Top 7 # Xem Nhiều Nhất Nhân Giống Lan Hoàng Thảo Kèn Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Nhân Giống Invitro Lan Hoàng Thảo Kèn Dendobium Lituiflorum Lindl

Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.) là loài lan rừng đặc hữu và quý hiếm của Việt Nam. Nghiên cứu này xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây hoàng thảo kèn bao gồm phát sinh PLBs từ chồi, tái sinh chồi, tạo rễ. Chồi in vitro được nuôi cấy trên môi trường MS bổ sung TDZ ở các nồng độ khác nhau để phát sinh protocorm like bodies (PLBs). Ở nồng độ TDZ 2,0 mg/l cho tỷ lệ phát sinh PLBs cao nhất.

Chồi phát sinh tốt nhất trên môi trường MS có bổ sung TDZ 1,5mg/l. Môi trường MS có bổ sung NAA 0,5 mg/l thích hợp để tạo rễ in vitro. Kết quả này có thể được sử dụng trong nhân giống cây hoàng thảo kèn ở quy mô lớn cũng như tạo tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo trên đối tượng này.

Từ khóa: Dendrobium lituiflorum, NAA, PLBs, TDZ, vi nhân giống.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam là quốc gia nhiệt đới, thích hợp cho sự phát triển của các loài lan. Lan rừng ở nước ta rất phong phú với nhiều chủng loại. Nhiều loài mới được phát hiện mô tả gần đây như Bulbophyllum paraemarginatum, Bulbophyllum sinhoense, Cheirostylis foliosa, Goodyera rhombodoides,… (Leonid, 2007). Trong đó hoàng thảo (Dendrobium) là chi phổ biến và có giá trị về nhiều mặt (Đào Thanh Vân và Đặng Thị Tố Nga, 2008). Tại Việt Nam, có khoảng 107 loài hoàng thảo đã được xác định.

Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.) là lan rừng đặc hữu của nước ta. Đây là một trong những loài lan đẹp và quý hiếm. Ngày nay, do nạn phá rừng và khai thác quá mức, hoàng thảo kèn đang mất dần trong tự nhiên. Vì thế nếu không có những biện pháp bảo vệ và nhân giống kịp thời, loài lan này có nguy cơ tuyệt chủng (Chowdhery, 2001).

Phương pháp nhân giống lan bằng phương pháp truyền thống (gieo hạt, tách bụi,…) mất nhiều thời gian và không hiệu quả (Martin và Madassery, 2006). Dựa trên tính toàn năng của tế bào thực vật, kỹ thuật nuôi cấy mô là phương pháp được sử dụng trong nhân giống các cây trồng có giá trị với khả năng tạo ra số lượng lớn trong thời gian ngắn với chi phí thấp, tỷ lệ cây sống cao. Đây là biện pháp góp phần bảo vệ, phát triển nguồn gen của loài thực vật quý hiếm này (Hazarika, 2006).

Trên thế giới đã có một số công bố nhân giống hoàng thảo kèn. Năm 2004, Chang và cộng sự đã nghiên cứu thành công môi trường và các điều kiện nuôi cấy lan hoàng thảo kèn từ hạt qua quá trình phát sinh PLBs. Năm 2008, Meera và cộng sự đã nghiên cứu quy trình nhân 28 giống in vitro Dendrobium lituiflorum Lindl. Qua con đường phát sinh PLBs. Năm 2009, Shivani và cộng sự đã nghiên cứu môi trường nhân nhanh lan hoàng thảo kèn bổ sung dịch chiết chuối trên môi trường KC. Chưa thấy công bố của các tác giả Việt Nam trong nhân giống in vitro loài lan này. Nghiên cứu này của chúng tôi nhằm xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây hoàng thảo kèn phục vụ cho mục đích nhân giống cây này ở quy mô lớn.

2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.1. VẬT LIỆU

Nghiên cứu sử dụng chồi in vitro hoàng thảo kèn sau 60 ngày gieo hạt đang lưu giữ tại Phòng thí nghiệm Công nghệ Sinh học Thực vật – Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM.

2.2. PHƯƠNG PHÁP

Khử trùng hạt, gieo hạt tạo chồi in vitro

Quả lan được rửa sạch dưới vòi nước chảy, sau đó rửa lại với xà phòng loãng trong 20 phút. Tiếp theo quả được ngâm trong cồn 70o trong 2 phút, cuối cùng ngâm trong dung dịch javel 30% trong 10 phút với và rửa lại 3 lần với nước cất vô trùng. Sau khi khử trùng, dùng dao cắt dọc theo chiều dài của quả lan, tách lấy hạt và cấy lên môi trường MS có chứa 20 g/l saccharose, 8 g/l agar, 150 ml/l nước dừa và bổ sung 0,5 mg/l BA để tạo chồi.

Phát sinh PLBs từ chồi: Khảo sát sự ảnh hưởng của nồng độ TDZ lên sự phát sinh PLBs

Đoạn chồi in vitro được cấy vào môi trường MS cơ bản có bổ sung 150 ml/l nước dừa, 20 g/l đường saccharose, 8 g/l agar, bổ sung TDZ ở các nồng độ khác nhau (0 ÷ 3,0 mg/l) để phát sinh PLBs.

Tái sinh chồi: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ BA, TDZ lên sự tái sinh chồi từ PLBs

PLBs được cấy vào môi trường MS cơ bản có chứa 150 ml/l nước dừa, 20 g/l đường saccharose, 8 g/l agar và bổ sung BA ở các nồng độ khác nhau (0 ÷ 2,5 mg/l), TDZ ở các nồng độ khác nhau (0 ÷ 2,5 mg/l) để tái sinh chồi.

Tạo rễ: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ NAA lên sự tạo rễ

Chồi in vitro đã đủ 2 – 3 lá thật, chiều cao khoảng 2 – 3 cm được cắt bỏ rễ, sau đó cấy vào môi trường MS cơ bản có chứa 150 ml/l nước dừa, 20 g/l đường saccharose, 8 g/l agar và bổ sung NAA các nồng độ khác nhau (0 ÷ 2,0 mg/l) để tạo rễ.

Môi trường nuôi cấy là môi trường MS cơ bản (Murashige và Skoog, 1962) có bổ sung 20 g/l saccharose, 8 g/l agar, các chất điều hòa tăng trưởng thực vật tùy theo từng thí nghiệm, pH được điều chỉnh = 5,8 trước khi hấp khử trùng.

Thời gian chiếu sáng: 16h/ngày, cường độ chiếu sáng: 2500±200 lux, nhiệt độ: 25±20C, độ ẩm trung bình: 70±2%.

Bố trí thí nghiệm và xử lý số liệu:

Các thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD) với 5 lần lặp lại. Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Statgraphics Centurion XV.I, sử dụng trắc nghiệm đa biên độ Duncan với độ tin cậy 95%.

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Phát sinh PLBs từ chồi: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ TDZ lên sự phát sinh PLBs

Kết quả phát sinh PLBs sau 45 ngày nuôi cấy được trình bày ở bảng 1.

