Top 12 # Xem Nhiều Nhất Lan Phi Điệp Bị Vàng Lá Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Tình Trạng Lan Hồ Điệp Bị Vàng Lá

Hỏi: Em mua lan hồ điệp, người bán để trong chậu nhựa trong suốt, trồng bằng rêu, cây có 6 lá, có cành hoa đã bị cắt. Em thay chậu như sau: – Lấy hết rêu cũ, tỉa bớt rễ già, thối. – Chậu đất loại trung. – Than củi ngâm nước 2 tiếng, dớn và 1 ít rêu.

Tình trạng lan hồ điệp bị vàng lá

Thay xong em tưới nước, hằng ngày tưới 1 lần vào buổi chiều (đọc trên mạng thấy chỉ sau 3 -4 ngày mới tưới, nhưng dạo này thời tiết nóng nên em tưới liền), chưa bón phân, che nắng khoảng 70-85%, em còn tưới nước dưới đất để có độ ẩm cho cây. được hơn 10 ngày thì lá dưới cùng của cây có 1 vùng khoảng 2/10 lá bị úa, héo càng ngày càng rộng ra. Các lá còn lại nhìn yếu yếu, hơi vàng.

Các anh giúp em với, em đang mù chữ về lan nên không biết khắc phục ra sao.viruscuoi

Trả lời: Mình cũng từng chơi vài trăm giò lan(jờ bỏ rồi,mê bonsai hơn) có chút kinh nghiệm mong giúp đc bạn. Bạn nói 2/10lá bị héo,cụ thể là héo ntn?héo từ đỉnh lá héo vào hay héo đều nguyên chiếc lá?. Dù sao với cách che nắng 75%mà lại tưới vào buổi chiều là ko an toàn bạn ah,đb với lan hồ điệp.

Vì như thế cây sẽ thiếu nc vào giữa trưa và ko kịp khô ráo vào ban đêm–>dễ úng hoặc bị nấm gây thối rễ,nhũn lá…với đk che nắng tốt bạn nên tưới cây 1 lần lúc10h sáng hoặc 2lần lúc 8h và 14h(miễn sao sờ tay vào thành chậu bất cứ lúc nào trong ngày cũng thấy mát là đc). mua thêm it B1tưới dưỡng cây nha bạn.mình nghĩ có lẽ cây của bạn bị sốc khi thay từ chậu rêu sang hỗn hợp than-dớn đó. Chút suy nghĩ nông cạn của e,mong các bác chuyên về phong lan củng cố hoặc nếu thấy ko đúng thì chỉnh lại dùm để giúp bạn ấy cứu cây lan.

Nguyên Nhân Nào Khiến Lan Hồ Điệp Vàng Bị Vàng Lá?

Mỗi dịp tết đến xuân về hay vào các dịp đặc biệt, lan hồ điệp vàng luôn được nhiều người săn đón và ưa chuộng bởi hoa nở màu đẹp và lâu tàn. Tuy nhiên, việc chăm sóc lan hồ điệp sau khi mua về trồng không hề đơn giản. Và tình trạng lan hồ điệp vàng bị vàng lá xuất hiện khá phổ biến. Việc này có thể là do bạn vừa thay chậu. Hoặc bạn vừa di chuyển chậu lan hồ điệp vàng của bạn đến một nơi mới, nó có thể không thích môi trường mới…

Khảo sát cho thấy, nhiều nguyên nhân gây nên bệnh vàng lá lan hồ điệp vàng, thối lá cho hoa lan. Trong đó các nguyên nhân chính chủ yếu là khâu chăm sóc hoa lan hồ điệp không đúng cách và hợp lý, phổ biến nhất là nơi điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm không thích hợp… dẫn đến tình hoa lan bị vàng lá thối lá, để chữa trị nhanh chóng nhất thì trước tiên cần xác định đúng nguyên nhân. Lan hồ điệp vàng bị vàng lá là một trong những dấu hiệu cho thấy tình trạng sức khỏe của hoa lan đang có vấn đề.

