Top 5 # Xem Nhiều Nhất Phân Bón Với Năng Suất Cây Trồng Và Môi Trường Sinh 11 Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Chế Phẩm Sinh Học Vừa Thân Thiện Với Môi Trường, Vừa Nâng Cao Năng Suất

Gìn giữ, bảo vệ môi trường hiện là mối quan tâm hàng đầu của các nước trên thế giới. Đối với ngành trồng trọt, việc lạm dụng phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật đã khiến chất lượng hàng nông sản không thể vươn xa. Đặc biệt, khi đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nước ta cần nâng cao hơn nữa năng suất, chất lượng nông sản, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đặc biệt là thân thiện với môi trường. Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của chế phẩm sinh học WEHG có thể coi là lựa chọn đúng đắn để xây dựng nền nông nghiệp an toàn, bền vững.

Cứu cam, cứu lúa…

Tại Hội thảo sử dụng các sản phẩm phân bón sinh học trong sản xuất nông nghiệp sạch – an toàn – bền vững do Cục Trồng trọt và Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư quốc gia (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa tổ chức tại TP. Cần Thơ, đã có khoảng 600 đại biểu về dự; cùng nhau trao đổi kinh nghiệm nhằm hạn chế tối đa tác động của phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất đối với môi trường; giới thiệu các sản phẩm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật mới với những tính năng ưu việt. Trong những sản phẩm mới được giới thiệu, chế phẩm sinh học, nguồn gốc từ dược thảo thiên nhiên có tên WEHG (Worldwise Enterprises HeavenGreens) của Công ty cổ phần Thế giới Thông minh nhận được nhiều sự chú ý hơn hẳn. Sản phẩm đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là chế phẩm có đặc tính điều tiết tăng trưởng nhằm bảo vệ môi trường và bảo vệ phẩm chất nông sản ở mức độ an toàn lâu dài cho người sử dụng.

Báo cáo kết quả tại Hội thảo sử dụng phân WEHG, bà Phan Thị Kim Phượng ở thị trấn Kiên Lương (Kiên Giang) cho biết: “Tôi có 40 công (1 công = 1.000m2) ruộng, hàng năm, vào vụ đông xuân nước mặn thường xâm nhập nên năng suất đạt thấp. Mỗi năm, riêng chi phí phân bón hoá học đã “ngốn” của gia đình tôi 24 triệu đồng. Từ khi sử dụng phân WEHG, tôi chỉ mất 10 triệu đồng/40 công mà không phải sử dụng thêm bất kỳ loại thuốc trừ sâu nào khác. Bên cạnh đó, năng suất, chất lượng lúa cũng tăng, đạt 25 giạ/công (trước đây chỉ khoảng 7 – 8 giạ/công, 1 giạ = 20kg), lúa bán được giá hơn các ruộng khác 50 – 100 đồng/kg”.

Ông Trần Sỹ Thái ở ấp Sơn Lân, xã Sơn Định (Chợ Lách – Bến Tre) đã có thâm niên 13 năm sử dụng phân WEHG cho bưởi, chôm chôm và măng cụt. Ông cho biết: “Sử dụng WEHG, chi phí giảm 60 – 80% so với bón phân hoá học mà cây vẫn đạt năng suất cao, phẩm chất tốt vì WEHG có tác dụng lên thân và lá cây; ngăn ngừa sâu rầy, bọ hút, cào cào, rệp sáp, rầy nâu, nhện đỏ và các loại côn trùng khác. WEHG còn giúp điều tiết tăng trưởng và bổ sung dinh dưỡng giúp trái to, trổ bông nhiều, đậu quả cao”.

Anh Đoàn Văn Dũng ở ấp Sóc Ruộng, xã Tân Mỹ (Trà Ôn – Vĩnh Long) cũng sử dụng WEHG cho vườn cây nhà mình. Anh trồng 3 công cam, 2 năm đầu cho thu hoạch khá, từ năm thứ ba, cây bắt đầu kém năng suất khiến anh phải đốn bớt những cây không có khả năng phát triển. Theo nhận xét của anh Phan Văn Danh, cán bộ kỹ thuật Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Trà Ôn, vườn cam của anh Dũng bị bệnh vàng lá, thối rễ 70%. Anh Dũng định đốn bỏ hết để lập vườn mới nhưng qua giới thiệu về sản phẩm WEHG, anh mạnh dạn mua 6 lít về dùng thử, sau 2 tháng cây phục hồi tốt, tỷ lệ bệnh vàng lá thối rễ chỉ còn khoảng 20%, năng suất ước đạt cao hơn những vụ thu hoạch đầu.

Sản phẩm WEHG còn giúp nhiều nông dân ở Hậu Giang thoát khỏi nguy cơ mất trắng do bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá trên lúa. Anh Lê Văn Lành (ấp Láng Sen, xã Hiệp Lợi) trồng 1ha lúa, khi được 40 ngày tuổi, anh phát hiện lúa bị bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá 70% diện tích. Ruộng của các anh Huỳnh Văn Khải, Bùi Hùng Kiệt cũng rơi vào tình trạng tương tự. Toàn khu vực có 31 hộ, với 13ha lúa, ai cũng tin là sẽ mất trắng bởi mua thuốc gì phun cũng không hiệu nghiệm. Qua lời giới thiệu của ông Hồng, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân, lãnh đạo ấp đã liên hệ và được Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thế giới Thông minh ra tận đồng, quyết định hỗ trợ phân sinh học WEHG cho các hộ phun xịt thí điểm. Kết quả thật bất ngờ, chỉ trong 5 ngày, bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá bị chặn đứng, lúa bắt đầu phát triển tốt, phun tiếp lần hai thì lúa trổ bông đều, năng suất bình quân đạt 4,5 tấn/ha (chỉ giảm khoảng 30% so với lúa không bị bệnh). WEHG đã giúp nông dân ấp Láng Sen chống thất thu khoảng 250 triệu đồng.

