Top 12 # Xem Nhiều Nhất Nhà Lưới Trồng Hoa Lan Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Trồng Hoa Lan Trong Nhà Lưới Cho Thu Nhập Cao

Trồng hoa lan trong nhà lưới cho thu nhập cao

Được đăng : 03/11/2016

Do chịu ảnh hưởng của bệnh về cột sống nên anh Lê Hữu Huy (36 tuổi), ấp 7B, xã Mỹ Yên, huyện Bến Lức, tỉnh Long An không lao động nặng nhọc được; vả lại, với thú đam mê chơi cây cảnh từ hồi nhỏ nên anh chọn lan là cây trồng kinh tế của gia đình.

Thông qua đợt tham quan do hội đoàn thể và khuyến nông tổ chức, anh Huy tập tành trồng lan từ năm 2009 đến nay, ban đầu anh trồng loại lan Bò Cạp Đỏ khoảng 700 cây (trên 4 tấc). Sau 6 tháng, lan cho thu nhập anh cắt bán hàng tuần, mỗi tuần bán 150-200 cành. Trung bình hàng tháng bán được 600-800 cành, giá 4.000 đồng/cành, hàng tháng kiếm được 2.800.000 đồng; sau khi trừ chi phí, mỗi tháng anh lời được 2.600.000 đồng. Cùng với việc bán cành hoa, anh còn chiết một số thân cây ra ươm và bán được 600 cây với giá 30.000 đồng/thân cây, tạo thu nhập 18 triệu đồng. Anh Huy còn đang ươm tiếp tục 1.500 cây con để cung ứng cho thị trường.

Sau hơn một năm trồng, từ tiền bán cành hoa và cây giống, anh đã lấy lại chi phí đầu tư cây giống ban đầu và các vật dụng cần thiết khác hết 13 triệu đồng. Qua quá trình trồng, anh tích luỹ thêm nhiều kinh nghiệm và kiến thức, sử dụng số tiền lời tiếp tục đầu tư trại có quy mô khoảng 2 năm nay. Trại được đầu tư có quy mô nhà lưới, trụ bê tông và phía trên có gắn vỉ nhựa để các chậu lan cho chắc chắn. Nguồn dinh dưỡng để trồng lan là vỏ đậu phộng và bột dừa. Trại mới xây được trồng thêm hai loại lan mới là Denro (10.000 cây) và Mokara (1.000 cây). Đối với lan Denro, 3.000 cây trồng đợt trước trong số 1.000 cây đã cho hoa khoảng 1,5 năm. Tuy nhiên, loại Denro bán hoa bằng cách đếm nụ, 1 tuần khoảng 1.000 nụ, với giá 500-700 đồng/nụ. Còn bán cây giống là 1.000 chậu với giá bán 25.000 đồng, cho thu nhập 25 triệu đồng. Còn lan Mokara đang bắt đầu đâm chồi hoa.

Theo kinh nghiệm của anh Huy trồng lan không khó cũng không dễ, phải có sự đam mê, và lưu ý phòng ngừa nấm bệnh, vàng lùn, thối nhũn đọt… Một tuần phải phun thuốc dưỡng, phân bón lá, nấm bệnh, lúa trời nắng ráo, nước ngày tưới hai lần (sáng trước 9 giờ, chiều sau 3 giờ). Nước tưới chỉ vừa đủ, tuy nhiên mùa nắng nóng tưới cho ướt đẫm…. Một kinh nghiệm khác, trong quá trình trồng thường xuyên giao lưu học tập kinh nghiệm của trang trại lớn ở Bình Chánh, Hóc Môn để nâng cao tay nghề và kinh nghiệm.

Với chiến thuật “lấy ngắn nuôi dài”, anh Lê Hữu Huy đã tận dụng mảnh đất xung quanh nhà tạo cho mình trại lan lý tưởng cho thu nhập kinh tế ổn định. Thu nhập từ trồng lan, hàng năm cho lợi nhuận 50-70 triệu đồng. Gia đình của anh của địa chỉ tham quan của nhiều nông dân do Trạm Khuyến nông huyện Bến Lức tổ chức.

