Top 10 # Xem Nhiều Nhất Phân Bón Komix Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Phân Bón Komix Số 1

Phân bón KOMIX Số 1 là gì?

Tên phân bón / tên thương mại: Phân bón KOMIX Số 1

Phân loại: Phân vô cơ

Doanh nghiệp sản xuất: Công ty Cổ phần Thiên Sinh

Địa chỉ: Xuất xứ:

Tiêu chuẩn: Phụ lục số 13, Thông tư số 29/2014/TT -BCT

Cơ quan: Bộ Công thương Bình Dương

Thành phần dinh dưỡng

Thành phần %:

pH, Khối lượng riêng:

Hướng dẫn sử dụng

Phân bón KOMIX Số 1 được sử dụng trong Nông nghiệp. Sử dụng Phân bón KOMIX Số 1 để bón cho cây trồng theo quy định của nhà sản xuất.

Nguyên tắc chung sử dụng Phân vô cơ đúng cách:

Bón phân đúng loại: Mỗi loạt phân bón có hàm lượng, thành phần và tỷ lệ các chất dinh dưỡng khác nhau. Lựa chọn đúng loại phân bón: theo giai đoạn phát triển của cây, theo mục đích muốn cây phát triển rễ/củ, thân, lá, hoa…hoặc theo mục tiêu cải tạo đất.

Bón phân đúng liều lượng: Sử dụng phân bón đúng liều lượng sẽ mang lại kết quả tốt nhất cho cây trồng. Vì vậy, cần bón đúng liều lượng để đảm bảo không thừa (gây cháy, sốc phân) hay thiếu so với nhu cầu của cây và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

Bón phân đúng thời điểm: Mỗi giai đoạn cây trồng cần bổ sung những chất dinh dưỡng nhất định. Cần bón đúng thời điểm để giúp cây phát triển được tối đa, tránh lãng phí phân bón.

Bón phân đúng cách: Tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất và tình hình thực tế phát triển của cây để chọn cách bón phân đúng nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Nên xem hướng dẫn sử dụng cụ thể được nhà sản xuất quy định trên bao bì sản phẩm.

Giá bán phân bón

Giá bán Phân bón KOMIX Số 1 Công ty Cổ phần Thiên Sinh sẽ khác nhau tuỳ thuộc nhiều yếu tố như địa điểm, khối lượng mua và thời điểm đặt mua. Liên hệ đại lý, cửa hàng bán vật tư nông nghiệp để biết giá chính xác nhất. Hoặc thường xuyên truy cập website chúng tôi để cập nhật thông tin Nông Nghiệp gồm giá bán các loại phân bón cho cây trồng.

Mua phân bón bón

Mua Phân vô cơ – Phân bón KOMIX Số 1 ở đâu tốt?

Đặt mua Phân vô cơ – Phân bón KOMIX Số 1 Công ty Cổ phần Thiên Sinh trực tiếp ở các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp gần hoặc tiện nhất. Hoặc đặt mua phân bón online tại các website bán vật tư nông nghiệp uy tín như agriviet.org/shop

Đánh giá phân bón

Phân vô cơ Phân bón KOMIX Số 1 có tốt không?

Phân bón KOMIX Số 1 do công ty Công ty Cổ phần Thiên Sinh sản xuất. Phân được cấp phép và lưu hành ở Việt Nam để dùng trong sản xuất Nông nghiệp. Do vậy, phân đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật để sử dụng tốt cho cây trồng trong việc bổ sung các thành phần dinh dưỡng tốt cho cây trồng. Sử dụng phân bón tốt nhất cần dựa vào nhu cầu và mức độ phù hợp của cây.

Như vậy, Agriviet đã cung cấp những thông tin tổng quan về Phân vô cơ Phân bón KOMIX Số 1 , hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có được những kiến thức hữu ích để sử dụng phân bón phù hợp cho việc chăm sóc cây trồng.