Bảng 1. Ảnh hưởng của nồng độ TDZ lên sự tái sinh PLBs

Kết quả cho thấy trên môi trường có bổ sung TDZ tất cả mẫu cấy đều tạo PLBs. Môi trường đối chứng (không bổ sung TDZ) không tạo PLBs. Điều này chứng tỏ TDZ có hiệu quả trong kích thích tạo PLBs từ chồi hoàng thảo kèn. Nồng độ 2,0 mg/l TDZ cho tỉ lệ phát sinh PLBs cao nhất (52%). PLBs bắt đầu hình thành sau 22 ngày nuôi cấy. Khi tăng nồng độ TDZ từ 2 đến 3 mg/l, tỷ lệ phát sinh PLBs có xu hướng giảm, PLBs già hoá nhanh. Có thể do TDZ là chất có hoạt tính cytokinin và cũng có hoạt tính auxin nên khi sử dụng ở nồng độ cao thường gây ức chế sự tái sinh của mẫu dẫn đến hiện tượng mẫu chuyển sang màu vàng nâu (Dương Tấn Nhựt, 2011).

Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Panjan và Kamnoon (2011) phát sinh PLBs trên lan Dendrobium Dwarf trên môi trường có bổ sung 18µM TDZ cho hiệu quả phát sinh cao nhất với tỷ lệ 86,4% sau 9 tuần nuôi cấy.

A. 0,0 mg/l; B. 0,5 mg/l; C. 1,0 mg/l; D.1,5 mg/l; E. 2,0 mg/l; F. 2,5 mg/l; G. 3,0 mg/l 30

3.2. Tái sinh chồi: Khảo sát ảnh hưởng của BA, TDZ lên sự tái sinh chồi từ PLBs

Kết quả tái sinh chồi từ PLBs sau 45 ngày nuôi cấy được trình bày ở bảng 2 và hình 3.

Bảng 2. Ảnh hưởng của nồng độ BA, TDZ lên sự tái sinh chồi từ PLBs.

Kết quả thí nghiệm cho thấy trên môi trường MS bổ sung nồng độ BA và TDZ khác nhau

cho thấy sự khác biệt rõ rệt giữa các nghiệm thức. Đối với khả năng tạo chồi ở cây lan hoàng thảo kèn thì BA tỏ ra kém hiệu quả hơn TDZ

Sau 45 ngày nuôi cấy, trên môi trường không bổ sung BA và TDZ các mẫu PLBs vẫn cảm ứng tạo chồi. Tuy nhiên chồi mới xuất hiện chậm, số lượng ít, kích thước to và có rễ. Trên các môi trường có bổ sung TDZ đều có sự hình thành chồi mới. Khi tăng nồng độ TDZ (0÷) số lượng chồi hình thành tăng dần. Khả năng tạo chồi cao nhất đạt được trên môi trường bổ sung 1,5 mg/l TDZ. Tỷ lệ mẫu cấy tạo chồi có xu hướng giảm khi tiếp tục tăng nồng độ TDZ đến 2,5 mg/l, những chồi tạo ra có hình dạng không rõ ràng. Do TDZ là một chất có hoạt tính cytokinin mạnh và cũng có hoạt tính auxin nên khi dùng ở nồng độ cao sẽ gây ức chế sự tái sinh của mẫu (Dương Tấn Nhựt, 2011). Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Tùng và cộng sự (2010) khi sử dụng TDZ để tái sinh chồi từ PLBs lan hoàng thảo thân gãy (Dendrobium aduncum). Kết quả cho thấy trên môi trường TDZ bổ sung 2,0 mg/l TDZ cho hiệu quả tái sinh cao nhất (3 chồi/mẫu). Nhìn chung, trên môi trường có bổ sung TDZ khả năng tái sinh chồi cao và nhanh, tuy nhiên có chồi tạo ra nhỏ, thấp và không đồng đều. Trên môi trường có bổ sung BA, chồi tái sinh từ PLBs chậm hơn và số lượng chồi tạo ra trên mẫu ít hơn so với trên TDZ. Điều này tạo thuận lợi cho quá trình kéo dài chồi bởi các chồi không phải cạnh tranh dinh dưỡng, do đó các chồi hấp thụ được lượng dinh dưỡng cần 31 thiết và phát triển cao hơn. Khi tăng nồng độ BA từ 0÷2,5 mg/l số lượng chồi tăng dần. Trên môi trường có bổ sung 2,5 mg/l BA cho số chồi được tạo thành cao nhất (41,3 chồi/mẫu).

A. 0,0 mg/l; B. 0,5 mg/l; C. 1,0 mg/l; D.1,5 mg/l; E. 2,0 mg/l; F. 2,5 mg/l

A. 0,0 mg/l; B. 0,5 mg/l; C. 1,0 mg/l; D.1,5 mg/l; E. 2,0 mg/l; F. 2,5 mg/l

Tạo rễ: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ NAA lên sự tạo rễ

Kết quả tạo rễ sau 30 ngày nuôi cấy được trình bày ở bảng 3

Bảng 3. Ảnh hưởng của nồng độ NAA lên sự tạo rễ cây hoàng thảo kèn

Kết quả cho thấy môi trường không bổ sung NAA rễ vẫn hình thành. Điều này chứng tỏ auxin nội sinh được hình thành ở chồi và di chuyển xuống dưới gốc để cảm ứng tạo rễ. A B C D E F 0,5 cm 0,5 cm 0,5 cm 0,5 cm 0,5 cm 0,5 cm 32 Tất cả các môi trường có bổ sung NAA đều hình thành rễ. Ở môi trường bổ sung NAA ở nồng độ 0,5 mg/l và 1 mg/l cho số lượng rễ hình thành khá cao, xung quanh rễ có một lớp mô hút ẩm dày, màu xám bạc, chóp rễ có màu xanh điều này thuận lợi cho sự phát triển của chồi và rễ ở giai đoạn vườn ươm. Tiếp tục tăng nồng độ NAA từ 1,0÷2,0 mg/l, có sự ức chế kéo dài rễ và giảm số lượng rễ tạo thành. Có thể do auxin ở nồng độ cao sẽ kích thích sự tạo sơ khởi rễ nhưng sẽ cản trở sự tăng trưởng của các sơ khởi này (Võ Thị Bạch Mai, 2004). Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Sơn và cộng sự (2014) khi sử dụng NAA ở nồng độ 0,5 mg/l cho quá trình ra rễ in vitro lan thạch hộc thiết bì (Dendrobium officinale Kimura et Migo). Nghiên cứu của Priya và cộng sự (2013) trên lan Denbium sonia ‘Earsakul’ cho thấy bổ sung NAA cho tỷ lệ tạo rễ cao hơn so với môi trường bổ sung IAA và IBA. Chồi tạo rễ tốt trên môi trường ½MS có bổ sung 0,5 mg/l NAA, khi tăng nồng độ NAA từ 0,5÷2 mg/l sự tạo thành rễ bị ức chế. Một nghiên cứu khác của Dake và cộng sự (2013) trên lan Dendrobium wangliangii cho kết quả chồi cảm ứng ra rễ tốt nhất trên môi trường ½MS bổ sung 0,5 mg/l NAA.

