Top 11 # Xem Nhiều Nhất Nghe Thuat Trong Hoa Lan Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Kỹ Năng Lắng Nghe Trong Giao Tiếp: Chìa Khóa Mở Lối Thành Công

Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp rất cần cho mọi lứa tuổi và mọi lĩnh vực. này có những nguyên tắc riêng để giao tiếp hiệu quả và cần rèn luyện tích cực. Những người có khả năng lắng nghe tốt thường dễ thành công và được người khác yêu mến, tin tưởng.

Khái niệm kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp là gì?

Lắng nghe là một trong những kỹ năng cần có của giao tiếp. Lắng nghe là việc chú ý để có được thông tin, hiểu, cảm nhận và tìm hiểu sâu sắc hơn.

Nhiều người đang nhầm lẫn giữa nghe và lắng nghe. Đây là hai việc khác nhau. Hành động nghe mang tính thụ động trong khi lắng nghe là chủ động, chủ tâm. Lắng nghe đòi hỏi tập trung để hiểu trọn vẹn các vấn đề và có thể tương tác lại với người nói.

Lắng nghe không phải là một bản năng và mà cả một nghệ thuật. Kỹ năng này cần được rèn luyện lâu dài.

Kỹ năng lắng nghe quan trọng thế nào khi giao tiếp

Biết lắng nghe, lắng nghe tốt mang lại rất nhiều lợi ích trong cuộc sống:

Lắng nghe giúp tiếp nhận thông tin một cách đầy đủ. Nhờ đó, việc giải quyết vấn đề hoặc đàm phán trở nên dễ dàng hơn. Lắng nghe cũng giúp thấu hiểu vấn đề một cách kỹ càng.

Lắng nghe là thể hiện sự tôn trọng đối tác, tạo không khí trao đổi thẳng thắn giữa hai bên nhằm hiểu nhau hơn.

Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp giúp tạo thiện cảm với đối phương.

Khi lắng nghe, bạn sẽ rèn luyện được khả năng tập trung một cách tốt nhất.

Lắng nghe cũng là dấu hiệu thể hiện mong muốn hợp tác của bạn với đối phương.

Những nguyên tắc vàng để có được kỹ năng lắng nghe

Khi trò chuyện, hãy tránh những thói quen xấu như: giả vờ lắng nghe, nghe qua loa,… Một người nói giỏi cũng là người lắng nghe giỏi. Và khi lắng nghe, bạn nên giao tiếp bằng mắt để thể hiện sự tôn trọng với người nói. Ngồi yên lắng nghe để tập trung đón nhận từng lời. Thi thoảng, bạn cũng nên gật đầu hoặc mỉm cười để ra dấu hiệu rằng bạn vẫn đang nghe.

Một nguyên tắc không thể bỏ qua trong kỹ năng lắng nghe là tôn trọng người nói. Tôn trọng người nói, đặt mình vào vị trí của họ là việc rất cần thiết khi tương tác. Khi đó, bạn sẽ hiểu và tránh được những điều không nên như: sốt ruột, nôn nóng, ngắt lời,… Khi đối phương cảm thấy không được tôn trọng hay lắng nghe, họ sẽ không còn muốn chia sẻ nữa.

Một người lắng nghe giỏi không phải là người chuyên phán xét, áp đặt người khác. Mỗi người sẽ có một quan điểm riêng. Ở phương diện người nghe, bạn nên chú ý tiếp thu, tư tưởng cởi mở, hạn chế cái tôi. Học cách nhìn nhận vấn đề và trở thành người sâu sắc cũng rất quan trọng trong cuộc sống.

Khi giao tiếp, không chỉ lắng nghe, bạn còn phải học cách thấu hiểu. Bởi không phải chuyện gì cũng có thể nói một cách trực tiếp, rõ ràng. Đôi khi, bạn cần sử dụng tư duy để tìm ra ẩn ý, ý nghĩa của các câu nói, cử chỉ,… Nếu không, cuộc nói chuyện sẽ nhanh chóng rơi vào tình cảnh mỗi người hiểu một ý. Và đương nhiên, câu chuyện khi đó đi xa đến đâu thì bạn có thể tưởng tượng ra rồi.

Một nguyên tắc nữa bạn cần học khi lắng nghe là trao đổi và phản hồi. Bạn không thể cứ để đối phương nói mãi mà bạn chỉ ngồi yên không tương tác gì. Lúc này, bạn cần tới kỹ năng đặt câu hỏi trong giao tiếp. Bạn cần trao đổi, phản hồi những thông tin nghe được, biết cách đặt câu hỏi để đối phương biết rằng bạn vẫn đang theo dõi câu chuyện, quan tâm tới điều họ nói.

