Top 5 # Xem Nhiều Nhất Phân Bón Hữu Cơ Minachem Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Phân Bón Hữu Cơ Komix

Với giá phân bón hóa học cao ngất ngưởng như hiện nay thì chỉ cần tiết kiệm 10-20% lượng urê thì đã giảm được 250-500.000 T urê, trị giá 2.380 – 4.750 tỷ đồng. Có một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng, giảm thất thoát phân bón, trong đó việc tăng cường sử dụng phân hữu cơ là giải pháp quan trọng nhất.

Tại sao sử dụng phân hữu cơ lại tiết giảm được dùng phân hóa học?

Trong các loại phân bón hữu cơ sản xuất công nghiệp thì phân hữu cơ khoáng từ nền than bùn là chủ yếu. Than bùn được hình thành từ xác thực vật lắng đọng và phân hủy trong điều kiện yếm khí do ngập nước tạo thành mùn có hoạt tính sinh học cao gọi là humic. Tuy nhiên than bùn không thể sử dụng làm phân bón trực tiếp cho cây được vì chúng rất chua (pH 3-3,5) và các a xít humic không tan được trong nước, bởi vậy người ta phải hoạt hóa chúng biến thành các muối humat.

Với tư vấn của các nhà khoa học đất và phân VN, Cty Thiên Sinh đã xây dựng được quy trình hoạt hóa với sự tham gia của VSV. Than bùn được phơi khô, nghiền mịn, tưới dung dịch men gồm các chủng VSV có hoạt lực cao như Trichoderma, Azotobacter, Aspergillus…Quá trình ủ men kéo dài 7-10 ngày, nhiệt độ đống ủ tăng lên khoảng 45-65 độ C, sau đó nhiệt độ giảm dân. Tới đây than bùn sẽ được phối trộn thêm NPK và ủ tiếp 1 -2 ngày để các dinh dưỡng trên ngấm ngậm vào các lỗ xốp vào than bùn trước lúc ép viên, đóng bao, xuất xưởng.

Phân hữu cơ khoáng trên nền than bùn có tác dụng hạn chế sự rửa trôi rất mạnh nhờ than bùn có cấu trúc rỗng, xốp và các dinh dưỡng NPK được thấm, ngậm vào đấy tạo thành vô vàn các “kho dự trữ” làm cho NPK chậm tan hơn và nhả ra từ từ nên không bị nước rửa trôi hoặc trực di. So với việc bón trực tiếp u rê, DAP, Kali vào đất, thì tiết kiệm được 25-30% lượng phân bón sử dụng. Ngoài ra chúng còn chứa nhiều mùn và a xít humic nên chúng làm đất tơi xốp hơn, kích thích hệ rễ phát triển mạnh, tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, tăng khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi như khô hạn, giá rét và giảm thiểu được ô nhiễm môi trường.

Các thực nghiệm về hiệu quả của phân hữu cơ khoáng trên nền than bùn

Theo một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Khoa học NN-PTNT số 4/2004, năng suất cây lạc (đậu phộng) trồng trong chậu không có gì khác biệt nếu giảm 28,6% lượng phân NPK (công thức chuẩn: N: 30 kg; P2O5: 60 kg, K2O: 90 kg)và thay bằng phân hữu cơ than bùn ở mức 5 T/ha.

Trong điều kiện ngoài đồng (Tạp chí Khoa học đất 2005) nghiệm thức giảm 30% lượng phân hóa học + 5 tấn than bùn xử lý cho năng suất lạc 3,339 T/ha, cón năng suất của ruộng bón 100% phân hóa học chỉ đạt 2,889 T/ha. Theo thời giá, nếu giảm 30% lượng phân hóa học và thay bằng phân hữu cơ than bùn thì người nông dân được lãi 9,343 triệu/ha, trong lúc sử dụng 100% phân hóa học chỉ được lãi 7,686 triệu/ha.