4. KẾT LUẬN

Nghiên cứu này bước đầu đã khảo sát một vài thông số môi trường trong quy trình nhân giống in vitro cây hoàng thảo kèn. PLBs được tái sinh từ chồi in vitro trên môi trường MS có bổ sung TDZ 2,0 mg/l. PLBs sau 45 ngày được chuyển sang môi trường MS có bổ sung TDZ 1,5 mg/l để tái sinh chồi. Môi trường tạo rễ tốt nhất là MS có bổ sung NAA 0,5 mg/l.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chang J., Ding X.Y., Bao S.L., Liu D.Y., He J., Tang F. ans Ding B.Z. (2004). Studies on tissue culture of Dendrobium lituiflorum. China Journal of Chinese Material Medica, 29(4): 313-317.

2. Chowdhery H.J. (2001). Orchid diversity in North-East India. J. Orchid Soc. India 15: 1-17.

3. Dake Z., Guangwan H., Zhiying C., Yana S., Li Z., Anjun T. and Chunlin L. (2013). Micropropagation and in vitro flowering of Dendrobium wangliangii: A critically endangered. Journal of Medicinal Plants Research, 7(28): 2098-2110.

4. Hazarika B.N. (2006). Morpho-physiological disorders in in vitro culture of plants. Sci. Hort., 108: 105-120. 33

5. Leonid V.A. (2007). New species of orchids from Vietnam. International Journal of Life Sciences, 52(4): 287-306.

6. Võ Thị Bạch Mai (2004). Sự phát triển chồi và rễ. NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

7. Martin K.P., Madassery J. (2006). Rapid in vitro propagation of Dendrobium hybrids through direct shoot formation from foliar explants and protocorm like bodies. Sci. Hort., 108: 95-99.

8. Meera C.D., Suman K. and Pramod T. (2008). In vitro propagation and conservation of Dendrobium lituiflorum Lindl. through protocorm like bodies. Journal of Plant Biochemistry and Biotechnology, 17(2): 177-181.

9. Murashige T. and Skoog F., (1962). A revised medium for rapid growth and bioassays with tobacco tissue cultures. Plant Physiol., 15: 473-497.

10. Dương Tấn Nhựt (2011). Công nghệ sinh học thực vật: Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng. NXB Nông nghiệp.

11. Panjan S. and Kamnoon K.(2011). Efficient direct protocorm-like bodies induction of Dwarf Dendrobium using Thidiazuron. Notulae Scientia Biologicae, 3(4): 88-92.

12. Priya K.I., Sabina G.T. and Rajmohan K. (2013). Influence of plant growth regulators on in vitro clonal propagation of Dendrobium sonia ‘EARSAKUL’. Bio. Innov., 2(2): 51-58.

13. Shivani V., Satyakam G., Minakshi B. and Usha R.(2009). Rapid regeneration of plants of Dendrobium lituiflorum Lindl. (Orchidaceae) by using banana extract. Scientia Horticulturae, 121: 32-37.

14. Nguyễn Thị Sơn, Từ Bích Thuỷ, Đặng Thị Nhàn, Nguyễn Thị Lý Anh, Hoàng Thị Nga, Nguyễn Quang Thạch (2014). Nhân giống in vitro lan Dendrobium officinale Kimura et Migo. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 12(8): 1274-1282.

15. Nguyễn Thanh Tùng, Lê Văn Điệp, Nguyễn Minh Trung, Trương Thị Bích Phượng (2010). Áp dụng phương pháp nuôi cấy lát mỏng tế bào trong nhân giống in vitro lan hoàng thảo thân gãy (Dendrobium aduncum). Tạp chí Công nghệ Sinh học, 8(3): 361- 367.

16. Đào Thanh Vân, Đặng Thị Tố Nga (2008). Giáo trình hoa lan. NXB Nông nghiệp.

Nguồn: Phạm Văn Lộc, Lê Thị Hoài Thương Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM.NHÂN GIỐNG IN VITRO LAN HOÀNG THẢO KÈN(DENDROBIUM LITUIFLORUM Lindl.)

Hoàng Thảo Kèn, Hoàng Thảo Kèn Đẹp, Lan Kèn Nuôi Thuần, Giá Rẻ Nhất

HOA LAN HOÀNG THẢO KÈN 1,TÊN GỌI Tên khoa học: Dendrobium lituiflorum Tên việt nam: Hoàng Thảo Kèn Lớp cao hơn: Chi Lan Hoàng Thảo 2,PHÂN BỐ VÙNG MIỀN Cây hoa lan Hoàng Thảo Kèn Dendrobium lituiflorum có nguồn gốc xuất sứ từ rất nhiều nơi và vùng Đông Nam Á.Tại Việt Nam xuất hiện chủ yếu tại tỉnh Lai Châu…

Hoàng thảo kèn, hoàng thảo kèn đẹp, lan kèn nuôi thuần, giá rẻ nhất

3,HÌNH DÁNG CÂY

: Phong lan thân thòng,thân lá mềm thân lá rủ xuống là chủ yếu,thân to đường kính khoảng 0,5-1cm tùy vào loại thân lùn hoặc thân lá thưa ,thân nảy mầm từ gốc vào dịp đầu năm,nảy mầm và ra lá,lá mọc dạng so le và cách nhau từ 1-3cm,thân cây thường có màu xanh cốm, có ít những vết sọc trắng mờ,cổ lá thường có khấc màu xanh trắng.Thân cây có loại thân thẳng và có loại hơi zíc zắc.Kích thước lá dài 8-10cm và rộng khoảng 2-3 cm(hoặc có thể >3cm,loại đặc biệt,rất hiếm),màu của lá thường có màu xanh đậm,màu xanh vàng tùy thuộc vào tình trạng cây đủ nắng hoặc thiếu nắng,trên lá cây có thể sẽ có nhiều sọc trắng mờ dọc theo lá,cuối từng chiếc lá thường là lá nhọn.Thường cây đến cuối năm sẽ ngừng phát triển và sẽ rụng lá từ gốc sau đó dần lên ngọn nhưng cây vẫn hút nước qua rễ nuôi thân để năm tới ra hoa.

:rễ cây thuộc loại rễ chùm thường mọc quanh năm với khí hậu nóng và không có lạnh,thường thì nếu có mùa đông rễ cây sẽ ngừng phát triển hoăc phát triển rất chậm,cây ra rễ ở gốc và ở các cây ki con ở trên thân cây cũ.Đầu rễ thường có màu xanh tím,xanh trắng.Thân rễ thường có màu trắng ngà và ít khi có màu khác.Rễ cây bắt đầu ra sẽ có rất nhiều đầu rễ sau đó theo năm tháng sẽ dài ra và tiếp tục ra nhiều rễ phân nhánh con để bán vào chất trồng để đi tìm hơi ẩm.