Đặc tính của lan hồ điệp vàng là ưa ánh nắng mặt trời nhưng nếu bạn trồng ở vị trí có quá nhiều ánh sáng thì thực sự không hẳn là một điều tốt cho cây. Tiếp xúc liên tục và trực tiếp với ánh sáng mặt trời sẽ khiến cho lá của hoa lan bị mất nước, nhất là vào mùa nắng nóng rất dễ làm lan hồ điệp vàng bị vàng lá, thậm chí là khô và cháy lá.

Cần phải có giàn chắn nắng cho lan hồ điệp

Các loài lan đều ưa thích ánh sáng nhưng nếu nhiệt độ quá nóng không thích hợp cho lan. Nhiệt độ cho cây là một trong những lưu ý khi bạn muốn chăm sóc hoa lan hồ điệp vàng phát triển khỏe mạnh. Nếu nhiệt độ quá thấp sẽ ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng của cây, khiến cho cây còi cọc, yếu ớt và khó trổ bông. Bạn nên lưu ý thiếu ánh sáng là một trong những nguyên nhân làm lan hồ điệp bị vàng lá. Thường thì nhiệt độ lý tưởng cho lan hồ điệp phát triển tốt lá xanh và luôn khỏe mạnh là khoảng từ 18-27 độ.

Tình trạng lan hồ điệp vàng lá xuất hiện nếu như lan bị tưới quá nhiều nước. Nước bị dư, tồn đọng, trong chậu sẽ khiến rễ bị úng, thối không lấy lại được dưỡng chất cho việc nuôi thân và lá nên dần dần dẫn đến hiện tượng bị vàng lá.

Chỉ nên tưới nước cho cây lan theo định kỳ từ 5 -7 ngày/ lần hoặc chỉ tưới khi thấy chậu đất đã khô thôi. Bạn cũng nên lưu ý các mùa trong năm để điều chỉnh lượng nước tưới cho cây phù hợp nhất. Ví dụ như hè nắng nóng bạn cần tưới nước thường xuyên cho cây, hàng ngày. Vào mùa mưa bạn nên hạn chế tưới nước cho cây hơn và chỉ tưới khi thấy giá thể của cây đã khô. Thời điểm thích hợp tưới cho lan là vào sáng sớm, bạn không nên tưới khi chiều muộn, cây sẽ không hấp thu được hết nước dẫn đến ứ đọng nước và thối rễ.

Để rể thông thoáng là điều quan trọng khi trồng lan hồ điệp

Cắt bỏ phần lá lan hồ điệp bị vàng, để cây vào chỗ mát, tránh mưa tuyệt đối, để khô khoảng ba ngày sau thì tưới đẫm toàn bộ chậu 1 lần. Pha phân bón B1 hoặc thuốc kích thích tăng trưởng như Atonic, K/H …thật loãng, tỉ lệ 1/2 thìa cà phê cho 20 lít nước phun sương ẩm hàng ngày. Khoảng 1-2 tuần sau, các lá non mới nhú ra khi cây đã khỏe mạnh. 1-2 tháng cây phát triển ổn định trở lại, bón phân, tưới nước bình thường.

Làm luống rộng 80cm, dài tùy khổ đất, cho vỏ đậu phộng vào dày 20cm. Hai đầu luống có thể dùng cột bê tông hay cột sắt để căng dây cáp, mỗi luống cần 3 hàng dây cáp nhỏ trên thanh ngang để định vị cho cây lan. Có thể điều chỉnh độ cao của dây cáp theo sự phát triển của lan hồ điệp vàng.

