--- Bài mới hơn ---
Cách Trồng Các Loài Hoa Lan Thuộc Giống Vanda Và Ascocenda
Cách Trồng Lan Vanda Chuẩn Nhất
Nhân Giống Lan Vũ Nữ Bằng Phương Pháp Nuôi Cây Mô
Ý Nghĩa Các Loài Hoa
Đọc Phần 17: Ma Vương Tỉnh Giấc
1. Đặc điểm Vanda
Vanda là một trong những giống là một trong những giống lan phụ sinh của vùng nóng có một số rất ít mọc trên đá hay trên đất. Là một trong những giống có sự phân bố rộng khắp từ T rung Quốc đến Himalaya và trải dài từ Indonesia đến Niu Ghine và Bắc Úc Châu. Vanda có hơn 45 loài được biết đến cũng như trên 1000 cây lai tạo thành một trong những bộ sưu tập lan khá lớn.
Vanda có sự biến đổi rất lớn về tính chất thực vật và sự xuất hiện của hoa nhưng hầu như chúng là những cây lan có giá trị vì chồi hoa dài mang nhiều hoa to. Không những thế, Vanda là một trong những giống tương đối đồng nhất về dạng hoa, dạng cây cũng như điều kiện sinh thái và loài này hầu như là những loại cây ưa nóng.
Một trong những đặc điểm của loài hoa này chính là đài hoa luôn lớn hơn hoặc bằng cánh hoa, nhất là các cặp đài hoa. Một số đặc điểm giúp phân biệt loài hoa này với những giống khác chính là các cánh khá mỏng nhưng lại rất bền. Đây là một trong những điểm khác thường so với những loài hoa khác vì độ bền của hoa tỷ lệ thuận với bề dày của cánh hoa.
2. Cách trồng
Với những loài khác nhau thì có những cách trồng và chăm sóc khác nhau, Vanda cũng là một giống lan có cách chăm sóc riêng từ nhiệt độ, độ ẩm cũng như ánh sáng, cách phòng trừ sâu bệnh…
– Nhiệt độ, độ ẩm và sự tưới nước:
Vanda là một trong những loại lan sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 25 o C – 30C, các loại Vanda cần được trồng trong vườn với độ ẩm cao. Vì cũng tương tự như lan Hồ Điệp, Vanda cũng không có mùa nghỉ nên không nên để cây khô vào bất cứ thời điểm nào trong năm.
Nếu không cung cấp đầy đủ lượng nước cũng như đọ ẩm cây sẽ bị tuột lá và yếu đi. Chính vì thế với loài này thì bạn nên tưới nước thường xuyên 2 ngày/ lần từ tháng 7 cho đến cuối tháng 4. Không giống như những loài lan khác, yếu tố quyết định sự ra hoa của Vanda là nhiệt độ. Chính vì thế không lạ gì khi loài này có thể trổ hoa suốt năm. Riêng ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh thì mùa trổ hoa nhiều nhất là mùa nắng, trong khoảng tháng 2 khi nhiệt độ trong không khí cao nhất.
Vanda là một trong những giống ưa sáng, có những loài trổ hoa lý tưởng khi ở ánh sáng hoàn toàn. Vanda loại tròn, Vanda TMA và một số loài hoa phong lan khác chỉ trổ hoa khi được trồng dưới điều kiện gần 100% ánh sáng. Tuy nhiên đa số loài chỉ cần 60% ánh sáng, nghĩa là bạn chỉ cần dàn che 40% ánh sáng là đủ. Riêng cây lai giữa Vanda x Ascocentrum lại có nhu cầu ánh sáng ít hơn khoảng 50% ánh sáng
– Nhu cầu phân bón:
Là một trong những loài có nhu cầu phân bón khá cao nhưng Vanda lại dễ dàng sự dụng bất kỳ một loại phân bón nào. Với loài Vanda T.M.A phân bồ khô là loại phân tốt nhất, với những loài khác có thể dùng phân bánh đậu phọng nhưng hữu hiệu hơn cả vẫn là phân hóa học với công thức 3-10-10 tưới 2 ngày/lần với nồng độ 1 muỗng cà phê / 1 lít nước.
Với lan Vanda phải dùng phân bón với chu kỳ cách nhật vì loài này không có giả hành nên không thể dự trữ được dưỡng liệu. Bên cạnh đó giá thể của Vanda thông thoáng đến mức cực đoan nên chỉ gồm gạch nung hay giỏ gỗ hay những viên than to.
Chính những điều trên nên sự lưu lại dưỡng liệu của lan trong giá thể là không đáng kể cho việc hấp thụ của lan trong thời gian ngắn. Tốt nhất là bạn nên dùng phân bón với dạng phun sương vì đây là loài phụ sinh có rất nhiều rễ trên không.
– Cấu tạo giá thể:
Vì không có mùa nghỉ nên biến cố khô hạn của loài lan này rất dễ nhận biết đó chính là rụng hết phần lá gốc mà những người chơi lan thường hay gọi là ” chuồn lá”. Nhưng nếu đọ ẩm quá cao cũng làm cho các rễ bị thối, chính vì thế cấu tạo giá thể thật thoáng chính là một trong những điều kiện bắt buộc. Những nhà vườn có thể duy trì độ ẩm ổn định bằng cách tưới hằng ngày.
– Thay chậu và nhân giống:
Sự thay chậu ở loài hoa phong lan này thường do nguyên nhân duy nhất là do cây phát triểm quá lớn gây ra sự mất cân đối giữa cây và chậu. Việc thay chậu có thể thực hiện trong suốt năm nhưng đầu mùa mưa vẫn là thời điểm lý tưởng cho việc thay chậu.
Riêng với cách nhân giống thì Vanda có cách nhân giống tương tự như lan Hồ Điệp ( phương pháp khoa học, kích thích tố và lai tạo hoa trên phát hoa cũ)
Trong khoảng thời gian 3 tháng một lần thì bạn nên phun dung dịch ANA với nồng độ 0,1 phần triệu để có thể kích thích sự mọc rễ. Vanda thì mỗi làn bạn kích thích rễ thì rễ sẽ tăng lên một bậc, sau một thời gian thì Vanda sẽ có một bộ rễ thật mạnh đủ đáp ứng các yêu cầu cần thiết.
– Vấn đề sâu bệnh:
Vanda thường bị loại rệp màu vàng tấn công và chúng thường xuyên tập trung trên bề mặt lá. Loài này cũng thường hút nhựa của các lá giống Derndrobium và cách trừ cũng là các loại thuốc sát trùng, serpa phun sương trên lá.
Một trong những loại bện thường hay gặp ở Vanda chính là bệnh thối đọt. Khi cây lan của bạn có hiện tượng này phải cắt chúng đi sau đó bôi vôi hay Vadolin vào vết cắt. Nên khử trùng trước khi bạn sử dụng để cắt những cây lan khác. Tốt nhất bạn nên ngừa bệnh thường xuyên cho lan bằng cách phun các lọi thuốc ngừa nấm Topsil, Zineb, Benomyl nồng độ 1/400 nửa tháng một lần
--- Bài cũ hơn ---
Kỹ Thuật Trồng Lan Vanda Và Ascocenda
Cách Trồng Lan Trầm Tím Lào Đơn Giản Nhất
Montpellier Fc: Cập Nhật Tin Tức, Lịch Thi Đấu Của Clb Montpellier
Kiến Thức Về Lan Trầm Tím
Tìm Hiểu 5 Loại Lan Thủy Tiên Phổ Biến