Cần hoa và bông hoacần hoa ngắn và ra ngay ở mắt thân cây và dài khoảng 2-5 cm phụ thuộc vào cây to hoặc nhỏ. Hoa mọc dầy và ra cần hoa và nụ chiếm khoảng 1/3-2/3 chiều dài của thân cây,1 cần hoa thường cho khoảng 1-3 bông và có rất ít khi cho >3 bông hoa,1 bông hoa thường to từ 4-5cm(có thể to hơn do tình trạng cây nhưng rất ít thấy).

Mùa nở hoa: Cây thuộc vùng khí hậu lạnh nên các nơi khí hậu nóng sẽ nở muộn hơn.Các cây xuất hiện và nuôi trồng ở vùng cao miền núi sẽ nở rất sớm vào tháng 3-4,các cây ở vùng đồng bằng khí hậu nóng thì có thể nở vào dịp từ tháng 4-6 dòng cây này hiện được rất nhiều người ưa chuộng vì đặc tính hoa siêng bông,dễ trồng,màu sắc ấn tượng,cây dễ nhận biết và giá thành cũng rất hợp lí.

Màu Sắc và Hương thơm: Màu sắc của Hoa Lan Hoàng Thảo Kèn rất quyến rũ người xem.Rừng tự nhiên có 1 màu duy nhất là màu tím tuyền và cũng có 1 màu rất hiếm là màu 5 cánh trắng lưỡi tím(đột biến màu somi var alba rất hiếm)và màu trắng tuyền(đột biến màu-var alba rất hiếm).Cây rừng cánh hoa cũng rất đa dạng như cánh bay,cánh sen,cánh mai.

Độ bền của hoa khoảng 7-10 ngày nếu ở trong điều kiện nóng và khô,cũng có thể hoa bền đến khoảng 15 ngày nhưng hoa cần ở trong điều kiện thích hợp như mát trời hoặc thời tiết se lạnh thì hoa sẽ nở bền hơn.

4,ĐIỀU KIỆN ĐỂ CÂY HOA LAN HOÀNG THẢO KÈN PHÁT

Hoa lan Hoàng Thảo Kèn là loại hoa lan ưa ẩm và thoáng gió,cây thuộc vùng khí hậu mát và se lạnh.Ánh sáng từ 20-50% là cây phát triển tốt.

Bạn chỉ cần có 1 khu vườn nhỏ với có ánh náng khoảng 3h đồng hồ trở lên. Độ ẩm phù hợp để trồng và nuôi cây thì có thể tạo ra bằng cách dùng những khay đựng nước để chứa nước tạo độ ẩm cho vườn.Nếu vườn không có gió thì nên lắp 1 chiếc quạt thông gió vừa giúp thông gió vừa làm mát cho cả vườn.

5,CÁCH TRỒNG CÂY HOA LAN HOÀNG THẢO KÈN Khi mua cây hoa lan Hoàng Thảo Kèn về cần làm những bước sau:

Cần chuẩn bị giá thể trồng cây.Giá thể trồng cây nên dùng cục gỗ,dớn miếng,chậu các loại,rêu giữ ẩm…quan trọng nhất là giá thể cần phải sạch.

Cách tách cây ra chậu khác:nên tưới thật nhiều nước liên tục vào giò lan chuẩn bị tách cây ra,sau đó để khoảng 20-30 phút thì bóc từng rễ ra cắt những rễ bị khô,sâu bệnh hết và chuyển sang chậu mới.

Trồng cây hàng rừng mới khai thác: khi mang về nên cắt hết rễ hỏng,bôi keo liền sẹo vào những vết dập và phun 1 lần thuốc chống nấm bệnh xong treo lên khoảng 2-3 ngày thì ghép.

Trồng cây vào chậu hay vào gỗ cũng phải ghép thẳng để ngọn cây hướng ánh nắng để quang hợp tốt,giữ cho gốc cây thật chắc để khi ra khi chạm vào gỗ không bị lung lay khiến trường hợp bị thui rễ.

Thường thì trồng vào cục gỗ hoặc cây sống thì sẽ không giữ được độ ẩm tốt bằng trồng chậu,thế nên những vườn ở trên cao khô thoáng thì nên trồng vào chậu sẽ hợp lí hơn.Còn những vườn nhà dưới mặt đất thì thuận lợi hơn rất nhiều,bạn trồng vào chậu hay gỗ cũng vẫn rất tốt.

6,CÁCH CHĂM SÓC CÂY HOA LAN HOÀNG THẢO KÈN

Hoa lan Hoàng Thảo Kèn thừơng sống trong vùng có độ ẩm cao khí hậu mát và thoáng gió cây sống và phát triển tốt độ ẩm ở trong không khí là 70%-80%.

Ánh sáng hợp lí để cây hoa lan Hoàng Thảo Kèn phát triển tốt nhất: là dùng lưới che nắng.Hiện nay có rất nhiều loại lưới dùng để che nắng cho hoa lan.Dùng các loại lưới nhập khẩu như của Đài Loan,Thái Lan,Trung Quốc,Việt Nam…

Khi mới trồng cây(cây chưa thuần) ánh nắng hợp lí cho cây khoảng dark 600-800 light tức là khoảng 20% ánh nắng khi nhiệt độ ở >30 0 c và 40% ánh nắng khi nhiệt độ ở <20 0.

Khi cây trồng thuần bám rễ thì cây rất khỏe,bạn chỉ cần để ở chế độ trung bình là khoảng 30% ánh nắng là cây có thể phát triển khỏe mạnh quanh năm.

Cách tưới để cây hoa lan phát triển tốt: là tưới đủ ẩm.Đối với cây lan ghép trực tiếp vào cục gỗ hoặc thân cây sống thì ít nhất mỗi ngày phải tưới 1 lần trời nắng nhiệt độ ở <20 0 và 2 lần nắng nóng khi nhiệt độ ở >30 0 c kiểu trồng này thoát nước rất nhanh,giữ độ ẩm rất kém.Đối với cây trong chậu thì trung bình cũng tưới như loại ở cục gỗ nhưng khi trồng vào chậu sẽ giữ độ ẩm tốt hơn và lượng nước cần tưới cũng sẽ giảm đi 1 chút.

Quan trọng nhất khi tưới vừa là đủ độ ẩm,vừa đủ độ sạch lá để cây quang hợp tốt,và cũng làm cho giá thể thông thoáng để bộ rễ phát triển mạnh.Nhưng cũng không nên tưới mạnh quá làm cho có thể dẫn đến lá cây,thân cây và rễ bị dập sước…sẽ dễ gây ra bệnh cho cây.

Nên dùng vòi nhiều chế độ để thay đổi khi tưới xa hoặc gần và mua 1 chiếc máy đo nhiệt độ,độ ẩm cho vườn.

