Top 14 # Xem Nhiều Nhất Phân Bón Thúc Cho Bưởi Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Bón Phân Cho Cây Bưởi

Bón phân cho cây bưởi

Bón phân cho cây bưởi

Nếu đất chua cần bón vôi để nâng pH = 5,5 – 6 trước khi trồng.

Cây mới trồng, bón lót 10kg phân chuồng, 0,5kg phân lân, 0,2kg vôi. Lượng phân bón tuỳ thuộc vào tình trạng sinh trưởng của cây:

– Cây 1 – 3 năm tuổi, bón 1 – 3kg NPK (16-16- 8), 0,5 – 1kg super lân.

– Cây 4 – 6 năm tuổi, bón 4 -7kg NPK (16 – 16 -8), 0,5 – 1kg super lân.

– Cây 7 – 9 năm tuổi, bón 8 -15kg NPK (16 -16 -8), 0,5 – 1kg super lân.

Cách bón phân như sau:

– Cây từ 1-3 tuổi nên pha vào nước, tưới định kỳ 1 – 2 lần/tháng.

– Cây từ năm thứ 3 trở đi, bón 4 lần/năm, bón theo tán cây với lượng phân bón cho mỗi gốc:

– Lần 1, sau khi thu hoạch, bón 10kg phân chuồng kèm 1/3 lượng phân NPK.

– Lần 2, trước khi ra hoa 1 tháng, bón 1/3 lượng phân NPK.

– Lần 3, sau khi đậu trái 1 tháng, bón 1/3 lượng phân NPK.

– Lần 4, trước khi thu hoạch 1 – 2 tháng, bón 1 -2kg Kali.

Tăng cường phân bón vào những năm được mùa.

Theo NTNN, 11/2003

Kinh nghiệm bón phân cho bưởi da xanh của anh Lê Văn Xích ở xã Hội Xuân, huyện Cai Lậy, Tiền Giang:

Bón phân cho mô đất trước khi trồng: đất cuốc lên phơi khô trộn đều với 10kg phân hữu cơ hoai gồm phân heo trộn tro trấu, xơ dừa. Chính giữa đỉnh mô móc lỗ sâu 0,2m rải vôi càng long (vôi bột) lót đáy phân lân.

Khoảng hai tháng sau, khi cây châm rễ, bắt đất, tưới phân DAP 18–46–0 ngâm sền sệt, liều dùng 1 muỗng canh pha thùng 10 lít nước, tưới khi lá già.

Khoảng 15 ngày phun phân bón lá 1 lần, chủ yếu là giai đoạn ra đọt và mang lá non.

Khi cây gần một năm tuổi, đào hộc xung quanh chân mô theo hình chữ O, chiều ngang 0,4m, sâu từ 0,3 – 0,4m, lấy đất bỏ ra ngoài, tận dụng cỏ vườn, rơm rác mục, xơ dừa, trấu mục, phân chuồng cho vào đầy hộc, anh lấp đất lại để tạo độ tơi xốp cho cây mọc và phát triển rễ nhanh. Cứ thế mỗi năm đào hộc tiếp nới rộng chu vi mô bưởi ra và cũng cho các loại phân hữu cơ như trên vào hộc rồi lại lấp đất trên mặt, cho đến khi chu vi mô này giáp mô kia thì ngưng.

Khi cây được 3 năm tuổi, trước khi xử lý ra hoa, bón mỗi gốc bưởi 2 kg phân NPK 16–16–8–13 S và 1kg phân hữu cơ vi sinh cho cây sung tàn. Khi bưởi bắt đầu ra chồi non (đọt), phun thêm chế phẩm MKP (0–52–34) cho lá non mau thành thục.

Khi trái bưởi được hai tháng tuổi, nuôi trái bằng cách bón mỗi gốc bưởi 1kg phân NPK 16–16–8–13S, với cây mang nhiều trái phải tăng lượng phân trên.