Hiệu quả tiết kiệm phân hóa học khi sử dụng phân hữu cơ Komix trên một số cây trồng

Trong các nhãn hiệu phân hữu cơ thì KOMIX của Cty Thiên Sinh ra đời sớm nhất và là nơi tiến hành nhiều thí nghiệm khoa học nhất (Tại hội nghị phân bón toàn quốc ngày 10/9/08 vừa qua, báo cáo của Hiệp hội phân bón cũng kết luận: Thiên Sinh có hệ thống sản xuất, phòng phân tích và đội ngũ cán bộ chuyên môn sâu thực hiện quy trình công nghệ nghiêm ngặt…)

Các thực nghiệm trên cây cà phê ở Long Khánh – Đồng Nai do TTKN Đồng Nai thực hiện đưa ra 2 nghiệm thức, nghiệm thức 1 bón 652 kg urê, 1250 kg lân, 500 kg kali; nghiệm thức 2 bón 456 kg urê, 875 kg lân, 350 kg kali (giảm 30% NPK) và 1,5 T phân Komix. Theo thời giá, chi phí nghiệm thức 2 thấp hơn nghiệm thức 1 là 21% và năng suất ở nghiệm thức 2 lại cao hơn nghiệm thức 1 đến 9,37%.

TTKN Bến Tre cũng tiến hành một số thực nghiệm trên cây ăn quả. Với cây cam nếu dùng phân Komix năng suất tăng 20,98%, đặc biệt trọng lượng trái bình quân đạt 340,76 gr, trong lúc đối chứng chỉ đạt 295,75 gr/trái. Các thực nghiệm cũng trên cây cam do TTKN Cần Thơ thực hiện thấy cho kết quả tương tự, năng suất tăng 18,4%, trọng lượng mỗi trái tăng 6,1%, số trái/cây tăng 11,6%. Trên cây xoài, nếu dùng phân Komix thì năng suất tăng 20,32%, lợi nhuận mỗi cây thu được tăng 110.000 đ/cây. Trên cây nhãn (TTKN Sóc Trăng) nghiệm thức sử dụng phân Komix tăng cà số chùm/cây, số trái/chùm, trọng lượng trung bình mỗi quả và tăng cả độ ngọt. Kết quả nhà vườn tăng thêm được 2.488.000 đ tứ 100 cây nhãn.

Phân Komix bán được là nhờ tín nhiệm của nông dân

+ Chị Lê Ngọc Điệp (chủ đại lý Hữu Đức, xã Bình Phú, Cai Lậy, Tiền Giang) nói: Chúng tôi bán Komix lời ít lắm nhưng nông dân cứ đòi nên bù lại nhờ bán được lượng nhiều. Mỗi vụ mùa, đại lý tôi bán được cả trăm tấn ngoài, chưa kể các loại sản phẩm khác của Komix, riêng lọai phân bón gốc một hộ nông dân mua ít nhất cũng từ 1-2 tấn.

Hiệu quả bền vững của việc sử dụng phân hữu cơ Komix

Ông Hùynh Văn Phỉ, (tổ 3, ấp Bình Thạnh, xã Bình Phú, Cai Lậy, Tiền Giang) liên tục đạt thành tích nông dân sản xuất giỏi của huyện, cho hay: Anh tình cờ biết đến Komix vào năm 1993, khi ruộng anh bị ngộ độc hữu cơ và được TTKN giải cứu bằng chế phẩm Komix. Sau khi xịt Komix rễ lúa đang đen bỗng “bắn” ra trắng gốc, lúa anh từ đó vượt lên. Anh xài Komix liên tục từ đó đến nay và năm nào, vụ nào lúa anh cũng đạt, lúa cứng cây, ít sâu bệnh, chi phí thấp. Vụ ĐX 2007/2008 đạt 43 giạ/công, Vụ HT sớm vừa rồi đạt 34 giạ/công.