Việc này cũng giúp cuộc trò chuyện phát triển xa hơn, nhiều thông tin hơn. Những cụm từ như “thật sao?”, “Đúng như vậy sao?”, “Thật tình”, “Sau đó thế nào”… sẽ rất hữu ích.

Bạn cần phân tích nhanh, đối chiếu với thông tin đã biết. Hoặc những chỗ nào chưa hiểu rõ thì nên hỏi lại sau khi đối phương đã nói xong. Từ đó, bạn sẽ biết cách đưa ra những lời khuyên, phản hồi hợp lý.

Nếu muốn cuộc nói chuyện diễn ra tốt đẹp, lắng nghe hiệu quả thì hãy chú ý nguyên tắc này. Việc để ý vào những thứ xung quanh, thiếu tập trung khi gặp gỡ sẽ khiến đối phương khó chịu. Do đó, bạn nên để ý vào cuộc nói chuyện, để điện thoại chế độ rung hoặc âm lượng nhỏ. Việc tìm không gian yên tĩnh, hạn chế xe cộ, nhạc to,… cũng là một giải pháp tối ưu.

Những cuốn sách hay về kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp

Cuốn sách của Hiraki Noriko sẽ cho bạn biết rằng: “Biết lắng nghe là bạn đã giành 50% chiến thắng”. Khi lắng nghe giỏi, bạn không những cải thiện hiệu quả cuộc trò chuyện mà còn gây ảnh hưởng tới người nói. Bạn có thể dễ dàng thuyết phục họ, đàm phán hoặc tránh những xung đột,… Rất nhiều câu chuyện hay cùng vô số mẹo nhỏ thú vị khi lắng nghe đang chờ bạn khám phá.

Kỹ năng lắng nghe kém sẽ gây ảnh hưởng lớn trong công việc và trong cuộc sống. Và trong kinh doanh, việc không đánh giá đúng vấn đề luôn gây hậu quả nghiêm trọng. Trong cuốn sách này, Bernard T. Ferrari giới thiệu các kỹ năng thực hành lắng nghe với lối nói ngắn gọn và hài hước. Thử rinh ngay cuốn sách về nhà đi, bạn sẽ thấy được sức mạnh to lớn của lắng nghe.

” Trầm tĩnh là bản lĩnh của người trưởng thành. Lắng nghe là sức mạnh của sự trầm tĩnh. Người biết nói, có thể sống cho riêng mình. Người biết nghe, có thể nắm được tâm tình của cả thế gian “. Bạn thấy không, nói là một phần, lắng nghe còn là nhiều phần to lớn nhất.

“Đôi tai thấu suốt thế gian” sẽ bật mí những kỹ năng lắng nghe của các bậc thầy giao tiếp. Học hỏi từ người khác chính là một cách giúp bạn cải thiện bản thân nhanh chóng. Và học với các bậc thầy giao tiếp, bạn sẽ thấy mình tiến bộ qua từng ngày.

Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp thực sự rất quan trọng và mang lại những lợi ích to lớn. Hãy luôn nhớ những nguyên tắc vàng, không ngừng học hỏi, rèn luyện để trở thành người lắng nghe giỏi.

Lắng Nghe Hoa Sài Gòn Kể Chuyện Truyền Thuyết Của Hoa Lan Hồ Điệp Cánh Bướm Xinh Đẹp

Lan hồ điệp là loài hoa đẹp và gắn liền với những câu chuyện buồn

Truyền thuyết kể lại rằng:

Đó là câu chuyện buồn về một tình yêu của cô gái tên Gil bị dang dở đợi chờ mòn mỏi tình yêu của chàng trai tên Gun. Khi ấy, tại một ngôi làng nọ có một cô bé tên Gil ít nói, ít cười ít giao tiếp vì thế mà xung quanh cô bé không có lấy 1 người bạn nào. Cô luôn bị lũ trẻ con trong làng trêu ghẹo, mỗi khi bị như vậy cô gái chỉ biết ngồi khóc lóc 1 mình, mà không có lấy 1 ai đứng lên ngăn cản hay bảo vệ cô bé.