Phân Bón Hữu Cơ Komix

Với giá phân bón hóa học cao ngất ngưởng như hiện nay thì chỉ cần tiết kiệm 10-20% lượng urê thì đã giảm được 250-500.000 T urê, trị giá 2.380 – 4.750 tỷ đồng. Có một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng, giảm thất thoát phân bón, trong đó việc tăng cường sử dụng phân hữu cơ là giải pháp quan trọng nhất.

Tại sao sử dụng phân hữu cơ lại tiết giảm được dùng phân hóa học?

Trong các loại phân bón hữu cơ sản xuất công nghiệp thì phân hữu cơ khoáng từ nền than bùn là chủ yếu. Than bùn được hình thành từ xác thực vật lắng đọng và phân hủy trong điều kiện yếm khí do ngập nước tạo thành mùn có hoạt tính sinh học cao gọi là humic. Tuy nhiên than bùn không thể sử dụng làm phân bón trực tiếp cho cây được vì chúng rất chua (pH 3-3,5) và các a xít humic không tan được trong nước, bởi vậy người ta phải hoạt hóa chúng biến thành các muối humat.

Với tư vấn của các nhà khoa học đất và phân VN, Cty Thiên Sinh đã xây dựng được quy trình hoạt hóa với sự tham gia của VSV. Than bùn được phơi khô, nghiền mịn, tưới dung dịch men gồm các chủng VSV có hoạt lực cao như Trichoderma, Azotobacter, Aspergillus…Quá trình ủ men kéo dài 7-10 ngày, nhiệt độ đống ủ tăng lên khoảng 45-65 độ C, sau đó nhiệt độ giảm dân. Tới đây than bùn sẽ được phối trộn thêm NPK và ủ tiếp 1 -2 ngày để các dinh dưỡng trên ngấm ngậm vào các lỗ xốp vào than bùn trước lúc ép viên, đóng bao, xuất xưởng.

Phân hữu cơ khoáng trên nền than bùn có tác dụng hạn chế sự rửa trôi rất mạnh nhờ than bùn có cấu trúc rỗng, xốp và các dinh dưỡng NPK được thấm, ngậm vào đấy tạo thành vô vàn các “kho dự trữ” làm cho NPK chậm tan hơn và nhả ra từ từ nên không bị nước rửa trôi hoặc trực di. So với việc bón trực tiếp u rê, DAP, Kali vào đất, thì tiết kiệm được 25-30% lượng phân bón sử dụng. Ngoài ra chúng còn chứa nhiều mùn và a xít humic nên chúng làm đất tơi xốp hơn, kích thích hệ rễ phát triển mạnh, tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, tăng khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi như khô hạn, giá rét và giảm thiểu được ô nhiễm môi trường.

Các thực nghiệm về hiệu quả của phân hữu cơ khoáng trên nền than bùn

Theo một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Khoa học NN-PTNT số 4/2004, năng suất cây lạc (đậu phộng) trồng trong chậu không có gì khác biệt nếu giảm 28,6% lượng phân NPK (công thức chuẩn: N: 30 kg; P2O5: 60 kg, K2O: 90 kg)và thay bằng phân hữu cơ than bùn ở mức 5 T/ha.

Trong điều kiện ngoài đồng (Tạp chí Khoa học đất 2005) nghiệm thức giảm 30% lượng phân hóa học + 5 tấn than bùn xử lý cho năng suất lạc 3,339 T/ha, cón năng suất của ruộng bón 100% phân hóa học chỉ đạt 2,889 T/ha. Theo thời giá, nếu giảm 30% lượng phân hóa học và thay bằng phân hữu cơ than bùn thì người nông dân được lãi 9,343 triệu/ha, trong lúc sử dụng 100% phân hóa học chỉ được lãi 7,686 triệu/ha.