Ông Võ Văn Thuận, Tổ 4, Ấp Bình Thạnh, xã Bình Phú, Cai Lậy nêu ý kiến, hiện nay mức chênh lệch về năng suất giữa các hộ không nhiều, nhưng tại sao có người lời mà lắm kẻ than lỗ bộng trời. do chi phí đầu vào khác nhau. Với giá lúa và phân, thuốc hiện nay, nếu nông hộ nào tiết kiệm được phân thuốc là lời, còn nếu không là lỗ. Muốn tiết kiệm được 2 loại vật tư trên thì chỉ có cách dùng phân hữu cơ như các anh hiện nay. Chính nhờ biết sử dụng Komix mà vụ HT rồi, anh Phỉ chỉ phải đầu tư 1 triệu/công nhưng vẫn có lợi nhuận 500.000 đ/công, còn vụ HT trước anh lời 2,4 triệu/công.

Ông Võ Văn A thì cho hay trước đây anh chỉ biết rằng, vụ ĐX do đất được nghỉ ngơi, phù sa bù đắp nên phân nhẹ hơn vụ HT. Sau thời gian dùng Komix thấy vụ HT vẫn cứ nhẹ phân, có lẽ dùng phân hữu cơ nên bền hơn.

Nhận biết phân hữu cơ chất lượng cao

Để giúp bà con nông dân nhận biết được phân hữu cơ chất lượng cao, ngoài các thông số ghi trên bao bì thì có thể nhận biết bằng cảm quan thông thường, TS Nguyễn Đăng Nghĩa, Viện Khoa học NN Miền Nam mách như sau:

Phân hữu cơ phải mịn, xốp,: Trong sản xuất phân hữu cơ các nguồn nguyên liệu phải được nghiền mịn, nếu không mịn chứng tỏ nguồn nguyên liệu không tốt, không đồng nhất hoặc đưa vào nghiền khi chưa được làm khô.

Phân hữu cơ phải tan phần lớn trong nước: Nếu hòa phân vào ly nước mà phân bị nổi lên mặt nước hoặc lắng chìm rất nhanh chứng tỏ đó là loại mùn thô (chất hữu cơ chưa phân hủy hoàn toàn hay còn gọi là chưa hoai), hàm lượng các chất dinh dưỡng thấp; nếu phân hữu cơ bị lắng quá nhiều chứng tỏ hàm lượng hữu cơ thấp, hàm lượng sét và các tạp chất chiếm quá cao.

Khi bốc phân hữu cơ trên tay, ta nắm chặt lại sau đó mở ra: nếu phân hữu cơ chất lượng cao sẽ không bị kết dính mà rã ra ngay. Đối với phân hữu cơ viên, nếu phân hữu cơ chất lượng cao thì viên phân nén không quá cứng, bóp vỡ dễ dàng trên đầu ngón tay, nhưng không phải mềm đến nỗi chúng rã ra.

Khi mới mở bao phân ra ngửi không có mùi khai nồng (nếu có mùi khai rất nồng là sản phẩm đã được trộn thêm phân đạm để đánh lừa cảm giác của nông dân). Phân hữu cơ tốt phải có màu đen thẫm hoặc nâu đen và khá đồng nhất.

Những tiêu chí trên chỉ là tương đối, nên khi mua người nông dân cần chọn sản phẩm của những nhà sản xuất có uy tín đã có thương hiệu trên thị trường, có quy mô sản xuất lớn.

QUANG NGỌC – PHƯƠNG CHI

Theo chúng tôi

Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh Và Phân Bón Hữu Cơ Sinh Học

Việc bà con lạm dụng phân bón hóa học đã làm dư thừa phân bón ngoài việc đầu độc đất, ô nhiễm nước, không khí, năng suất chất lượng cây trồng giảm sút thì còn ảnh hưởng tới sức khỏe con người và động vật.

Trước những ảnh hưởng xấu của phân bón hóa học mạng lại, con người đã nhận thức được và đã tìm kiếm một phương pháp mới canh tác có hiệu quả hơn thay thế phân bón hóa học. Và phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh được các nhà khoa học phát hiện và ứng dụng đưa vào sản xuất nông nghiệp.