Khoảng 3 tháng trước ngày thu hoạch, phun phân bón lá grow 3 lá xanh loại 20–30–20 lên trái và lá để bưởi mỏng vỏ ruột nở to, múi bưởi có nhiều nước, đồng thời bón thêm phân bón loại NPK 7 – 7 – 14. Liều dùng 2kg/gốc nhằm tăng phẩm chất, hương vị ngọt ngào và tạo cho da trái có màu xanh mượt mà tươi đẹp.

Ngoài ra để duy trì tuổi thọ cây, từ khi bưởi bắt đầu cho trái, mỗi năm xới gốc bón 2 đợt phân hữu cơ hoai, mỗi đợt 1 bao phân cút hoặc phân gà trộn tro trấu, chủ yếu là sau thu hoạch và lúc đậu trái non. Nếu không có các loại phân trên thì sử dụng phân hữu cơ sinh học liều dùng từ 2 đến 4kg cho mỗi cây tùy theo lớn nhỏ để cây luôn có tán lá xum xuê và cho trái to.

Với cách chăm sóc như trên, cây 5 năm tuổi, mỗi năm mang trung bình từ 50 – 70 trái, cá biệt có cây mang gần 100 trái lớn nhỏ. Trọng lượng trung bình từ 1,5 đến trên dưới 2kg/trái.

Theo NNVN, 3/12/2003

Bón phân cho cam, quýt, bưởi sau khi thu hoạch

Bón phân phục hồi: 

Đối với cây từ 3- 4 năm tuổi, bón 1 – 2kg AT1/gốc, cây 5- 6 năm tuổi bón 2- 3kg AT1/gốc, phân hữu cơ bón 20-50kg. Bón ngay sau khi thu hoạch, càng sớm càng tốt. Trước khi bón, đào đất chung quanh gốc tạo thành đường vành khuyên rộng 20-30cm, sâu 30-40cm theo đường chiếu vành tán cây, rải đều phân xuống và lấp đất lại.

– Thời kỳ kiến thiết (1-4 năm): Bón tập trung 1 đợt vào tháng 12 hoặc tháng 1 với lượng phân 20 – 25kg phân hữu cơ + 0,2kg sun phát đạm + 0,5kg super lân + 0,2kg kali sun phát.

– Vào thời kỳ thu quả: Bón 50kg phân chuồng + 1kg đạm + 1,2kg super lân + 0,5kg kali, chia ba lần bón:

+ Sau thu hoạch quả tháng 12 sang tháng 1: 50kg phân hữu cơ + 0,25kg super lân + 0,1kg kali.

+ Bón đón lộc xuân tháng 2 – 3: 0,6kg đạm + 0,6kg super lân + 0,25kg kali.

+ Bón thúc cành thu và nuôi quả tháng 6-7: 0,4kg đạm + 0,35kg super lân + 0,15kg kali.

– Cách bón:

+ Lần 1 (sau khi thu hoạch): bón theo vành mép tán, đào rãnh sâu 20cm, rộng 30cm. Các loại phân trộn đều cho vào rãnh lấp kín đất, tủ rơm giữ ẩm.

+ Bón thúc vào lần 2 và 3: trộn đều các loại phân hóa học rải đều trong vòng tán cây, với đảo sâu 4-5cm vùi đất lấp kín, tủ rơm rác giữ ẩm.

Bón phân xong tưới nước đều đặn, vừa phải cho phân tan để cây hấp thụ từ từ.

– Bón phân đón ra hoa, tạo mầm hoa: Trước thời điểm cho cây ra hoa 5-6 tuần, bón phân đón ra hoa (khoảng 200g DAP + 50KCL hoặc 400g AT 2/gốc 4-5 tuổi) và phun chế phẩm giúp cây tạo mầm hoa (phun chúng tôi 15g/8 lít, phun hai lần, cách nhau 4-5 ngày) trước khi ngưng tưới một tuần.

