Top 10 # Xem Nhiều Nhất Phân Bón Là Gì Phân Bón Được Chia Thành Mấy Nhóm Chính Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Rác Thải Được Chia Thành Mấy Nhóm? Gồm Những Loại Nào?

Hiện nay, con người có thể tái chế rác thải để chúng không còn là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường , đồng thời hạn chế được tình trạng tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt do khai thác bừa bãi. Để làm được điều đó là cả một quá trình và trước hết chúng ta cần biết rác thải có mấy nhóm? Dựa vào các yếu tố khác nhau mà rác thải được chia thành nhiều nhóm. Bao gồm:

1. Phân loại nhóm rác thải theo mức độ nguy hại

– Chất thải nguy hại: Là nhóm những loại chất thải dễ cháy nổ, có tính oxi hóa, ăn mòn cao, có tính lây nhiễm và độc hại với con người cũng như hệ sinh thái. Chẳng hạn như: pin ion, tivi hư, ấm siêu tốc cũ, cỏ chai đựng hóa chất, kim tiêm y tế,….

– Chất thải không độc hại: Là những loại chất thải không có tính lây nhiễm, không có những đặc tính hóa học mạnh, không dễ cháy nổ, có thể tái chế và không độc hại với con người. Ví dụ: vỏ lon nước ngọt, thức ăn thừa,….

2. Phân loại rác thải theo nguồn gốc phát sinh

– Chất thải sinh hoạt: Được thải ra từ các hoạt động hàng ngày như tắm rửa, nấu nướng, ăn uống,…tại các hộ gia đình, trường học, bệnh viện, công viên, đường phố. Chẳng hạn như: chai lọ đựng nước uống, hộp đựng đồ ăn, rau củ thừa, vỏ dầu gội,….

– Chất thải xây dựng: Phát sinh từ các hạng mục hoặc công trình bị phá dỡ để cải tạo hoặc xây dựng lại. Chẳng hạn như: vôi vữa, gạch ngói, bê tông, thạch cao,….

– Chất thải công nghiệp: Là các loại chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất của các khu công nghiệp, nhà máy. Những chất thải này có thể nguy hại hoặc không nhưng đều cần phải được xử lý trước khi xả ra ngoài hoặc tái chế.

– Chất thải y tế: Là những chất thải ở trạng thái rắn, lỏng hoặc khí. Thông thường, chất thải y tế được coi là nhóm độc hại vì: Có tính lây nhiễm (kim tiêm đã qua sử dụng); Có thể gây ngộ độc (các loại thuốc đã hết hạn);….

– Nhóm rác thải hữu cơ: Là những loại chất thải dễ phân hủy, có thể đưa vào tái chế để trở thành phân bón. Những loại chất thải được xếp vào nhóm này thường là: Phần rau củ quả bỏ đi trong quá trình chế biến thức ăn cho người hoặc động vật; Các loại hoa lá, cây cỏ trong tự nhiên bị rụng hoặc chết đi trở thành rác thải môi trường; Đồ ăn thừa hoặc đã bị hư;….

– Nhóm rác thải vô cơ: Là những loại rác thải khó phân hủy, cần phải xử lý triệt để bằng các công nghệ tiên tiến, hiện đại hoặc chôn lấp. Các loại rác thải thuộc nhóm này bao gồm: Những vật liệu xây dựng đã qua sử dụng hoặc không thể sử dụng được nữa; Túi nilon, đồ bằng cao su, da,….; Các loại vỏ sò, ốc, trứng,…; Các loại chai thủy tinh, gốm sứ đã bị vỡ,….

– Nhóm rác thải tái chế: Là tập hợp các loại rác thải hữu cơ hoặc vô cơ khó phân hủy nhưng có thể xử lý để tạo ra những sản phẩm mới, phục vụ cho mục đích khác nhau của con người. Các loại rác thải tái chế bao gồm: Vỏ chai lọ bằng nhựa, sắt, hoặc nhôm,…đã qua sử dụng; Thùng carton, sách báo cũ; Các loại ghế nhựa, chậu nhựa,….

– Nhóm rác thải không thể tái chế: Là loại rác thải đã qua sử dụng, không thể tái chế, cần phải xử lý triệt để bằng các công nghệ hiện đại để không gây ô nhiễm môi trường.