Thân thiện với môi trường

WEHG còn đem lại hiệu quả cho rất nhiều mô hình khác. Ông Nguyễn Văn Y, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Khuyến nông xã Thân Cửu Nghĩa (Châu Thành – Tiền Giang) cho biết, ban đầu do lạm dụng quá nhiều phân hóa học nên rau thường bị bệnh héo xanh, chết rụi từng chòm, rau rất dễ bị dập khi thu hoạch và vận chuyển, do đó chi phí đội lên rất nhiều. Nhưng sau khi sử dụng WEHG thì rau phát triển tốt, lá xanh bóng, năng suất cao, đẹp mắt, bán được giá. Còn ổi và chanh không hạt trái đậu nhiều, to, không bị sâu bệnh, rầy rệp tấn công, trái cho hương vị đậm đà, phẩm chất tốt. Ông Nguyễn Chí Thành, Chủ tịch Hội Làm vườn xã Song Thuận (huyện Châu Thành) có 6 công vú sữa 40 năm tuổi, do nhiều năm chỉ bón phân hoá học nên đất bị suy thoái khiến cây không phát triển được, cây có chiều hướng già cỗi, đã đốn bỏ bớt một số cây và đắp mô chuẩn bị lập vườn mới. Qua tìm hiểu, ông được đại lý phân phối phân sinh học WEHG tại Vĩnh Long hỗ trợ để bón cho cây, nhờ đó vườn vú sữa của ông Thành đã dần hồi phục và phát triển tốt. Ông Thành đã quyết định không dùng phân hoá học nữa mà sẽ chuyển sang sử dụng phân WEHG cho vườn vú sữa của mình.

Hiện, phân sinh học WEHG được bán rộng rãi trên toàn quốc. Riêng Công ty cổ phần giao nhận vận tải thương mại Hồng Đức đảm nhận việc phân phối WEHG ở các tỉnh: Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Long An, Đồng Nai. Công ty này cũng sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn cho bà con nông dân về cách sử dụng phân WEHG sao cho hiệu quả nhất. Bà con có nhu cầu, xin liên hệ trực tiếp qua điện thoại: 0918.683.007.

Theo Web KTNT

Phân Bón Vô Cơ Và Môi Trường

Phân bón vô cơ và môi trường

Hỏi:

Xin cho biết vai trò, tác hại của việc sử dụng quá nhiều phân bón trong Nông nghiệp gây ra việc làm ô nhiễm nguồn nước như thế nào?

Trả lời:

Phân bón là thức ăn của cây trồng, nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho cây phát triển. Trên từng loại đất, từng loại cây trồng cũng như ở các giai đoạn sinh truởng và phát triển mà cây cần những số lượng và chất lượng khác nhau. Theo khối lượng, chất dinh dưỡng có 2 nhóm, đa lượng: nitơ, photpho, kali và vi lượng: Mg, Mn, Bo, Zn…. Theo nguồn gốc, phân bón chia thành hai loại: Phân bón hữu cơ có nguồn gốc từ động thực vật và phân vô cơ được tổng hợp từ các loại hóa chất hoặc khoáng chất phân rã.

Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, phân bón đã góp phần đáng kể làm tăng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản. Theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng Cây trồng Quốc tế (IPNI), phân bón đóng góp khoảng 30-35% tổng sản lượng cây trồng. Như vậy cho thấy vai trò của phân bón có ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng quốc gia và thu nhập của nông dân thật là to lớn!

Lượng phân bón vô cơ đã sử dụng ở Việt Nam theo Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn từ năm 2000 đến 2007 của phân đạm (N), phân lân (P2O5), phân Kali (K2O) và phân hỗn hợp NPK như sau: (Đơn vị tính: nghìn tấn N, P2O5, K2O)

Năm

N

P2O5

K2O

NPK

N+P2O5+K2O

2000

1332,0

501,0

450,0

180,0

2283,0

2005

1155,1

554,1

354,4

115,9

2063,6

2007

1357,5

551,2

516,5

179,7

2425,2

Tuy nhiên, không phải tất cả lượng phân bón trên được cho vào đất, được phun trên lá….cây sẽ hấp thụ hết để nuôi cây lớn lên từng ngày.

Theo số liệu tính toán của các chuyên gia trong lĩnh vực nông hóa học ở Việt Nam, hiện nay hiệu suất sử dụng phân đạm mới chỉ đạt từ 30-45%, lân từ 40-45% và kali từ 40-50%, tùy theo chân đất, giống cây trồng, thời vụ, phương pháp bón, loại phân bón… Như vậy, còn 60-65% lượng đạm tương đương với 1,77 triệu tấn urê, 55-60% lượng lân tương đương với 2,07 triệu tấn supe lân và 55-60% lượng kali tương đương với 344 nghìn tấn Kali Clorua (KCl) được bón vào đất nhưng chưa được cây trồng sử dụng.

Lượng phân bón vô cơ chưa sử dụng hết sẽ đi về đâu?

Trong số phân bón cây không sử dụng được, một phần còn được giữ lại trong các keo đất là nguồn dinh dưỡng dự trữ cho vụ sau; một phần bị rửa trôi theo nước mặt và chảy vào các ao, hồ, sông suối gây ô nhiễm nguồn nước mặt; một phần bị trực di (thấm rút theo chiều dọc) xuống tầng nước ngầm và một phần bị bay hơi do tác động của nhiệt độ hay quá trình phản nitrat hóa gây ô nhiễm không khí….Như vậy gây ô nhiễm môi trường của phân bón trên diện rộng và lâu dài của phân bó là việc xẩy ra hàng ngày hàng giờ của vùng sản xuất nông nghiệp.

Phân bón vô cơ dư thừa đi vào môi trường có ảnh hưởng như thế nào?

Phân bón đi vào nguồn nước mặt gây ảnh hưởng xấu như: Gây phì hóa nước và tăng nồng độ nitrat trong nước.

Hiện tượng tăng độ phì trong nước (còn gọi là phú dưỡng) làm cho tảo và thực vật cấp thấp sống trong nước phát triển với tốc độ nhanh trong toàn bộ chiều sâu nhận ánh sáng mặt trời của nước. Lớp thực vật trôi nổi này làm giảm trầm trọng năng lượng ánh sáng đi tới các lớp nước phía dưới, vì vậy hiện tượng quang hợp trong các lớp nước phía dưới bị ngăn cản, lượng oxy được giải phóng ra trong nước bị giảm, các lớp nước này trở nên thiếu oxy. Mặt khác, khi tảo và thực vật bậc thấp bị chết, xác của chúng bị phân hủy yếm khí, tạo nên các chất độc hại, có mùi hôi, gây ô nhiễm nguồn nước.

