Top 7 # Xem Nhiều Nhất Mua Lan Đai Châu Rừng Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Nhận Biết Lan Đai Châu, Phân Biệt Đai Châu Rừng Và Đai Châu Thái

Phong lan đai châu được nhiều người biết đến như một loại lan đặc trưng cho mùa xuân của Việt Nam. Sở dĩ như vậy nên bất cứ người chơi lan hay cả những người không chơi lan đều biết đến. Đai châu mang một vẻ đẹp thuần khiết và hương thơm quyến rũ hiếm có loài lan nào có được. Chúng ta cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa lan đai châu và tìm hiểu cách nhận biết đai châu rừng và Thái như thế nào nhé!

Lan đai châu trong khoa học

Lan đai châu trong các nghiên cứu khoa học có tên tiếng anh là Rhynchostylis gigantea. Đây là cây lan được phát hiện lần đầu năm 1896 bởi Lindley. Lan đai châu sống trong rừng bám vào các thân cây trong rừng, phổ biến và dễ gặp ở các khu rừng Việt Nam, Lào, Myanamar, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Bangladesh, Philippines,… Đặc biệt, lan đai châu còn là hoa đặc trưng của vùng Assam.

Nhiều người gọi lan đai châu bằng rất rất nhiều tên như tai châu, đai châu, ngọc điểm, nghinh xuân, nghi xuân,… Trong đó có nhiều tên rất buồn cười. Sở dĩ lan đai châu được người ta gọi với cái tên tai châu hay tai trâu có lẽ do sự chuyền miệng của cha ông ta khi mà loài lan này được chơi từ rất lâu đời và không ai có thể thấy được một bài viết chi tiết hay khoa học nhất về loài lan này. Còn cái tên ngọc điểm là cách gọi khác của miền Nam, nghinh xuân là cách gọi của miền Trung (nghinh xuân có nghĩa là đón tết). Như vậy chúng ta thống nhất chỉ có 3 tên gọi thôi nhé: đai châu (miền Bắc), nghinh xuân (miền Trung), ngọc điểm (miền Nam).

Lan đai châu thường cho hoa vào dịp tết đến, xuân về; chính vì thế mà được mọi người ưa chuộng.

Nhận biết lan đai châu qua thân lá

Lan đai châu (ngọc điểm, nghinh xuân) có đặc điểm nhận biết cực kì dễ dàng. Đai châu có lá cực dày và mọng nước. Dọc lá có những vệt màu trắng chạy dài từ cuống lá đến đầu lá. Đầu lá đai châu thường tù, không nhọn và chia thành hai thùy. Vì lá đai châu cực dày và chứa nhiều nước nên đai châu rất nặng.

Đai châu có những chiếc rễ cực to, cây nhỏ rễ thường nhỏ bằng đầu đũa, cây to có khi có rễ to bằng đuôi đũa hay bằng chiếc bút bi Thiên Long. Đầu rễ đai châu thường có màu xanh nhạt ( trong điều kiện thiếu nắng) hoặc tím (trong điều kiện tiếp xúc nhiều với ánh nắng).

Đai châu thường lớn cực chậm, mỗi năm chỉ cho ra từ 3-4 là là căng. Chính vì thế chúng ta thường chỉ nhìn thấy những cây đai châu có thân ngắn chứ không thể dài được như quế hay tam bảo sắc. Đai châu có rễ bám vào giá thể rất chặt để hút nước và ít khi rễ vươn ra bên ngoài nhiều, trừ khi môi trường bên ngoài ẩm hơn cả giá thể.

Nhận biết đai châu qua mặt hoa

Về hoa lan đai châu, có lẽ có khá nhiều người nhầm lẫn đai châu với các loại lan khác như ngô đồng (hình thái thân lá khá giống nhau) hoặc sóc lào, sóc ta, đuôi cáo ( những chùm bông màu trắng tím khá giống nhau).

Hiện nay đai châu có cả đai châu rừng cho 1 mặt hoa duy nhất có màu trắng và những đốm màu tím xen kẽ và cả đai châu Thái cho mặt hoa cực kì đa dạng. Về đai châu rừng, bạn có thể nhận biết mặt hoa bằng ảnh dưới đây:

Phân biệt đai châu rừng và đai châu Thái như thế nào?

Hiện nay, do nhu cầu của người chơi lan ngày càng lớn, khoa học công nghệ phát triển, đặc biệt là công nghệ lai tạo tế bào mà rất nhiều những loài cây công nghiệp được ra đời bằng phương pháp nuôi cấy mô. Trong đó, đai châu Thái hay còn gọi là đai châu công nghiệp cũng đã ra đời làm khá nhiều người nhầm lẫn với đai châu rừng.