Phân Bón Hóa Học Là Gì? Có Mấy Loại Phân Hóa Học?

Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về các loại phân bón hóa học. Cùng với đó là công dụng của chúng. Bạn sẽ có thêm những kiến thức cần thiết để chăm bón cây trồng của mình đấy.

Phân bón hóa học là gì?

Phân bón hóa học thường được gọi với cái tên là phân vô cơ. Nó được sản xuất công nghiệp với thành phần là các hóa chất, khoáng chất có trong tự nhiên. Những nguyên liệu được chọn là loại có chứa các nguyên tố dinh dưỡng. Từ đó, góp phần giúp cây sinh trưởng tốt hơn sau khi bón phân.

Phân bón vô cơ có chứa các nguyên tố khác nhau. Nổi bật nhất là những loại sau: N, K, P, Ca, Mg, Cu, B, Zn… Với các thành phần hóa học riêng biệt, phân bón được chia thành ba loại cơ bản. Từ đó, sử dụng trong nông nghiệp với những mục đích khác nhau.

Hiện tại, phân bón hóa học rất quan trọng đối với nông nghiệp. Nó mang tới cho khách hàng sự lựa chọn tuyệt vời trong việc chăm sóc cây trồng của mình.

Các loại phân bón phổ biến? Công dụng của phân bón hóa học là gì?

1. Phân đạm

Đây là loại phân bón hóa học được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam. Nó nổi tiếng với tác dụng kích thích quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Có phân đạm, cây trồng sẽ phát triển nhanh hơn rất nhiều. Đồng thời, cho nhiều hạt, củ, quả tùy từng loại cây.

Các loại phân đạm thường gặp nhất là:

2. Phân lân

Phân lân cũng được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp. Nó cung cấp lượng photpho dồi dào cho cây dưới dạng ion phốt phát. Dinh dưỡng của loại phân này được đánh giá theo tỉ lệ % khối lượng của P205. Tương ứng với lượng nguyên tố Phốt pho có trong thành phần của nó.

Phân lân đặc biệt quan trọng với sự sinh trưởng của cây. Trong thời kỳ phát triển, nếu không có phân lân cây sẽ dễ mắc các bệnh chậm lớn, chậm phát triển. Bởi nó thúc đẩy quá trình sinh hóa cùng sự trao đổi chất và các năng lượng cần thiết cho cơ thể thực vật.

Có thể gói gọn tác dụng của phân lân là làm cho cành lá khỏe hơn, hạt và quả chắc, củ, quả to. Từ đó, làm tăng năng suất cây trồng một cách hiệu quả.

Trên thị trường hiện có hai loại phân lân phổ biến:

3. Phân kali

Phân bón kali cung cấp cho cây trồng nguyên tố hóa học Kali dưới dạng ion K+. Độ dinh dưỡng của loại phân này được đánh giá bằng tỷ lệ K2O có trong nó. Điều đó tương ứng với lượng Kali có trong thành phần của phân bón.

Kali thường được bón kết hợp với các loại phân bón khác. Nó thường được dùng để bón thúc, phun lên mặt lá cây vào một số thời điểm. Tiêu biểu là thời kỳ cây ra hoa, ra quả hay tạo sợi.

Khi bón phân Kali có thể bổ sung các nguyên tố vi lượng magie, natri. Chúng rất hữu ích cho sự phát triển đồng đều, hiệu quả của cây trồng.

4. Một số loại phân hóa học khác

TRên đây chúng ta đã nhắc đến 3 loại phân hóa học phổ biến nhất trên thị trường. Ngoài ra, bạn có thể tìm thấy những loại phân sau.

a. Phân hỗn hợp

Đây là loại phân có chứa các nguyên tố N, P, K. Nó còn được biết đến với tên gọi phổ biến là NPK. Nó được tạo ra bằng cách trộn cả 3 loại phân hóa học trên với nhau. Mức độ, thành phần của chúng phụ thuộc vào loại đất sử dụng và việc áp dụng với cây trồng nào.

b. Phân phức hợp

Phân phức hợp chính là hỗn hợp những chất được tổng hợp trực tiếp thông qua các phương pháp hóa học hiện đại. Nó còn được sản xuất bằng cách hóa hợp hay phân hóa hợp. Hàm lượng dinh dưỡng của loại phân này phụ thuộc theo các phản ứng hóa học.

c. Phân vi lượng

Đây là loại phân có chứa một lượng nhỏ những nguyên tố hóa học Bo, mangan, kẽm… dưới dạng hợp chất. Khi bón phân vi lượng nên sử dụng kèm với phân vô cơ hoặc phân hữu cơ. Điều này tùy thuộc từng loại cây, từng loại đất.