Nồng độ Nitrat trong nước cao (do phân đạm chứa Nitrat) làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt đối với trẻ em dưới 4 tháng tuổi. Trong đường ruột, các Nitrat bị khử thành Nitrit, các Nitrit được tạo ra được hấp thụ vào máu kết hợp với hemoglobin làm khả năng chuyên chở oxy của máu bị giảm. Nitrit còn là nguyên nhân gây ung thư tiềm tàng.

Phân bón bị rửa trôi theo chiều dọc xuống tầng nước ngầm chủ yếu là phân đạm vì các loại phân lân và kali dễ dàng được giữ lại trong keo đất. Ngoài phân đạm đi vào nguồn nước ngầm còn có các loại hóa chất cải tạo đất như vôi, thạch cao, hợp chất lưu huỳnh,.. Nếu như phân đạm làm tăng nồng độ nitrat trong nước ngầm thì các loại hóa chất cải tạo đất làm tăng độ mặn, độ cứng nguồn nước.

Phân bón trong quá trình bảo quản hoặc bón vãi trên bề mặt gây ô nhiễm không khí do bị nhiệt làm bay hơi khí amoniac có mùi khai, là hợp chất độc hại cho người và động vật. Mức độ gây ô nhiễm không khí trường hợp này nhỏ, hẹp không đáng kể so với mức độ gây ô nhiễm của các nhà máy sản xuất phân đạm nếu như không xử lý triệt để.

Phân bón ảnh hưởng đến môi trường chủ yếu là do con người gây ra:

– Bón dư thừa các yếu tố dinh dưỡng hoặc bón phân không đúng cách

Phân bón gây ô nhiễm môi trường là do lượng dư thừa các chất dinh dưỡng do cây trồng chưa sử dụng được hoặc do bón không đúng cách… Nguyên nhân chính là do chưa nắm bắt đượcsố lượng , chất lượng và cách bón phân đúng cách để cây cối hấp thụ.

Phần lớn bà con nông dân sử dụng phân đạm (urê) là chính với số lượng lớn… mà không cân đối với kali, lân… nên hiện tượng lúa lốp, cây dễ nhiễm sâu bệnh, dễ bị đổ ngã, mía dể đỗ ngã… Nếu sử dụng bảng so màu lá thì sẽ sớm được khắc phục.

Cách bón phân hiện nay chủ yếu là bón vãi trên mặt đất, phân bón ít được vùi vào trong đất. Xét về mặt hoá học đất, các keo đất là những keo âm (-) còn các yếu tố dinh dưỡng hầu hết là mang điện tích dương (+). Khi bón phân vào đất, được vùi lấp cẩn thận thì các keo đất sẽ giữ lại các chất dinh dưỡng và nhả ra từ từ tuỳ theo yêu cầu của cây trồng theo từng thời kỳ sinh trưởng của cây. Như vậy, bón phân có vùi lấp không chỉ có tác dụng hạn chế sự mất dinh dưỡng, tăng hiệu suất sử dụng phân bón mà còn làm giảm bớt ô nhiễm môi trường.

Các yếu tố vi lượng như Đồng (Cu), Kẽm (Zn)… rất cần thiết cho cây trồng sinh trưởng và phát triển và có khả năng nâng cao khả năng chống chịu cho cây trồng. Tuy nhiên khi lạm dụng các yếu tố trên lại trở thành những loại kim loại nặng khi vượt quá mức sử dụng cho phép và gây độc hại cho con người và gia súc.

– Sử dụng phân bón có chứa một số chất độc hại

Phân bón vô cơ có thể chứa một số chất gây độc hại cho cây trồng và cho con người như các kim loại nặng, các chất kích thích sinh trưởng khi vượt quá mức quy định.

Theo quy định hiện hành, các loại kim loại nặng có trong phân bón gồm Asen (As), Chì (Pb), Thủy ngân (Hg) và Cadmium (Cd). Phân bón được sản xuất từ nguồn phân lân nhập khẩu từ các nước vùng Nam Mỹ hoặc Châu Phi  thường có hàm lượng Cd cao ở mức trên 200 ppm.

Theo quy định, một số chất kích thích sinh trưởng như axit giberillic (GA3), NAA, một số chất kích thích sinh trưởng có nguồn gốc từ thực vật được phép sử dụng trong phân bón để kích thích quá trình tăng trưởng, tăng tỷ lệ đậu hoa, đậu quả, tăng quá trình trao đổi chất của cây trồng, tăng hiệu suất sử dụng phân bón làm tăng năng suất, phẩm chất cây trồng. Mức quy định hiện hành cho phép tổng hàm lượng các chất kích thích sinh trưởng không được vượt quá 0,5% khối lượng có trong phân bón.

– Nhà máy sản xuất phân bón nếu không có biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để sẽ gây ô nhiễm đến môi trường xung quanh.

Đây là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến môi trường tập trung và đe dọa trực tiếp nhất, tuy nhiên ở một “tình huống cố định”, căn cứ vào các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường mà nhà quản lý có biện pháp cụ thể. Mỗi nhà máy, hàng năm đều có chương trình quan trắc môi trường để kiểm tra và có hướng khắc phục cụ thể.

Th.s Nguyễn Văn Vinh

Canh Tác Thân Thiện Môi Trường Từ Phân Bón

Do biến đổi khí hậu, ĐBSCL đã và đang hứng chịu những đợt xâm nhập mặn nghiêm trọng. Chưa dừng lại ở đó, việc hạn chế về kiến thức sử dụng phân bón đã phần nào dẫn đến việc gây ô nhiễm tài nguyên đất và nguồn nước ngọt ngày càng khan hiếm. Thế nhưng vẫn còn cách khắc phục…

Biến đổi khí hậu không còn là lời cảnh báo

Với việc cung cấp một nửa sản lượng lúa gạo Việt Nam, 70% thuỷ hải sản và 1/3 tổng sản phẩm quốc dân (GDP), ĐBSCL luôn là khu vực đóng góp đáng kể vào sự phát triển của Việt Nam nói riêng, cũng như tình hình an ninh lương thực của cả khu vực nói chung.

Kể từ đầu năm 2016 đến nay, do bị ảnh hưởng trực tiếp từ tình hình biến đổi khí hậu, nơi này đã gặp phải hiện tượng xâm ngập mặn được đánh giá là chưa từng xuất hiện trong lịch sử quan trắc. Nhiều nơi nước mặn lấn vào sâu đất liền tới 70 – 90km, sâu hơn trung bình nhiều năm (15 – 20km) đã gây ảnh hưởng xấu đến đời sống dân sinh của người nông dân.