Đây là một giải pháp tuyệt vời, không những đảm bảo được năng suất mà còn nâng cao chất lượng đảm bào an toàn với sức khỏe con người, động vật và thân thiện với môi trường.

Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh được sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà khoa học và nhà nông bởi những lợi ích mà nó mang lại như cải tạo, duy trì, nâng cao độ phì cho đất canh tác, không gây ô nhiễm môi trường, giảm lượng phân bón hóa học, cung cung cấp đầy đủ các dinh dưỡng khoáng đa, trung, vi lượng cho cây trồng phát triển bền vững và năng suất cao, nhất là đối với định hướng nền nông nghiệp hữu cơ bền vững nói không với phân bón hóa học của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

I.Vậy phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh là gì?

Phân bón hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh là những sản phẩm phân bón hữu cơ có chứa từ một hoặc nhiều các loại vi sinh vật có ích, được chế biến bằng cách pha trộn và xử lý các nguyên liệu hữu cơ bằng cách lên men với các loại vi sinh vật đó, với mục đích tiêu diệt các mầm bệnh có trong nguyên liệu và nâng cao hàm lượng chất dinh dưỡng chứa trong phân bón đê cung cấp cho cây trồng.

II.Cách thức hoạt động của phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh như thế nào?

Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh có hiệu quả cao trong việc cung cấp các dinh dưỡng đa, trung, vi lượng cho cây trồng, cho đất theo nhiều cách khác nhau nhưng ổn định và thân thiện với môi trường.

Ngoài việc cung cấp trực tiếp các chất dinh dưỡng cho cây trồng, phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh còn cung cấp thúc đẩy hệ vi sinh vật đất hoạt động giúp phân giải những chất khó hấp thu thành chất dễ hấp thu, chuyển đổi nitơ trong không khí thành dạng cây trồng hấp thu được, sản sinh ra một số chất có tác dụng kích thích sự sinh trưởng của cây trồng, phân hủy chất hữu cơ hay các độc tố trong đất,…

Nó còn giúp duy trì độ phì của đất, cung cấp một lượng lớn mùn cho đất và làm thức ăn cho hệ vi sinh vật đất, tiêu diệt hay ức chế các mầm bệnh tồn tại trong đất, cung cấp một số chất kháng sinh kích thích khả năng miễn dịch của cây giúp hạn chế sâu bệnh hại giảm lượng thuốc BVTV.

III.Ưu điểm của phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh là gì?

Có công dụng cải tạo đất, duy trì, nâng cao độ phì, màu mỡ cho đất canh tác một cách lâu dài và bền vững.

Cách sử dụng đơn giản, không sợ cây chết, không lo đất bị thoái hóa hay chua hóa, phèn hóa,…

Cung cấp đủ các dưỡng chất đa lượng, trung lượng, vi lượng thiết yếu cho cây mà phân bón hóa học không có.

Có thể sử dụng cho tất cả các thời kỳ, giai đoạn của cây: trồng mới, ra hoa, nuôi quả,…

Tăng hiệu lực hấp thu các chất dinh dưỡng bằng cách cung cấp các vi sinh vật phân giải những chất kho hấp thu (khó tan, khó tiêu) thành chất dễ hấp thu (dễ tan, dễ tiêu), hay vi sinh vật cố đinh đạm,…

Cung cấp, bổ sung và thúc đẩy hệ vi sinh vật đất phát triển, hoạt động, tăng sức đề kháng của cây giúp hạn chế sâu bệnh, giảm lượng thuốc BVTV, từ đó nâng cao chất lượng của sản phẩm.

Thân thiện với hệ sinh thái và an toàn với con người và động vật.