Tại sao phải bón phân hóa học cho cây?

Trước đây, nông nghiệp chỉ sử dụng duy nhất phân hữu cơ. Nhưng nhược điểm của loại phân này chính là số lượng có hạn, không kiểm soát được thành phần dinh dưỡng. Điều đó đã được khắc phục hoàn hảo với phân hóa học. Từ đó, giúp người làm nông nghiệp có thể dễ dàng sử dụng phân để mang tới kết quả gieo trồng tốt nhất.

Mua phân hóa học ở đâu?

Greeningoffice tự hào là đơn vị cung cấp cây trồng cùng những sản phẩm hỗ trợ. Trong đó, phân bón hóa học là một trong những mặt hàng bán chạy của chúng tôi.

Phân Bón Lỏng Là Gì?

Phân bón lỏng là các chất vô cơ, được sản xuất công nghiệp và đưa vào đất ở trạng thái lỏng. Phân lỏng bao gồm phân đạm, amoniac lỏng khan, amoniac dạng nước, amoni, dung dịch đậm đặc của amoni nitrat và urê, và phân phức hợp có chứa hai hoặc ba nguyên tố thực vật cơ bản (nitơ, phốt pho và kali) với tỷ lệ khác nhau.

Tại Liên Xô, phân bón lỏng có chứa nitơ bắt đầu được sử dụng vào năm 1956; năm 1969, khoảng 3 triệu tấn phân bón lỏng đã được sử dụng trên các cánh đồng kolkhoz và sovkhoz. Việc sản xuất thử nghiệm trong công nghiệp và sử dụng phân phức hợp bắt đầu vào năm 1966. Phân lỏng được sử dụng rộng rãi ở nước ngoài. Ở Mỹ, có tới 50% lượng phân đạm và khoảng 10% phân phức hợp được bón dưới dạng chất lỏng. Phân bón lỏng chứa nitơ được sử dụng ở Tiệp Khắc, Đan Mạch và các quốc gia khác, và phân bón lỏng phức hợp được sử dụng ở Pháp, Anh và Canada.

Phân bón lỏng có chứa nitơ (dung dịch amoniac 16,5–20,5 phần trăm, amoniac lỏng khan 82,2 phần trăm, rượu amoniac 35–45 phần trăm) chứa nitơ chủ yếu hoặc độc quyền ở dạng amoniac (NH;}), liên kết chặt chẽ với các hạt đất và không bị rửa trôi bởi mưa hoặc nước tuyết tan. Vì vậy, phân bón lỏng có thể được bón không chỉ vào mùa xuân mà còn vào cuối mùa hè (trong vụ đông) và vào mùa thu (trong vụ xuân năm sau). Phân lỏng được đưa vào đất đến độ sâu cụ thể (để tránh thất thoát amoniac) bằng xe kéo hoặc máy kéo gắn với máy cày hoặc máy xới đất. Dung dịch amoniac và chất lỏng được đưa vào ở độ sâu 10–12 cm và amoniac lỏng khan ở 15–20 cm (tùy thuộc vào trạng thái cơ học của đất). Vì dung dịch amoni nitrat và urê (lên đến 30-32%) không chứa amoniac, chúng có thể được cho vào lớp bón thúc và phun lên bề mặt đất. Liều lượng phân bón lỏng (về nitơ) cũng giống như liều lượng phân bón nitơ rắn.

Phân bón lỏng có chứa amoniac tự do được lưu trữ và vận chuyển trong các bình kín khí. Các bồn thép có thể chịu được áp suất hơi cao đạt tới 2 meganewtons trên mét vuông (20 atm) được sử dụng cho amoniac khan. Xe tăng dùng cho nhiên liệu máy kéo thích hợp với amoniac dạng nước. Amoni yêu cầu bình được làm bằng thép không gỉ, nhôm hoặc nhựa hoặc có lớp phủ chống ăn mòn. Phân lỏng chứa nitơ rẻ hơn đáng kể so với phân rắn và cần ít công lao động hơn để bón chúng.