Trồng trên luống sẽ giúp cây không bị úng

Nếu cấy mô thì khi lan mô đạt khoảng 4cm cần chuyển ra ngoài. Cây mô rửa sạch để trên miếng lưới hay rổ kê trên chậu nước để giữ mát cho cây con. Giai đoạn trồng chung trên giàn lấy xơ dừa bó xung quanh cây lan cấy mô, dùng dây thun cuống lại rồi đặt lên giàn. Sau khi trồng lan trên giàn được 6 -7 tháng thì chuyển sang chậu nhỏ. Khoảng 6 tháng thì chuyển sang chậu lớn. Sau mỗi lần chuyển chậu khoảng 1 tuần mới được bón phân. Thay chậu còn tùy kích cỡ của cây, mức độ thối, hư mục rêu bám.

Hoa lan hồ điệp vàng thường sẽ tàn sau khi nở 3 tháng. Sau khi hoa tàn, người trồng có thể điều khiển cho cây ra hoa lại bằng cách cắt bỏ toàn bộ cuống hoa, phương pháp này rất tốt nếu cuống hoa đã già và có màu nâu. Tuy nhiên, nếu cuống hoa còn màu xanh, người chơi hoa chỉ nên cắt một đốt trên cuống hoa. Đoạn cành được cắt bỏ có độ dài khoảng 10-12cm, điều này có thể giúp cây hình thành một cành mới trong vòng 2-3 tuần sau.

Nếu rễ cây bị hỏng nhiều, gỡ bỏ toàn bộ phần rêu nước trong bầu cây để cắt rễ thối, cắt bỏ toàn bộ các rễ bị thối hoặc dập gãy. Bôi vôi, keo vào vết cắt, bỏ ít xốp vào đáy chậu.

ĐỊA CHỈ MUA HOA LAN HỒ ĐIỆP VÀNG GIÁ RẺ TẠI HOA VILY

Trụ sở: 413 Lê Văn Sỹ, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM(Gần ngã tư Phạm Văn Hai với Lê Văn Sỹ)

Điện thoại: (028)22 298 398 – 0936 65 27 27 – 0977 301 303

Cách Xử Lý Lan Hồ Điệp Bị Vàng Lá, Thối Lá

/5 – 0 Bình chọn – 5747 Lượt xem

– Thối lá

Dấu hiệu bệnh thối lá là có vết đậm hay nhạt hơn màu của lá cây. Lá cây chỗ đó mềm nhũn, có mùi và có khả năng loang to ra.

– Thối ngọn

Bệnh thối ngọn cũng giống như thối lá nhưng nó ở mức độ rộng lớn hơn và trầm trọng hơn. Vì vậy ngọn cây cũng cần phải được cắt bỏ tránh lây lan

– Bệnh thối rễ:

Khi rễ bị thối thì chất dinh dưỡng sẽ không thể truyền được lên cây, khiến cho lá dần bị héo úa. Do đó, nếu bạn chăm sóc 1 cây lan hồ điệp bạn cần quan sát thật kỹ, để loại bỏ ngay bệnh, tránh lâu ngày sẽ chết cây.

Bệnh vàng lá ở lan hồ điệp chính la do nấm gây nên, xuất hiện những đốm đen và vàng ở mặt dưới lá. Sau đó lan đến mặt trên và loang khoảng vàng ra khắp lá. Cũng như bệnh khác bệnh vàng lá cũng cần được cắt bỏ.

2. Các nguyên nhân gây bệnh ở Lan Hồ Điệp bệnh vàng lá thối lá

Lan bị nấm xâm nhập khi vùng lá thường xuyên bị ẩm ướt nên nấm phát sinh bệnh, loại nấm này cần được loại bỏ ngay nếu không chúng có thể giết chết cây lan trong vài ngày, đặc biệt là lan hồ điệp rất dễ bị thối ngọn, thối rễ và thối lá. Theo đó, có thể sử dụng các loại thuốc diệt nấm chuyên dụng để ngăn chặn nấm phát triển. Đồng thời, nên chuyển sang tưới nước cho lan vào buổi sáng sớm để cả ngày đó nước sẽ được hấp thu và mặt trời, ánh sáng làm thoáng cây sẽ tốt hơn tưới cây vào chiều tối.