IV.Phân bón hữu cơ, sinh học có những loại nào? 1.Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh cố đinh đạm

Là những loại phân bón có chứa các vi khuẩn hay các vi sinh vật có khả năng cố đinh nittơ từ không khí thành dạng cây trồng có thể sử dụng và dễ hấp thu. Vi sinh vật có định đạm có hai kiểu:

Vi sinh vật cố định đạm tự do là những vi sinh vật sống tự do có khả năng cố đinh đạm trong đất mà không cần vật chủ. Một số loại vi sinh vật cố định đạm được đưa vào phân bón như Azotobacter, Clostridium,…

Vi sinh vật cố đinh đạm cộng sinh là những vi sinh vật cố định đạm phải cần vật chủ là cây trồng để cộng sinh như Rhizobium cộng sinh với cây họ đậu, A nabaena azollae cộng sinh với bèo hoa dâu hay tảo lục,….

Ngoài ra, còn có một số loại vi khuẩn có khả năng vừa cố định đạm công sinh vừa cố định đạm tự do như Azospirillum,…

2.Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh phân giải lân

Gồm những sản phẩm phân bón hữu cơ chứa các vi sinh vật có chứa có khả năng phân giải lân dưới dạng khó tan trong đất thành lân dưới dạng dễ tan để cây trồng hấp thu và sử dụng được.

Cơ chế của việc phân giải lân của vi sinh vật là bằng việc hạ pH đất khi tiết ra các chất acid hữu cơ khi đó làm các cấu trúc liên kết photphat bị phá vỡ. Một số vi sinh vật phân giải lân được sử dụng như vi khuẩn Bacillus megatherium, Bacillus subtilis, Pseudomonas,… hay một số loài nấm như Aspergillus, Penicilium spp.

3.Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh phân giải kali/ silic

Là những sản phẩm phân bón hữu cơ chứa các vi sinh vật có khả năng phân hủy các hợp chất chứa silic, kali như silicat… để giải phóng kali và silic dưới dạng ion cho cây trồng dễ hấp thu. Các chủng vi sinh vật được ứng dụng như Bacillus circulans, B. subtilis, Pseudomonas striata,…

4.Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh phân giải chất hữu cơ/ cellulose

Chứa các vi sinh vật có khả năng phân hủy các chất hữu cơ, xác bã thực vật, các loại phân chuồng tươi như cellulose, kitin,…gồm các loại như Bacillus, Streptomyces, Trichoderma,…

5.Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh ức chế các vi sinh vật gây bệnh

Chứa các vi sinh vật có khả năng ký sinh, đối kháng hay tiết ra các chất có tác dụng ức chế hay kìm hãm các loại vi sinh vật gây bệnh hại như nhóm Bacillus sp. Pseudomonas striata, Beauveria…..

6.Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh cung cấp dinh dưỡng khoáng vi lượng

Có chứa các loại VSV như nhóm Bacillus sp. ,…với khả năng hòa tan Si, Zn… cho cây dễ hấp thu

7.Phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh sản xuất các chất kích thích sinh trưởng

Chứa nhóm vi sinh vật (nhóm Azotobacter, Pseudomonas, Gibberella fujikuroi,…) có khả năng tiết ra các chất kích thích sinh trưởng như Giberrillin, Auxin,…vào môi trường. Các vi sinh vật này cũng có vai trò như thuốc trừ sâu sinh học bảo vệ cho cây trồng.

Hiện nay, nhiều công ty phân bón đã sản xuất ra những loại phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh kết hợp tổng hợp nhiều chủng vi sinh vật vào một loại phân bón. Có nghĩa là trong một loại phân bón có thể vừa có vi sinh vật cố định đạm, vsv phân giải lân, kali, vsv phân hủy chất hữu cơ,….

V.Một số yếu tố gây ảnh hưởng đến hiệu quả của phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh:

Thuốc BVTV, các loại hóa chất độc hại đều đều độc hại với vi sinh vật, có thể tiêu diệt hoặc ức chế các vi sinh vật có lợi làm ảnh hưởng đến hiệu quả của việc phân bón sinh học, vi sinh.

Phân bón hóa học bón dư thừa hay bón không đúng cách, trong thời gian dài phân hóa học cũng có những tác động không tốt đến hệ vi sinh vật.

