Top 12 # Xem Nhiều Nhất Phân Bón Mana Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Phân Bón Hữu Cơ , Phân Bón Úc

PHÂN HỮU CƠ ĐẬM ĐẶC DẠNG VIÊN RAPID RAISER

+ Mức chất lượng: xem file đính kèm

+ Đặc điểm: Tan chậm trong nước – Không gây cháy lá, ô nhiễm môi trường – Tăng năng suất – Kích thích vi sinh vật – Dễ sử dụng, bảo quản – Đầy đủ dưỡng chất – Không mang mầm bệnh và cỏ dại.

+ Công dụng: Bón lót và bón thúc cho tất cả các loại cây ăn quả, Cây CN, hoa màu, cây lương thực, vườn ươm, bải cỏ, công viên, vườn hoa, lúa, bắp cải, sú, thanh long, sân golf,…

+ Hướng dẫn sử dụng: Cây ăn trái, cây CN, cây LT: 0,5 – 1 kg/cây/năm. Rau, hoa:  500 kgs/ha. Sân golf, công viên 500kgs/ha, hoa 50 – 100gr/bụi. Đào rảnh sau 50 – 100mm, bỏ phân và lấp đất.

+ Cảnh báo an toàn: Rửa sạch tay sau khi sử dụng, không tiếp xúc vết thuong hở – Tránh xa tầm tay trẻ em – Không sử dụng cho người và vật.

+ Ngày sản xuất:

+ Hạn sử dụng: 

Sản xuất tại Úc do Công ty Neutrog Australia Pty. Ltd, 288 Mines Rd., Kanmantoo, South Australia 5252.

+Khối lượng: 5KG

MÔ TẢ VỀ RAPID RAISER

Rapid Raiser is a unique blend of organic materials specially formulated for all your fertilising needs. A highly concentrated natural product, Rapid Raiser also promotes faster, healthier, sustained growth for all plants.

Neutrog Rapid Raiser is widely used by professional horticulturalists throughout Australia in the successful production of commercial crops of vegetables, flowers, fruit and plants.

– plus the full range of secondary nutrients and micronutrients in a natural form.

Rapid Raiser is registered with Australian Certified Organic (ACO). Neutrog have a number of products registered with ACO and its methods and processes for manufacturing are audited to ensure compliance with the strict standards and guidelines set down by the certifying body. Registration ensures compliance with national production standards, including low levels of heavy metals and other residues, and allows for trace back of all raw materials to their origins. All of Neutrog’s products are subjected to the same rigorous quality control procedures.

Phân Bón Và Cách Bón Phân Cho Mía

1. Lượng phân bón cho 1 ha mía

– Vôi: 0,8 – 1,5 tấn.

– Phân hữu cơ: 10 – 20 tấn (phân chuồng, phân rác, bã bùn, tro,…) hoặc 1 – 2 tấn phân hữu cơ vi sinh.

– Phân hoá học: Tùy theo loại đất và điều kiện canh tác ở mỗi vùng mà điều chỉnh lượng phân bón sao cho phù hợp, trung bình như sau:

Liều lượng phân N, P, K cho từng loại đất và mức độ thâm canh ở mỗi vụ mía tơ

Tuỳ theo mức độ thâm canh để đạt được các năng suất mía khác nhau mà bón với lượng khác nhau. Cụ thể là:

Liều lượng phân N, P, K cho từng mức năng suất ở mỗi vụ mía tơ.

Lưu ý: Khi bón phân đơn hoặc phân NPK hỗn hợp, cần quy đổi hàm lượng N, P 2O 5, K 2 O tương đương với tỷ lệ nêu trên. Ở những vùng có lượng mưa lớn, xói mòn mạnh nên bón bổ sung các phân có chứa trung và vi lượng như sắt, man-gan và ma-nhê.

2. Bón lót cho cây mía

– Đất trồng mía có pH dưới 5, cần bón lót vôi bột (CaO) trước lần cày bừa cuối cùng, với lượng từ 800 – 1.000 kg/ha.