Phân biệt đai châu rừng và đai châu Thái qua thân lá

Đai châu Thái được nuôi trong môi trồng trong môi trường nhiệt độ và độ ẩm được kiểm soát, chính vì thế nó phát triển rất nhanh mà không bị mất lá chân hay xước xát gì. Đây cũng là đặc điểm dễ nhận biết lan đai châu Thái và đai châu rừng.

Đai châu Thái có lá thường ngắn, bản lá rộng và xếp rất khít nhau. Đai châu rừng thường có ít lá đẹp và rất nhiều vết xước trong quá trình khai thác và vận chuyển, chính vì thế đai châu rừng khi mới mua về thường xấu hơn đai châu Thái. Đai châu rừng thường có lá dài, bản lá nhỏ, lá thường có màu sáng màu do tiếp xúc với môi trường nhiều ánh nắng chứ không như đai châu Thái lá xanh mướt từ đầu đến chân. . Đai châu thái có lá xếp khít nhau nên chúng ta khó nhìn thấy thân của chúng, đai châu rừng lá thưa hơn nên để lộ phần thân rất dễ nhận biết.

Đai châu Thái khi mua về thường được trồng trong một chiếc chậu nhựa màu đen hay được ghép vào một miếng gỗ nho nhỏ, mỗi chậu thường từ 1 đến 2 thân. Lan đai châu rừng khi mua thường chỉ ở dạng hàng rời mà thôi, nếu bán kèm chậu thì cũng chỉ là người quen để cho.

Đai châu Thái khi mua người ta bán theo cây, đai châu rừng thường bán theo cân hoặc hàng to thì đếm lá tính tiền.

Đai châu trồng cực chậm lớn, tuy nhiên đai châu Thái có lợi thế lớn nhanh hơn đai châu rừng rất nhiều, đồng thời cho hoa sớm hơn. Với một cây đai châu Thái từ 4 đến 5 cặp lá là bắt đầu có thể cho hoa nhưng với đai châu rừng, 3-4 cặp lá lớn là cây già và có thể cho hoa tốt. Chính vì thế, nếu bạn để ý thấy cây đai châu có nhiều cặp lá xếp khít nhau cực xanh tốt thì đó 90% là đai châu thái.

Bạn có thể dễ dàng phân biệt đai châu rừng và đai châu công nghiệp bằng những hình ảnh dưới đây:

Ảnh đai châu rừng Ảnh đai châu công nghiệp

Phân biệt đai châu rừng và đai châu Thái qua mặt hoa

Đai châu Thái cho nhiều mặt hoa khác nhau với màu sắc biến thiên cực kì đa dạng như màu bò sữa, đỏ cam, trắng tinh khôi, hồng cánh sen,… Mặc dù mặt hoa khác nhau nhưng đai châu Thái vẫn có khuôn hoa và chùm bông dài như lan đai châu rừng.

Mặt hoa đai châu rừng chỉ có 1 màu trắng đốm tím mà thôi, tuy nhiên lượng chấm tím có hoa ít, hoa nhiều vẫn làm nên nhẵng mặt bông khác biệt do vùng miền:

Một số mặt hoa đai châu công nghiệp:

Lan đai châu cho hoa vào mỗi dịp Tết với thời gian chơi hoa có thể đến 1 tháng. Chính vì vậy lan đai châu được rất nhiều người ưa chuộng trồng trong vườn nhà của mình.

Châu rừng thơm hay châu công nghiệp thơm?

Có nhiều người nói rằng đai châu rừng thơm, đai châu công nghiệp thì không thơm. Tuy nhiên trên thực tế thì cả châu rừng và châu Thái đều có hương thơm đặc trưng, nhiều khi châu rừng lại không đậm mùi như châu Thái. Có lẽ dựa vào hương thơm thì đây không phải là một tiêu chí để đánh giá châu rừng hay Thái.

Trên thực tế thì châu Thái cây đẹp hơn, hoa to đẹp, nhiều màu sắc, giá không quá cao nên rất được lòng người chơi lan. Bạn vẫn nên sở hữu cả hai loại đai châu để làm phong phú cho bộ sưu tập của mình. Chúc các bạn sở hữu những giò đai châu đẹp nhất, lung linh nhất để chơi tết!