NTNN, 1/2004

 Nhấn vào đây để xem tất cả các thông tin kỹ thuật trồng cây bưởi

Phân Biệt Bón Lót Và Bón Thúc

Bón lót là quá trình sử dụng phân bón trước lúc gieo trồng. Nhằm mục đích khi rễ vừa phát triển thì đã có chất dinh dưỡng để hấp thụ ngay. Tạo nền móng vững chắc cho cây phát triển. Tuy nhiên, tùy vào từng giống cây mà kỹ thuật bón lót khác nhau.

Bón thúc là việc bón phân nhằm thức đẩy sự phát triển của cây, theo đó phân sẽ được bón trong thời gian sinh trưởng của cây. Việc bón thúc trong thời gian này giúp cây có đủ chất dinh dưỡng để sinh trưởng, phát triển tốt.

Tại sao chúng ta cần phải bón lót

Bón phân trước lúc gieo trồng với mục đích chuẩn bị sẵn “thức ăn” cho cây trồng hấp thụ ngay khi rễ vừa phát triển. Tạo điều kiện để cây phát triển khỏe mạnh ngay từ ban đầu. Bên cạnh đó, phân bón sẽ có nhiều thời gian chuyển hóa từ chất khó hấp thụ thành chất dễ hấp thụ.

Chúng ta biết rằng, nếu ngay từ đầu đã thiếu chất dinh dưỡng. Cây trồng sẽ không đủ sức phát triển, yếu ớt dẫn tới hệ quả sau này dù có bổ sung phân bón nhiều hơn thì cũng kém tác dụng.

Một trong những điều cần lưu ý trong quá trình bón lót cho cây là phương pháp bón lót. Mỗi người sẽ có kinh nghiệm bón khác nhau. Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu thực nghiệm của các kỹ sư nông nghiệp, kỹ thuật bón lót được chia thành 3 phương pháp phổ biến như sau:

+ Bón lót bằng cách rải đều phân bên lên mặt đất cần gieo trồng và tiến hành cày bừa đất đã được rải phân. Tạo điều kiện cho phân bón vùi xuống đất.

+ Bạn có thể rải đều phân bón trên khu vực đất chuẩn bị gieo trồng. Dùng một lớp đất mới phủ lên lớp phân bón và cuối cùng bạn đã có thể gieo trồng

+ Với những loại cây hàng năm, trước khi gieo trồng, bạn nên đào hố sâu sau đó mới cho phân bón lót vào hố.

Mỗi giống cây sẽ có tần suất và phương pháp bón phân khác nhau, cụ thể:

+ Các loại cây hàng năm: bón lót thường được tiến hành trước khi làm đất hoặc trước khi gieo cấy cây trồng.

+ Cây trồng lâu năm: người trồng có thể chia thành nhiều giai đoạn bón phân cho cây bao gồm bón lót trước khi gieo trồng. Bón lót vào giai đoạn cây đã ngừng sinh trưởng trong năm. Bón lót vào thời điểm sau khi thu hoạch nhằm mục đích phục hồi cây.

Bạn cần nắm rõ loại phân nào nên sử dụng trong giai đoạn bón lót để đem về hiệu quả tốt nhất có thể cho cây trồng.

+ Phân chứa hàm lượng hữu cơ : Phân dùng trong bón lót thường là các loại phân có chưa hàm lượng hữu cơ cao như phân gia súc đã được ủ hoặc qua chế biến, phân hữu cơ vi sinh. Bên cạnh chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây mà nó còn có tác dụng giúp đất thêm tơi xốp. Thúc đẩy hoạt động hệ vi sinh vật có ích trong môi trường đất.

+ Vôi hoặc hợp chất cải tạo điều hòa nồng độ PH: sử dụng cho vùng đất bị chua phèn hoặc cây ăn quả lâu năm.

+ Phân hóa học có hàm lượng đạm thấp, lân cao cũng được khuyên sử dụng cho giai đoạn bón lót. Những loại cây hoa màu ngắn ngày, cây ăn quả, rau công nghiệp. Người trồng thường dùng phân hóa học có chứa thành phần lân hoặc kali

Các loại phân dùng để bón lót nên có đặc điểm là phân chậm tan như phân bón hữu cơ, phân lân,…Tốt nhất nên hòa trộn cùng một loại phân dễ hòa tan ở mức độ phù hợp.