Cụ thể đối với vụ lúa hè thu 2016, nếu tình hình khô hạn tiếp tục kéo dài thì toàn vùng sẽ có khoảng 500.000ha không xuống giống đúng thời vụ do thiếu nước, chiếm hơn 40% diện tích của các tỉnh ven biển và khoảng gần 30% diện tích gieo trồng toàn khu vực.

Về nước sinh hoạt, hiện có khoảng 155.000 hộ gia đình với khoảng 575.000 người bị thiếu nước. Ngoài ra, ngay cả những khách sạn, nhà hàng, trường học, bệnh viện, nhà máy chế biến đều thiếu nước ngọt trầm trọng.

Khi nông dân chưa được trang bị đủ kiến thức về phân bón

Để chủ động đối phó với hạn hán và tình trạng xâm nhập mặn báo động, ngoài việc thực hiện các biện pháp phi công trình như chuyển đổi mục đích, nội dung sản xuất nông nghiệp hay tái chế nước thải… từ chính quyền các cấp thì người nông dân nên biết làm sao để sử dụng phân bón đúng cách. Tại sao lại có sự liên hệ này?

Đó là do nhiều nông dân trong những năm gần đây vì muốn thực hiện cuộc cách mạng xanh trong nền nông nghiệp, công nghiệp hoá (nông nghiệp đầu tư cao) để đảm bảo nhu cầu về nguồn lương thực nên đã ưu tiên sử dụng những loại phân bón hoá học và chất bảo vệ thực vật cải tiến. Tuy nhiên, khi áp dụng những công nghệ hiện đại (như giống mới, phân hoá học, hoá chất BVTV, máy móc, thiết bị tưới tiêu…) đã nảy sinh rất nhiều vấn đề môi trường như:

– Gây độc hại cho nguồn nước và đất đai bởi tác hại không ngờ của thuốc trừ sâu, N03-, do đó ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người, động vật hoang dại và suy thoái các hệ sinh thái.

– Gây nhiễm độc nguồn lương thực, thực phẩm và thức ăn cho gia súc bởi việc sử dụng quá liều dẫn đến dư lượng thuốc trừ sâu, NO3- và chất kích thích sinh trưởng trong đất và nước… (Ví dụ như: khi dư hàm lượng nittrat trong thực vật, nitrat được khử thành nitrit trong quá trình tiêu hóa sẽ trở thành một chất độc vì nitrit dễ phản ứng với amin tạo thành nitrosamin, là chất gây ung thư dạ dày).

– Gây xói mòn đất, giảm độ phì nhiêu của đất do dùng sử dụng nhiều phân bón hoá học thay cho phân hữu cơ.

– Gây mặn hoá thứ sinh do tưới tiêu không hợp lý.

– Gây ô nhiễm không khí do sự khuyếch tán của hóa chất BVTV.

Chính vì việc sử dụng phân bón không phù hợp và sai cách là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường trồng trọt, và xa hơn là những tác hại liên đới dẫn đến việc biến đổi khí hậu.

Phân bón hữu cơ Woprofert Element 4-3-3 rất thân thiện với môi trường

Kinh nghiệm chọn phân bón để canh tác thân thiện môi trường

Nhằm khắc phục những tác hại của phân bón hoá học và hóa chất BVTV gây ra, hiện nay nông dân đang chọn phân bón hữu cơ để cải tạo đất nhưng cây trồng vẫn cho năng suất cao. Nổi bật trong số đó là Woprofert Element 4-3-3, một loại phân hữu cơ có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên và đặc biệt thân thiện với môi trường.

Với quy trình sản xuất nghiêm ngặt, tập trung chủ yếu vào việc quản lý chất lượng sản phẩm và các công nghệ hiện đại thân thiện với môi trường,sản phẩm Woprofert Element 4 -3- 3 dễ dàng đáp ứng được các yêu cầu và tiêu chuẩn trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, với thành phần chứa lượng lớn hợp chất hữu cơ chủ yếu, chất dinh dưỡng và các nguyên tố vi lượng như Fe, Mn, Mo, B, Zn, Cu… sản phẩm Woprofert Element 4-3-3 giúp tác động tích cực đến đất canh tác như sau:

* Giữ hàm lượng mùn có trong đất.

* Cải thiện cấu trúc đất.

* Giúp đất tơi xốp thoáng khí.

* Kích thích hoạt động của các sinh vật có trong đất. *Bổ sung nguồn chất dinh dưỡng tự nhiên.

* Giữ lại những chất dinh dưỡng thiết yếu rồi giải phóng các chất dinh dưỡng không cần thiết cho cây với liều lượng hợp lí nhằm tiết kiệm, tối ưu hóa cho việc sử dụng phân bón của cây trồng.

* Chống xói mòn.

* Cải thiện khả năng chống chịu sâu bệnh cho đất.

* Gia tăng khả năng giữ nước của đất, giúp lưu giữ lại dòng chảy bề mặt và biến chúng thành dòng chảy ngầm trong lòng đất để nuôi cây trồng.

Nhiều bà con nhà nông nhận định: Sau khi bón phân hữu cơ Woprofert Element 4-3-3 đã giúp cho đất tơi xốp và phì nhiêu hơn, rễ phát triển mạnh hơn và cây cho năng suất cao hơn. Từ đó giúp nhà nông thu được lợi nhuận đáng kể.Do đó việc lựa chọn phân bón tốt để canh tác đất thân thiện với môi trường thì nghĩ ngay tới Woprofert Element 4-3-3.

Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Phân Bón Đến Môi Trường

(Agroviet-1/6/2009): Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp phân bón là một trong những vật tư quan trọng và được sử dụng với một lượng khá lớn hàng năm. Phân bón đã góp phần đáng kể làm tăng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản, đặc biệt là đối với cây lúa ở Việt Nam. Theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng Cây trồng Quốc tế (IPNI), phân bón đóng góp khoảng 30-35% tổng sản lượng cây trồng.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

          Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp phân bón là một trong những vật tư quan trọng và được sử dụng với một lượng khá lớn hàng năm. Phân bón đã góp phần đáng kể làm tăng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản, đặc biệt là đối với cây lúa ở Việt Nam. Theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng Cây trồng Quốc tế (IPNI), phân bón đóng góp khoảng 30-35% tổng sản lượng cây trồng.