Nhiệt độ thích hợp để vsv phát triển là từ 25-35 độ C, ẩm độ cao.Đất chua, đất phèn, mặn đếu có tác động không tốt cho sự hoạt động của vsv. Thường ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, trao đổi chất và cấu trúc màng tế của vi sinh vật gây ức chế hay giết chết vsv.

VII.Quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học vi sinh như thế nào?

Gồm một số bước quan trọng như sau:

1: phải lựa chọn các chủng vi sinh vật để quyết định loại vi sinh vật nào sẽ có trong phân bón.

2: là phân lập và tuyển chọn VSV.

3: lựa chọn vật liệu và phương pháp lên men để chuẩn bị tạo ra một lượng lớn VSV đê đưa vào phân bón. Bước này có ý nghĩa lựa chọn những VSV có tính ưu việt nhất và nhân sinh khối chúng lên.

4: là lựa chon môi trường lên men để nhân sinh khối, là bước tìm ra điều kiện cho VSV sinh trưởng nhanh và mạnh nhất và phù hợp với các điều kiện sử dụng phân bón ngoài cánh đồng.

5: Đem vào xây dựng và thử nghiệm sản xuất.

6: là thử nghiệm rộng rãi trên quy mô lớn ở các điều kiện khác nhau để phân tích hiệu quả khi áp dụng vào thực tế sản xuất.

VIII.Các sử dụng phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh như thế nào?

Liều lượng và cách sử dụng phân bón tùy thuộc vào loại phân (mật độ, chủng loại vsv, hàm lượng dinh dưỡng,…), đặc điểm cách tác, loại cây trồng, thời tiết khí hậu.

Lưu ý: khi sử dụng các loại phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh nên hạn chế tối đa hoặc không sử dụng các loại thuốc BVTV, thuốc trừ cỏ, phân bón hóa học, các loại hóa chất độc hại vì có thể làm ức chế sự hoạt động hoặc tiêu diệt các vi sinh vật trong phân bón, làm giảm hiệu quả của phân.