Tất cả các loại cây trồng đều cần chất dinh dưỡng trong quá trình sinh trưởng. Song, lượng dinh Dưỡng hấp thụ phụ thuộc vào từng giai đoạn nên có sự khác nhau. Bón đúng liều lượng vào đúng thời điểm không những phát huy tối đa công dụng phân bón mà cây trồng cũng phát triển tốt.

Lượng phân dùng để bón lọt phụ thuộc vào 4 yếu tố: loại phân bón, đặc tính của đất đai, mùa vụ trong năm và loại cây trồng.

Phân hữu cơ, phân lân thường được sử dụng với lượng lớn cho bón lót. Mặt khác, phân đạm và kali chỉ cần bón một phần ít.

Ngoài ra, thành phần cơ giới của đất nặng, giàu mùn thì nên bón lót với lượng lớn hơn. Vì vậy, đất có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo mùn thì bón lót ít hơn nhằm hạn chế hiện tượng lãng phí phân bón do quá trình rửa trôi.

Tập trung bón lót cho các loại cây trồng ngắn ngày, tạo điều kiện cho cây có đủ thời gian.

Bị rửa trôi : nước mưa, nước tưới có thể cuốn trôi phân bón. Lượng phân bón bị thất thoát do rửa trôi có thể lên đến 30%.

Bốc hơi: Một số phân bón dễ bốc hơi bởi các phản ứng hóa học, đặc biệt trong điều kiện nhiệt độ cao.

Bị giữ chặt: Các hạt keo trong đất có thể giữ chất dinh dượng trong phân bón lại, gây cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của cây trồng.

Bón lót là bước chăm sóc cây trồng cực kì quan trọng. Nó ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển, sinh trưởng của cây trồng sau này. Bón đúng, bạn sẽ nhận được kết quả hoàn hảo nhất từ cây trồng. Bên cạnh việc bón phân đúng kỹ thuật, bạn cũng nên chú ý đến các yếu tố khác như : nước, nhiệt độ, đất trồng để cây có thể phát triển toàn diện.

Công ty TNHH TM-SX-TH Trần Gia với kinh nghiệm nhiều năm sản xuất và phân phối các sản phẩm lưới nông nghiệp sẽ mang đến giải pháp tốt nhất cho nhu cầu của bạn về phương pháp trồng trọt tiên tiến này. Mọi thông tin về sản phẩm, xin vui lòng liên hệ với công ty Trần Gia chúng tôi tại: Địa chỉ: 47 đường 17 khu phố 5 phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Email: luoitrangia@gmail.com

Phân Bón Cho Bưởi Da Xanh

Vai trò của một số nguyên tố dinh dưỡng đối với cây có múi:

Đạm (N): Giúp cây sinh trưởng tốt, tăng năng suất, chất lượng và kéo dài sinh trưởng trái. Khi thiếu N, mức nhẹ lá màu xanh vàng nhạt, nặng cành non chết khô, chồi ngắn, rụng trái non. Dư N: trái chín ít nước, vỏ thô và dầy.

Lân (P): Giúp rễ phát triển tốt, tăng chất lượng trái. Thiếu P: lá nhỏ, trái nhỏ, ít nước.

Kali (K): Giúp tăng chất lượng và khả năng đậu trái, hạn chế chồi non lúc ra hoa, khả năng hút nước và hô hấp của cây. Thiếu K: trái chua, chịu hạn kém.

Canxi (Ca): Giúp thân, cành cứng rắn tránh gãy đổ, tăng pH đất và diệt trùng, trái chắc dễ tồn trữ. Bón vôi CaCO3, CaO vào đất.