Bạn có thể thích: Cách trồng lan đai châu xanh tốt

Luồn Rừng Lùng Lan Đai Châu

Khoảng ba năm nay, cứ vào giữa tháng 11 âm lịch cho đến cuối Chạp, sau khi gặt xong vụ lúa, những người dân tộc thiểu số ở hai buôn Ma Đao, Ma Lúa thuộc xã Cà Lúi, huyện Sơn Hòa lại lên rừng kiếm lan Đai châu. Có thời điểm, người dân ở đây ăn tết thong thả nhờ loài lan rừng này. Thế nhưng càng ngày, lan Đai châu trên rừng càng hiếm…

Theo hương tìm hoa

Những năm gần đây, “phong trào” cuối năm lên núi kiếm lan Đai châu phổ biến ở nhiều nơi tại Phú Yên, từ miền ngược đến miền xuôi, song nơi nổi tiếng nhất vẫn là buôn Ma Đao của xã Cà Lúi, một địa phương núi giáp núi giữa Phú Yên với Gia Lai. Nói nổi tiếng bởi vài năm trước, thời điểm khởi đầu cho “nghề” hái phong lan rừng, ban ngày, cả buôn Ma Đao rủ nhau “đi núi” hái lan rừng. Ông Ma Nhon, 58 tuổi, một trong những người “săn” lan tai trâu giỏi nhất ở buôn Ma Đao. Nghe tôi xin theo một chuyến để tận mục sở thị việc kiếm lan rừng, Ma Nhon đồng ý dù ái ngại cho tướng tá hơi… phì nhiêu của tôi so với cái sự vất vả luồn rừng.

Chúng tôi cùng lên ngọn núi Chư Mrôn. Ma Nhon cho biết, theo kinh nghiệm của ông, lan Đai châu ít sinh trưởng ở đỉnh núi, mà thường ở triên núi. Nhưng ngặt nỗi đường đi không có, dù là một con đường mòn nho nhỏ, nên chúng tôi phải luồn rừng. Tôi cứ theo chân của Ma Nhon mà bước. Ngoài bìa rừng đi còn dễ, khi vào sâu hơn thì khó khăn hơn bởi nhiều khi phải vượt qua những bụi rậm có gai, đất rừng sau những cơn mưa lớn cũng khó đi hẳn vì trơn.

Ma Nhon cho hay: “Đi kiếm lan rừng cũng như đi… mò kim dưới suối bởi không biết đâu là điểm đến. Cứ đi và nhìn nghiêng nhìn ngửa, hên thì gặp lan, còn không thì đem cái bụng với cái bao lép kẹp mà về. Bởi vậy, phải đến những nơi người ta chưa đến thì cơ hội tìm thấy lan Đai châu càng lớn. Nhưng thường vào mùa này, một số lan Tai trâu đã nở sớm, tỏa hương thơm lắm. Nếu phát hiện mùi thơm thì đi theo hướng đó, thể nào cũng gặp lan” – Ma Nhon nói.

Đi gần một tiếng đồng hồ, trong khi tôi bùng tai vì mệt, Ma Nhon vẫn luôn căng mắt nhìn lên những cây lành ngạnh, cây hương thông – hai loài cây ông cho biết là lan Tai trâu “ưa” mọc vì chúng có thể sinh trưởng tốt trên lớp bì dày nhưng dễ mục của những loại cây này. Phổng mũi theo chiều gió để hít cũng không phát hiện được mùi thơm lan rừng. Nhai vốc cơm trưa, Ma Nhon bộc bạch rằng rất nhiều lần ông luồn rừng cả ngày nhưng không kiếm được nhành lan nào. “Mấy năm qua, dân làng mình đi hái lan nhiều quá khiến chúng không kịp lớn. Có người chặt luôn cả gốc, rễ nên lan không sinh sôi như trước nữa. Để khỏi mất ngày công, mình thường chặt dây mò o về để Mí Nhon đan gùi, một cái gùi bán cũng được 50.000 đồng” – Ma Nhon nói.

Trên đường về, tình cờ Ma Nhon thấy một chiếc lá lan Đai châu khô rụng dưới một gốc cây lành ngạnh, ông ngước nhìn lên, phát hiện được một cây lan đang nằm giữa chạc ba. Ma Nhon leo lên, dùng rựa khéo léo rạch lấy nhánh lan chừng 2kg, nhưng chỉ có lá và rễ chứ chưa có vòi hoa nào…