Khả năng để ra hoa của cây hoa lan Hoàng Thảo Kèn: Cây hoa lan dù đã trồng thuần hay chưa thì chỉ cần đáp ứng đủ độ ẩm,ánh sáng,lưu thông gió để rễ cây phát triển.Khi cây đã ngừng phát triển vào dịp cuối mùa đông thì nên để cây ra chỗ thoáng gió để cây hấp thụ ánh nắng và phát triển để cây ra hoa bình thường.

Thời điểm bón phân cho hoa lan Hoàng Thảo Kèn: thường là lúc cây đã và đang phát triển bộ rễ thì có thể dùng phân tan chậm hoặc dùng phân bón qua lá.Bón phân cho cây quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa phát triển để cho cây khỏe mạnh và nhanh lớn là vào dịp đầu năm.Những tháng mưa nhiều nên dừng bón vì nước mưa có rất nhiều chất thúc đẩy cây phát triển tốt.Những tháng còn lại để giữ cho cây phát triển đồng đều tăng sức đề kháng và chống lại bệnh tật.

Thời điểm phun thuốc phòng và trừ bệnh cho hoa lan Hoàng Thảo Kèn:

Phun vào buổi chiều mát và không có mưa.Như vậy cây mới hấp thụ được thuốc tôt hơn.

Phòng bệnh cho cây lan vào các dịp hàng tháng,mỗi tháng nên phun phòng 1 lần.Vào những tháng mưa nhiều nên phun liên tục từ 10-15 ngày 1 lần.Bạn nên để ý thời tiết trước khi mưa là phải phun phòng để tránh trường hợp cây bị bệnh.

Cách bảo quản hoa của cây hoa lan Hoàng Thảo Kèn:

Hoa lan Hoàng Thảo Kèn muốn nở nhanh thì để vào chỗ độ ẩm cao,tránh mưa,kín gió,thắp đèn để ánh sáng suốt cả ngày và đêm để cây hoa phát triển nhanh hơn.Tưới nước và phun kèm phân để thúc đẩy cây hoa phát triển.

Hoa lan Hoàng Thảo Kèn muốn giữ hoa lâu cũng nên để vào chỗ độ ẩm lớn tránh mưa,làm giảm ánh sáng,tưới nước ít hơn và không phun phân thuốc.Khi tưới nước tránh tưới vào hoa,nên tưới vào xung quanh để cây dùng rễ và là hấp thụ hơi nước để tránh bị yếu cây.Thời gian để giữ hoa chỉ nên diễn ra trong khoảng thời gian ngắn tránh tình trạng cây yếu khó phục hồi.

Hoàng Thảo Kèn Là Lan Gì – Cách Trồng Lan Hoàng Thảo Kèn Tại Nhà

Hoàng Thảo Kèn là một trong những loài phong lan quý và rất hiếm ở nước ta hiện nay. Theo số liệu thống kê chung của các loài lan trong tự nhiên, thì số lượng Lan Hoàng thảo kèn còn rất ít. Điều này khiến cho các tín đồ yêu thích Lan muốn săn lùng để sở hữu loại Lan này càng khó hơn. Tuy nhiên nếu bạn thật sự yêu thích loại Lan này, WikiHow Việt Nam sẽ chia sẻ cho bạn cách trồng Hoàng Thảo Kèn tại nhà.

Tìm hiểu chi tiết về Hoàng Thảo Kèn

Lan Hoàng Thảo Kèn là gì

Lan Hoàng Thảo Kèn thuộc chi lan Hoàng Thảo ( có tên khoa học là Dendrobium Lituiflorum ). Loài Lan này chúng thường xuất hiện ở các khu vực Tam Đảo Vĩnh Phúc và ở vùng Tây Nguyên.

Đặc điểm Hoàng Thảo Kèn

Thân của loài hoa này là hình trụ, nhẵn, thon dài ( chiều dài thân khoảng 50-80cm ), và  dáng rũ xuống. Lá của Hoàng Thảo Kèn có hình dạng dài, hẹp và  lá của chúng sẽ bắt đầu rụng vào mùa thu đông. Hoa Lan Hoàng Thảo Kèn Mùi thơm rất nồng nàn quyến rũ. Hoa có màu sắc rất bắt mắt, cánh hoa khá to và màu tím là màu chủ đạo. Chúng sẽ chuyển dần từ nhạt sang đậm, kèn hoa có màu trắng. Hoa sẽ nở thành từng chùm , mỗi chùm có từ 2 – 3 hoa. Các hoa tập trung  ở các mắt, chúng  có thời gian trổ hoa rất lâu.

Thời điểm trồng và ghép Hoàng Thảo Kèn 

Lan Hoàng Thảo Kèn  là một trong những loài hoa phong lan có khả năng thuần rất khó. Thời gian tốt nhất trong năm để trồng chúng là từ tháng giêng đến tháng 3 (âm lịch ). Hoặc bắt đầu trồng vào tháng 11 âm lịch khi thời tiết bắt đầu lạnh.

Thời điểm để ghép Hoàng Thảo Kèn tốt nhất và vào tháng 11 hàng năm. Ở Thời điểm này lan bắt đầu vàng lá và thắt ngọn để chuẩn bị rụng lá, các mầm ngủ của lan chưa chồi ra. Lúc này các rễ sẽ ngừng phát triển để nuôi các mầm ngủ. Do đó, trong quá trình trồng chúng ta cắt tỉa rễ, tách gốc thì nó sẽ không ảnh hưởng đến các mắt ngủ. Lúc này các mắt ngủ luôn được an toàn, ngọn và thân cây cũng không bị thối.

Cách chọn giống Hoàng Thảo Kèn

Để đảm bảo có một chậu lan chất lượng và phát triển khỏe mạnh thì điều đầu tiên mà bạn cần chú ý đó là khâu chọn giống tốt. Một cá thể giống tốt cần đảm bảo các yếu tố như sau:

Bộ rễ của cây phải nguyên vẹn và còn tươi tốt, thân bánh tẻ. Bạn Không chọn những cây có bộ rễ khô héo vì đây sẽ là những cây kém chất lượng, chúng nên được loại bỏ hoặc cắt bỏ rễ đi.

Phần lá của cây phải xanh và lá không bị cong vênh. Cành hoa của cây giống nên to mập, không có quá nhiều nhánh. Chọn được những cá thể giống như vậy cây sẽ cho ra những nhánh  hoa chất lượng nhất.

Khi bạn có ý định chọn hoa để chơi  vào các dịp lễ tết thì nên chọn trước những cây giống ghép đã có ⅔ nụ sắp trổ để bạn tập trung chăm sóc vào việc kích hoa để hoa nở đúng dịp bạn muốn.

Cách chọn giá thể

Chọn giá thể để trồng là điều quan trọng nhất trong việc trồng lan Hoàng Thảo Kèn.  Dựa vào đặc điểm của Hoàng Thảo Kèn là ưa ẩm nhưng không chiu được úng nước  nên giá thể được chọn phải thoát nước tốt. Lưu ý : Sau khi tưới 2 giờ thì giá thể phải thoát hết nước chỉ giữ ẩm lại thôi.