– Bón lót toàn bộ phân hữu cơ, phân lân, 1/3 lượng đạm và 1/3 lượng kali. Trường hợp cần phải xử lý mối và bọ hung thì bón thêm thuốc trừ sâu dạng hạt (20 – 30 kg/ha thuốc Basudin 10H, Furadan 3 G hoặc Diaphos 10 H).

– Ngay sau khi bón lót, nên lấp 1 lớp đất mỏng 1 – 3 cm rồi mới đặt hom.

3. Kỹ thuật bón thúc cho cây mía

– Lần 1 (thúc đẻ): Khi mía 4 – 5 lá bón 1/3 lượng đạm và 1/3 lượng kali.

– Lần 2 (thúc lóng): Khi mía 9 – 10 lá (khi mía có 1 – 2 lóng), bón 1/3 lượng đạm và 1/3 lượng kali.

Lưu ý: Trước khi bón thúc, ruộng phải dọn sạch cỏ dại, đất phải đủ độ ẩm. Phân được rải đều dọc theo hàng mía. Sau khi bón phân phải xới xáo vùi lấp phân để hạn chế bốc hơi, rửa trôi.

Nguồn: Viện nghiên cứu mía đường

Phân Loại Phân Bón Và Thủ Tục Nhập Khẩu Phân Bón

Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất thông qua rễ hoặc lá giúp tăng năng suất và chất lượng cây trồng. Trên thị trường phân bón hiện nay, thành phần cũng như tên gọi phân bón rất đa dạng. Bình thường chúng ta dựa vào 2 yếu tố để phân loại các nhóm phân bón:

I. DỰA VÀO NGUỒN GỐC NGUYÊN LIỆU VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT

Với yếu tố này chúng ta có thể chia phân bón làm 3 loại sau:

Phân bón hóa học (phân bón vô cơ): gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất vô cơ hoặc hữu cơ tổng hợp, được xử lý qua quá trình hóa học hoặc chế biến khoáng sản và tùy theo thành phần, hàm lượng, chức năng hoặc chỉ tiêu chất lượng chính đối với cây trồng hoặc liên kết hóa học của các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón được phân loại chi tiết trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Phân bón hữu cơ: gồm những loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất hữu cơ tổng hợp), được xử lý thông qua quá trình vật lý (làm khô, nghiền, sàng, phối trộn, làm ẩm) hoặc sinh học (ủ, lên men, chiết) và tùy theo thành phần, chức năng của các chỉ tiêu chất lượng chính hoặc quá trình sản xuất được phân loại chi tiết trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Phân bón sinh học: gồm các loại phân bón được sản xuất thông qua quá trình sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất sinh học như axit humic, axit fulvic, axit amin, vitamin hoặc các chất sinh học khác và tùy theo thành phần hoặc chức năng của chỉ tiêu chất lượng chính trong phân bón được phân loại chi tiết trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

II. DỰA VÀO PHƯƠNG THỨC SỬ DỤNG

Các cách dùng khác nhau thì mọi người hay chi phân bón ra làm các loại như:

Phân bón lá: là loại phân bón thuộc một trong các nhóm phân bón hữu cơ, vô cơ, sinh học sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua thân, lá.

Phân bón rễ: là loại phân bón thuộc một trong các nhóm phân bón hữu cơ, vô cơ, sinh học được sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua bộ rễ hoặc có tác dụng cải tạo đất.

Đối với các cơ quan nhà nước, trong lúc làm: thủ tục nhập khẩu phân bón, Nhà nước sẽ phân loại phân bón theo nguồn gốc nguyên liệu và quy trình sản xuất. Phân bón là sản phẩm hàng hóa thuộc nhóm 2 – kinh doanh có điều kiện được Cục Bảo vệ thực vật công nhận lưu hành tại Việt Nam.

Phân bón hữu cơ (sử dụng bón rễ).

Phân bón vô cơ đơn (sử dụng bón rễ và thành phần phải tuân theo quy định của pháp luật).