          Tuy nhiên phân bón cũng chính là những loại hoá chất nếu được sử dụng đúng theo quy định sẽ phát huy được những ưu thế, tác dụng đem lại sự mầu mỡ cho đất đai, đem lại sản phẩm trồng trọt nuôi sống con người, gia súc. Ngược lại nếu không được sử dụng đúng theo quy định, phân bón lại chính là một trong những tác nhân gây nên sự ô nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp và môi trường sống.

II. LƯỢNG PHÂN BÓN SỬ DỤNG Ở VIỆT

NAM

Tính từ năm 1985 tới nay, diện tích gieo trồng ở nước ta chỉ tăng 57,7%, nhưng lượng phân bón sử dụng tăng tới 517% (Bảng 1). Theo tính toán, lượng phân vô cơ sử dụng tăng mạnh trong vòng 20 năm qua, tổng các yếu tố dinh dưỡng đa lượng N+P2O5+K2O năm 2007 đạt trên 2,4 triệu tấn, tăng gấp hơn 5 lần so với lượng sử dụng của năm 1985. Ngoài phân bón vô cơ, hàng năm nước ta còn sử dụng khoảng 1 triệu tấn phân hữu cơ, hữu cơ sinh học, hữu cơ vi sinh các loại.

Bảng 1. Lượng phân bón vô cơ sử dụng ở Việt Nam qua các năm

(Đơn vị tính: nghìn tấn N, P2O5, K2O)

Năm

N

P2O5

K2O

NPK

N+P2O5+K2O

1985

342,3

91,0

35,9

54,8

469,2

1990

425,4

105,7

29,2

62,3

560,3

1995

831,7

322,0

88,0

116,6

1223,7

2000

1332,0

501,0

450,0

180,0

2283,0

2005

1155,1

554,1

354,4

115,9

2063,6

2007

1357,5

551,2

516,5

179,7

2425,2

          Xét về tỷ lệ sử dụng phân bón cho các nhóm cây trồng khác nhau cho thấy tỷ lệ phân bón sử dụng cho lúa chiếm cao nhất đạt trên 65%, các cây công nghiệp lâu năm chiếm gần 15%, ngô khoảng 9% phần còn lại là các cây trồng khác (Sơ đồ 1). Tuy nhiên so với các nước trong khu vực và trên thế giới, lượng phân bón sử dụng trên một đơn vị diện tích gieo trồng ở nước ta vẫn còn thấp, năm cao nhất mới chỉ đạt khoảng 195 kg NPK/ha.

II. LƯỢNG PHÂN BÓN CÂY TRỒNG CHƯA SỬ DỤNG ĐƯỢC

          Theo số liệu tính toán của các chuyên gia trong lĩnh vực nông hoá học ở Việt Nam, hiện nay hiệu suất sử dụng phân đạm mới chỉ đạt từ 30-45%, lân từ 40-45% và kali từ 40-50%, tuỳ theo chân đất, giống cây trồng, thời vụ, phương pháp bón, loại phân bón… Như vậy, còn 60 – 65% lượng đạm tương đương với 1,77 triệu tấn urê, 55 – 60% lượng lân tương đương với 2,07 triệu tấn supe lân và 55-60% lượng kali tương đương với 344 nghìn tấn Kali Clorua (KCl) được bón vào đất nhưng chưa được cây trồng sử dụng.

Trong số phân bón chưa được cây sử dụng, một phần còn lại ở trong đất, một phần bị rửa trôi theo nước mặt do mưa, theo các công trình thuỷ lợi ra các ao, hồ, sông suối gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Một phần bị rửa trôi theo chiều dọc xuống tầng nước ngầm và một phần bị bay hơi do tác động của nhiệt độ hay quá trình phản nitrat hoá gây ô nhiễm không khí (Bảng 2).

Bảng 2. Lượng phân bón hàng năm cây trồng chưa sử dụng được

(Đơn vị tính: nghìn tấn N, P2O5, K2O)

Năm

N

P2O5

K2O

N+P2O5+K2O

1985

205,4

54,6

21,5

281,5

1990

255,2

63,4

17,5

336,2

1995

499,0

193,2

52,8

734,2

2000

799,2

300,6

270,0

1369,8

2005

693,1

332,5

212,6

1238,2

2007

814,5

330,7

309,9

1455,1

Xét về mặt kinh tế thì khoảng 2/3 lượng phân bón hàng năm cây trồng chưa sử dụng được đồng nghĩa với việc 2/3 lượng tiền người nông dân bỏ ra mua phân bón bị lãng phí, với tổng thất thoát lên tới khoảng 30 nghìn tỷ đồng tính theo giá phân bón hiện nay.

Xét về mặt môi trường, trừ một phần các chất dinh dưỡng có trong phân bón được giữ lại trong các keo đất là nguồn dinh dưỡng dự trữ cho vụ sau, hàng năm một lượng lớn phân bón bị rửa trôi hoặc bay hơi đã làm xấu đi môi trường sản xuất nông nghiệp và môi trường sống, đó cũng là những tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước, không khí. Trong số đó phân do sản xuất lúa gây ra đối với việc ô nhiễm môi trường là vấn đề đáng được quan tâm nhất, vì hàng năm một lượng lớn phân bón được dành cho sản xuất lúa.

III. TÁC ĐỘNG CỦA PHÂN BÓN TỚI Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 

          Phân bón gây nên tác động ô nhiễm môi trường thường biểu hiện ở các khía cạnh sau:

1. Bón dư thừa các yếu tố dinh dưỡng hoặc bón phân không đúng cách

Trước hết tác động của phân bón đối với việc gây ô nhiễm môi trường phải kể đến đó là lượng dư thừa các chất dinh dưỡng do cây trồng chưa sử dụng được hoặc do bón không đúng cách… như đã được tính toán ở phần trên. Do tập quán canh tác, do chưa được đào tạo, tập huấn rất nhiều nông dân hiện nay bón phân chưa đúng lượng và đúng cách.

Hầu hết người nông dân hiện nay đều bón quá dư thừa lượng đạm, gây nên hiện tượng lúa lốp, tăng quá trình cảm nhiễm với sâu bệnh, dễ bị đổ ngã. Biểu hiện của việc bón dư thừa đạm qua quan sát bằng mắt thường cho thấy màu lá cây thường xanh mướt hoặc nếu quá dư thừa thì lá màu xanh đậm. Nếu sử dụng bảng so màu lá thì độ đậm của màu lá càng được thấy rõ hơn. Chương trình 3 giảm, 3 tăng cũng là những minh chứng cho việc lạm dụng bón quá dư thừa lượng đạm.

