Top 6 # Xem Nhiều Nhất Lan Ngọc Điểm Bị Rụng Lá Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Lan Ngọc Điểm Đai Châu Bị Vàng Lá

Vào hôm qua (17/05/2015) blog có nhận được mail từ bạn đọc (xxxxxxxquangtrung@gmail.com) hỏi về bệnh vàng lá trên cây lan ngọc điểm đai châu, nguyên văn như sau:

“nguyễn kim khiêm xin chào các ban yêu quý hoa lan rừng cho minh hỏi một chút xíu minh mói mua một rỏ đai châu chăng hiểu mình tach chuyển sang cây nhãn khoảng 1 tuần thì bị vàng 02 lá và héo từ đầu lá vào trong đặc điểm rễ vẫn sinh trưởng đều , anh chi biết chi em cái”

Những đóm tròn màu nâu đên và chiếc lá bị vàng là dấu hiệu lan ngọc điểm bị bệnh

Do bạn không nói rõ là héo 2 lá phia dưới cùng hay 2 lá trên ngọn, trên lá bị héo có những đóm tròn màu nâu không hay như thế nào. Nên rất khó đoán xem cây ngọc điểm của bạn đang bị gì. Bạn có thể chụp hình cây ngọc điểm của bạn và gửi mail, để mọi người sẽ giúp bạn.

Nguyên nhân dẫn đến chuyện lan ngọc điểm bị vàng lá

Thực sự tôi cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trồng việc trồng lan ngọc điểm, nhưng sau 1 năm trồng thì rút ra được ít kinh nghiệm sau:

+ Vừa chiết tách xong, thiếu nước tưới, thời tiết quá nóng…là cây bị suy kiệt vàng lá và rụng dần.Cách xử lý khi cây ngọc điểm bị vàng lá do bị sốc, thay đổi môi trường sống: Trong trường hợp này, bạn đem cây ngọc điểm ra chổ thoáng mát, tưới ít nước đến khi cây ra rễ mới rồi mới bón phân liều lượng thấp, 2-3 tuần bón 1 lần.

+ Hoặc bệnh vàng lá do nấm bệnh gây ra, như hình bên trên, lá lan ngọc điểm bị vàng lá là do bị vi khuẩn, nấm bệnh. Ở miền Tây, vào mùa mưa, nhiệt độ nóng, độ ẩm trên bề mặt đất cao nếu treo ngọc điểm quá thấp cây dễ bị thối lá. Bây giờ đã bắt đầu mùa mưa, đây là thời điểm lan phát triển vượt bậc trong vài tháng tới, nhưng cũng là giai đoạn cây lan dể thối lá. Thận trọng hơn khi sử dụng phân có độ đạm (N) cao cho cây lan.

Cách xử lý khi cây ngọc điểm bị vàng lá do vi khuẩn nấm bệnh: để cây nơi khô ráo thoáng mát, cắt bỏ chổ lá bị thối, phun thuốc trừ nấm bệnh, vi khuẩn theo liều lượng hướng dẫn, ngưng tưới nước vài ngày sau đó phun sương duy trì sức sống cho cây.

Nếu là ngọc điểm rừng thì cây “tơ” ít bị vàng lá hơn cây già trong cùng điều kiện chăm sóc.

Cây Sen Đá Bị Vàng Lá:rụng Lá

Cây sen đá bị vàng lá khiến cho những lá bị rụng nhanh chóng là hiện tượng thường xuyên gặp phải trên cây sen đá vì khi chăm sóc cây sen đá, chúng ta đều biết rằng cây sen đá là loại cây cần ít nước trong quá trình phát triển. Tuy nhiên ở nước ta có nhiều mưa và độ ẩm cao nên, đây cũng được xem là yếu tố nói lên cây sen đá rất dễ bị vàng lá, bị rụng lá vì vậy khi biết được những nguyên nhân ta sẽ có được những cách khắc phục cây sen đá bị rụng lá. lá sen đá bị vàng mềm

1.Nguyên nhân cây sen đá bị vàng lá, rụng lá

Nguyên nhân chủ yếu thường nói tới chính là nguyên nhân chủ quan khi chăm sóc, còn phụ thuộc vào môi trường xung quanh, nếu nhiệt độ quá cao, cây thiếu chất dinh dưỡng, thiếu nguồn nước sạch, thiếu ánh sáng mặt trời, đều là những nguyên nhân hàng đầu làm cho cây sen đá bị vàng vá và rụng lá trong quá trình phát triển.