Phân bón vô cơ phức hợp (sử dụng bón rễ và thành phần phải tuân theo quy định của pháp luật).

Phân bón được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền công nhận là tiến bộ kỹ thuật.

Trường hợp phân bón được nhập khẩu từ nước ngoài về cần làm thêm thủ tục xin giấy phép nhập khẩu để khảo nghiệm đối với phân nhóm phân bón phải thực hiện khảo nghiệm.

I. XIN GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU PHÂN BÓN ĐỂ KHẢO NGHIỆM

II. KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN

Nơi thực hiện khảo nghiệm: Trung tâm thực hiện khảo nghiệm được cấp phép thực hiện.

Sau khi có Giấy phép nhập khẩu phân bón, doanh nghiệp tiến hành ký hợp đồng với Trung tâm khảo nghiệm. Phân bón được khảo nghiệm cả diện rộng và diện hẹp; khảo nghiệm diện rộng chỉ được thực hiện sau khi kết thúc khảo nghiệm diện hẹp.

Thời gian thực nghiệm trên cây: 03 tháng trên cây rau hoặc 01 năm trên cây ăn quả, cây công nghiệp.

III. CÔNG NHẬN PHÂN BÓN LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM

– Phân bón không được công nhận lưu hành trong những trường hợp sau đây:

– Có bằng chứng khoa học mới về phân bón có nguy cơ cao gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, môi trường;

– Phát hiện sử dụng tài liệu giả hoặc cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng với phân bón đã được công nhận lưu hành.

Hình thức công nhận:

Công nhận lần đầu: phân bón được nghiên cứu hoặc được tạo ra trong nước; nhập khẩu phân bón lần đầu vào Việt Nam.

Ngoài ra, công ty Luật Glaw Vietnam chuyên tư vấn thủ tục nhập khẩu phân bón. Các cá nhân hoặc doanh nghiệp đang có nhu cầu nhập khẩu phân bón hoặc muốn tìm hiểu thêm về thủ tục có thể liên hệ Hotline: 0945.929.727 hoặc email: info@glawvn.com .

Phân Bón Npk, Phân Bón Đạm Lân Kali, Nitơ, Phosphate, Kali, Phân Bón Tổng Hợp

NPK nhằm chỉ 3 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, tức 3 nguyên tố dinh dưỡng chính yếu cần bổ sung trước tiên cho cây trồng, nhằm nâng cao khả năng sinh trưởng và cho năng suất của cây trồng.

Trên bao bì của phân NPK thường có 3 số chính. Số đầu nhằm chỉ hàm lượng Đạm, quy ra % Nitơ (N) nguyên chất. Số thứ 2 nhằm chỉ hàm lượng Lân, quy ra % oxyt phospho (P2O5). Số thứ 3 nhằm chỉ hàm lượng Kali, quy ra % oxyt kali (K2O). Ngoài ra, có thể một số bao bì còn ghi thêm một số chất khác như Lưu Huỳnh, Canxi, Magie v.v.. Đối với Lưu Huỳnh thường được tính bằng % lưu huỳnh nguyên chất (S), Canxi được tính bằng % oxyt canxi (CaO), Magie được tính bằng % oxyt magie (MgO).Ví dụ: NPK 15-15-15-13S, trong đó có 15% N, 15% P2O5, 15% K2O và 13% S.

Các chỉ số trong NPK càng cao thì hàm lương dinh dưỡng càng lớn và giá thành càng đắt.

Chữ N nhằm chỉ nguyên tố dinh dưỡng Đạm (Nitơ tồn tại ở dạng NO3 -1), nguồn cung cấp có thể là Ca(NO3)2.Chữ P nhằm chỉ nguyên tố dinh dưỡng Lân (Phosphate, tồn tại ở dạng PO4 -3), nguồn cung cấp có thể là KH2PO4.Chữ K nhằn chỉ nguyên tố dinh dưỡng Kali (Kali, tồn tại ở dạng K +1), nguồn cung cấp có thể là KNO3.