Những điều cần chú ý khi trồng Hoàng Thảo Kèn tại nhà

Khi  mầm non của cây  bị thối, lá cây ngả sang màu vàng là dấu hiệu của việc thừa nước ở lan Hoàng Thảo Kèn. Lúc này, bạn phải ngừng việc tưới nước, đồng thời hút ẩm cho cây ngay. Khi thấy lá bị vàng một nửa hoặc lá có thể cháy đen thì đó là dấu hiệu của Hoàng Thảo Kèn bị sốc thuốc.

Đối với lan Hoàng Thảo Kèn có 2 cách ghép cho bạn lựa chọn. Đó là phương pháp ghép chậu hoặc phương pháp ghép gỗ. Tùy vào yêu cầu mà chúng ta có thể chọn giá thể gỗ hoặc chậu để ghép cây. Nguyên liệu để trồng thích hợp cho loại lan này là xơ dừa, củi than, vỏ thông, …

Phương pháp ghép gỗ lũa

Thành phẩm từ phương pháp ghép này sẽ đẹp và có thẩm mỹ cao hơn. Gỗ dùng để ghép lan thường dùng là các loại gỗ có độ bền cao như gỗ vải,gỗ nhãn, gỗ khế….Các loại gỗ này nên được tách vỏ và xử lý qua nước vôi hoặc có thể  luộc kỹ để tránh vi khuẩn ẩm mốc trước khi đưa vào để ghép lan.

Hiện nay, Các bạn cũng có thể dễ dàng mua được các giá thể làm sẵn ở các tiệm lan. Hoặc tự mình làm ra với nguyên liệu có sẵn tại nhà.

Ưu điểm

Khi bạn ghép lan Hoàng Thảo Kèn trên gỗ lũa là thoát nước tốt. Cây ít khi bị thối gốc rễ và nhìn sẽ đẹp, tính thẩm mỹ cao.

Nhược điểm

Giá thể nhanh bị khô, nếu không được tưới thường xuyên cây sẽ bị còi cọc và yếu hơn cây được trồng trong chậu.

Phương pháp ghép chậu

Chậu dùng để ghép lan bạn nên sử dụng các loại chậu làm từ đất nung. Loại này rất dễ tìm vì có bán sẵn rất nhiều. Tùy theo nhu cầu của cây mà bạn nên sử dụng kích thước và hình dáng chậu sao cho phù hợp. Giá thể thường dùng là vỏ cây thông, vỏ xơ dừa, than củi…hoặc phân dê đã được xử lý.

Ưu điểm

Khi loài Lan này được ghép trong chậu thì cây sẽ phát triển tốt hơn. Dễ bón phân cho cây và có thẻ giữ ẩm tốt.

Nhược điểm

Cây được trồng trong chậu sẽ giữ được rất nhiều nước nên hạn chế việc tưới tắm thường xuyên. Nếu không có thể làm cây bị úng và dễ chết.

Các bước trồng Hoàng Thảo Kèn tại nhà 

Cách trồng cũng phải áp dụng riêng cho từng vùng đất trồng, từng miền có khí hậu khác nhau. Phương pháp Cắt ghép là được sử dụng để trồng hoa.

Bước 1

Cây giống được chọn để trồng nên để khô ráo trước khi mang về. Tốt nhất bạn nên treo lên nơi thoáng mát trước 2 ngày không được tưới nước.

Bước 2

Phải Cắt bỏ những phần rễ thừa đã khô, xử lý vệ sinh giá thể trồng lan. Lưu ý là Giá thể trồng lan Hoàng Thảo Kèn phải thoát nước tốt như chậu đất nung thủng, chậu nhựa có lỗ thủng…

Bước 3

Đặt 1 miếng xốp xuống đáy chậu và cắm một cây thép xuyên qua miếng xốp xuống dưới đáy chậu sao cho cây thép chắc chắn. Cây thép này có tác dụng sẽ cố định được gốc lan đã được cấy ghép vào chậu. Sau đó bạn cho giá thể vỏ thông trộn với phân dê đã qua xử lý vào đầy gần tới mép chậu.

Bước 4

Bạn đặt gốc lan vào và cố đinh vào thân cây thép bằng cách dùng các kẹp bướm hoặc dây thép nhỏ. Phải Để gốc lan chạm với giá thể và không được vùi gốc vào giá thể.

Bước 5

Tưới nước để giữ ẩm cho gốc ghép mỗi ngày một lần. Phun xịt phân bón NPK để kích mọc mầm non. Ban đầu ban pha theo tỷ lệ 30-10-10. Sau khi ổn định gốc bạn nên thay đổi tỷ lệ thành 20-20-20.

Kinh nghiệm chăm sóc lan Hoàng Thảo Kèn

Về ánh sáng và nhiệt độ

Đây là loại lan chịu được nhiệt độ lạnh khá tốt,chúng ưa ánh sáng nhưng không chịu được ánh nắng trực tiếp. Vì vậy bạn nên lựa chọn nơi để chậu lan có mức độ ánh sáng vừa phải, thoáng gió, tránh những nơi có nhiệt độ cao.  Nhiệt độ trung bình cho lan Hoàng THảo Kèn  từ 10 – 16 °C, đây là nhiệt độ lý tưởng nhất cho cây phát triển.

Độ ẩm phù hợp cho Lan

Độ ẩm phù hợp cho cây trong mùa hè là 80%, mùa đông là 60 %. Tùy vào các mùa trong năm mà chúng ta cung cấp nước phù hợp cho chúng. Mùa xuân nên tưới nước mỗi tuần 1 lần, vào mùa hè và  thu bạn nên tưới nước nhiều hơn. Vì trong thời gian này cây sinh trưởng mạnh nhất. Còn về mùa đông nên hạn chế tưới nước. Chỉ nên tưới khi rễ cây khá khô và nên dùng bình phun xịt lên thân và rễ.

Phòng trị sâu bệnh trên Lan Hoàng Thảo Kèn

Cần chú trọng phòng bệnh hơn chữa bệnh, nên ngừa sâu bệnh cho cây trước khi bệnh xuất hiện. Các bệnh thường gặp ở lan này như : sâu, rệp, nấm… vào khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9 (mùa mưa ) hàng năm. Bạn cần chú ý quan sát nhiều vì đây là khoảng thời gian sâu bệnh phát triển nhiều nhất.

Khi thấy các biểu hiện trên cây như cháy lá, thắt nõn, đốm trên lá, sâu ăn lá, rệp… thì nên có biện pháp phun xịt thuốc kịp thời. Để tránh tình trạng bệnh nặng hơn và lây lan sang cây khác.