Hiệu quả tiết kiệm phân hóa học khi sử dụng phân hữu cơ Komix trên một số cây trồng

Trong các nhãn hiệu phân hữu cơ thì KOMIX của Cty Thiên Sinh ra đời sớm nhất và là nơi tiến hành nhiều thí nghiệm khoa học nhất (Tại hội nghị phân bón toàn quốc ngày 10/9/08 vừa qua, báo cáo của Hiệp hội phân bón cũng kết luận: Thiên Sinh có hệ thống sản xuất, phòng phân tích và đội ngũ cán bộ chuyên môn sâu thực hiện quy trình công nghệ nghiêm ngặt…)

Các thực nghiệm trên cây cà phê ở Long Khánh – Đồng Nai do TTKN Đồng Nai thực hiện đưa ra 2 nghiệm thức, nghiệm thức 1 bón 652 kg urê, 1250 kg lân, 500 kg kali; nghiệm thức 2 bón 456 kg urê, 875 kg lân, 350 kg kali (giảm 30% NPK) và 1,5 T phân Komix. Theo thời giá, chi phí nghiệm thức 2 thấp hơn nghiệm thức 1 là 21% và năng suất ở nghiệm thức 2 lại cao hơn nghiệm thức 1 đến 9,37%.

TTKN Bến Tre cũng tiến hành một số thực nghiệm trên cây ăn quả. Với cây cam nếu dùng phân Komix năng suất tăng 20,98%, đặc biệt trọng lượng trái bình quân đạt 340,76 gr, trong lúc đối chứng chỉ đạt 295,75 gr/trái. Các thực nghiệm cũng trên cây cam do TTKN Cần Thơ thực hiện thấy cho kết quả tương tự, năng suất tăng 18,4%, trọng lượng mỗi trái tăng 6,1%, số trái/cây tăng 11,6%. Trên cây xoài, nếu dùng phân Komix thì năng suất tăng 20,32%, lợi nhuận mỗi cây thu được tăng 110.000 đ/cây. Trên cây nhãn (TTKN Sóc Trăng) nghiệm thức sử dụng phân Komix tăng cà số chùm/cây, số trái/chùm, trọng lượng trung bình mỗi quả và tăng cả độ ngọt. Kết quả nhà vườn tăng thêm được 2.488.000 đ tứ 100 cây nhãn.

Phân Komix bán được là nhờ tín nhiệm của nông dân

+ Chị Lê Ngọc Điệp (chủ đại lý Hữu Đức, xã Bình Phú, Cai Lậy, Tiền Giang) nói: Chúng tôi bán Komix lời ít lắm nhưng nông dân cứ đòi nên bù lại nhờ bán được lượng nhiều. Mỗi vụ mùa, đại lý tôi bán được cả trăm tấn ngoài, chưa kể các loại sản phẩm khác của Komix, riêng lọai phân bón gốc một hộ nông dân mua ít nhất cũng từ 1-2 tấn.

Hiệu quả bền vững của việc sử dụng phân hữu cơ Komix

Ông Hùynh Văn Phỉ, (tổ 3, ấp Bình Thạnh, xã Bình Phú, Cai Lậy, Tiền Giang) liên tục đạt thành tích nông dân sản xuất giỏi của huyện, cho hay: Anh tình cờ biết đến Komix vào năm 1993, khi ruộng anh bị ngộ độc hữu cơ và được TTKN giải cứu bằng chế phẩm Komix. Sau khi xịt Komix rễ lúa đang đen bỗng “bắn” ra trắng gốc, lúa anh từ đó vượt lên. Anh xài Komix liên tục từ đó đến nay và năm nào, vụ nào lúa anh cũng đạt, lúa cứng cây, ít sâu bệnh, chi phí thấp. Vụ ĐX 2007/2008 đạt 43 giạ/công, Vụ HT sớm vừa rồi đạt 34 giạ/công.

