấu, trồng các băng cây chống xói mòn.

Đối với hộ nông dân có diện tích nhỏ thì không cần phải phân lô, tuy nhiên phải trồng theo đường đồng mức.

3. Đào hố, trộn phân lấp hố

Kích thước hố đào: Đất tốt đào dài 40cm, rộng 40cm và sâu 50cm. Đất xấu đào dài 50cm, rộng 50cm và sâu 60cm.

Trộn phân lấp hố: Phân hữu cơ, lân trộn đều với đất mặt và lấp xuống hố. Hỗn hợp đất phân lấp cao hơn mặt hố từ 10-15cm. Trộn phân, lấp hố phải xong trước khi trồng mới khoảng 1-2 tháng.

Liều lượng phân cho 1 hố: Phân hữu cơ 10-15 kg, phân lân 0,5 kg.

4. Khoảng cách, mật độ trồng

Cà phê chè Catimor khoảng 5.000cây/ha, hàng cách hàng 2m, cây cách cây 1m. Nếu đất xấu có thể trồng dày hơn.

Cà phê vối (Robusta): 3,5×2,5m tương ứng 1.330 cây/ha, trồng 1 cây/hố; 3,0×2,5m tương ứng mật độ 2.660cây/ha, trồng 2 cây/hố.

Trồng đầu mùa mưa là tốt nhất. Những vùng có nước tưới thì có thể trồng cuối mùa mưa nhưng phải đảm bảo đủ nước.

6. Kỹ thuật trồng

Dùng cuốc móc 1 lỗ nhỏ giữa hố sâu 25-30cm, rộng 15-20cm ở chính giữa hố đã được lấp trước. Xé túi ni lon, nhẹ nhàng đặt cây vào giữa hố, điều chỉnh cây đứng thẳng, lấp đất từ từ vừa lấp vừa dùng tay nén chặt đất, lấp đất ngang mặt bầu.

Trồng xong cần làm bồn tạo thành bờ xung quanh hố. Phải cẩn thận tránh không làm vỡ bầu. Đặt bầu sao cho mặt bầu âm dưới mặt đất 7-10cm để dễ đánh ổ gà, đắp bùn giữ nước cho cây.

Cây trồng thẳng và ém đất quanh bầu thật chặt, không làm vỡ bầu.

Sau khi trồng cây xong phải thực hiện ngay các biện pháp chăm sóc bảo vệ cây: Đánh bồn, tủ gốc bằng rơm rạ, rác, cỏ thành vòng tròn, cách gốc 20cm dày ít nhất 20cm, trên phủ nhẹ một ít đất cho rác dẹp xuống. Phun thuốc trừ sâu Confidor 100 SL để chống mối.

7. Tủ gốc, che túp

Ngay sau khi trồng xong cần tiến hành tủ gốc cho cà phê. Dùng rơm rạ, cỏ khô, cây phân xanh… tủ gốc với độ dày 5-10cm, cách gốc 5-10cm để tránh mối làm hại cây. Ở những nơi sau thời gian trồng mới thường gặp hạn cần che túp. Mùa mưa không cần che túp song mùa nắng che túp có tác dụng chống gió, chống hạn, chống rét.

Đối với cà phê trồng mới, sau khi trồng 15-20 ngày phải kiểm tra, trồng dặm kịp thời những cây chết và còi cọc. Chấm dứt trồng dặm trước khi kết thúc mùa mưa 1,5-2 tháng. Kỹ thuật trồng dặm chỉ đào hố trồng lại trên cây chết, các thao tác như trồng mới.

Trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây cà phê, đặc biệt ở thời kỳ kiến thiết cơ bản phải diệt cỏ kịp thời, bảo đảm cây cà phê không bị cỏ lấn át.

Những nơi có các loại cỏ khó cuốc sạch như cỏ tranh, cỏ gấu thì tiến hành diệt cỏ bằng các loại thuốc hoá học hiện đang được dùng.

Thường xuyên tủ gốc cho cây cà phê để giữ ẩm, giảm được tưới nước và công làm cỏ. Đồng thời tủ gốc còn điều hoà nhiệt độ đất, giữ cho đất luôn tơi xốp.

8.3. Trồng xen trong vườn cà phê ở thời kỳ kiến thiết cơ bản

Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản các vườn cà phê cần trồng xen những cây trồng khác để bảo vệ, cải tạo, nâng cao độ phì của đất. Các cây trồng xen có thể sử dụng là: lạc, đậu đỗ các loại. Cây, cành, lá của cây trồng xen dùng làm nguyên liệu tủ gốc.

8.4.Cây che bóng và đai rừng chắn gió

Cây che bóng tạm thời:

Trồng vào giữa 2 gốc cà phê hoặc trồng thành băng ở giữa 2 hàng cà phê bằng các cây phân xanh có thân đứng cao như muồng hoa vàng, cốt khí, đậu săng…

Cây che bóng lâu dài:

Trồng cây keo dậu, khoảng cách trồng 5m x 6m. Sau khi cây lớn thì tỉa dần và cố định mật độ 10 x 12m (cứ 2 cây tỉa đi 1 cây). Chú ý cây bóng mát trồng vào giữa vị trí của 2 cây cà phê trong thời kỳ cà phê ở thu hoạch thì bộ tán của cây che bóng phải cao cách bộ tán cây cà phê từ 2,5-3m.

Đai rừng chắn gió:

Xung quanh vùng trồng cà phê cần trồng các đai rừng chắn gió. Đai rừng trồng thẳng gốc với hướng gió chính hoặc chếch 1 góc 60 độ.