Phân Bón Hữu Cơ Eco

VAI TRÒ CỦA PHÂN VI SINH ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG Xu thế thế giới đang gia sức phát triển một nền nông nghiệp bền vững hay còn gọi là nông nghiệp hữu cơ, các cuộc nghiên cứu và khảo nghiệm sử dụng phân vi sinh đã được tiến hành ở nhiều nược từ những năm 90 của thế kỷ trước nhưng mãi đến gần đây phân hữu cơ và phân hữu Xu thế thế giới đang gia sức phát triển một nền nông nghiệp bền vững hay còn gọi là nông nghiệp hữu cơ, các cuộc nghiên cứu và khảo nghiệm sử dụng phân vi sinh đã được tiến hành ở nhiều nược từ những năm 90 của thế kỷ trước nhưng mãi đến gần đây phân hữu cơ và phân hữu cơ vi sinh mới được quan tâm đến nhiều. Tình hình sử dụng phân bón ở các nước châu á Châu Á đã dùng phân bón hóa học chiếm 43-47% lượng sử dụng trên toàn thế giới hàng năm. Tuy nhiên, việc sử dụng phân bón hóa học không đồng đều. Các nước có thu nhập bình quân đầu người cao như Nhật Bản, Hàn Quốc và lãnh thổ Đài Loan…sử dụng phân bón ở mức cao, hoặc thậm trí vượt qua ngưỡng cho phép, nghĩa là ở mức mà lượng phân bón sử dụng quá liều không làm tăng năng suất mà còn có hại. Trong khi đó ở một số quốc gia khác như Inđônêxia, Myanmar, Bangladesh, Philippine và Thái Lan… lại dùng mất cân đối trong việc cung cấp chất dinh dưỡng chính (N, P, K) do kiến thức hạn chế và dân trí của nông dân còn thấp dẫn đến việc áp dụng các phương pháp kỹ thuật bón phân mất cân đối gây nên lãng phí và ảnh hưởng đến môi trường. 1. Định nghĩa và phân loại phân vi sinh Phân bón vi sinh được định nghĩa như sau: “Phân vi sinh là sản phẩm chứa các vi sinh vật sống, đã được tuyển chọn có mật độ phù hợp với tiêu chuẩn được pháp luật kiểm soát, ban hành, thông qua các hoạt động sống của chúng tạo nên các chất dinh dưỡng mà cây trồng có thể sử dụng được (N, P, K, S…) hay các hoạt chất sinh học góp phần nâng cao năng suất và chất lượng nông sản. Phân vi sinh vật phải đảm bảo không gây ảnh hưởng xấu đến người, động thực vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản”. Trong sản xuất phân hữu cơ sinh học (HCSH) thì yêu cầu chất lượng của phân ngoài chỉ tiêu chất hữu cơ, hàm lượng NPK cần phải có các chỉ tiêu đặc trưng như: acid humic; các humate hoặc polyhumate; polysaccarite; các aminoacids; vitamin; các enzyme và các vi sinh vật hữu ích. Phân hữu cơ (HC) có thể chỉ dùng với một liều lượng nhỏ nhưng vẫn đạt được hiệu suất cao. 2. Phân vi sinh cố định đạm Phân vi sinh nốt sần (Rhizobium): Đây là loại phân vi sinh cố định đạm quan trọng nhất do sự cộng sinh giữa vi khuẩn cố định đạm Rhizobium và các cây họ đậu. Các kết quả khảo nghiệm sử dụng phân vi khuẩn Rhizobium đối với cây đậu phộng ở miền Bắc, Tây Nguyên (Việt Nam) và nhiều nơi trên thế giới cho thấy năng suất tăng trung bình 15% so với đối chứng. Đối với các loại đất ở miền Nam Việt Nam, sự luân canh giữa lúa và đậu lạc khi sử dụng phân vi khuẩn Rhizobium làm tăng năng suất khoảng 19% giữa đậu phụng và rau màu là tăng năng suất khoảng 23%. Phân vi khuẩn cố định đạm tự do: Đây là phân vi sinh quan trọng và được sử dụng rộng rãi nhất. Thành phần trong số các vi khuẩn loại này là Azotobacter và Clostridium. Hỗn hợp các vi sinh vật này đã được các nhà khoa học Mỹ và Úc sản xuất và thương mại hóa dưới tên E.201 và đã được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới. Các vi khuẩn này có khả năng cố định đạm tự do trong không khí dạng N2 cây trồng không sử dụng được, sang dạng ammonium NH4 là dạng cây trồng sử dụng được. Ngoài khả năng cố định đạm, vi khuẩn Azotobacter còn có khả năng sinh tổng hợp hoạt chất kích thích sinh trưởng thực vật, một số vitamin và hoạt chất ức chế sự sinh trưởng và phát triển của một số vi nấm gây bệnh vùng rễ cây trồng. Phân vi sinh cố định đạm hội sinh: Đây là loại phân vi khuẩn Azospirillum sống hội sinh trong vùng rễ cây, nhận chất tiết ra từ rễ cây làm nguồn dinh dưỡng và tổng hợp đạm cung cấp ngược lại cho cây trồng. Phản phẩm phân vi sinh cố định đạm Azospirillum đã được nghiên cứu và sử dụng ở nhiều nước trên thế giới. Riêng tại Việt Nam, sản phẩm này cũng được nghiên cứu từ những năm 90 của thế kỷ trước và đã được khảo nghiệm trên một số cây trồng ở miền Bắc, Tây Nguyên, miền Trung với kết quả rất khả quan. Phân vi sinh phân giải lân (chuyển hóa lân): Đây là loại phân bón có chứa các vi sinh vật có khả năng chuyển hóa hợp chất phosphor khó tan sang dạng dễ tiêu cho cây trồng sử dụng. Các chủng vi sinh vật chuyển hóa phosphor được biết đến hiện nay gồm: Pseudomonas, Micrococus, Bacillus, Flavobacterium, Penicilium, Selectorium, Aspergillus. Các nghiên cứu và khảo nghiệm ở nhiều nước Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc và Việt Nam cho thấy khi sử dụng phân vi sinh phân giải lân đã làm tăng năng suất cây trồng khoảng 15% hoặc có thể tiết kiệm được khoảng 35% lượng lân cần bón. Ngoài ra phân vi sinh phân giải lân còn có khả năng sinh sản các chất kích thích sinh trưởng thực vật hoặc chất kháng sinh giúp cây trồng phát triển tốt hơn, choongs chịu tốt hơn đối với điều kiện bất lợi và thiên nhiên nóng rét, thời tiết xấu… Phân vi sinh hỗn hợp: Đây là loại phân bón vi sinh chứa hỗn hợp các vi sinh vật phân giải lân, vi sinh vật cố định đạm và vi sinh vật phân hủy chất xơ. Kết quả khảo nghiệm nhiều công trình nghiên cứu ở Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam… cho thấy khi sử dụng loại phân này đã làm tăng năng suất trung bình của lúa 15%, đậu nành 18%, các cây trồng khác khác cũng cho kết quả rất đáng kể