Ông Võ Văn Thuận, Tổ 4, Ấp Bình Thạnh, xã Bình Phú, Cai Lậy nêu ý kiến, hiện nay mức chênh lệch về năng suất giữa các hộ không nhiều, nhưng tại sao có người lời mà lắm kẻ than lỗ bộng trời. do chi phí đầu vào khác nhau. Với giá lúa và phân, thuốc hiện nay, nếu nông hộ nào tiết kiệm được phân thuốc là lời, còn nếu không là lỗ. Muốn tiết kiệm được 2 loại vật tư trên thì chỉ có cách dùng phân hữu cơ như các anh hiện nay. Chính nhờ biết sử dụng Komix mà vụ HT rồi, anh Phỉ chỉ phải đầu tư 1 triệu/công nhưng vẫn có lợi nhuận 500.000 đ/công, còn vụ HT trước anh lời 2,4 triệu/công.

Ông Võ Văn A thì cho hay trước đây anh chỉ biết rằng, vụ ĐX do đất được nghỉ ngơi, phù sa bù đắp nên phân nhẹ hơn vụ HT. Sau thời gian dùng Komix thấy vụ HT vẫn cứ nhẹ phân, có lẽ dùng phân hữu cơ nên bền hơn.

Nhận biết phân hữu cơ chất lượng cao

Để giúp bà con nông dân nhận biết được phân hữu cơ chất lượng cao, ngoài các thông số ghi trên bao bì thì có thể nhận biết bằng cảm quan thông thường, TS Nguyễn Đăng Nghĩa, Viện Khoa học NN Miền Nam mách như sau:

Phân hữu cơ phải mịn, xốp,: Trong sản xuất phân hữu cơ các nguồn nguyên liệu phải được nghiền mịn, nếu không mịn chứng tỏ nguồn nguyên liệu không tốt, không đồng nhất hoặc đưa vào nghiền khi chưa được làm khô.

Phân hữu cơ phải tan phần lớn trong nước: Nếu hòa phân vào ly nước mà phân bị nổi lên mặt nước hoặc lắng chìm rất nhanh chứng tỏ đó là loại mùn thô (chất hữu cơ chưa phân hủy hoàn toàn hay còn gọi là chưa hoai), hàm lượng các chất dinh dưỡng thấp; nếu phân hữu cơ bị lắng quá nhiều chứng tỏ hàm lượng hữu cơ thấp, hàm lượng sét và các tạp chất chiếm quá cao.

Khi bốc phân hữu cơ trên tay, ta nắm chặt lại sau đó mở ra: nếu phân hữu cơ chất lượng cao sẽ không bị kết dính mà rã ra ngay. Đối với phân hữu cơ viên, nếu phân hữu cơ chất lượng cao thì viên phân nén không quá cứng, bóp vỡ dễ dàng trên đầu ngón tay, nhưng không phải mềm đến nỗi chúng rã ra.

Khi mới mở bao phân ra ngửi không có mùi khai nồng (nếu có mùi khai rất nồng là sản phẩm đã được trộn thêm phân đạm để đánh lừa cảm giác của nông dân). Phân hữu cơ tốt phải có màu đen thẫm hoặc nâu đen và khá đồng nhất.

Những tiêu chí trên chỉ là tương đối, nên khi mua người nông dân cần chọn sản phẩm của những nhà sản xuất có uy tín đã có thương hiệu trên thị trường, có quy mô sản xuất lớn.

QUANG NGỌC – PHƯƠNG CHI

Theo chúng tôi

Phân Bón Hữu Cơ , Phân Bón Úc

PHÂN HỮU CƠ ĐẬM ĐẶC DẠNG VIÊN RAPID RAISER

+ Mức chất lượng: xem file đính kèm

+ Đặc điểm: Tan chậm trong nước – Không gây cháy lá, ô nhiễm môi trường – Tăng năng suất – Kích thích vi sinh vật – Dễ sử dụng, bảo quản – Đầy đủ dưỡng chất – Không mang mầm bệnh và cỏ dại.

