1. Cây lan của bạn sẽ ra sao khi ít rễ, rễ nhỏ, thân gầy, lá mỏng?
Thân của phong lan có 2 dạng: dạng nằm ngang hay còn gọi là giả hành – thân giả hành đối với loài đa thân và thân thẳng đứng đối với dòng đơn thân (trừ một số loài của giống Dendrobium và Epidendrum vừa có giả hành vừa có thân. Là cơ quan dự trữ nước và chất dinh dưỡng. Mầm hoa và mầm lá đều mọc từ phần gốc của bộ phận thân rễ. Bạn có thể thử tưởng tượng, thân lan nhỏ và yếu ớt sẽ ra sao? Thân sẽ không đủ sức để nâng đỡ, dễ đỗ ngã, thân nhỏ chất dinh dưỡng dự trữ ít phát hoa mọc ra sẽ nhỏ, hoa nở ra không bung sắc.
Lá lan là một phần quan trọng không kém cạnh rễ và thân. Sở dĩ cây lan có thể chịu được sự khô hạn, khắc khiệt của thời tiết là do lá lan rất dày và cứng nên hạn chế sự mất nước của cây. Khí khổng của lan nằm ở phần dưới lá và chỉ mở vào ban đêm để hạn chế tối đa thoát hơi nước. Đồng thời lá lan to, đẹp thì càng tăng tính thẩm mỹ và giá trị của cây lan.Nếu lá lan mỏng và yếu ớt thì rất dễ bị tổn thương, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu nước và chất dinh dưỡng cho cây. Tạo điều kiện cho các loài nấm bệnh xâm nhập.
Qua phân tích trên chắc hẳn bạn đã hiểu được tầm quan trọng của việc chăm sóc phong lan rễ to, thân mập, dày lá đúng không?
2. Vậy làm sao để chăm sóc phong lan rễ to, thân mập, dày lá?
Phong lan rễ to, thân mập, dày lá khi các nhu cầu của nó được đáp ứng tối ưu nhất. Cùng với việc chăm sóc đúng cách cây lan của bạn chỉ viêc nằm đó, ăn rồi lăn ra mà thôi 🙂
Ngoài các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, độ thông thoáng hay lượng nước tưới thì yếu tố phân bón vô cùng quan trọng quyết định đến chất lượng của rễ, thân, lá. Cung cấp đầy đủ cho lan là một chuyện nhưng lan có hấp thụ hay không lại là chuyện khác. Như vậy, bón phân cho lan dựa theo nguyên tắc 3Đ đó là “đều – đủ- đúng”
Bón phân đều: dựa vào từng giai đoạn phát triển của lan mà có chế độ tưới phân thích hợp. Tuy nhiên, việc tưới phân phải duy trì đều đặn đặc biệt trong thời kì sinh trưởng của lan. Mấy tuần hay mấy tháng tưới một lần, tuần này tưới ít, tuần sau tưới nhiều hơn để bù lại như vậy sẽ không tốt cho lan. Việc bón phân bị ngắt quãng, không đều sẽ ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng mà cây hấp thụ. Từ đó cây chỉ duy trì sự sống chứ không làm rễ to, thân mập, dày lá.
Theo khuyến cáo vào thời kỳ sinh trưởng của cây bạn nên cho cây ăn phân từ 2 đến 3 lần/ tuần là tốt nhất.
Bón phân đủ. bạn bón phân đều đặn cho cây nhưng không cung cấp lượng phân nó cần thì cũng không có tác dụng nhiều. Phân pha với nồng độ quá loãng, hàm lượng dinh dưỡng ít. Còn bón phân với nông độ quá cao thì sẽ làm cho cây bị ngộ độc, dẫn đến cháy lá, cháy rễ làm cây bị chai đi cây chậm phát triển.
Như vậy trước khi sử dụng phân bón cho lan, phải đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trên bao bì, nhãn mác và tuân thủ theo đúng chỉ dẫn, để tránh tác hại đáng tiếc xảy ra.
Bón đúng phân: bón phân đều và đủ nhưng không đúng phân thì cũng thành số không hoặc số âm. Vì sao? ví dụ bạn muốn cây phát triển thì bón phân có chỉ số đạm cao không nên bón lân và kali, còn muốn thân to, lá dày mà đem bón phân đạm với Canxi thì tất nhiên sẽ không có tác dụng gì cả. Bởi vì sao?
Đạm (N): cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sự hình thành thân, lá, rễ là một nguyên tố giúp cây tăng trưởng. Giúp lá xanh mướt, thân mập, rễ mập mạp. Tuy nhiên, nếu sử dụng phân đạm đơn thuần thì sẽ làm cây yếu ớt, mềm, không ra hoa. Sư yếu ớt này là tiền đề cho thu hút các loại sâu hại
Canxi (Ca): có vai trò kích thích rễ cây phát triển, giúp hình thành các hơp chất tạo nên màng tế bào, làm rễ cây cứng cáp hơn, giúp rễ cây tự tin đâm xuyên mọi địa hình. Nếu thiếu canxi rễ sẽ không phát triển.
Magie (Mg): là thành phần của điệp lục có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp, giúp cho thân, lá xanh tốt khỏe mạnh. Ngoài ra Mg cùng với kali giúp vận chuyển chất dinh dưỡng từ rễ lên thân và lá, giúp thân lan mập lá dày cứng cáp.
Như vậy, muốn cây lan có rễ to, thân mập, dày lá thì khi bón phân bạn phải áp dụng quy tắc 3 đúng kể trên thì mới đem lại hiệu quả cao nhất.
3. Sử dụng phân gì để rễ to, thân mập, dày lá?
Mỗi nguyên tố có một vai trò khác nhau trong chu kỳ sống của cây. Nếu bạn muốn cây có rễ to, thân mập, dày lá thì không thể nào nay dùng chất này mai dùng chất khác. Rất tốn công mà không đem lại hiệu quả cao. Cách tốt nhất nên kết hợp các nguyên tố này lại với nhau để tạo nên công thức kỳ diệu, đánh đâu thắng đó.
Muốn rễ to, mập thì bạn phối Đạm (đạm cá vi sinh) + Canxi. Để cây hấp thụ thì bạn nên chọn đạm cá vì đạm ở dạng axit amin lan rất dễ hấp thụ và khi phối trộn giữa đạm cá vi sinh (được ủ lên men) cùng với canxi sẽ dễ hòa tan không bị kết tủa.
Muốn mập thân, dày lá: Đạm (đạm cá vi sinh, sinh học) + Mg. Khi Mg vận chuyển thức ăn lên ngọn kèm theo đạm hữu cơ và nhiều khoáng chất giúp cây thân mập, dày lá.
Nguyên tắc kết hợp này đã có rất nhiều nghệ nhân chơi lan, nhà vườn kinh doanh áp dụng thành công nhưng ít ai chia sẽ đến bạn. Chợ phân thuốc hi vong rằng sau khi đọc xong bài viết này giấc mơ về cây lan rễ to, thân mập, dày lá không còn là quá xa tầm với của bạn nữa.
Lưu ý: Công thức trên chỉ áp dụng mùa nắng, vào mùa mưa bạn cần hạn chế sử dụng.
Xin chào! Và hẹn gặp lại các bạn ở bài viết sau!!!