Phân Bón Hữu Cơ Oma

Phân bón hiện nay có rất nhiều trên thị trường, tuy nhiên việc lựa chọn một loại phân bón theo tiêu chí an toàn, và phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây lại là một điều không phải ai cũng biết. Với phân bón hữu cơ OMA, bạn không cần lo lắng về vấn đề trên. Bởi phân bón hữu cơ Oma ra đời với một sứ mệnh là mang lại giải pháp an toàn cho vườn cây nhà bạn.

OMA – Phân bón hữu cơ anh toàn cho vườn nhà bạn

THÔNG TIN SẢN PHẨM

TÍNH NĂNG NỔI BẬT

Phân được chiết xuất 100% từ giun trùn quế, bổ sung thêm nhiều loại vi khoáng Phân bón hữu cơ OMA cực kỳ hữu hiệu trong việc kích mần, chồi, rễ

Có thể dùng bón được tất cả các giai đoạn của cây trồng : bón lót, bón thúc,…

Đặc biệt, phân bón hữu cơ OMA giúp kích chồi rễ cho Lan, đặc trị nấm bệnh trên hoa hồng cực kì hiệu quả.

OMA là bạn đồng hành tuyệt vời không thể thiếu của hoa hồng

CÁCH SỬ DỤNG PHÂN BÓN OMA:

Phun phân vào lúc trời mát để giúp cây dẽ dàng hấp thu dưỡng chất BẢO VỆ HOA HỒNG XIN CAM KẾT SẢN PHẨM Công ty với 12 năm trong nghành nông nghiệp xin cam kết với khách hàng: Hàng được đóng gói theo tiêu chuẩn – đảm bảo sản phẩm tới tay khách hàng nguyên mới 100% Giao hàng nhanh chóng trên toàn quốc, Khách được kiểm tra hàng trước thu tiền sau(COD). Kiểm tra chất lượng sản phẩm chặt chẽ trước khi giao hàng.

Với những điểm vượt trội trên của Phân Bón Hữu Cơ OMA, chúng tôi tin rằng các bạn sẽ hài lòng về chất lượng của chúng. Còn ngần ngại gì nữa mà không điền thông tin vào bên dưới để đặt hàng và trải nghiệm sản phẩm ngay nào.

TOÀN QUỐC GIAO HÀNG TRÊN

GỬI THÔNG TIN VÀO MẪU BÊN DƯỚI ĐỂ ĐẶT HÀNG

VPGD HCM: 325 Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Website: chúng tôi

Đại Lý Lâm Đồng: 140A Hùng Vương, Thị Trấn Di Linh, Lâm Đồng

(Vườn lan, cây giống vật tư và mô hình tham khảo)