Cách chăm Lan Hoàng Thảo Kèn nở hoa đúng tết

Khoảng thời gian cuối tháng 11 âm lịch là thời gian phù hợp để chăm sóc cho hoa nở đúng vào dịp tết. Bạn nên chọn gốc lan to, bánh tẻ và chưa ra hoa nếu được gốc già đã rụng hết lá càng tốt vì đây là gốc đã vào ngủ đông. Chăm sóc gốc lan này khi mới mua về từ 1 – 2 tuần theo như hướng dẫn như trên rồi có thể bắt đầu đánh thức lan.

Bổ sung phân NPK theo đúng tỷ lệ 10-30-10 pha loãng ra rồi dùng bình phun xịt lên thân và rễ cây để kích nụ hoa nhú lên. Thời điểm kích hoa vào cuối năm khi cây trút hết lá, ngưng tưới nước và tránh nắng cho cây để kích nụ nở hoa. Khi bắt đầu có nắng cây sẽ bắt đầu nhú hoa, như vậy hoa sẽ nở đúng vào dịp tết .

Rate this post

Hoàng Thảo Kèn Là Lan Gì

Hoàng Thảo Kèn là một trong những loài phong lan quý và rất hiếm ở nước ta hiện nay. Theo số liệu thống kê chung của các loài lan trong tự nhiên, thì số lượng Lan Hoàng thảo kèn còn rất ít. Điều này khiến cho các tín đồ yêu thích Lan muốn săn lùng để sở hữu loại Lan này càng khó hơn. Tuy nhiên nếu bạn thật sự yêu thích loại Lan này, sẽ chia sẻ cho bạn cách trồng Hoàng Thảo Kèn tại nhà.

Với các bạn nào chưa từng biết về loại Lan này hãy cùng tìm hiểu xem Hoàng Thảo Kèn là Lan gì ? Nó được trồng và chăm sóc như thế nào để có thể ra hoa đẹp nhé.

Tìm hiểu chi tiết về Hoàng Thảo Kèn

Lan Hoàng Thảo Kèn thuộc chi lan Hoàng Thảo ( có tên khoa học là Dendrobium Lituiflorum ). Loài Lan này chúng thường xuất hiện ở các khu vực Tam Đảo Vĩnh Phúc và ở vùng Tây Nguyên.

Thân của loài hoa này là hình trụ, nhẵn, thon dài ( chiều dài thân khoảng 50-80cm ), và dáng rũ xuống. Lá của Hoàng Thảo Kèn có hình dạng dài, hẹp và lá của chúng sẽ bắt đầu rụng vào mùa thu đông. Hoa Lan Hoàng Thảo Kèn Mùi thơm rất nồng nàn quyến rũ. Hoa có màu sắc rất bắt mắt, cánh hoa khá to và màu tím là màu chủ đạo. Chúng sẽ chuyển dần từ nhạt sang đậm, kèn hoa có màu trắng. Hoa sẽ nở thành từng chùm , mỗi chùm có từ 2 – 3 hoa. Các hoa tập trung ở các mắt, chúng có thời gian trổ hoa rất lâu.

Xem thêm Các loại Lan rừng đẹp – Tên các loại Lan rừng thường gặp

Lan Hoàng Thảo Kèn là một trong những loài hoa phong lan có khả năng thuần rất khó. Thời gian tốt nhất trong năm để trồng chúng là từ tháng giêng đến tháng 3 (âm lịch ). Hoặc bắt đầu trồng vào tháng 11 âm lịch khi thời tiết bắt đầu lạnh.

Thời điểm để ghép Hoàng Thảo Kèn tốt nhất và vào tháng 11 hàng năm. Ở Thời điểm này lan bắt đầu vàng lá và thắt ngọn để chuẩn bị rụng lá, các mầm ngủ của lan chưa chồi ra. Lúc này các rễ sẽ ngừng phát triển để nuôi các mầm ngủ. Do đó, trong quá trình trồng chúng ta cắt tỉa rễ, tách gốc thì nó sẽ không ảnh hưởng đến các mắt ngủ. Lúc này các mắt ngủ luôn được an toàn, ngọn và thân cây cũng không bị thối.

Để đảm bảo có một chậu lan chất lượng và phát triển khỏe mạnh thì điều đầu tiên mà bạn cần chú ý đó là khâu chọn giống tốt. Một cá thể giống tốt cần đảm bảo các yếu tố như sau:

Bộ rễ của cây phải nguyên vẹn và còn tươi tốt, thân bánh tẻ. Bạn Không chọn những cây có bộ rễ khô héo vì đây sẽ là những cây kém chất lượng, chúng nên được loại bỏ hoặc cắt bỏ rễ đi.

Phần lá của cây phải xanh và lá không bị cong vênh. Cành hoa của cây giống nên to mập, không có quá nhiều nhánh. Chọn được những cá thể giống như vậy cây sẽ cho ra những nhánh hoa chất lượng nhất.

Khi bạn có ý định chọn hoa để chơi vào các dịp lễ tết thì nên chọn trước những cây giống ghép đã có ⅔ nụ sắp trổ để bạn tập trung chăm sóc vào việc kích hoa để hoa nở đúng dịp bạn muốn.

Xem thêm Các loại địa Lan quý – Thống kê tên các loại địa Lan truyền thống mới nhất

Chọn giá thể để trồng là điều quan trọng nhất trong việc trồng lan Hoàng Thảo Kèn. Dựa vào đặc điểm của Hoàng Thảo Kèn là ưa ẩm nhưng không chiu được úng nước nên giá thể được chọn phải thoát nước tốt. Lưu ý : Sau khi tưới 2 giờ thì giá thể phải thoát hết nước chỉ giữ ẩm lại thôi.

Khi mầm non của cây bị thối, lá cây ngả sang màu vàng là dấu hiệu của việc thừa nước ở lan Hoàng Thảo Kèn. Lúc này, bạn phải ngừng việc tưới nước, đồng thời hút ẩm cho cây ngay. Khi thấy lá bị vàng một nửa hoặc lá có thể cháy đen thì đó là dấu hiệu của Hoàng Thảo Kèn bị sốc thuốc.

Đối với lan Hoàng Thảo Kèn có 2 cách ghép cho bạn lựa chọn. Đó là phương pháp ghép chậu hoặc phương pháp ghép gỗ. Tùy vào yêu cầu mà chúng ta có thể chọn giá thể gỗ hoặc chậu để ghép cây. Nguyên liệu để trồng thích hợp cho loại lan này là xơ dừa, củi than, vỏ thông, …

Phương pháp ghép gỗ lũa

Thành phẩm từ phương pháp ghép này sẽ đẹp và có thẩm mỹ cao hơn. Gỗ dùng để ghép lan thường dùng là các loại gỗ có độ bền cao như gỗ vải,gỗ nhãn, gỗ khế….Các loại gỗ này nên được tách vỏ và xử lý qua nước vôi hoặc có thể luộc kỹ để tránh vi khuẩn ẩm mốc trước khi đưa vào để ghép lan.