Hướng Dẫn Làm Nhà Lưới Trồng Lan

Thiết kế thi công xây dựng hệ thống nhà lưới trồng lan

Các yếu tố về độ ẩm, độ thông thoáng cũng như nhiệt độ là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cây hoa Lan. Lựa chọn mô hình nhà lưới trồng lan phù hợp sẽ giúp giảm bớt được sự ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đến sự phát triển của chúng. Để mang lại nhiều hơn nữa những cánh hoa phong lan đẹp chúng tôi viết bài nghiên cứu thông  tin quan trọng cho nhà lưới trồng lan.

Hướng giàn lan: 

Hướng của giàn lan rất quan trọng. Làm sao để lúc nào vườn cũng có ánh sáng và bóng râm.

Hiện nay chúng tôi có bán lưới che nắng  có cấu tạo đặc biệt với tác dụng giảm bớt ánh nắng và giảm bớt những tác động của ngoại cảnh như gió, bụi, mưa..nên rất thuận tiện, giàn lan không cần phải theo hướng nữa mà tùy theo thế đất của mình làm giàn lan thế nào cũng được.

Sườn giàn lan:

Sườn giàn lan cần phải làm cho thật chắc chắn.

– Trụ đứng : Trụ phải được trồng bằng sắt hoặc bằng bê tông để đảm bảo lâu dài, có nhiều cây chằng ngang dọc để giữ vững. Cột trụ phải cao khoảng 3-3.5m.

– Giàn che nắng: Dùng để che ánh sáng trực tiếp. Thường làm bằng lưới có độ bền, tuổi thọ và chất lượng tương đối. Lưới có thể sử dụng 4 – 5 năm. Lưới khá nhẹ và không thấm nước.

– Giàn treo lan: Dùng để treo phong lan, giàn này tốt nhất nên làm bằng thép không rỉ hoặc gác bằng cây tầm vông, tre hay ống nước tròn để móc chậu lan vào.

Giàn treo nên làm cao khoảng 1,8m để đi vào chăm sóc không bị đụng đầu. Cây thép không rỉ hay tầm vông (ống nước, tre…) phải gác song song, cách nhau khoảng 30 cm/cây. Khoảng độ 5 – 6 cây tầm vông nên chừa 1 lối đi rộng 0,6m để tiện tưới nước và chăm sóc.

Treo giò lan phải treo chậu cùng cơ chiều dài, móc treo lan cũng có độ dài bằng nhau và trồng cùng độ tuổi, cùng loại phong lan để dễ chăm sóc, ngay hàng thẳng lối trông mới đẹp.

– Kệ để lan: Chúng ta có thể làm kệ để lan. Kệ cao cỡ 0,8 m có lỗ vừa bằng chậu, không phải tốn móc treo và tầm vông giữa giàn; đồng thời để được nhiều chậu.

Từ những thông tin có thể thấy Yêu cầu kĩ thuật của nhà lưới trồng Lan :

– Xây  dựng và xử lí thông số độ ẩm, nhiệt độ đúng theo yêu cầu của các loại hoa phong lan cần trồng

– Có lưới che nắng cho lan, đối với khí hậu Việt Nam việc sử dụng lưới là rất cần thiết

– Có quạt công nghiệp làm khô lá lan sau khi tưới vì nếu độ ẩm quá nhiều sẽ rất dễ gặp phải sâu bệnh

– Hệ thống tưới tự động và bộ châm pha

Chúng tôi nhận thi công và thiết kế nhà lưới trồng lan. Chúng tôi làm việc với phương châm tạo mối quan hệ tốt, tạo uy tín cho khách hàng nên chúng tôi có chế độ hậu mãi sau khi hoàn thành công trình. 

Thiết Kế Nhà Lưới, Báo Giá Lưới Trồng Rau Sạch, Lưới Chắn Côn Trùng Trồng Rau Sạch, Vật Tư Nhà Lưới

Đã được trung tâm 3 kiểm nghiệm và đánh giá có độ bền và sức chịu đựng dưới thời tiết khắc nghiệt.