2.Những dấu hiệu cây sen đá bị vàng lá, rụng lá

Khi phát hiện được cây sen đá bị rụng lá, vàng lá thì ta cần nhanh chóng khắc phục ngay, tránh để tình trạng lây lan ra khắp khu vườn của bạn.

2.1.Cây sen đá bị thối lá

Khi thấy những cây sen đá xuất hiện những lá bị thối, ta sẽ biết ngay nguyên nhân dẩn tới là cây sen đá bị rụng lá, không hề để ý. Chính từ những điểm nhỏ này từ một chiếc bán ban đầu bị rụng sẽ thối ngay và lây lan ra khắp cây và hiện tượng rụng lá cây nặng hơn sẽ khiến cho cây không sinh trưởng được và có thể dẩn tới cây bị chết.

2.2.Cây sen đá bị vàng lá

Nguyên nhân dẩn tới cây sen đá bị vàng lá, bị rụng lá hàng hoạt và xảy ra rất nhanh, những chiếc lá vàng dần và rụng, làm cho cây quang hợp kém, chậm phát triển và mất dần đi vẻ đẹp của cây sen đá.

2.3.Cây sen đá bị mềm lá

Những chiếc lá sẽ dần mềm đi, rụng, khi ta sờ vào chiếc lá sẽ thấy lá mềm và rất giống với thối rửa. Hiện tượng nay làm cho cây nhanh chóng bị rụng toàn bộ lá, chậm phát triển và khiến cho cây mất dần đi sức sống vốn có.

2.4.Cây sen đá bị nhăn lá

Bộ lá của cây nhanh chóng xuất hiện các nếp nhăn trên lá thì cần quan sát kỹ và đây cũng là dấu hiệu báo trước bộ lá của cây sen đá sắp bị rụng lá, ta cần đưa cây ra khỏi khu vực trồng và chú ý tới hiện tượng của cây ở giai đoạn tiếp theo.

2.5.Cây sen đá bị cháy lá

Cây sen đá bị cháy là, thường nguyên nhân chủ yếu là do môi trường sống có nhiệt độ quá cao hoặc cây đang mắc bệnh mà lại không thường xuyên để ý tới sự phát triển của cây.

2.6.Cây sen đá bị nấm lá

Khi thấy những chiếc lá của cây sen đá xuất hiện những vết đốm thì đây sẽ là biểu hiện của bị nhiễm khuẩn và đang lây lan trên cây với tốc độ nhanh, ta cần mang cây cách ly với cả khu vườn để tránh bị lây nhiễm ở những cây khác

2.7.Cây sen đá thay bộ lá mới

Có thể đây không phải là nguyên nhân gì cả, nhưng mình vẩn liệt kê cho các bạn chú ý tới. Cây sen đá là thay những bộ lá cũ, lá già đi , để mọc những lá mới từ những lá rụng xuống, lúc này ta nên mang những lá già đi nơi khác để ươm thành những cây mới, giúp cho xung quanh gốc cây sen đá luôn sạch và thông thoáng.

3.Những cách khắc phục cây sen đá bị vàng lá, rụng lá

3.1.Nguyên nhân khách quan

Cây sen đá bị vàng lá, rụng lá là theo quy luật tự nhiên, vì khi các lá già đi sẽ rụng xuống và sẽ nhường chỗ cho những lá non mới mọc lên. Với những trường hợp như vậy ta cần bón thêm phân, giúp cây ổn định để sinh trưởng tốt hơn

3.2.Nguyên nhân chủ quan

Để có thể hiểu rõ được cây sen đá, vì sao cây lại bị rụng lá, vàng lá nhiều như vậy ta có thể tìm ra những nguyên nhân và cách khắc phục những bước đó

Cây sen đá không phát triển bộ rễ

Với trường hợp bộ rễ của cây không phát triển được hoặc là bộ rễ chậm phát triển, dẩn tới không cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để nuôi cây, thì cây sẽ bi rụng lá vì không đủ dinh dưỡng cung cấp cho các lá còn lại.

Khi gặp trường hợp như vậy ta nên xem lại bộ rễ của cây.

Nếu đất của cây ít dinh dưỡng ta cần bổ sung

Đất quá bí thì bộ rễ sẽ không phát triển.