Ngày qua ngày cô bé đều bị trêu ghẹo như vậy, mỗi khi khóc cô lại thường bỏ đến một thung lũng hoang gần nhà mà khóc lóc buồn tủi cho mình.

Nơi đó như thế giới riêng của cô bé vậy, không ai biết, nên khi đến nơi này cô có thế tự do thoải mái mà khóc lóc hay thậm chí là tâm sự cùng với những loại cây hoa lá có trong thung lũng ấy.

Rồi đến một ngày, khi cô bé tiếp tục bị trêu đùa như vậy thì có cậu bé tên Gun đã đúng ra bảo vệ cô, xô ngã lũ trẻ đã trêu Gil. Dần dần không còn ai trêu cô bé ấy nữa, và năm tháng dần trôi qua cả 2 lớn lên bên nhau và cũng từ những khoảnh khắc ấy. Cô bé tên Gil đã quen với sự chăm sóc và bảo vệ của cậu bé Gun.

Gil đã tin tưởng Gun và đưa cậu bé đến vùng thung lũng, nơi bầu trời riêng của cô bé. Tại đây Gun biết được Gil rất thích tết tóc thành hình cánh bướm duyên dáng và cả mặc những bộ váy mày tím, màu trắng điệu đà nữa.

Cả 2 cùng nhau trải qua những ngày tháng như thế, thật êm đềm và nhẹ nhàng. Cho đến khi Gil và Gun đã học xong cấp 3, thì Gun tiếp tục được cha mẹ cho đi học còn Gil thì nhà nghèo hơn và là thân phận con gái nên không được bố mẹ cho đi học đại học, cô bé phải ở nhà phụ giúp gia đình trang trải cuộc sống kiếm tiền nuôi 2 các em mình ăn học tiếp.

Ngày chia tay, họ bịn rịn không nói thành lời. Dù cho cả Gil và Gun không một lần nói lời yêu thương nhưng cả 2 luôn biết rằng trái tim họ luôn hướng về nhau. Và ngày sắp phải chia xa, Gun đã bộc lộ tình càm cũng như lời thề sẽ trở về đón Gil đi theo mình để có cuộc sống tốt hơn. Gil đã tin điều đó và luôn cố gắng đợi chờ chàng trai vẫn luôn bảo vệ mình quay trở về.

Giờ đây cô bé hay bị bặt nạt ngày nào đã trở thành một thiếu nữ xinh đẹp, đảm đang, cô ở lại và luôn giữ trọn lời hứa sẽ đợ Gun quay về, những lúc nhớ nhau Gil chỉ biết chạy đến thung lung mà khóc mà nhớ thương mà hy vọng và trò chuyện cùng với cỏ cây hoa lá để vơi đi phần nào đó nỗi buồn của mình.

Và rồi ngày ấy cũng đến, Gil đã đợi được đến cái ngày ấy khi mà 3 năm đã qua, Gil đã trọn cho mình bộ váy đẹp nhất, bộ váy màu tím và chạy đến bên thung lung để đợi Gun. Nhưng người tính không bằng trời tính, Gun không về khiến cho Gil chỉ biết ôm mặt khóc buồn tủi và suy nghĩ vu vơ.

Lúc đó trong vùng có rất nhiều chàng trai muốn hỏi cô về làm vợ, nhưng Gil đã cầu xin cha mẹ cho mình thêm 3 năm nữa. Nếu khi đó Gun không về thì cô sẽ đồng ý lấy bất cứ ai mà cha mẹ mong muốn.

Họ đồng ý với điều kiện cho Gil, và rồi thời gian 3 năm nữa cũng đã trôi đi nhưng Gun vẫn không hề quay về. Bây giờ Gil chẳng còn lí do nào mà khước từ những chàng trai đến hỏi mình và làm cha mẹ buồn thêm nữa. Cô đã đồng ý lấy một người trong vùng, người mà cô không hề yêu.

Hôn lễ diễn ra trong sự hân hoan và chúc phúc của mọi người, nhưng trong đêm tân hôn cô dâu đã biến mất không lí do. Mọi người đã chạy đi tìm Gil ở khắp nơi nhưng không hề thấy, lúc ấy cũng là 3 ngày sau Gun quay về. Biết chuyện của Gil Gun đã đau lòng mà chạy ngay đến thung lũng tìm Gil nhưng cũng không thấy. Chàng trai ngôi sụp xuống bỗng thấy một khóm hoa có bông hoa màu tím hình cánh bướm giống với nơ tóc của Gil, linh tính mách bảo chàng đó chính là Gil. Gun ôm mặt khóc mà than trách sao mình không về sớm hơn để Gil phải chịu nhiều đau khổ. Chàng trai liên đem bông hoa ấy về trồng trong 1 chiếc chậu nhỏ xinh trong phòng làm việc giống như được nhìn thấy Gil hàng ngày và cũng mong làm như vậy có thể bù đắp cho Gil. Và gọi đó là hoa lan hồ điệp.