Cách bón phân hiện nay chủ yếu là bón vãi trên mặt đất, phân bón ít được vùi vào trong đất. Xét về mặt hoá học đất, các keo đất là những keo âm (-) còn các yếu tố dinh dưỡng hầu hết là mang điện tích dương (+). Khi bón phân vào đất, được vùi lấp cẩn thận thì các keo đất sẽ giữ lại các chất dinh dưỡng và nhả ra một cách từ từ tuỳ theo yêu cầu của cây trồng theo từng thời kỳ sinh trưởng của cây. Như vậy, bón phân có vùi lấp không chỉ có tác dụng hạn chế sự mất dinh dưỡng, tăng hiệu suất sử dụng phân bón mà còn làm giảm bớt ô nhiễm môi trường. Các nghiên cứu cho thấy việc bón phân có vùi lấp làm tăng hiệu suất sử dụng phân bón của cây trồng có thể đạt được từ 70-80% so với bón rải trên bề mặt chỉ đạt được từ 20-30%.

 Các yếu tố dinh dưỡng vi lượng như Đồng (Cu), Kẽm (Zn)… rất cần thiết cho cây trồng sinh trưởng và phát triển và có khả năng nâng cao khả năng chống chịu cho cây trồng. Ở một số vùng đất và một số cây trồng, loại cây trồng biểu hiện triệu chứng thiếu ding dưỡng Zn hoặc Cu khá rõ rệt. Tuy nhiên khi lạm dụng các yếu tố trên lại trở thành những loại kim loại nặng khi vượt quá mức sử dụng cho phép và gây độc hại cho con người và gia súc. Hiện nay với kỹ thuật sử dụng phân bón lá các loại phân bón vi lượng trong đó có Cu và Zn được bón trực tiếp cho cây dưới dạng Chelate (dạng mạch vòng) hoặc kết hợp với các chất mang khác để quá trình hấp thu vào cây được nhanh và thuận lợi, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón. Tuy nhiên nếu sử dụng cho các loại cây rau ăn lá, cho chè và các loại quả không có vỏ bóc mà không chú ý tới thời gian cách ly và liếu lượng sử dụng theo đúng quy thì các yếu tố dinh dưỡng trên lại trở thành các yếu tố độc hại cho người tiêu dùng. 

2. Ô nhiễm do từ các nhà máy sản xuất phân bón

          Không chỉ do bón dư thừa dinh dưỡng mà ô nhiễm do phân bón còn gây ra do từ nguồn các nhà máy sản xuất phân bón. Các minh chứng trong thực tế đã cho thấy, vào khoảng đầu thập niên 80 của thế ký trước, khi nhà máy phân đạm Hà Bắc được xây dựng và đi vào hoạt động, do quá trình xử lý môi trường chưa đảm bảo, nước thải của nhà máy đã thải ra nguồn nước của khu vực lân cận gây chết hàng hoạt các loại động, thực vật… Gần đây, một số nhà máy sản xuất các loại phân bón hữu cơ sinh học, hữu cơ vi sinh sử dụng nguyên liệu là các phế phụ phẩm cây trồng hoặc chăn nuôi hay nguyên liệu của quá trình sản xuất mía đường, bột sắn… với các công nghệ xử lý môi trường thô sơ đã gây nên ô nhiễm cho nguồn nước do thải ra các chất độc hại chưa được xử lý triệt để và thải các chất có mùi gây ô nhiễm không khí cho các khu vực dân cư sống lân cận.

3. Phân bón có chứa một số chất độc hại

Ngay trong bản thân một số loại phân bón đã có chứa một số chất gây độc hại cho cây trồng và cho con người như các kim loại nặng hoặc các vi sinh vật gây hại, các chất kích thích sinh trưởng khi vượt quá mức quy định. Theo quy định hiện hành, các loại kim loại nặng có trong phân bón gồm Asen (As), Chì (Pb), Thuỷ ngân (Hg) và Cadimi (Cd); các vi sinh vật gây hại có trong phân bón gồm: E. Coli, Salmonella, Coliform là những loại gây nên các bệnh đường ruột nguy hiểm. Phân bón có chứa kim loại nặng và vi sinh vật gây hại thường gặp trong những hợp sau đây:

– Phân bón được sản xuất từ nguồn nguyên liệu là rác thải đô thị, phế thải công nghiệp chế biến từ nông sản, thực phẩm, phế thải chăn nuôi. Để tận dụng nguồn hữu cơ, đồng thời giải quyết những vấn đề về môi trường cho các đô thị, các trại chăn nuôi tập trung, các nhà máy chế biến nông sản… hiện nay đã có một số nhà máy sử dụng các nguồn nguyên liệu nêu trên để sản xuất ra các loại phân bón hữu cơ, hữu cơ sinh học, hữu cơ vi sinh để bón trở lại cho cây trồng. Các loại phân bón được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu nêu trên sẽ gây nên sự ô nhiễm thứ cấp do có chứa các kim loại nặng hoặc vi sinh vật gây hại vượt quá mức quy định. Kết quả điều tra của Viện Thổ nhưỡng Nông hoá từ năm 2004 -2007 cho thấy trong số các kim loại nặng thì Thuỷ ngân, còn đối với các vi sinh vật gây hại thì Coliform là những yếu tố thường vượt quá mức cho phép ở nhiều mẫu phân bón được kiểm tra thuộc nhóm trên.

– Phân bón được sản xuất từ nguồn phân lân nhập khẩu từ nước ngoài do có chứa hàm lượng Cadimi quá cao, vượt quá mức quy định được phép sử dụng. Đã có rất nhiều tài liệu cho thấy nguồn phân lân từ các nước vùng Nam Mỹ hoặc Châu Phi  thường có hàm lượng Cd cao ở mức trên 200 ppm.