Magiê: Giúp lá xanh tốt, gốc ghép dễ tróc, thiếu Mg lá có màu vàng thau hình chữ V ngược nhất là đất cát acid ven biển, vùng sâu trong đất liền. Phun hay bón vào đất Mg(NO3)2, MgSO4.

Kẽm: Thiếu kẽm lá vàng gân xanh, nhỏ dần và đóng lá dầy, thân, cành không phát triển, trái nhỏ, chất lượng kém. Thiếu kẽm thường xảy ra ở vùng đất acid ven biển, đất kiềm. Phun hợp chất có kẽm qua lá cây hấp thu tốt nhất: sunfat kẽm lúc lá gần trưởng thành.

Mangan (Mn) và Sắt (Fe): Khi thiếu Fe lá nhỏ, chồi non vàng màu trắng bạc, thiếu Mn vàng từ cuống đến chóp lá. Thiếu mangan và sắt thường xảy ra ở đất acid và đất kiềm. Phun MnSO4 hay FeSO4 lên lá.

Đồng (Cu):Thiếu đồng vỏ trái có đốm nâu, trái nứt đít. Để bổ sung đồng cho cây có thể phun các thuốc trừ bệnh gốc đồng (Copper zine, Copper B…)

2. Phân hữu cơ:

Xu hướng canh tác tiên tiến hiện nay là sử dụng càng nhiều phân hữu cơ càng tốt khi sản xuất trái cây theo hướng sạch. Liều lượng 15-30 kg/năm/cây trưởng thành rất tốt cho bưởi, giúp tăng tuổi thọ rất rõ cho các vườn bưởi.

2.1. Việc sử dụng phân hữu cơ có tác dụng như sau:

Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây được lâu dài, vì trong phân hữu cơ có đầy đủ các nguyên tố cần thiết cho cây, từ đa lượng đến vi lượng, giúp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.

Do nồng độ dinh dưỡng trong phân hữu cơ thấp nên bón không làm cháy lá, hỏng rễ, hại cây. Bón thừa cũng không có tác hại cho cây, do đó kỹ thuật bón đơn giản dễ thực hiện.

Quả có phẩm chất ngon, kéo dài thời gian bảo quản sau thu hoạch.

Tăng cường sự phát triển vi sinh vật trong đất, giúp quá trình khoáng hóa xảy ra nhanh hơn, cung cấp cho rễ cây được nhiều chất dinh dưỡng.

Cải tạo lý tính đất, giúp cho đất có cấu trúc xốp hơn, độ ẩm trong đất được giữ lâu hơn, bảo vệ đất chống xói mòn, gìn giữ được độ phì nhiêu của đất.

Tăng cường khả năng trao đổi chất trong đất, nhờ vậy làm gia tăng hiệu quả bón phân vô cơ, hạn chế thất thoát trong quá trình bón phân vô cơ.

2.2. Cách ủ phân hữu cơ đơn giản:

Không nên bón xác bã hữu cơ tươi vào đất mà nên ủ cho hoai mục trước khi bón. Các nguyên liệu hữu cơ được gom lại, có thể trộn với vôi để xử lý một số mầm bệnh trong đống ủ. Để gia tăng tiến trình phân hủy, có thể trộn thêm phân lân và phân đạm làm thức ăn cho vi sinh vật. Có thể ủ với nấm đối kháng Trichoderma để hạn chế nấm bệnh, nhất là các bệnh do tác nhân Phythophtora sp. gây ra. Cách ủ như sau: Gom hữu cơ thành đống: Đáy 2 m, cao 1,2-1,5 m, tưới nước vừa đủ ẩm (nắm chặt vừa rịn nước), đạp chân để đống hữu cơ được nén chặt xuống. Tưới nấm TRICÔ-ĐHCT (20 – 30 g/m3), phủ bạt nhựa để giữ ẩm. Tưới nước bổ sung hàng tuần để đủ ẩm. Đảo đống ủ sau 3 tuần. Đống ủ hoai sau 6-8 tuần. Sử dụng phân này bón cho bưởi rất tốt.