HOA SÀI GÒN – Bắc Nhịp Cầu Nối Yêu Thương

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Lan Ý, Ky Thuat Trong Va Cham Soc Cay Lan Y

Kỹ thuật trồng cây

Cây lan ý là một trong những loại cây cảnh được nhiều người yêu thích. Cây lan ý có màu sắc nhẹ nhàng, lá xanh biếc, thướt tha với bông hoa trắng nhô lên phía trên. Vì thế mà rất nhiều người trồng để trang trí ở bàn, kệ tủ, bàn làm việc, quầy tiếp tân.

Cây lan ý là cây ưa ở xứ nóng nên rất thích hợp với khí hậu Việt Nam. Cách trồng và chăm sóc cây lan ý rất đơn giản, nhiều người có thể áp dụng để trồng cho mình một cây lan ý đẹp như ý. Loài cây cảnh này còn được gọi là bạch môn, vỹ hoa trắng hay huệ hòa bình vì đặc điểm hoa của cây màu trắng muốt rất đẹp.

Cây lan ý cao khoảng 0.5m mọc thành từng bụi, là thuôn nhọn về đuôi, là bắc màu trắng như những cánh hoa. Cây lan ý thích hợp trồng trong nhà vì nó có khả năng lọc các chất độc tố rất tốt. Do có tác dụng hút bụi bẩn nên sau một khoảng thời gian lá thường dính bụi bẩn. Kiểm tra thấy lá cây có dính bụi bẩn thì chỉ cần lấy khăn lau đi là được.

Ngoài thích hợp trồng trong nhà cây lan ý còn thường được trồng ở những nơi có nhiều ánh sáng như bồn hoa, dưới những tán cây to, trồng trước nhà, trồng trên ban công…  Trong môi trường sống của chúng ta không chỉ có bụi bẩn mà còn nhiều áp lực căng thẳng từ cuộc sống. Chính vì thế mà chúng ta cần phải trồng cây lan ý để cân bằng cuộc sống, điều hòa không khí, mang lại những năng lượng mới cho cuộc sống của mọi người trong gia đình cũng như chính mình.

Để cây lan ý sinh trưởng và phát triển tốt thì chúng ta phải chăm sóc cây theo một số yêu cầu sau:

Ánh sáng: Cây lan ý có thể sống ở cả những nơi thiếu ánh sáng và cả những nơi có nhiều ánh nắng mặt trời. Chính vì vậy nếu chúng ta trồng cây trong nhà cũng không nhất thiết là phải mang cây ra đón ánh nắng thường xuyên. Nhưng những nơi ngoài trời thì tránh nên để cây lan ý tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời.

Đất trồng: Cây lan ý thường ưa sống ở những nơi có đất màu mỡ và ẩm ướt vì thế khi trồng chúng ta chú ý nên trồng cây ở những nơi có hàm lượng dinh dưỡng cao ở trong đất. Ngoài đất mùn, ta có thể trộn thêm các loại phân hữu cơ khác để đất đảm bảo độ dinh dưỡng cho cây.

Nhiệt độ: Cây lan ý có thể trồng ở nhiều vùng trên đất nước ta, nó phù hợp với nhiệt độ không quá cao và cũng không quá thấp. cây lan ý sinh trưởng và phát triển phù hợp ở nhiệt độ 27 độ C

Nước: Lan ý là loại cây có khả năng chịu hạn tốt nên chúng ta không nhất thiết phải tưới nước thường xuyên cho cây. Khi nào thấy đất thật khô chúng ta mới tưới nước cho cây. Chúng ta chỉ nên tưới một lần/ tuần.

 

Nhân giống: Lan ý là loài cây có sức sống rất mạnh mẽ, chỉ cần tách một cây lan ý đem trồng vào một cái chậu khác là có thể có một chậu lan ý như mới.