Lan Đai trâu trên rừng ngày càng hiếm

Theo lời ông Ma Bren, trưởng buôn Ma Đao, ba năm trước, người người ở buôn của ông ban ngày bỏ việc để lên rừng tìm lan. Người ta không chỉ đi những núi gần ở Cà Lúi, mà còn đến những dãy như Cà Te, Thuôn K’Nhe, suối K’Rai… nằm giáp tỉnh Gia Lai. Nơi càng có độ ẩm cao, cây cổ thụ nhiều thì lan Đai châu càng nhiều. Hồi đó, một người một ngày có thể kiếm được trên dưới 10kg lan, đem về bán cho một chủ thu mua tại buôn với giá 30.000 đồng/kg. Nhiều người “trúng” đến mức phải xâu từng chuỗi lan lại, chặt cây rừng gánh về buôn. Anh Nguyễn Ngọc Sơn ở buôn Ma Lúa, người thường thu mua lan Đai châu của người dân ở Ma Đao, Ma Lúa cho biết: Ba năm trước, một ngày có khi người ta bán cho tôi vài tạ lan Đai châu. Những người như Ma Tí, Ma Nhon, Ma Noen, Oi Dam… thường mỗi ngày kiếm được từ 10 đến vài chục ký. Nhưng hai năm nay, lượng lan Đai châu được người dân đem về đây bán ít lắm, có thể nói là hiếm, giá cũng tăng, khoảng 40.000-50.000 đồng/kg. Bây giờ, có ai dưới xuôi đặt thì họ mới cất công đi tìm, vì phải đi rừng rất xa.

Phó Chủ tịch UBND xã Cà Lúi Kpá Y Vương cho biết, vì lan Đai châu cho người dân ở những buôn làng khó khăn một nguồn thu nhập đáng kể vào dịp tết nên chúng tôi dù có tuyên truyền, ngăn cấm cũng không hiệu quả được. Xã cũng nhiều lần yêu cầu bà con không nên chặt tận gốc lan Đai châu để chúng còn đẻ lại cây con, song nhiều người vẫn chặt tận gốc vì muốn tăng thêm trọng lượng lan khi cân bán… “Bây giờ thì lan Đai châu hiếm rồi, nên phong trào lên núi hái lan cũng chìm dần, ở Ma Đao cũng chỉ vài người đi rừng thường xuyên mới kiếm được loại lan này” – ông Kpá Y Vương nói vậy.

Theo giới sành lan, phong lan Đai châu có tên khoa học là Rhynchostylis Gigantea, còn được gọi dưới nhiều tên khác nhau: lan Ngọc điểm, lan Nghinh xuân, lan Lưỡi bò, lan Me, lan Tai trâu. Loài lan này thường ở cao độ thấp, nhưng ở vùng nóng thì xuất hiện nhiều hơn. Hoa phong lan Đai châu có màu trắng, trên cánh hoa điểm lấm tấm những chấm tím, vừa mang vẻ đẹp hoang dại của rừng, vừa có nét kiêu sa độc đáo. Mỗi cây lan Đai châu thường có hai vòi hoa, nhưng cũng có cây có 3-4 vòi, mỗi vòi dài khoảng 15-30cm, dày đặc hoa. Lan Đai châu còn cho mùi thơm rất lạ – một ưu điểm mà những loài lan ngoại phải ganh tị. Mỗi năm, lan Đai châu chỉ nở một lần vào dịp đầu xuân. Người ta nói lan Đai châu là một loài lan “hương sắc vẹn toàn”!

Theo ông Kpá Y Vương, Phó Chủ tịch UBND xã Cà Lúi, những người địa phương cho rằng sở dĩ có tên gọi lan Tai trâu là bởi lá của loài phong lan này to, dài như cái tai con trâu. “Hơn nữa, đồng bào mình cứ thứ gì to, mạnh thì gọi là “trâu”, như trái sim trâu, mạnh như trâu…” – ông nói. Ông cũng cho biết, lan Tai trâu là loài dễ trồng, chỉ cần cột vào thân cây nào đó hoặc cho vô chậu, bỏ vài viên than củi, thêm ít cây mục, giữ ẩm tốt, treo ở nơi có ánh sáng xiên là phát triển tốt.

Lan Đai châu cái tên này bắt nguồn có lẽ từ những bông hoa thơm ngát nở mỗi khi Tết đến Xuân về, hoa trải dài như một chuỗi ngọc nên mới gọi là đai châu. Còn gọi là lan Nghinh xuân với người miền Trung vì khi hoa nở cũng là lúc báo hiệu mùa xuân về. Ngoài ra còn được gọi với tên Lan Me vì ở trong miền Nam cây này có mọc trên những cây me cổ thụ lâu năm. Cái tên Đai Trâu hay Tai Trâu chẳng qua do người nghe nhầm hoặc hiểu nhầm mà có

Theo Nguyễn Quốc Khương (Báo Phú Yên)

Lan Ngọc Điểm Rừng (Nghinh Xuân, Đai Châu)

Ngọc điểm có tên khoa học là Rhynchostylis gigantea là một loài lan rừng thường được trồng phổ biến nhất, ra hoa vào dịp Tết nên được gọi là Nghinh xuân. Nghinh xuân hay Đai châu hay Ngọc điểm là loài lan có thể chia ra 3 nhóm tùy theo màu của hoa: trắng tuyền, đỏ tuyền, trắng có điểm tím (thường gặp nhất).