+ Công dụng: Bón lót và bón thúc cho tất cả các loại cây ăn quả, Cây CN, hoa màu, cây lương thực, vườn ươm, bải cỏ, công viên, vườn hoa, lúa, bắp cải, sú, thanh long, sân golf,…

+ Hướng dẫn sử dụng: Cây ăn trái, cây CN, cây LT: 0,5 – 1 kg/cây/năm. Rau, hoa:  500 kgs/ha. Sân golf, công viên 500kgs/ha, hoa 50 – 100gr/bụi. Đào rảnh sau 50 – 100mm, bỏ phân và lấp đất.

+ Cảnh báo an toàn: Rửa sạch tay sau khi sử dụng, không tiếp xúc vết thuong hở – Tránh xa tầm tay trẻ em – Không sử dụng cho người và vật.

+ Ngày sản xuất:

+ Hạn sử dụng: 

Sản xuất tại Úc do Công ty Neutrog Australia Pty. Ltd, 288 Mines Rd., Kanmantoo, South Australia 5252.

+Khối lượng: 5KG

MÔ TẢ VỀ RAPID RAISER

Rapid Raiser is a unique blend of organic materials specially formulated for all your fertilising needs. A highly concentrated natural product, Rapid Raiser also promotes faster, healthier, sustained growth for all plants.

Neutrog Rapid Raiser is widely used by professional horticulturalists throughout Australia in the successful production of commercial crops of vegetables, flowers, fruit and plants.

– plus the full range of secondary nutrients and micronutrients in a natural form.

Rapid Raiser is registered with Australian Certified Organic (ACO). Neutrog have a number of products registered with ACO and its methods and processes for manufacturing are audited to ensure compliance with the strict standards and guidelines set down by the certifying body. Registration ensures compliance with national production standards, including low levels of heavy metals and other residues, and allows for trace back of all raw materials to their origins. All of Neutrog’s products are subjected to the same rigorous quality control procedures.

Phân Bón Lót Là Gì? Phân Bón Thúc Là Gì? Loại Phân Bón Và Lượng Bón?

1. Bón phân lót là gì? tại sao phải bón phân lót?

Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng đối với cây hàng năm.

Còn đối với cây lâu năm, bón lót bao gồm cả việc bón phân trước khi trồng và bón phân vào giai đoạn cây ngừng sinh trưởng trong năm, bón phân phục hồi cây sau khi thu hoạch.

Bón lót thường được tiến hành trước khi cày bừa làm đất, hoặc trước khi bừa lần cuối trước khi gieo cấy

Đối với cây trồng cạn, bón lót được tiến hành theo hàng, theo hốc

Ví dụ: Đối với cây đậu tương (đậu nành), cây lạc (đậu phộng), rau …

Trong một số trường hợp, dùng phân bón xử lý hạt giống trước khi gieo cũng được coi là bón lót.

Đối với các loại phân bón mà chất dinh dưỡng chủ yếu nằm ở trạng thái khó tiêu như phân hữu cơ, phân lân. Các loại phân này cần một thời gian nhất định cây trồng mới có thể sử dụng được. Sử dụng các loại phân đó để bón lót có tác dụng nâng cao hiệu quả của phân bón, nâng cao năng suất cây trồng. Tuy nhiên việc bón lót không chỉ dùng các loại phân chậm phân giải, mà cần thiết phải kết hợp với một lượng phân dễ hoà tan ở mức độ phù hợp.

Bón lót phân hữu cơ trước khi gieo trồng

2. Nên bón lót loại phân gì? Lượng bón lót là bao nhiêu?

Lượng phân dùng để bón lót phụ thuộc vào loại phân bón, tính chất của đất đai, mùa vụ trong năm và loại cây trồng. Thường phân hữu cơ, phân lân được dùng với lượng lớn cho bón lót, trong khi đó phân đạm, phân kali chỉ bón lót một phần.

Đất có thành phần cơ giới nặng, giàu mùn thì có thể bón lót với lượng lớn hơn, trong khi đó đất có thành phần cơ giới nhẹ nghèo mùn nên bón lót ít hơn nhằm hạn chế hiện tượng mất dinh dưỡng do quá trình rửa trôi

Ví dụ: Vụ xuân và vụ đông ở các tỉnh miền Bắc nước ta bón lót nhiều hơn so với vụ hè và hè thu.