3. Phân vô cơ:

Phân bón vô cơ còn được gọi là phân khoáng, thường có 2 loại:

Phân đơn: Là những loại phân khoáng chỉ chứa có một trong các nguyên tố dinh dưỡng như đạm, lân, kali.

Phân hỗn hợp: Là những loại phân bón chứa từ 2 nguyên tố dinh dưỡng trở lên. Người ta còn phân biệt phân hỗn hợp sản xuất bằng cách phối trộn cơ học giữa các loại phân đơn (như NPK) và phân phức hợp là sản phẩm của các phản ứng hóa học (phân DAP). Tỷ lệ hàm lượng NPK trong các loại phân bón hỗn hợp cũng biến động và khác nhau tùy theo nhu cầu dinh dưỡng từng lọai cây, các giai đoạn sinh trưởng của cây, tình trạng dinh dưỡng trong đất và tùy theo nhà sản xuất.

Để nâng cao chất lượng và hiệu lực phân hỗn hợp, ngoài các nguyên tố đa lượng NPK trong thành phần phân bón còn có các nguyên tố trung lượng (Mg, Ca, S…) và nguyên tố vi lượng (Cu, Zn, B, Mn…) trên cơ sở đặc thù của từng loại cây và tính chất đất ở mỗi vùng sinh thái khác nhau.

Hiện nay, trên thị trường đã có các loại phân bón chuyên dùng cho cây ăn quả theo từng giai đoạn rất thuận lợi cho người sản xuất.

4. Phân bón qua lá:

Phân bón qua lá có các hợp chất dinh dưỡng như NPK và các nguyên tố trung và vi lượng nhưng ở nồng độ thấp, hoặc có thêm một số chất kích thích sinh trưởng. Phân bón qua lá được hòa tan trong nước phun lên lá để cây hấp thu trực tiếp.

5. Phân hữu cơ vi sinh:

Phân hữu cơ vi sinhlà những sản phẩm được sản xuất chủ yếu từ các nguyên liệu hữu cơ, chứa một hoặc nhiều chủng loại vi sinh vật sống được tuyển chọn đạt tiêu chuẩn quy định, nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, cải tạo đất, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng nông sản. Phân hữu cơ vi sinh vật không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người, động vật, thực vật, môi trường sống và chất lượng nông sản. Nên sử dụng các loại phân hữu cơ vi sinh có tính chuyên biệt.

Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Bưởi

Nhằm giúp nông dân áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, nâng cao chất lượng và giá thành sản phẩm. Hôm nay Sinh Học Việt Nam hướng dẫn bà con kỹ thuật bón phân cho cây Bưởi

Cây 1 – 3 năm tuổi, bón 1 – 3kg NPK (16-16- 8), 0,5 – 1kg super lân.

Cây 4 – 6 năm tuổi, bón 4 -7kg NPK (16 – 16 -8), 0,5 – 1kg super lân.

Cây 7 – 9 năm tuổi, bón 8 -15kg NPK (16 -16 -8), 0,5 – 1kg super lân.

Cách bón phân như sau:

– Cây từ 1-3 tuổi nên pha vào nước, tưới định kỳ 1 – 2 lần/tháng.

– Cây từ năm thứ 3 trở đi, bón 4 lần/năm, bón theo tán cây với lượng phân bón cho mỗi gốc:

Lần 1, sau khi thu hoạch, bón 10kg phân chuồng kèm 1/3 lượng phân NPK.

Lần 2, trước khi ra hoa 1 tháng, bón 1/3 lượng phân NPK.

Lần 3, sau khi đậu trái 1 tháng, bón 1/3 lượng phân NPK.

Lần 4, trước khi thu hoạch 1 – 2 tháng, bón 1 -2kg Kali.

1. Giai đoạn trước khi xử lý cây ra hoa:

– Nên bón phân có chứa hàm lượng lân và kali cao. Việc bón ít đạm, nhiều lân và kali vào thời điểm này sẽ hạn chế cây bưởi ra lá non. Đồng thời giúp bộ lá bưởi trên cây nhanh chóng thuần thục, trước khi tiến hành xử lý ra hoa.