Công dụng sản phẩm

Lưới được dùng để bao che xung quanh nhà nhà màng – Nhà kính, chuồng trại, vườn ươm, vườn cây hoa màu,. . . nhằm ngăn không cho côn trùng nhỏ như: Ruồi, , Muỗi, ấu trùng sâu bọ xâm nhập vào làm hư hại cây trồng;

Một số vùng ở thông thường người dân sử dụng lưới để may thành “mùng”(gọi là mùng muỗi) sau đó bao che quanh trại chăn nuôi gia súc như bò, heo….

Đặc biệt đối với các vườn rau sach, lưới có tác dung bảo vệ rất tốt các loai côn trùng nhỏ li ti, tránh được luồng gió độc có hại cho cây

Lưới chắn côn trùng được dùng để bao che chu vi nhà kính, chống sự xâm nhập của các loài côn trùng gây hại trên cây rau quả, cây hoa, cây giống trong sản xuất rau sạch, rau an toàn và hoa cao cấp. Đặc biệt loại nhện đỏ, bọ trĩ chuyên phá hoại trên cây dưa lưới, chúng tôi đó, cần thiết phải sử dụng lưới 50 / 64 mesh.

Ngoài ra lưới còn được dùng để chắn gió to và cát thổi vào nhà, giúp cây rau có điều kiện ổn định để phát triển. Với nhiệm vụ che chắn những loài côn trùng phá hoại cây trồng, lưới còn tạo điều kiện lưu thông không khí với bên ngoài. Giúp người trồng không cần phải đầu tư nhiều vào hệ thống làm mát hoặc thông gió.

Lưới sử dụng bao che có khả năng kháng UV tốt, mang lại độ bền và tuổi thọ cao. Giúp cho người trồng đầu tư đồng bộ.

Quy cách thông thường: – Lưới được cuộn tròn. – Màu sắc: trắng – Khổ lưới: 1.2m , 2m – Chiều dài: 50m Hoặc theo yêu cầu của quý khách hàng.

Địa chỉ Kho hàng: Số 168 đường Thanh Lâm – Quận Nam Từ Liêm – TP. Hà Nội ( Khu Công nghiệp Vừa và Nhỏ Nam Từ Liêm ) Xe Container 24/24

nhà lưới,lưới chắn côn trùng,lưới chắn côn trùng,nhà lưới trồng rau,nhà lưới nông nghiệp,nhà kính nông nghiệp lưới chống côn trùng, nhà lưới trồng rau,nhà lưới gia rẻ,lưới chống côn trùng,lưới chắn côn trùng nhà kính, lưới chắn côn trùng nông nghiệp, nhà lưới trông hoa, nha lươi nhà màng, thi công nhà lưới, cách làm nhà lưới đơn giản, các mô hình nhà lưới trồng rau hiện nay, mua lưới trồng rau ở đâu, bản vẽ nhà lưới trồng rau, lưới làm nhà lưới, thiết kế nhà lưới, báo giá lưới trồng rau sạch, lưới chắn côn trùng trồng rau sạch, lưới chắn côn trùng nông nghiệp, lưới chắn côn trùng hà nội, nhà lưới giá rẻ,nhà lưới trồng dưa, tự làm nhà lưới, nhà lưới trên sân thượng, mẫu nhà lưới đơn giản, báo giá lưới chắn côn trùng, lưới chắn côn trùng nhà kính, lưới chắn côn trùng giá rẻ, lưới chống côn trùng nông nghiệp, vật tư nhà lưới

Hướng Dẫn Làm Nhà Lưới Trồng Lan Mokara

Hướng dẫn làm nhà lưới trồng lan Mokara: Hướng của giàn lan rất quan trọng,  giàn lan không cần phải theo hướng nữa mà tùy theo thế đất của mình làm giàn lan thế nào cũng được

Hướng dẫn làm nhà lưới trồng lan Mokara

– Hướng giàn lan: Hướng của giàn lan rất quan trọng. Làm sao để lúc nào vườn cũng có ánh sáng và bóng râm. Hiện nay có lưới nilon màu đen có tác dụng tản nhiệt và hạn chế ánh sáng được bán rộng rãi nên rất thuận tiện, giàn lan không cần phải theo hướng nữa mà tùy theo thế đất của mình làm giàn lan thế nào cũng được.