– Theo quy định, một số chất kích thích sinh trưởng như axit giberillic (GA3), NAA, một số chất kích thích sinh trưởng có nguồn gốc từ thực vật được phép sử dụng trong phân bón để kích thích quá trình tăng trưởng, tăng tỷ lệ đậu hoa, đậu quả, tăng quá trình trao đổi chất của cây trồng, tăng hiệu suất sử dụng phân bón làm tăng năng suất, phẩm chất cây trồng. Mức quy định hiện hành cho phép tổng hàm lượng các chất kích thích sinh trưởng không được vượt quá 0,5% khối lượng có trong phân bón. Tuy nhiên trên thực tế một số tổ chức, cá nhân khi sản xuất, nhập khẩu đã không tuân thủ theo các quy định trên, đưa ra thị trường các loại phân bón có chứa hàm lượng các chất kích thích sing trưởng vượt quá mức quy định, gây tác hại cho sản xuất và ảnh hưởng tới chất lượng nông sản. Việc sử dụng phân bón có chứa các chất kích thích sinh trưởng không đúng theo hướng dẫn về liếu lượng, đối tượng cây trồng cũng làm thiệt hại tới sản xuất. Do thiếu hiểu biết, hơn 20 ha mạ vụ Đông xuân 2007/2008 ở Phú Xuyên Hà Nội (Hà Tây cũ) đã bị thiệt hại do sử dụng phân bón Tăng trưởng AC GABA CYTO có chứa chất kích thích sinh trưởng mà chỉ khuyến cáo dùng cho chè và rau xanh nhưng đã sử dụng cho mạ, do dùng sai đối tượng cây trồng. Cần thiết phải có những điều tra tổng thể về hàm lượng các chất kích thích sinh trưởng trong phân bón để đưa ra những quy định, các biện pháp quản lý chặt chẽ và có hiệu quả đối với đối tượng này, tuy nhiên việc điều tra đòi hỏi tiêu tốn khá nhiều kinh phí vì mẫu phân tích các chỉ tiêu về chất kích thích sinh trưởng thường rất đắt, số lượng phòng phân tích có khả năng phân tích được các chỉ tiêu này trên cả nước còn rất ít.

4. Phân bón đối với vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khoẻ con người

          Dư thừa đạm trong đất hoặc trong cây đều gây nên những tác hại đối với môi trường và sức khoẻ con người. Do bón quá dư thừa hoặc do bón đạm không đúng cách đã làm cho Nitơ và phospho theo nước xả xuống các thủy vực là nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm cho các nguồn nước. Các chất gây ô nhiễm hữu cơ bị khử dần do hoạt động của vi sinh vật, quá trình này gây ra sự giảm oxy dưới hạ lưu. Đạm dư thừa bị chuyển thành dạng Nitrat (NO3-) hoặc Nitrit (NO2-) là những dạng gây độc trực tiếp cho các động vật thuỷ sinh, gián tiếp cho các động vật trên cạn do sử dụng nguồn nước (Tabuchi and Hasegawa, 1995). Đặc biệt gây hại cho sức khoẻ con người thông qua việc sử dụng các nguồn nước hoặc các sản phẩm trồng trọt, nhất là các loại rau quả ăn tươi có hàm lượng dư thừa Nitrat. Theo các nghiên cứu gần đây, nếu trong nước và thực phẩm hàm lượng nitơ và photpho, đặc biệt là nitơ dưới dạng muối nitrit và nitrat cao quá sẽ gây ra một số bệnh nguy hiểm cho người đặc biệt là trẻ em. TS. Lê Thị Hiền Thảo (2003) đã xác định, trong những thập niên gần đây, mức NO3- trong nước uống tăng lên đáng kể mà nguyên nhân là do sự sử dụng phân đạm vô cơ tăng, gây rò rỉ NO3- xuống nước ngầm. Hàm lượng NO3- trong nước uống tăng gây ra nguy cơ về sức khoẻ đối với cộng đồng. Ủy ban châu Âu quy định mức tối đa của NO3- trong nước uống là 50 mg/l, Mỹ là 45 mg/l, Tổ chức y tế thế giới (WHO) là 100 mg/l. Y học đã xác định NO2- ảnh hưởng đến sức khoẻ với 2 khả năng sau: gây nên chứng máu Methaemoglobin và ung thư tiềm tàng.

Các nghiên cứu về y học gần đây đã xác định, dư thừa Phospho trong các sản phẩm trồng trọt hoặc nguồn nước làm giảm khả năng hấp thu Canxi vì chất này lắng đọng với Canxi tạo thành muối triphosphat canxi không hòa tan và tạo thuận lợi cho quá trình sản xuất para thormon, điều này đã huy động nhiều Canxi của xương, và nguy cơ gây loãng xương ngày một tăng, đặc biệt ở phụ nữ.

VI. ĐỂ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG HIỆU SUẤT SỬ DỤNG PHÂN BÓN GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Phân bón vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, làm tăng độ mầu mỡ của đất, trái lại cũng có thể gây tác động xấu tới môi trường nếu không có biện pháp quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng hợp lý. Do vậy cần thiết phải đưa phân bón vào nhóm mặt hàng sản xuất, kinh doanh có điều kiện để tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát, đặc biệt cần giám sát chặt ngay từ khâu sản xuất, nhập khẩu và trong quá trình sử dụng. Một số giải pháp sau đây được đề xuất để giảm thiểu sự ô nhiễm, đồng thời tăng hiệu suất sử dụng phân bón:

1. Giảm lượng bón, tăng hiệu suất sử dụng phân bón

Để hạn chế tối đa lượng phân bón dư thừa trong đất do bón phân quá liều, có thể áp dụng các giải pháp về kỹ thuật sau đây:

– Sử dụng các loại phân bón hoặc các chất có tác dụng làm tăng hiệu suất sử dụng của phân bón. Hiện nay đã có một số loại phân bón hoặc các chế phẩm có khả năng làm tăng hiệu suất sử dụng đạm từ 25-50% khi sử dụng phối hợp với phân đạm. Cơ chế tăng hiệu suất sử dụng dinh dưỡng được xác định do việc hạn chế hoạt động của men phân giải Ureaza, men làm mất đạm; tăng khả năng lưu dẫn N cho cây trồng. Các loại phân bón có công dụng nêu trên như: NEB 26, Wehg, Agrotain… có thể giảm ¼ đến ½ lượng đạm so với lượng dùng thông thường mà cây trồng vẫn cho năng suất cao, chất lượng nông sản tốt. Cần phải tổ chức khuyến cáo và hướng dẫn rộng rãi để nhanh chóng đưa các chế phẩm nêu trên được sử dụng trên toàn quốc.