Vì có rễ lớn nên trồng ngọc điểm với chất trồng thật thoáng, trồng trong chậu đất không tốt bằng trồng trong giỏ gỗ hay khúc gỗ.

Nước tưới phải sạch, không dùng nước cứng. Không nên dùng phân chuồng.

1 Xử lý cây từ rừng về:

Phân loại lớn nhỏ sau đó cắt bỏ những lá hỏng và rễ hỏng) Xử lý nấm virus (bằng Kasumin 2L, Ridomil Gold, Afamil,…. có thể mua tại các quầy thuốc thực vật và phun theo đúng tỷ lệ trên nhãn của sản phẩm) Ngâm cây vào dung dịch,(nên ngâm nước một ngày với công thức: 1 thìa súp đường, 1 thìa cà phê phân bón 30-10-10, 10 + 1 viên thuốc tránh thai + 20 lít nước: Khuấy cho đều, ngâm cây trong 4 giờ, lấy ra để cho ráo nước. Buộc 3 đến 5 cá thể lại với nhau rồi treo ngược (ngọn xuống dưới gốc phía trên. luu ý: Che mưa cẩn thận tránh bị thối hàng loạt do cây mới hái có nhiều tổn thương.) Để khoảng 15 – 25 ngày trước khi bắt đầu ghép cây vào cội : Phun thuốc trị bệnh và sau 7 ngày thì phun phân để phục hồi bộ rễ

Ghép cây vào cội: ( chú ý mặc lưng -bụng có ảnh hưởng đến sự phân bố chồi hoa sau này).Luôn nhớ lan Ngọc Điểm thường mọc trên cây cao rất thoáng gió cho nên không ưa không khí tù hãm vì thế rễ cây không được ẩm ướt suốt ngày. Lan cũng không ưa bị quấy nhiễu hay thay chậu, cho nên cách trồng tốt nhất là cột vào miếng gỗ, miếng ngói hay vỏ cây hay trồng trong giỏ để phơi rễ ra ngoài

3 Các thời kỳ phát triển

Giai đoạn1: 1-3 tháng sau ghép: cần nhiều dưỡng chất để phát triển bộ rễ, nhiều đạm. Phun thuốc phòng trừ bệnh theo đinh kỳ và luân phiên thay đổi. Che ánh sáng 65- 70% Giai đoạn 2: 9 tháng sau ghép: Giai đoạn này cây xuất hiện 1 số bệnh (cần theo dõi vườn thường xuyên), phun phân và thuốc theo định kỳ. Giai đoạn 3: 15 tháng sau ghép: phun phân và thuốc theo định kỳ. Giai đoạn 4: trên 18 tháng: Cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất và thành phần khác cho cây

4 cách bón phân và chăm sóc

Ánh sáng: Tránh ánh sáng trực tiếp vì dễ làm cây bị cháy lá. Nhiệt độ: phát triển tốt nhất là 20 – 30 độ C. Nên tưới nước 1 lần/ngày, thường là vào buổi sáng và chiều mát để giữ cho cây có độ ẩm thích hợp. Khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột thì không nên tưới ngay mà để cách 1 – 2 ngày sau để cho cây thích hợp với môi trường mới. Cứ 7 ngày thì tưới phân một lần với liều lượng quy định vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Nên tưới qua nước một lần, sau đó 10-15 phút thì tưới phân để cây hấp thụ tốt hơn. Với cây lan con hoặc cây mới ghép nên dùng phân NPK: 30-10-10. Lan trưởng thành dùng NPK: 20-20-20. Khi thấy cây nhú hoa thì dùng NPK: 6-30-30 để cho hoa mập hơn, bền và tươi hơn. Hằng tháng nên phun thuốc phòng sâu bệnh, nấm.

-Mùa đông, nếu nhiệt độ dưới 10 độ C, cây không phát triển, nụ sẽ bị hỏng, vì vậy cần chuyển cây đến chỗ ấm hơn hoặc có biện pháp che chắn. -Lan ngọc điểm có thời gian nghỉ từ 1-2 tháng sau khi ra hoa, vì giai đoan nghỉ cây không cần cung cấp dưỡng chất, nếu như không chú ý thì có thể gây lãng phí phân và dưỡng chất và có hệ lụy đến sau này. (cây nghỉ bắt đầu từ tháng 2 al đến hết tháng 3 al).