Phân lỏng phức hợp là dung dịch nước có chứa tới 27% nitơ, phốt pho và kali. Với các chất phụ gia ổn định (keo sét, bentonit) để ngăn chặn sự kết tinh, có thể làm tăng nồng độ các chất thực phẩm trong phân bón lên 40%. Vì phân phức hợp không chứa nitơ tự do nên chúng có thể được bón lên bề mặt trong quá trình cày, xới hoặc bừa và trong quá trình gieo hạt theo hàng khoan.

Tham khảo

Baranov, P. A., D. A. Koren’kov, và I. V. Pavlovskii. Zhidkie azotnye udobreniia. Mátxcơva, năm 1961.

Baranov, P. A. Zhidkie azotnye udobreniia. Mátxcơva, năm 1966.

Spravochnaia precisionga po khimizatsii sel’skogo khoziaistva. V. M. Borisov biên tập. Mátxcơva, 1969.

P. A. BARANOV

Phân Bón Hóa Học Là Gì

Phân bón hóa học hay còn gọi là phân bón vô cơ. Phân hóa học là loại phân bón sản xuất từ hóa chất hoặc từ các khoáng chất của thiên nhiên. Đây là những hợp chất hóa học chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm tăng năng suất cây trồng.

Các loại phân bón hóa học

1. Phân đạm

Là một trong những loại phân hóa học khá phổ biến, phân đạm luôn được người dân tin dùng. Phân đạm có tác dụng kích thích quá trình sinh trưởng của cây. Có phân đạm, cây trồng sẽ phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ hoặc quả.

Phân đạm cung cấp Nitơ hóa hợp cho cây trồng dưới dạng ion Nitrat NO3- và ion amoni NH4+. Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá bằng hàm lượng % N trong phân.

Một số loại phân đạm thường dùng: phân đạm amoni, phân đạm nitrat và ure.

a. Phân đạm amoni

– Phân đạm amoni là tổng hợp các muối amoni: NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2SO4…

– Cách sử dụng: Bón thúc và chia làm nhiều lần.

Chú ý: Phân đạm amoni không thích hợp với đất chua vì phân có chứa nhiều amoni (axit) càng làm tăng độ chua của đất.

b. Phân đạm Nitrat

– Phân đạm Nitrat là tổng hợp các muối nitrat: NaNO3, Ca(NO3)2…

– Cách sử dụng: Bón thúc cho lúa với lượng nhỏ. Bón cho cây trồng công nghiệp: bông, chè, café, mía…

– Phân đạm nitrat tan nhiều trong nước, dễ chảy rửa. Nên khi bón phân cho đất, nó tác dụng nhanh với cây trồng, nhưng cũng dễ bị nước mưa rửa trôi.

– Cách sử dụng: Bón đều không bón tập trung cây sẽ bị bội thực N, có thể trộn mùn cưa, đất để bón hoặc phun lên lá.

2. Phân lân

Một loại phân bón vô cơ khá phổ biến không kém gì phân đạm chính là phân lân. Phân lân cung cấp nguyên tố photpho cho cây dưới dạng ion photphat. Dinh dưỡng của phân lân được đánh giá theo tỉ lệ % khối lượng P2O5 tương ứng với lượng P có trong thành phần của nó.

Phân lân rất cần thiết cho cây đặc biệt là ở thời kì sinh trưởng. Phân lân thúc đẩy các quá trình sinh hóa, trao đổi chất và năng lượng của thực vật. Phân lân có tác dụng làm cho cành lá khỏe, hạt chắc, quả hoặc củ to.

Phân lân được chia thành 2 loại là phân lân nung chảy và Supephotphat

a. Phân lân nung chảy

Phân lân nung chảy có thành phần chính lá Ca3(PO4)2

Phân lân nung chảy không tan trong nước, nên cây khó hấp thụ, thích hợp với đất chua và các loại cây ngô đậu.

b. Supephotphat

Supephotphat có thành phần chính là muối tan canxihidrophotphat Ca(H2PO4)2. Bao gồm 2 loại là supephotphat đơn và supephotphat kép.

3. Phân Kali

Phân kali cung cấp cho cây trồng nguyên tố Kali dưới dạng ion K+. Độ dinh dưỡng của phân Kali được đánh giá theo tỉ lệ % K2O tương ứng với lượng Kali có trong thành phần của nó.