Trích nguồn Intenert

—————————————————————————————————

Kỹ Thuật Trồng Lan Hồ Điệp, Hạt Lan Hồ Điệp, Ky Thuat Trong Lan Ho Diep, Hat Lan Ho Diep

Từ xưa đến nay, lan được biết đến với loài hoa của vua chúa, loài hoa này tượng trưng cho sự sang trọng quý phái. Và Lan Hồ Điệp là một trong những giống lan lâu đời rất được yêu thích không chỉ về màu sắc, kiểu dáng mà còn mang một nét đẹp rất sang trọng và trang nhã. Hơn nữa, Kỹ thuật trồng Lan Hồ Điệp lị đơn giản, ít cầu kỳ hơn những giống hoa lan khác . Chính vì vậy, nó đã nhanh chóng trở thành sản phẩm trồng trọt mang lại hiểu quả kinh tế cao không chỉ ở Việt Nam mà còn nhiều nước trên thế giới.

– Rễ của Lan Hồ Điệp thường có dạng hình tròn, to mập, có nhánh hoặc không phân nhánh. Rễ thường có màu trắng, đầu rễ có màu xanh, màu vàng trắng hoặc màu đỏ tối. Rễ của lan Hồ Điệp thường mọc tràn ra ngoài chậu, buông lơ lửng ra không khí, có lợi cho việc hút oxy và nước.

– Lan Hồ Điệp thuộc về loại lan đơn thân, tức là thân của chúng rất ngắn không hề có giả hành, cũng không có thời kỳ ngủ nghỉ rõ rệt. Lan đơn thân sinh trưởng rất chậm chạp, thân chính của nó trong môi trường thuận lợi hàng năm lại mọc ra các lá mới.

– Thân của lan Hồ Điệp, ngoài tác dụng giữ cho cây đứng thẳng, còn có chức năng tích trữ chất dinh dưỡng và nước cho cây.

– Lá của lan Hồ Điệp to dầy, đầy đặn, lá mọc đối xứng, ôm lấy thân cây. Màu sắc của lá gồm 3 loại: lá màu xanh; mặt trên lá và mặt dưới lá màu đỏ; mặt trên của lá đốm và mặt dưới lá màu đỏ. Căn cứ vào màu sắc lá có thể phân biệt được màu sắc của hoa của chính nó, lá màu xanh thường ra hoa màu trắng hoặc hoa nhạt màu, còn các lá màu khác thường cho hoa màu đỏ.

– Cành hoa của lan Hồ Điệp mọc ra từ nách lá, thông thường đếm theo thứ tự từ trên xuống thì cành hoa bắt đầu mọc ra từ lá thứ 3 hoặc thứ 4. Lan hoa to thường ít phân nhánh còn lan hoa nhỏ phân nhánh rất rõ thậm chí một số giống lan hoa nhỏ có thể nở đến 200 bông hoa.

Kỹ thuật trồng hoa lan hồ điệp từ hạt giống

Hạt giống hoa Lan Hồ Điệp: Không khó để tìm mua tại các siêu thị cung cấp hạt giống chất lượng. Cần phải chú ý đến khâu này vì chất lượng hạt sẽ quyết định sức phát triển và sinh trưởng của cây.

Chuẩn bị giá thể: Giá thể trồng lan phải tơi xốp và thoáng khí, đồng thời phải có khả năng giữ nước như mùn cây, than bùn khô, hạt đá nhỏ, rêu, quyết, dớn hoặc rêu “Chi Lê” nhập nội đã được xử lý an toàn nấm bệnh.

– Trộn các loại trên (mùn cây, than bùn khô, hạt đá nhỏ, rêu, quyết, dớn) lại với nhau, trộn thêm phân vi sinh và thuốc kích rễ để giúp cho hạt lan hồ điệp dễ mọc mầm.

– Cần ngâm nước ấm 3-4 giờ, rồi đem ươm hạt trực tiếp bằng giá thể không cần phân bón

– Trồng hạt Lan Hồ Điệp vào giá thể, tưới ít nước để kích thích sự mọc rễ của hạt hoa lan hồ điệp.

Chuẩn bị chậu: Yêu cầu của chậu trồng lan hồ điệp phải là chậu không sâu, nhỏ. Khi cây còn nhỏ dùng chậu có đường kính 5cm, sau 4 – 6 tháng khi cây có khoảng cách giữa 2 lá lớn hơn 12cm thì chuyển sang chậu có đường kính 8,3cm. Sau giai đoạn trồng từ 9 đến 12 tháng khi khoảng cách giữa 2 lá lớn hơn 18cm thì tiếp tục chuyển sang chậu có đường kính 12cm.