– Sườn giàn lan: Sườn giàn lan cần phải làm cho thật chắc chắn.

+ Trụ đứng: Trụ phải được trồng bằng sắt hoặc bằng bê tông để đảm bảo lâu dài, có nhiều cây chằng ngang dọc để giữ vững. Cột trụ phải cao khoảng 3 – 3,5m.

+ Giàn che nắng: Dùng để che ánh sáng trực tiếp. Thường làm bằng lưới nilon, chỉ cần căng cho thật phẳng vài sợi dây thép là lợp lưới được tương tự làm giàn lan Dendrobium nhưng phải làm luống thay vì làm giàn treo và kệ.

– Bố trí luống trồng:

Tùy theo diện tích vườn lan để thiết kế luống trồng thích hợp.

Thông thường quy cách luống như sau: chiều ngang luống từ 0,8-1,2 m; chiều dài từ 10-15 m, chiều cao từ 25-30 cm. Xung quanh luống tạo các lỗ hở để thoát nước.

Luống nên xây bằng gạch nung vừa rẻ tiền, vừa giữ được giá thể bên trong không bị vung vãi ra bên ngoài.

Khoảng cách giữa các luống từ 0,5-0,6 m, thuận tiện cho việc đi lại chăm sóc. Lối đi chính trong vườn có chiều rộng tối đa là 1 m để tiết kiệm diện tích vườn, tăng hiệu quả sử dụng diện tích nhà lưới.

Bên trong luống cắm trụ sắt hoặc bê tông để căng dây trồng lan, trụ cao 1-1,2 m tính từ mặt đất.

Tùy theo chiều rộng luống có thể bố trí số hàng trồng thích hợp: 2 hàng (chiều ngang 0,8 m); 3 hàng (chiều ngang 1 m); 4 hàng (chiều ngang 1,2 m). Căng dây cáp (dây điện) hoặc cắm ống nước để buộc cây lan vào. Khoảng cách trồng từ 0,3-0,5 m, tùy theo giống và kích thước cây.

Cây được trồng theo kiểu nanh sấu (so le) để tận dụng ánh sáng tối đa.

Một số điều kiện làm lan không ra hoa

Nếu không nuôi trồng đúng cách hoa lan sẽ không ra hoa, hoặc hoa sẽ không nhiều, không đẹp. Vì vậy cần phải cung ứng cho hoa lan những điều kiện nuôi trồng thích hợp:

Đa số nở hoa vào mùa Xuân như Cymbidium, Dendrobium, vào mùa Hạ như Stanhopea hay mùa Thu như Paphiopedilum.

– Ánh sáng nếu thiếu, cây sẽ yếu đuối và sẽ không ra hoa. Nếu quá nắng cây sẽ còi cọc, vàng úa, hoa nhỏ và ít.

– Nếu quá nóng hay quá lạnh cây sẽ không phát triển và chết dần.

– Nếu không có sự cách biệt giữa nhiệt độ ban ngày và ban đêm khoảng 15°F hay 8°C lan sẽ không ra hoa.

– Nhiều giống Cymbidium, Dendrobium hay Paphiopedilum nếu ban đêm không lạnh xuống 50°F hay 10°C khoảng 3-4 tuần lễ cũng không ra hoa.

– Dendrobium, Rhynchostylis nếu tưới nhiều nước vào Thu-Đông sẽ không có hoa hoặc rất ít.

– Nhiều giống như Ascocenda, Vanda, Mokara cần nhiều ánh sáng và phân bón mới ra hoa.

– Trái lại nhiều phân bón cây sẽ chết như Disa, Masdevallia chẳng hạn.