Phân Kali giúp cho cây hấp thu nhiều đạm hơn, cần cho việc tạo ra chất đường, chất bột, chất xơ và chất dầu. Ngoài ra phân Kali còn giúp cây trồng tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn.

Bón phân kali, có thể bón bổ sung các nguyên tố vi lượng magiê, natri rất hữu ích cho cây trồng. Phân Kali tác dụng tốt với: chè, mía, thuốc lá, dừa, chuối, khoai, bông…

Chú ý: Nên bón phân Kali vừa đủ. Bón thừa Kali có thể gây đến tác động xấu lên rễ, làm cây teo rễ.

4. Một số loại phân bón hóa học khác

Ngoài các loại phân khá phổ biến trên, phân bón hóa học còn có các loại phân khác phù hợp với từng loại nhu cầu của cây trồng.

a. Phân hỗn hợp

Đây là loại phân chứa cả 3 nguyên tố N, K, P hay còn gọi là phân NKP. Phân này được tạo ra nhờ trộn cả 3 loại phân đơn trên. Mức độ các loại phân tùy thuộc vào loại đất sử dụng và loại cây trồng sản xuất.

b. Phân phức hợp

Phân phức hợp là hỗn hợp các chất được tổng hợp trực tiếp bằng tương tác hóa học. Phân phức hợp còn được sản xuất bằng cách hóa hợp (phân hóa hợp). Loại phân này các dinh dưỡng được hóa hợp theo các phản ứng hóa học.

c. Phân vi lượng

Là loại phân chứa một lượng nhỏ các nguyên tố như: bo, kẽm, mangan,…dưới dạng hợp chất. Nên bón phân vi lượng cùng với phân vô cơ hoặ hữu cơ, tùy thuộc vào từng loại cây và từng loại đất.

Cách sử dụng phân bón hóa học

+) Do có tỉ lệ dinh dưỡng cao, dễ hòa tan và hiệu quả nhanh nên phân đạm, kali dùng để bón thúc là chính. Phân đạm, kali cũng có thể bỏ lót nhưng phải bón với lượng nhỏ

+) Phân lân khó hòa tan nên dùng để bón lót, để có thời gian cho phân bón hòa tan

+) Phân hỗn hợp NPK có thể dùng bón lót hoặc bón thúc.

4 điều cần nhớ khi sử dụng phân bón hóa học 1. Lựa chọn loại phân bón phù hợp

Trên thực tế, có khá là nhiều các loại phân bón để bà con lựa chọn và sử dụng. Tuy nhiên với từng loại cây, với từng loại đất, thì việc lựa loại phân bón phù hợp và vô cùng cần thiết.

Lựa chọn loại phân bón phù hợp chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng. Việc lựa chọn sai đồng nghĩa với việc nó sẽ gây ra rất nhiều tác động xấu. Tuy nhiên, nếu lựa chọn tốt, sẽ phát huy được tối đa hiệu quả giúp cây trồng có thể đạt năng suất tốt nhất.

2. Bón phân hóa học đúng thời điểm và đúng liều lượng

Một yếu tố cũng đáng quan tâm, chính là bón phân đúng thời điểm. Với từng loại cây khác nhau, ở mỗi giai đoạn sinh trưởng sẽ cần lượng dinh dưỡng khác nhau. Việc bón phân đúng thời điểm sẽ phát huy hiệu quả của loại phân đã chọn.

Ngoài ra, nên bón phân vừa đủ, theo đúng hướng dẫn cũng vô cùng quan trọng. Việc bón quá thừa sẽ gây lãng phí, làm cây bị bội thực, có thể làm cây chết nhất là bón phân vi lượng. Còn khi bón quá ít, cây sẽ thiếu chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

4. Bón phân hóa học cân đối

Ngoài các yếu tố trên, bà con cũng cần phải tính toán để có thể bón phân hóa học được cân đối nhất. Bà con nên tìm hiểu xem cây trồng của mình đang thiếu chất dinh dưỡng nào để mang đến những phương pháp bổ sung hiệu quả. Điều này sẽ giúp cho cây được tăng trưởng ở mức độ cao nhất ngoài ra còn cải thiện độ phì nhiêu để bảo vệ đất trồng

Tag: violet bài hại