Chăm sóc Lan Hồ Điệp – Các bạn nên pha thuốc kích rễ với nước và tưới dạng phun xịt lên giá thể ngày 2 lần.

– Lan hồ điệp cần ánh sáng để phát triển tốt. Loài cây này nên đặt ở vị trí gần cửa sổ có ánh sáng nhưng nên tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp. Trường hợp ở trong nhà kính, cây nên được che bằng tấm vải, nhất là trong mùa hè.

– Lan hồ điệp cần độ ẩm từ 50-80%. Nếu độ ở môi trường có độ ẩm thấp hơn, người trồng có thể dùng màn che để hạn chế cây thoát hơi nước. Một biện pháp đề phòng khác là giữ cây ở trong chậu có chứa sỏi hay đá cuội và nước. Người chơi hoa phải đảm bảo cây phải luôn ở trên sỏi, đá cuội và không chạm vào nước. Việc tưới nước cho loài cây này rất quan trọng và người chăm cây nên thực hiện một cách cẩn thận.

– Vào mùa hè, cây cần được tưới khoảng 2-3 ngày một lần, ngược lại vào mùa đông, người chơi hoa chỉ cần tưới khoảng 10 ngày một lần Thời gian tốt nhất để tưới nước là buổi trưa vì lá sẽ khô cho tới tối. Nước dính lại có thể khiến cho lá bị thối, vì thế., cách tốt nhất là người trồng nên tưới nước cho cây phù hợp với từng mùa, đồng thời cũng xem xét nhu cầu nước và giá thể sử dụng.Trong giai đoạn đầu chế độ che sáng như sau: Mùa hè giảm bớt từ 80 – 90% lượng ánh sáng bình thường, mùa đông từ 60-70%. Sau trồng 1 tháng bón thêm phân NPK với tỷ lệ 30-10-10 pha với nồng độ 30-40 mg/1 lít nước để phun cách 7-10 ngày/lần.

Thay chậu: – Sau khi trồng được từ 4 – 6 tháng, lúc này khoảng cách giữa 2 lá khoảng 12cm thì chuyển sang chậu có đường kính 8,3cm. Lấy cây ra khỏi bầu, tách bỏ giá thể cũ và thay bằng giá thể mới rồi trồng lại vào chậu mới nhẹ nhàng tránh làm tổn thương đến rễ. Dưới đáy chậu nên lót 1-2 miếng xốp giúp chậu thoát nước tốt, tránh làm cây bị úng. Lan hồ điệp sinh trưởng chậm, phải mất tới 40 ngày trong điều kiện chăm sóc tốt mới mọc thêm 1 lá hoàn chỉnh. Khi cây có trên 4 lá mới có khả năng phân hoá mầm hoa. – Để chăm sóc cho cây sau khi thay chậu lần 1 phải phun dung dịch diệt khuẩn. Trong từ 3-5 ngày đầu không cần tưới nước nhưng vẫn phải giữ ẩm cho cây cũng như môi trường xung quanh. Sau khoảng 10 ngày tưới nước trở lại kết hợp bón phân. Lượng phân bón là đạm, lân, kali theo tỷ lệ 30-10-10 nồng độ 40mg/1lít nước. Ngoài ra có thể bổ sung thêm các loại phân hữu cơ khác như Komix.

– Ngoài ra, để cho hoa được bền lâu, khoảng 1-2 tháng cần đặt cây ở nơi thoáng mát, nhiệt độ thích hợp 20-25 độ C, ánh sáng che bớt 70%. Đặc biệt khi cây nở hoa không nên tưới nước hoặc dinh dưỡng lên hoa vì nước sẽ làm hoa bị úng hoặc cháy. Khi cành hoa nở gần tàn nên cắt ngay cành hoa và tưới phân NPK 30-10-10 để dưỡng cây cho trà hoa sau.

Để được chọn mua những giống lan tốt và cần tư vấn, hãy gọi cho chúng tôi:

Cửa hàng kinh doanh: CS1: Số 1B phố Trần Quang Diệu- Đống Đa- Hà Nội ( Gần siêu thị Hoàng Cầu)ĐT: – 0997.007.668 ; 0902.007.668Website: SAKATA.VN – SIEUTHIHATGIONG.VNTHỜI GIAN MỞ CỬA TẤT CẢ CÁ NGÀY TRONG TUẦN ( Trừ ngày lễ, tết)