5 Thời kỳ ra Hoa

Tháng 11 âm lịch: Chồi non của lan Ngọc Điểm 1 -2 cm Giai đoạn này cần theo dõi sự phát triển của chồi hoa, đồng thời, theo dõi bệnh, nấm, nhện, kiến…. Thông thường Ngọc điểm nở hoa vào cuối mùa đông hay đầu mùa xuân và vào dịp Tết Nguyên Đán. Khi thấy lan ra nụ, hãy phun nước hoặc tăng thêm độ ẩm hoặc tưới sơ qua. Muốn lan nở sớm hơn hãy tăng thêm nhiệt độ hay là mang vào trong nhà để dưới ánh đèn, nhưng cần thoáng gió và độ ẩm. Nếu muốn lan chậm nở hãy mang vào chỗ rợp mát, vào phòng lạnh hoặc để nước đá ở gần, nhưng đừng cho vào gốc hay để rễ chạm vào.

Cách Chăm Sóc Lan Đai Châu Rừng Ra Hoa Đúng Tết

Cách chăm sóc lan đai châu khá quan trọng. Không chỉ quyết định tới sức sống của cây mà còn ảnh hưởng tới khả năng ra hoa. Khó nhất là làm sao ra hoa đúng tết để có thể vừa đẹp trưng bày hoặc kinh doanh. Vì thế mà người nuôi chăm sóc cần nắm rõ đặc điểm của lan đai châu để có thể có chế độ chăm sóc phù hợp nhất.

Đai châu còn được gọi là hoa lan ngọc điểm wiki hoặc tên khoa học là Rhynchostylis gigantena wiki tiếng Anh

Cách chăm sóc lan đai châu như thế nào?

Sẽ có sự chăm sóc khác biệt giữa lan đai châu rừng và lan đai châu giống nuôi công nghiệp hoặc cấy mô. Vì bản chất sinh ra chúng khác nhau nên khác biệt một chút về lúc đầu. Còn về sâu thì hoàn toàn giống nhau về khí hậu cũng như nhiệt độ, độ ẩm.

Cách chăm sóc lan đai châu rừng

Lan đai châu rừng đa số là lan được bóc tách và sưu tầm tại rừng sâu. Vì thế mà sức sống của chúng cũng mãnh liệt hơn so với lan đai châu công nghiệp. Hơn thế nữa việc vận chuyển về cũng gặp những vấn đề về dập nát, gãy. Không xử lý và chăm sóc cẩn thận có thể sinh ra nhiễm khuẩn, nấm gây thối ngọn, vàng lá.

Nếu như lan đai châu rừng trực tiếp bóc tách từ rừng chưa thuần thì cần xử lý kỹ càng. Đầu tiên là làm sao để chúng thích nghi với khí hậu của khu vực mình đã. Kinh nghiệm của mình trước tiên để chúng vào chỗ râm mát tầm 1-2 ngày cho nó cá hồi lại. Sau đó là tiến hành trồng đúng kỹ thuật như loại bỏ các rễ già, lá đứt gãy. Ngâm với dung dich atonik và B1 để kích thích ra rễ. Chi tiết về cách trồng lan đai châu rừng xem tại đây.

Nếu như lan đai châu rừng của bạn là hàng đã thuần được 1-2 năm và tương đối xanh tốt thì dễ hơn cả. Việc của bạn là chỉ việc mang về trồng cực đơn giản. Do đã được thuần nên chúng sống khỏe, không bị thui chột khi trồng. Kết hợp với cách chăm sóc phù hợp với điều kiện nhiệt độ, ánh sáng dưới đây nữa là phù hợp.

Cách chăm sóc lan đai châu công nghiệp cấy mô

Loại lan đai châu này hay còn gọi là đai châu Thái. Chúng được sinh ra bằng phương pháp cấy mô công nghiệp. Thường được trồng sẵn trông chậu nên sức sống khá tốt. Tuy nhiên do môi trường trong lồng vườn nuôi với nhiệt độ độ ẩm ổn định nên cần chế độ chăm sóc gần tương ứng. Nên chú ý để nhiệt độ ổn định, nhiều ánh sáng nhưng không trực tiếp. Ưa ẩm nhưng không để úng ngập. Tốt hơn hết nên để vị trí thoáng gió là tốt nhất.

Sau khi đã trồng lan đai châu đúng cách và ra rễ thì việc tiếp theo là các điều kiện khí hậu, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm. Làm sao để chăm sóc lan đai châu ra hoa đúng dịp tết mới là khó.

Cách chăm sóc lan đai châu ra hoa đúng tết

Để lan đai châu ra hoa đúng dịp tết cần nắm rõ thời gian nghỉ của cây và thời điểm từ nụ nhú sang hoa. Như chúng ta đã biết thì đai châu có thời gian nụ khá lâu từ 3 cho tới 4 tháng. Như vậy thì chúng ta cần đảm bảo thời điểm ra nụ của cây rơi vào khoảng từ 9-10 dương lịch tương ứng với tháng 8-9 âm lịch.