Lan cần ánh sáng phù hợp vào ban ngày là từ 18- 27 độ C, ban đêm là 15-22 độ C. Nếu quá nhiều ánh nắng sẽ gây nên tình trạng vàng lá cây kém phát triển ở lan. Vì vậy tốt nhất nên chuyển cây đến nơi có ánh sáng vừa phải hơn phù hợp với cây hoặc có thể dùng màng che bớt cường độ ánh sáng chiếu vào.

Giống như những loài hoa trên cạn khác, nếu rễ bị ngâm nước lâu sẽ gây thối rửa, không thoát kịp nước lá cây sẽ bị vàng. Vì vậy cần chọn chậu trồng có đủ lỗ thoát nước. Nếu rễ cây vẫn còn phần xanh tốt, nên dùng dao kéo cắt bỏ phần có vết bệnh ở rễ và lá và chuyển cây sang chậu cây mới. Chỉ nên tới cây định kỳ 5 -7 ngày một lần, vì vốn dĩ lan không cần nhiều nước, khi nào chậu khô nước mới tưới.

Hoa Lan Phi Điệp Vàng

Nguồn gốc xuất xử của hoa lan phi điệp vàng

Phi Điệp vàng (tên khoa học Dendrobium chrysanthum) là loài thuộc chi Hoàng thảo (tên khoa học Dendrobium) và thuộc họ lan (tên khoa học Orchidcaeae). Đây là loài cây phụ sinh, có thân thòng và cho lá căng mập xanh quanh năm. Thân cây già hay non đều có màu xanh bóng và lớp vỏ bạc. Lan Phi Điệp vàng sở hữu dáng cây rất đẹp, ít bị rụng lá vào mùa đông và thân rũ dài. Những chùm hoa vàng thật rực rỡ mang lại vẻ đẹp rất đặc trưng cho Phi Điệp vàng nên thường được giới chơi lan chọn làm cây cảnh.

Đặc điểm của hoa lan phi điệp vàng

Thân cây có màu xanh bóng được bao bọc bởi lớp bạc bao xung quanh. Thân cây có độ dài từ 70 – 160cm, mang hình trụ khá dày từ 0,6cm đến 0,8cm.

Hoa của lan phi điệp vàng có màu vàng sang trọng, đường kính từ 4 – 4,5cm. Phần cuống hoa và bầu hoa dài từ 4cm đến 5cm. Cách hoa có hình trứng, dài từ 2,3 – 2,4cm, rộng khoảng 1,5cm. Ở giữa mỗi bông hoa đều có từ 1 đến 2 đốm màu tím đỏ và được phủ một lớp lông tơ mịn làm tăng lên vẻ cuốn hút sang trọng cho loài hoa này.

Lan phi điệp vàng thường ra hoa vào khoảng tháng 9 dương lịch.Thân thường mọc bám vào các cây gỗ lớn trong rừng để phát triển, cây có thể nhân giống bằng chồi và hạt.

Phân bố của hoa lan phi điệp vàng

Trên thế giới, lan phi điệp vàng được tìm thấy ở Ấn Độ, Trung Quốc, Mianma, Lào và Thái Lan.

Còn ở Việt Nam, lan phi điệp vàng thường phân bố tại các tỉnh Cao Bằng, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Quảng Trị và Hà Tây.

Tuy nhiên, Phi điệp vàng là loài lan có quý có sự phân bố không đồng đều và đang trên đà tuyệt chủng do bị khai thác bừa bãi.

Lợi ích của hoa lan phi điệp vàng

Trang trí

Với vẻ đẹp mê người của mình, hoa lan phi điệp vàng thường được mọi người ưa chuộng trong các nhà cuộc họp, hội nghị quan trọng. Các buổi tiệc lớn, đám cưới, hoặc trong các buổi lễ khai trương, tốt nghiệp.