– Sử dụng các loại phân bón lá có chứa K-humate và các yếu tố đa lượng, trung lượng, vi lượng để bổ sung dinh dưỡng cho cây, tăng khả năng phục hồi, tăng sức đề kháng của cây trồng đối với sự thay đổi và khó khăn của thời tiết và tăng đề kháng sâu bệnh, tăng hiệu suất sử dụng các yếu tố đa lượng. Tiến bộ kỹ thuật về phân bón lá đối với cây trồng đã được khẳng định, sử dụng phân bón lá vào các thời điểm thích hợp sẽ làm tăng hiệu suất sử dụng các yếu tố dinh dưỡng đa lượng một cách cân đối, bổ sung kịp thời các chất dinh dưỡng cây trồng vào những giai đoạn thiết yếu. Liều lượng dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc phân phối.

– Cần sử dụng các loại phân bón dạng chậm tan (slow release fertilizer) để cây trồng sử dụng một cách từ từ tăng hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng, giảm chi phí, giảm ô nhiễm môi trường.

 - Tích cực triển khai chương trình ba giảm (giảm lượng đạm bón, giảm thuốc bảo vệ thực vật, giảm lượng hạt giống gieo đối với các tỉnh phía Nam hoặc giảm lượng nước tưới đối với các tỉnh phía Bắc) ba tăng (tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm và tăng hiệu quả kinh tế), bón phân theo bảng so màu, tiết kiệm tối đa lượng đạm bón nhưng vẫn đem lại năng suất cao. Thực hiện bón phân cân đối, lượng đạm có thể giảm từ 1,7 kg/sào bắc bộ, tương đương với 47 kg urê/ha tuỳ từng chân đất. Tổ chức hướng dẫn sử dụng phân bón hợp lý theo nguyên tắc “năm đúng”: đúng loại phân, đúng lúc, đúng đối tượng, đúng thời vụ, đúng cách bón sẽ góp phần tăng hiệu suất sử dụng phân bón, tránh lãng phí và giảm ô nhiễm môi trường.

2. Nghiên cứu, đào tạo, tập huấn, thông tin tuyên truyền

Để đảm bảo các giải pháp về khoa học-kỹ thuật có thể đến được người nông dân cần thiết phẩi tổ chức đào tạo tập huấn cho người nông dân và các cán bộ quản lý, cán bộ khuyến nông các cấp cần tập trung vào một số giải pháp sau:

– Các Viện, Trường, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón tổ chức các hạot động: hội thảo, xây dựng mô hình trình diễn, hướng dẫn các biện pháp tăng hiệu suất sử dụng phân bón, triển khai chương trình “3 giảm 3 tăng”, tập huấn và hướng dẫn cho nông dân về sử dụng phân bón. Nghiên cứu tạo ra các công cụ bón phân, tạo ra các phương thức bón, để giảm thiểu sử dụng lao động, đưa phân bón vào trong đất tránh rửa trôi, bay hơi… Nghiên cứu tạo ra các chế phẩm phân bón mới, các chế phẩm sinh học giúp cho quá trình xử lý ủ phân hoặc xử lý các phế phụ phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi mau hoai, giảm thiểu mùi hạn chế mức thấp nhất khả năng ô nhiễm môi trường.

– Thông qua hệ thống thông tin đại chúng như truyền hình, đài, báo chí…tăng cường việc phổ biến các kiến thức khoa học kỹ thuật, các kinh nghiệm về sản xuất, sử dụng phân bón có hiệu quả. Một số địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Ninh Thuận… đã tổ chức tốt chương trình truyền hình “Nhịp cầu nhà nông” để phổ biến các kiến thức về nông nghiệp cho nông dân một cách nhanh chóng và có hiệu quả, đem lại cho nông dân những hiểu biết và những kiến thức mới.

– Ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm quản lý hệ thống tổ chức, quản lý các hoạt động kiểm tra giám sát chất lượng phân bón, đặc biệt cần tăng cường giám sát các loại phân bón có chứa các chất độc hại, có nguy cơ gây ô nhiễm cao trên phạm vi cả nước.

3. Các quy định, chính sách

          Cần sớm xây dựng Luật phân bón để tăng hiệu lực công tác quản lý phân bón, trong đó cần xây dựng và ban hành đồng bộ Nghị định quy định xử phạt chi tiết đối với lĩnh vực phân bón. Có các chế tài xử phạt đủ mạnh để đảm bảo hạn chế tối đa các loại phân bón kém chất lượng, phân bón có các chất độc hại vượt quá mức quy định.

          Xây dựng, ban hành kịp thời và đầy đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về sản xuất, sử dụng phân bón, tạo ra các hàng rào kỹ thuật để hạn chế việc sử dụng phân bón quá liều, hạn chế việc sản xuất, nhập khẩu các loại phân bón có chứa các chất độc hại vượt quá mức quy định.

          Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các phòng thí nghiệm để có thể nhanh chóng phân tích phát hiện để kịp thời xử lý các hoạt động đưa các loại phân bón kém chất lượng, phân bón có chứa chất độc hại vào lưu thông trên thị trường và trong quá trình sử dụng.

Việc áp dụng đồng bộ và triệt để các giải pháp nêu trên có thể tiết kiệm được hàng nghìn tỷ đồng do giảm lượng phân bón sử dụng trên toàn quốc, hạ giá thành sản xuất, giảm nhập siêu phân bón. Đồng thời đây cũng là những giải pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần quan trọng giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông nghiệp, tăng sức khoẻ cộng đồng.

TS. Trương Hợp Tác

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hardman, McEldowney, Waite – Pollution: Ecology Biotreatment. Longman Group UK Limited 1993.

2. Lê Thị Hiền Thảo – Nitơ và Phospho trong môi trường. Tạp chí Điều tra-Nghiên cứu. Trường Đại học Xây dựng Hà Nội 2003.

3. Nguyền Kim Thái, Lê Hiền Thảo – Sinh thái học và bảo vệ môi trường. NXB XD 1999.

4. Tabuchi, T., and  S. Hasegawa. 1995. Paddy Field in the World. The Japanese Society of Irrigation, Drainage and Reclamation Engineering, Tokyo, Japan. 1-352.

5. Truong, H.T., M. Hirano, S. Iwamoto, E. Kuroda, and T. Murata. 1998. Effect of Top Dressing and Planting density on the number of spikelets and yield of rice cultivated with nitrogen-free basal dressing. Plant Prod. Sci. 1: 1992-1999.

6. Báo cáo của Viện Thổ nhưỡng Nông hoá về kết quả điều tra phân bón lá 2004 – 2007.