Như vậy khoảng thời gian từ thời gian nghỉ sau khi cho hoa sau tết tới khoảng tháng 4-5 cần đảm bảo các yếu tố phân bón và thời gian chiếu sáng.

Sau thời gian nghỉ sử dụng phân NPK 30-10-10

Cuối năm sử dụng NPK 10-20-30 hoặc NPK 6-30-30 tăng hàm lượng kali cho cây.

Tháng cuối 12 thì không nên bón gì nữa chỉ tưới cây là đủ.

Chú ý cường độ ánh sáng khi giảm bớt lưu lượng ánh sáng. Đặc điểm của thời tiết giáp tết là ngày ngắn đêm dài. Vì thế lượng ánh sáng thời gian 1 ngày cũng ít đi.

Tuy nhiên theo nhiều ý kiến của những người chơi lan kỳ cựu thì đa số các loại lan đai châu rừng vẫn ra hoa đúng tết mà không cần tác động gì cả. Hãy để chúng tự nhiên phát triển tốt nhất và phải làm sao để môi trường sống giống với tự nhiên và lực phải khỏe.

Ngoài ra cũng không nên cố ép lan đai châu ra hoa đúng tết. Mà chúng còn phụ thuộc vào lực của cây. Cây có khỏe thì mới ra hoa và phục hồi được. Cây yếu chúng ta nên mạnh dạn loại bỏ nụ hoa để cây đủ lực phát triển.

Cách chăm sóc lan đai châu mùa đông

Mùa đông đến thì không chỉ đai châu mà nhiều loại lan khác cũng rất dễ bị thối lá, vàng lá. Nguyên nhân 1 phần là nước không đủ khiến chúng vàng lá. Ngoài ra khi cố tưới nước thì có thể bị ứ đọng gây thối. Vì thế khi tìm cách chăm sóc dòng lan ngọc điểm vào mùa đông cần chú ý.

Nhiệt độ đảm bảo nhiệt độ lý tưởng của chúng từ 16-22 độ.

Mùa đông cũng nên hạn chế tưới nước hoặc số lượng ít. Tránh bị nước ứ đọng gây thối rễ thối lạ. Nếu trời đá chiều thì không nên tưới nước nữa.

Phân bón cũng tạm ngưng để đảm bảo cây có thể ra hoa đúng dịp tết.

Khi cây gần ra hoa đúng tết thì tăng thêm phân bón hàm lượng kali để bổ xung dinh dưỡng vào mùa nghỉ.

Cách chăm sóc lan đai châu sau tết

Thời điểm sau tết là khi cây đã ngừng cho hoa hoặc hoa đã tàn. Cần nhanh chóng cắt bỏ những cành hoa này để cây giữ lực cho bản thân chúng trong mùa nghỉ. Đây là thời điểm cây bắt đầu mùa nghỉ nên không cần chăm sóc quá đặc biệt. Chỉ cần tưới nước cho cây là quá đủ trước khi bắt đầu vào mùa phát triển đầu hè.

Mùa nghỉ lan đai chau bắt đầu sau tết từ tháng 2 cho tới cuối tháng 4. Chịu khó tưới nước 1 lần/ngày là quá đủ. Nói chung đây là thời điểm chăm sóc lan đai châu khá nhàn.

Chăm sóc lan đai châu chú ý điều gì?

Nắm rõ đặc điểm lan đai châu thì việc chăm sóc sẽ dễ hơn rất nhiều. Nó giống như biết được tính cách, sở thích của một người thì việc cưng chiều trở nên đơn giản hơn.

Độ ẩm chăm sóc lan đai châu

Đây là giống lan ưa ẩm nhưng lại không thích bị ngập úng. Vì thế hãy đảm bảo tưới đủ nước cho lan nhưng không để giá thể, chậu trồng ngập úng nước. Kéo dài có thể gây vàng lá, rụng lá hoặc thối ngọn.

Chú ý độ ẩm trong khoảng từ 70-80% vào mùa hè và khoảng 50% vào mùa đông là tốt nhất. Vì thế mà chúng ta cần phải tưới đảm bảo cho chúng theo từng mùa , nhiệt độ, độ thông thoáng. Đặc biệt vào mùa khô có thể tăng thêm lần tưới.

Kinh nghiệm của tôi là thường tưới vào buổi sáng sớm hoặc tối dạng phun sương. Nên chú ý tới giá thể vì mỗi loại giá thể lại có những chế độ giữ nước khác nhau. Giữ nước tốt là xơ dừa, dớn và kém hơn là gỗ, gỗ lũa.