Làm thuốc

Bên cạnh việc sử dụng làm cây cảnh và được nhiều người yêu thích, Phi Điệp vàng còn được sử dụng làm thuốc trị bệnh. Thuốc từ lan Phi Điệp vàng có thể trị miệng khô, trị táo khát, trị phổi kết hạch, trị dạ dày thiếu vị chua, trị di tinh, trị ra mồ hôi trộm, trị thắt lưng đau mỏi, trị chứng nhiệt gây tổn tân dịch.

Điều chế tinh dầu

Tinh dầu hoa lan phi điệp vàng là một trong những hương liệu làm đẹp quan trọng trong các spa lớn.

Món quà ý nghĩa

Sự kết hợp giữa hoa lan phi điệp vàng với các loài hoa khác dưới bàn tay khéo léo của những người thợ, đã trở thành món quà ý nghĩa dành tặng những người thân xung quanh.

Cách trồng và chăm sóc hoa lan phi điệp vàng

Điều kiện ánh sáng nhiệt độ, độ ẩm

Đối với cách trồng lan phi điệp vàng thì các điều kiện như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm là những điều vô cùng quan trọng mà bạn cần đặc biệt chú ý.

Nhiệt độ: Lan phi điệp cần được nuôi trồng trong nhiệt độ từ 40-80 oF hay chính là 8-25 oC. Tuy nhiên, lan phi điệp cũng có khả năng chịu nóng tối 38 oC và chịu lạnh đến 3oC. Nhưng nếu lan phi điệp được trồng vào mùa đông không lạnh dưới 15oC thì trong vòng 4-6 tuần lan sẽ khó mà ra nụ được.

Áng sáng: Lan phi điệp nói riêng và các loại la nói chung thì lan rất cần nhiều ánh sáng nên tốt nhất bạn nên đặt lan ở ngoài trời nhưng cũng cần phải có mái che phòng khi nắng quá lan dễ bị cháy nắng. Khi thấy cây quặt quẹo đó là dấu hiệu thiếu nắng, bạn cần đưa cây ra chỗ có nhiều nắng hơn nhất là vào mùa đông, nếu thiếu nắng cây khó lòng ra hoa.

Độ ẩm: Lan mọc nếu độ ẩm cần phải từ 60-70%, nếu quá thấp cây non sẽ không lớn được và teo đi. Bạn cũng cần đặt cây lan ở chỗ thông thoáng gió, nếu thời kì lan ra nụ mà không được thông thoáng gió thì cây sẽ ra nụ ít hơn.

Chuẩn bị

Cách trồng lan phi diệp vàng thì nên trồng bằng chất liệu là gỗ mục và dễ thoát nước như vỏ thông, vỏ dừa, …nhưng tốt hơn cả là trồng dớn, trong chậu gỗ và treo lên bởi vì cây cần thoáng gió và thoáng gốc.

Lan ưa trồng trong chậu chật hẹp nên bạn đừng dùng chậu quá lớn.

Cách chăm sóc lan phi điệp

Đối với cách trồng lan phi điệp thì cách chăm sóc là điều rất quan trọng sẽ quyết định đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây.

Tưới nước: bạn nên tưới 2 lần một ngày và cho ăn nắng đối với mùa hè. Còn mùa thu đầu đông thì bạn, khi đó cây đã ngừng tăng trưởng, nên bạn tưới nước ít hơn chỉ cần 1 lần cho cây khỏi bị teo lại. Đến mùa đông thì ngưng hẳn việc tưới nước lại, nếu độ ẩm quá thấp thì bạn nên phun sương mỗi tháng 1-2 lần.

Bón phân: phân 15-15-15 vì lan không ưu phân bón có nhiều chất Nitrogen cho đến tháng 9, từ tháng 9-10 và 11 bón với phân 10-30-10. Còn từ tháng 12 đến hết tháng giêng thì ngưng hẳn việc bón phân. Nếu cứ tiếp tục bón phân thì cây lan sẽ mọc và phát triển cây con mà không ra nụ ra hoa.

Những hình ảnh đẹp của hoa lan phi điệp vàng