Đai rừng rộng 9 m, ở giữa trồng 3 hàng muồng đen, hàng cách hàng 1 m và cây cách cây 3 m. Hai bên mép đai rừng trồng thêm các loại cây ăn quả như mít, nhãn, vải, xoài…

8.5. Bón phân thúc cho cà phê

Phân hữu cơ:

Mỗi năm bón cho cà phê 1 lần phân hữu cơ sau khi thu hoạch quả. Liều lượng 5-10kg/cây kết hợp với phân lân và phân vô cơ bón lần cuối cùng trong năm (tháng 11-12).

Cách bón: Đào rãnh sâu 20cm, rộng 20cm xung quanh mép tán, rải đều phân hữu cơ và các tàn dư thực vật xung quanh, sau đó lấp lại.

Phân đạm và kali có thể bón 3 lần/năm vào tháng 2-3, 6-7, 11-12.

Trước khi bón phân cần làm cỏ sạch, trộn các loại phân với nhau, rải đều xung quanh tán lá và lấp lại bằng lớp đất mặt để tránh bốc hơi hoặc phân bị rửa trôi khi gặp mưa.

Lần bón phân cuối cùng trong năm cần kết hợp với phân chuồng và phân lân để bón, sau khi thu hoạch xong sẽ giảm được công lao động.

Riêng năm trồng mới, sau khi trồng 1-2 tháng, bón 25- 30g phân Urê và 25-30 g phân kali cho một hố.

Sau trồng mới khi cây bóng các loại chưa phát huy tác dụng thì phải che túp cho cà phê sớm.

Khi thời tiết nắng hạn hoặc rét, nhất là có sương muối cần che túp cho cà phê.

Túp che kín hướng gió đông-bắc, để hở 1/4 phía tây-nam, túp phải chắc chắn, cao cách đỉnh cà phê 10-15cm, không để túp đè lên cây cà phê.

Là một trong những biện pháp kỹ thuật hết sức quan trọng để tạo cho cây có bộ tán cân đối, cành quả phân bố đều trong không gian để từ đó giữ cho cây đạt năng suất cao ổn định. Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chăm sóc, thu hái, hạn chế bớt sự tấn công phá hoại của sâu bệnh.

Xu hướng hiện nay là tạo hình đơn thân tức là mỗi hố chỉ để 1 thân chính. Để tránh cho cà phê mọc nhiều thân trên 1 hố phải thường xuyên đánh tỉa kịp thời các chồi vượt mọc từ gốc và từ các nách lá trên thân chính.

Cắt bỏ các cặp cành cơ bản mọc sát mặt đất (cách mặt đất từ 20-25cm) để cho cây được thông thoáng và thuận lợi cho việc đi lại chăm sóc, thu hái.

Tỉa bớt một số cành cơ bản nhỏ, sinh trưởng kém và không có khả năng ra cành thứ cấp để cây được thông thoáng và tập trung dinh dưỡng để nuôi các cành khác.

Cắt bỏ tất cả các cành thứ cấp mọc sát thân chính, các cành tăm nhớt, bị sâu bệnh, cành chùm và các cành khô chết để cho ánh sáng chiếu vào được phía trong của tán cây.

Cắt ngắn các cành già cỗi do đã cho nhiều vụ quả để dồn chất dinh dưỡng nuôi những cành tơ khỏe mọc từ phía trong.

Loại bỏ những chồi vượt mọc từ gốc, trên thân chính và trên đỉnh ngọn.

Bình Luận

Powered by Facebook Comments

Mật Độ Trồng Cây Cà Phê Xanh Lùn

Trồng cây cà phê xanh lùn không hề đơn giản, mặc dù đây là một giống cà phê được đánh giá và dễ trồng và có năng suất vượt trội. Mật độ khi trồng cây cà phê xanh lùn hết sức quan trọng, vì nó sẽ quyết định lớn đến năng suất của vụ cà phê đó.

Khái niệm về cây cà phê xanh lùn

Cà phê xanh lùn hay giống cà phê Trường Sơn TS5 là giống cà phê được lai tạo bởi 2 kỹ sư nông lâm người Việt. Mặc dù mới xuất hiện nhưng giống cà phê này đã được bà con nông dân áp dụng và trồng trên diện rộng.

Ưu điểm của giống cây cà phê này chính là cho năng suất vượt trội với tổng năng suất lên đến 10 tấn mỗi năm trên mỗi Ha, đây là con số gần như gấp đôi so với sản lượng của những giống cây trồng khác.

Đặc biệt nhất, giống cà phê này thích hợp để trồng ở Việt Nam do phù hợp khí hậu, thời tiết. Khả năng chống chịu sâu bệnh của nó cũng cực kì tốt, chính vì thế giống cà phê xanh lùn rất được hưởng ứng, chào đón để tiến hành canh tác bởi rất nhiều hộ nông dân ở các vùng cà phê nước ta, nhất là vùng Tây Nguyên.

MÁY RANG CÀ PHÊ 10 KG

Sở hữu máy rang cà phê 10kg sẽ khiến cho cuộc sống của bạn trở nên vô cùng tuyệt vời. Dòng sản phẩm này được thiết kế sử dụng cho những mẻ rang trong gia đình hoặc tại những quán kinh doanh cà phê. Sản phẩm có thể thực hiện mẻ rang trong thời gian khoảng 20-25 phút theo tiêu chuẩn quốc tế, giữ được đầy đủ hương vị vốn có của cà phê. Đây là một trong những sản phẩm đáng mua nhất của năm nhằm với mức giá khá hấp dẫn, phù hợp cho mọi đối tượng sử dụng.