Ánh sáng

Đai châu rất ưa sáng và phải luôn phục vụ nguồn ánh sáng từ 60% cho tới khoảng 70%. Không nên để chúng nhận trực tiếp ánh sáng mặt trời dễ bị thối lá, vàng lá. Vì thế nên tìm cách giảm liều lượng ánh sáng xuống bằng cách sử dụng lưới vườn lan chuyên dụng. Kinh nghiệm của mình sử dụng 2 lớp lưới vào mùa hè để giảm cường độ ánh sáng và 1 lớp lưới vào mùa đông.

Ánh sáng đủ sẽ giúp lá lan to bản, dày, ngắn và màu xanh ngắt.

Ánh sáng thiếu lá dài, thuôn tròn, bẹ lá không xếp sát nhau, màu xanh nhạt

Anh sáng thừa lá bị vàng, héo và dễ rụng.

Nhiệt độ chăm sóc lan đai châu

Nhiệt độ cũng là yếu tố quan trọng trong cách chăm sóc lan đai châu rừng và công nghiệp. Chúng quan trọng ảnh hưởng tới hầu hết các loại lan trên thế giới. Nhiệt độ có ổn định thì mới sinh trưởng và phát triển được. Đặc biệt là quá trình làm lan đai châu ra hoa đúng tết.

Nên nhớ rằng phân bố của chúng thuộc vùng Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Nơi đây khí hậu tương đối khắc nghiệt với thời tiết nhiệt độ cao. Vì thế mà đai châu có thể chịu đựng được nhiệt độ lên tới 32 cho tới 35 độ. Ngưỡng của hoa lan thông thường chỉ khoảng từ 30 đôạ trở xuống. Vào mùa đông thì nhiệt độ lý tưởng của chúng khoảng từ 16 cho tới 22 độ.

Chế độ thông thoáng

Đai châu là loại lan ưa thích sự thông thoáng cao độ. Vì thế mà cần biết cách chăm sóc lan đai chuẩn. Chúng cần đảm bảo không khí thông thoáng với lưu lượng tốt. Sự thông thoáng cao cũng sẽ hạn chế tình trạng ứ đọng nước trên lá, giá thể. Hãy đảm bảo nơi trồng lan đai châu đạt được sự thông thoáng cần thiết.

Chế độ phân bón

Khi lan đai châu đã ra rễ ổn định thì việc bổ xung phân bón là chuyện nên làm. Chú ý là để rễ ổn định thì đầu rễ có màu xanh nhé, lá cũng bắt đầu phát triển. Sử dụng các loại phân NPK 30-10-10 vào xuân hè và NPK 10-20-30 vào cuối năm.

Vào mùa nghỉ sâu khi ra hoa xong ta không nên bón cho cây. Thời gian nghỉ là từ tháng sau tết cho tới khoảng tháng 4.

Vào tháng 12 giáp tết cũng không nên bón phân nữa. Đảm bảo cho hoa lan đai châu nở đúng dịp tết.

Cây bắt đầu ra nụ vào khoảng tháng 8-9 thì sử dụng phân NPK 6-30-30 hoặc 10-20-20. Thời gian từ thời điểm nụ cho tới ra hoa khoảng từ 3 cho tới 4 tháng.

Trước khi hoa nở cho tới khi hoa tàn bắt đầu vào mùa nghỉ nên bổ xung hàm lượng phân NPK hàm lượng kali cao. Chúng sẽ giúp cây tích lực trong mùa nghỉ để sinh trưởng trong mùa hè.

Cách chăm sóc lan đai châu không sâu bệnh

Đai châu thuộc dòng lan có sức chống chịu khá trâu bò nên cũng tương đối ít bệnh. Những loại nấm chỉ thực sự gây hại khi các bộ phận lá hoặc thân bị vàng hoặc tác động gây xước, gãy.

Sử dụng Ridomil Gold , Booc Đo , Tilt Super phun theo định kỳ và luân phiên để tránh chúng có thể nhờn thuốc. Kết hợp với việc phòng chống các loại ốc sên, nhện, kiến… Khi thấy lá cây có hiện tượng sâu bệnh nên mạnh dạn cắt luôn để tránh lây lan.

Chú ý nên phun thuốc phòng nhiều hơn vào mùa khô. Đây là thời điểm mà chúng ta tưới nhiều và nếu không xử lý khô kịp thời có thể sinh ra thối lá do đọng nước. Vì thế không nên tưới vào mùa khô khi trời chiều và đã gần tối.

Với những chia sẻ của Huyền Vinh Orchid hy vọng các bác đã có thêm kinh nghiệm và biết cách trồng lan đai châu rừng, giống hoặc các thời điểm ra hoa, sau tết. Nếu cần thêm sự trợ giúp hãy comment xuống bên dưới nhé