Đất không thoát được nước làm bộ rễ cây kém phát triển

Ta cần khắc phục toàn bộ những điểm ở trên là thay chậu mới, ta có thể sử dụng giá thể tự làm ở nhà như: lấy xỉ than đập vụn, xả nước cho hết vụn nhỏ rồi mang đi phơi khô, sau khi khô ta trộn với đất cũ theo tỉ lệ 50:50 để giúp cho đất thông thoáng hơn, giúp bộ rễ phát triển ổn định hơn.

Ta trồng lại cây sen đá vào chậu và tưới nước vừa phải, sau khoảng 1 tuần sau đó xem cây sen đá có phát triển bộ rễ mới không, nếu phát triển thì cây sẽ không còn hiện tượng rụng lá nữa.

Nhiệt độ quá cao

Khi để cây ở nơi có nhiệt độ quá cao, khô hạn sẽ làm cho cây bị vàng và rụng, lúc này ta cần đưa cây vào vị trí mát mẻ và tưới nước cho cây, giúp cây ổn định hơn, ngoài ra nên trồng trên những chậu với chất liệu gốm để giúp tản nhiệt nhanh chóng.

Do thiếu chất dinh dưỡng

Cây sen đá không cần quá nhiều các chất dinh dưỡng để phát triển, tuy nhiên nếu để quá lâu mà ta không có bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết thì bộ lá sẽ kém phát triển, đây cũng là nguyên nhân dẩn tới tình trạng vàng lá, rụng lá ở cây sen đá.

Với cách xử lý này khá đơn giản, ta có thể sử dụng các loại phân tan chậm để bón bổ sung, giúp cho cây từ từ hấp thu và phát triển trở lại.

Hoa Hồng Bị Vàng Lá, Rụng Lá: Nguyên Nhân &Amp; Cách Chữa Trị

1. Nguyên nhân, biểu hiện hoa hồng bị vàng lá và rụng lá

1.1. Giá thể trồng đã hết dinh dưỡng

Cây trồng của bạn có biểu hiện lá có màu vàng nhẹ, héo mặc dù vẫn được tưới nước và sử dụng phân bón cho cây đầy đủ nhưng cây vẫn bị vàng lá, rụng lá thì đây là một trong những dấu hiệu cây hoa hồng của bạn đã hết dinh dưỡng và gây nên các bệnh hoa hồng phổ biến.

Chat ngay với chuyên gia

1.2. Giá thể trồng cây hoa hồng bị úng nước

Việc làm cho cây trồng úng nước thường nguy hiểm hơn thiếu nước bởi đất khi bị úng nước sẽ khiến bề mặt của chậu luôn trong tình trạng ẩm ước, đất tầng khiến rễ của cây bị thiếu oxy dễ bị ngộ độc và thối rễ. Tình trạng này sẽ làm mất khả năng hút dinh dưỡng của cây trồng khiến cây suy yếu và lá cây chuyển vàng. Nếu tình trạng này để lâu cây hồng sẽ chết.

Cách nhận biết hoa hồng bị úng nước:

Các là cây hoa hồng khi trưởng thành ở một số càng sẽ bị vàng (ngay cả khi là hồng ít khi có đốm đen) và rụng lá dần làm cây hồng bị trơ cành

Giá thể trồng trong chậu đến chiều tối vẫn còn bị ẩm

1.3. Hoa hồng bị ngộ độc do bón phân gốc quá nhiều

Khi sử dụng phân hóa học thì hầu hết các loại hoa hồng đều ưa bón từng chút một, nếu sử dụng phân bón quá liều sẽ làm cho cây trồng bị sốc dẫn đến tình trạng bị ngộ độc, bị xót rễ non gây ra hiện tượng cây bị vàng lá.

Nếu thấy vườn hồng xảy ra tình trạng vàng lá hàng loạt sau 2-3 ngày bón phân thì đây chắc chắn là nguyên nhân hồng bị ngộ độc do rải phân quá dư thừa.

1.4. Chế độ bón phân cho hoa hồng thiếu một số thành phần

Ngoài các dấu hiệu nhận biết ở trên thì việc cây hồng bị vàng lá do thiếu một số thành phần như:

Cây hồng có dấu hiệu bị vàng lá gân xanh là do cây đang bị thiếu chất sắt (Fe). Việc thiếu sắt sẽ làm cho cây hồng trông xấu xí hẳn, lá chuyển sang vàng nhạt và ảnh hưởng phần nào đó đến chất lượng hoa

Ngoài ra, nên bổ sung thêm vi lượng bằng cách sử dụng thêm Topgreen (bổ sung chất sắt)+ Azil (bổ sung Mn, Zn… có trong thành phần phân bón

2. Cách chữa cây hoa hồng bị vàng lá, rụng lá

2.1. Cắt tỉa cây để giảm hiện tượng bị mất nước ở hoa hồng

Giống với bệnh hoa hồng bị sâu ăn lá việc cắt tỉa cây sẽ làm giảm hiện tượng cây trồng bị mất nước, nếu cây của bạn bị nặng quá thì phải cắt gần một nửa cây để cây có thể tiếp tục sống. 