Loại phân NPK là loại phân chuyên cung cấp cho cây trồng 3 nguyên tố dinh dưỡng này.- Phân đạm là loại dinh dưỡng quan trọng nhất, có tác dụng làm cây xanh tốt, sinh trưởng chiều cao và khối lượng thân lá, hình thành hoa quả, mầm chồi…- Phân lân có tác dụng tốt cho việc ra rễ, ra hoa…- Phân kali có tác dụng tốt cho việc tổng hợp đường bột, xellulo, làm cây cứng cáp, giúp trái lớn nhanh, hạt mẩy, tăng độ ngọt và mầu sắc trá…

Như đã nói ở trên, cây trồng không chỉ cần 3 nguyên tố dinh dưỡng này mà còn cần tổng cộng khoảng 13 nguyên tố, trong đó chia ra:– Các nguyên tố đa lượng gồm: N, P, K (Nitơ, Phospho, Kali).– Các nguyên tố trung lượng gồm: Ca, Mg, S (Canxi, Magie, Lưu Huỳnh).– Các nguyên tố vi lượng gồm: B, Cl, Cu, Fe, Mn, Mo, Zn (Bo, Clo, Đồng, Sắt, Mangan, Molipden, Kẽm).

Mặc dù số lượng các nguyên tố cây cần thì nhiều nhưng nông dân thường chỉ bón một số loại phân NPK cũng vẫn đáp ứng được nhu cầu phân bón cho cây vì trong đất thường có sẵn tất cả các nguyên tố dinh dưỡng này. Khi nông dân bón phân NPK tức là bón những nguyên tố thiếu hụt nhiều nhất, còn các nguyên tố khác thì cây trực tiếp khai thác từ đất.

Ở những đất tốt, tức đất có chứa nhiều các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây, thì việc bón phân ít quan trọng. Ở những đất này có thể bà con chỉ cần bón một mình phân đạm, hoặc chỉ bón phân NPK là đủ. Nhưng ở những đất xấu, tức là đất có chứa rất ít các nguyên tố dinh dưỡng, thì việc bón phân vô cùng quan trọng. Ở những đất này, ngoài phân NPK ra, bà con còn phải chú ý bón các loại phân có chứa các nguyên tố dinh dưỡng khác như bón vôi để tăng hàm lượng canxi, bón phân chuồng để bổ sung nhiều loại nguyên tố dinh dưỡng khác v.v..

Trong các loại phân lân sản xuất trong nước như phân lân Super, phân lân nung chẩy cũng chứa rất nhiều các nguyên tố dinh dưỡng khác như Canxi, Magie, Lưu Huỳnh và các nguyên tố vi lượng như Fe, Cu, Zn, Mn, B v.v.. nữa. Bà con có thể sử dụng các loại phân này như là nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khác ngoài phân NPK.

Hiện tại chúng tôi đang phân phối nhiều loại phân bón, Các loại phân bón chủ đạo trong nông nghiệp– Kali nitrat, Potassium nitrate, KNO3– SOP, Kali sunphat, Potassium Sulphate, K2SO4– Canxi nitrat, Calcium Nitrate, Ca(NO3)2.4H2O– Magiê sunphat, Magnesium sulphate, MgSO4.7H2O– Đồng Sunphat, CuSO4.5H2O, Copper sulphate– Mangan Sunphat, Manganese sulphate, MnSO4.H2O– Kẽm Sunphat, Zinc Sulphate, ZnSO4.7H20– Axit boric, Boric acid, H3BO3, Boracic acid– Natri molipđat, Sodium molybdate, Na2MoO4.2H2O– Amoni molipđat, Ammonium molybdate, (NH4)2MoO4– Phân đạm Urê, Urea, (NH2)2CO– MKP, Kali Dihydrophotphat, Monopotassium phosphate, KH2PO4– MAP, Monoammonium phosphate, Ammonium dihydrogen phosphate, NH4H2PO4– Amoni sunphat, Ammonium sulphate, (NH4)2SO4– Phân bón NPK, Phân bón Đạm Lân Kali, Nitơ, Phosphate, Kali, Phân bón tổng hợp.