Các loại cây trồng ngắn ngày cần tập trung bón lót nhằm tạo điều kiện cho cây có đủ thời gian hút dinh dưỡng.

Bón lót sử dụng các loại phân cần thiết có một thời gian nhất định để chất dinh dưỡng chuyển hoá thành dạng dễ tiêu cây trồng mới sử dụng được như phân chuồng, phân xanh, phân rác, phân lân. Tuy nhiên bón lót vẫn sử dụng một phần phân dễ tan như phân đạm, phân kali.

Các loại phân bón lót được sử dụng:

– Phân có hàm lượng hữu cơ cao: Phân dùng bón lót chủ yếu là phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh. Phần lớn là phân gia súc (phân chuồng) đã ủ hoai mục và phân hữu cơ chế biến. Ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng, phân hữu cơ còn làm cho đất tơi xốp, giúp tăng cường hoạt động cho hệ vi sinh vật có ích trong đất, để phát huy tác dụng này cần bón lót sớm, trước hoặc ngay khi chuẩn bị gieo trồng.

– Vôi hoặc chất cải tạo đất, điều hòa pH đất: Là một loại phân dùng bón lót, đặc biệt đối với các vùng đất bị chua phèn hoặc các rau ăn quả lâu năm.

– Phân hóa học có hàm lượng đạm thấp, lân cao: Với các loại cây màu ngắn ngày thường bón lót cả lân và kali, ít dùng phân đạm bón lót. Đối với cây ăn quả và rau công nghiệp lâu năm, chủ yếu cũng bón lót lân và kali, có thể thêm ít đạm. Các loại phân hỗn hợp NPK có hàm lượng lân cao, đạm và kali thấp cũng thường dùng bón lót.

VD: Supe lân, lân nung chảy, NPK 5.10.3; DAP 18-46, NPK 16.16.8; NPK 12.15.5…

3. Bón thúc là gì? Tại sao phải bón thúc?

Là bón phân trong thời kỳ cây trồng đang sinh trưởng (đẻ nhánh, vươn lóng, phát triển thân lá, tạo củ, tạo quả…), nhằm cung cấp đủ chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối cho cây trồng tạo năng suất cao.

Thiếu phân bón thúc cây trồng còi cọc, kém phát triển, năng suất thấp.

Tưới phân thúc cho cây ngô

4. Nên dùng loại phân bón thúc gì?

Bón thúc cho cây cần dựa vào đất, vào cây, và cả thời tiết từng mùa vụ. Từ đó mà định loại phân, lượng phân và thời gian bón cho thích hợp. “Nhìn cây, nhìn đất, nhìn trời để bón phân” là câu bà con nông dân mình luôn tâm đắc.

– Giai đoạn cây con đang phát triển: cây đâm tiêm, đẻ nhánh, vươn lóng, phát triển cành lá… nên bón nhiều phân đạm hơn lân và kali hoặc dùng các loại phân hỗn hợp NPK các loại phân có hàm lượng Đạm cao, lân và kali vừa phải.

VD: Đạm Urê, Đạm SA, NPK 12.2.10, NPK 12.5.10, NPK 20.20.15, NPK 20.5.6…

– Giai đoạn cây nuôi quả, nuôi củ, tích lũy đường… nên dùng các loại phân có hàm lượng Kali và đạm cao.

VD: Kali Clorua, Kali Sunphat, Kali Nitorat, NK 12.16, NPK 16.8.16, NPK 12.2.12, NPK 17.7.21…

Lưu ý: Tại tất cả các giai đoạn phát triển của cây trồng, ngoài việc bón phân đa lượng (Đạm, Lân, Kali) cần lưu ý bổ sung các loại trung (Ca, Mg, S, Si), vi lượng (Cu, Fe, Zn, Mo, Bo…) cho cây trồng phát triển khỏe mạnh, cân đối.

Nguồn: chúng tôi tổng hợp