Hiện nay, Các bạn cũng có thể dễ dàng mua được các giá thể làm sẵn ở các tiệm lan. Hoặc tự mình làm ra với nguyên liệu có sẵn tại nhà.

Ưu điểm

Khi bạn ghép lan Hoàng Thảo Kèn trên gỗ lũa là thoát nước tốt. Cây ít khi bị thối gốc rễ và nhìn sẽ đẹp, tính thẩm mỹ cao.

Nhược điểm

Giá thể nhanh bị khô, nếu không được tưới thường xuyên cây sẽ bị còi cọc và yếu hơn cây được trồng trong chậu.

Phương pháp ghép chậu

Chậu dùng để ghép lan bạn nên sử dụng các loại chậu làm từ đất nung. Loại này rất dễ tìm vì có bán sẵn rất nhiều. Tùy theo nhu cầu của cây mà bạn nên sử dụng kích thước và hình dáng chậu sao cho phù hợp. Giá thể thường dùng là vỏ cây thông, vỏ xơ dừa, than củi…hoặc phân dê đã được xử lý.

Ưu điểm

Khi loài Lan này được ghép trong chậu thì cây sẽ phát triển tốt hơn. Dễ bón phân cho cây và có thẻ giữ ẩm tốt.

Nhược điểm

Cây được trồng trong chậu sẽ giữ được rất nhiều nước nên hạn chế việc tưới tắm thường xuyên. Nếu không có thể làm cây bị úng và dễ chết.

Cách trồng cũng phải áp dụng riêng cho từng vùng đất trồng, từng miền có khí hậu khác nhau. Phương pháp Cắt ghép là được sử dụng để trồng hoa.

Bước 1

Cây giống được chọn để trồng nên để khô ráo trước khi mang về. Tốt nhất bạn nên treo lên nơi thoáng mát trước 2 ngày không được tưới nước.

Bước 2

Phải Cắt bỏ những phần rễ thừa đã khô, xử lý vệ sinh giá thể trồng lan. Lưu ý là Giá thể trồng lan Hoàng Thảo Kèn phải thoát nước tốt như chậu đất nung thủng, chậu nhựa có lỗ thủng…

Bước 3

Đặt 1 miếng xốp xuống đáy chậu và cắm một cây thép xuyên qua miếng xốp xuống dưới đáy chậu sao cho cây thép chắc chắn. Cây thép này có tác dụng sẽ cố định được gốc lan đã được cấy ghép vào chậu. Sau đó bạn cho giá thể vỏ thông trộn với phân dê đã qua xử lý vào đầy gần tới mép chậu.

Bước 4

Bạn đặt gốc lan vào và cố đinh vào thân cây thép bằng cách dùng các kẹp bướm hoặc dây thép nhỏ. Phải Để gốc lan chạm với giá thể và không được vùi gốc vào giá thể.

Bước 5

Tưới nước để giữ ẩm cho gốc ghép mỗi ngày một lần. Phun xịt phân bón NPK để kích mọc mầm non. Ban đầu ban pha theo tỷ lệ 30-10-10. Sau khi ổn định gốc bạn nên thay đổi tỷ lệ thành 20-20-20.

Chế độ chăm sóc của bạn ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh và nở hoa đẹp hay không của lan Hoàng Thảo Kèn. Dưới đây là một số lưu ý trong việc chăm bón loài lan Hoàng Thảo Kèn, các bạn cùng tham khảo nhé!

Về ánh sáng và nhiệt độ

Đây là loại lan chịu được nhiệt độ lạnh khá tốt,chúng ưa ánh sáng nhưng không chịu được ánh nắng trực tiếp. Vì vậy bạn nên lựa chọn nơi để chậu lan có mức độ ánh sáng vừa phải, thoáng gió, tránh những nơi có nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình cho lan Hoàng THảo Kèn từ 10 – 16 °C, đây là nhiệt độ lý tưởng nhất cho cây phát triển.

Độ ẩm phù hợp cho Lan

Độ ẩm phù hợp cho cây trong mùa hè là 80%, mùa đông là 60 %. Tùy vào các mùa trong năm mà chúng ta cung cấp nước phù hợp cho chúng. Mùa xuân nên tưới nước mỗi tuần 1 lần, vào mùa hè và thu bạn nên tưới nước nhiều hơn. Vì trong thời gian này cây sinh trưởng mạnh nhất. Còn về mùa đông nên hạn chế tưới nước. Chỉ nên tưới khi rễ cây khá khô và nên dùng bình phun xịt lên thân và rễ.

Lưu ý khi tưới, không nên tưới trực tiếp lên ngọn cây sẽ gây việc úng nước, và cây dễ chết. Khi cây rụng lá thì nên ngưng tưới nước nhé vì đây là thời điểm cây chuẩn bị ra hoa.

Cần chú trọng phòng bệnh hơn chữa bệnh, nên ngừa sâu bệnh cho cây trước khi bệnh xuất hiện. Các bệnh thường gặp ở lan này như : sâu, rệp, nấm… vào khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9 (mùa mưa ) hàng năm. Bạn cần chú ý quan sát nhiều vì đây là khoảng thời gian sâu bệnh phát triển nhiều nhất.

Khi thấy các biểu hiện trên cây như cháy lá, thắt nõn, đốm trên lá, sâu ăn lá, rệp… thì nên có biện pháp phun xịt thuốc kịp thời. Để tránh tình trạng bệnh nặng hơn và lây lan sang cây khác.

Khoảng thời gian cuối tháng 11 âm lịch là thời gian phù hợp để chăm sóc cho hoa nở đúng vào dịp tết. Bạn nên chọn gốc lan to, bánh tẻ và chưa ra hoa nếu được gốc già đã rụng hết lá càng tốt vì đây là gốc đã vào ngủ đông. Chăm sóc gốc lan này khi mới mua về từ 1 – 2 tuần theo như hướng dẫn như trên rồi có thể bắt đầu đánh thức lan.

Bổ sung phân NPK theo đúng tỷ lệ 10-30-10 pha loãng ra rồi dùng bình phun xịt lên thân và rễ cây để kích nụ hoa nhú lên. Thời điểm kích hoa vào cuối năm khi cây trút hết lá, ngưng tưới nước và tránh nắng cho cây để kích nụ nở hoa. Khi bắt đầu có nắng cây sẽ bắt đầu nhú hoa, như vậy hoa sẽ nở đúng vào dịp tết .

Tùy theo đặc tính của từng loại lan mà ta có những cách chăm sóc khác nhau. Trên đây là những thông tin tổng quan về loài Lan Hoàng Thảo Kèn. Cách trồng và chăm sóc Lan Hoàng Thảo Kèn cũng như trị bệnh cho Lan.

Hy vọng sẽ giúp cho các bạn yêu lan tham khảo và có thêm một loại lan quý hiếm. Bổ sung vào bộ sưu tập trong vườn lan nhà mình. Chúc các bạn thành công và có thêm những chậu lan lan Hoàng Thảo Kèn đẹp và giá trị nhất.