– Liều lượng bón cho mỗi cây tùy thuộc vào tuổi cây, tình trạng sinh trưởng của cây và chế độ phân bón sử dụng trước đó. Sau khi xử lý bằng cách tạo khô hạn từ 20-25 ngày thì tiến hành bón phân 16-16-8-13S để thúc đẩy cây ra hoa.

2. Giai đoạn chăm sóc hoa và xử lý đậu trái:

– Đây là giai đoạn quan trọng quyết định đến năng suất của bưởi, do đó cần có chế độ chăm sóc tập trung. Ngoài việc phòng ngừa nhện và bọ trĩ gây hại hoa, cần phải bón phân hợp lý để nuôi hoa và tăng tỉ lệ đậu trái.

– Sau khi cây nhú mầm hoa từ 15-20 ngày tiến hành bón phân NPK 16-16-8-13S để thúc hoa ra nhanh và mập khỏe.

– Đến 30-35 ngày sau khi ra hoa, bón phân NPK 16-16-8-13S kết hợp một ít Kali để hoa phát triển hoàn chỉnh thúc đẩy quá trình nở hoa, hạn chế rụng hoa và trái non giúp tăng tỉ lệ đậu trái.

– Liều lượng bón từ 0,5-2kg tùy vào lượng hoa trên cây.

3. Giai đoạn đậu trái và trái phát triển:

– Trong giai đoạn này chia phân NPK 16-16-8-13S làm nhiều lần bón (khoảng 4-5 lần), nhằm tránh hiện tượng rửa trôi, đồng thời cung cấp dinh dưỡng kịp thời giúp trái bưởi phát triển.

– Bón lần đầu khoảng 1 tháng sau khi đậu trái, sau đó cứ mỗi tháng bón 1 lần

– Liều lượng bón cho mỗi cây tùy thuộc vào tuổi cây, số lượng trái/cây mà lượng phân gia giảm từ 2-3kg NPK/cây bưởi.

4. Giai đoạn 2 tháng trước khi thu hoạch:

– Thời điểm này trái đã vào giai đoạn chín sinh lý bón thêm Kali với NPK 16-16-8-13S, tỷ lệ 1:1; liều lượng khoảng 0,5-1kg/cây để gia tăng chất lượng trái bưởi (hương vị và màu sắc).

5. Giai đoạn sau thu hoạch trái:

– Trong giai đoạn này, cây bưởi cần được bón phân NPK có nhiều đạm và lân để giúp cây phục hồi dinh dưỡng đồng thời phát triển bộ rễ mới chuẩn bị nuôi đọt cho đợt trái tiếp theo.

– Tiến hành bón NPK 16-16-8-13S, liều lượng bón tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng sinh trưởng của mỗi cây, độ màu mở của đất. Có thể bón từ 1-2kg phân NPK cho cây từ 4-6 năm tuổi.

6. Sử dụng Phân Bón Lá:

– Khi bón qua lá, chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng qua hệ thống khí khổng ở bề mặt lá. Theo số liệu đã được công bố, hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng qua lá đạt tới 95%. Trong khi đó, bón qua đất, cây chỉ sử dụng được 45-50% chất dinh dưỡng.

Sở dĩ như vậy là vì tổng diện tích bề mặt các lá trên một cây rộng gấp 15-20 lần diện tích đất được che phủ bởi cành và lá. nghĩa là diện tích hấp thụ chất dinh dưỡng của lá rộng hơn rất nhiều so với diện tích đất trồng của một cây. Qua khí khổng, các chất dinh dưỡng được dẫn đến các tế bào, mô cây để sử dụng.

>>Đặc trị bệnh vàng lá thối rễ, tuyến trùng trên Cam, Quýt, Bưởi>>Cách phòng trừ sương mai trên Cam, Quýt, Bưởi>>Nứt thân, xì mũ trên cây có múi