Những cành bị sâu, bị khô héo, bị vàng lá,… nên cắt hẳn đi phần đó và chỉ giữ lại phần còn tươi. Nên dùng dao, kéo sắt bén để tránh vết cắt bị dập. Đối với cây mới trồng được một năm hoặc những cây hồng không khỏe mạnh thì khi hoa tàn chỉ cắt 1 đoạn ngắn dưới bông hoặc chỉ cắt bông.

Chat ngay với chuyên gia

2.2. Loại bỏ phần rễ cây bị hư hỏng

Loại bỏ các phần rễ cây hông bị hư hại đồng thời thay phần giá thể cũ tránh mầm bệnh còn lại trong các giá thể cũ. Nếu tái sử dụng chậu cũ thì nên rửa chậu sạch sẽ trước khi dùng lại. Nên lót dưới đáy chậu một ít giá thể trước khi đặt cây hồng vào sao cho khi đặt bầu cây thì cổ rễ có thể cách miệng chậu 3-5 cm để rễ cây có thể phát triển tốt hơn.

2.3. Sử dụng thuốc đặc trị chữa bệnh vàng lá, rụng lá hoa hồng

2.3.1. Chế phẩm Nano bạc đồng silic

Chế phẩm Nano bạc đồng silic là thuốc trừ sâu bệnh được sản xuất theo công nghệ nano với các thành phần như: hạt keo bạc, đồng, silic,… ở dạng siêu nhỏ có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, diệt virus, chống nấm và khử mùi hiệu quả cho cây trồng.

Chế phẩm nano giúp cây phòng trừ rất tốt các các mầm bệnh do nấm và vi khuẩn gây ra như: vàng lá, phấn trắng, sương mai, đốm đen, bệnh lở cổ rễ, các bệnh thối rễ,…

2.3.2. Chế phẩm đậu tương Bio Soya

Chế phẩm đậu tương Bio Soya là một trong những loại phân bón hữu cơ sinh học cao cấp dưới dạng dung dịch được sản xuất từ các hạt đậu tương. Sản phẩm này được nhiều chuyên gia giới thiệu là phân bón chuyên cho hoa hồng vô cùng giàu dinh dưỡng với 18 loại axit amin khác nhau, giàu khoáng chất, giàu vitamin và chứa hàng tỷ lợi khuẩn tốt cho hoa hồng.

2.3.3. Dịch đạm cá Bio Fish

Dịch đạm cá organic Bio Fish là loại phân bón lá cao cấp được sản xuất hoàn toàn từ cá cực giàu đạm, giàu khoáng và  cung cấp nhiều vitamin để chăm sóc cây trồng giúp bộ lá bóng khỏe, chồi nụ mập mạp, cây cứng cáp.

3. Cách chăm sóc hoa hồng bị vàng lá, rụng lá sau khi hồi phục

Việc giúp cây hòa hồng ra lá dày, dáng đẹp, hoa nở đều quanh năm, lâu tàn và thơm hơn thì sau khi cây hồng được phục hồi cần cung cấp thêm các loại phân bón lá cao cấp acid amin giúp bổ sung thêm một lượng dinh dưỡng hưu cơ nhất định trong giai đoạn này sẽ giúp cây phục hồi nhanh hơn.

Ngoài ra, phun phân bón định kỳ 10-15 ngày/ lần kết hợp sử dụng thêm nấm ký sinh côn trùng CNX-RS đế đảm bảo khi cây hồng sau khi phục hồi sẽ tránh được tình trạng sâu, rầy, rệp, bọ trĩ,… phá hoại.

Cây Hoa Hồng Bị Đốm Lá Và Rụng Hàng Loạt

Thông báo: vườn đã ngừng kinh doanh các giống hoa hồng. Để đặt mua hoa hồng, anh chị có thể tham khảo & liên hệ: chúng tôi . Call/Zalo: 0906701001 – 0901365679 – 0981472323

Vào khoảng thời gian tháng 06-07/2018, do đang làm lại hệ thống tưới phun mưa cho toàn bộ các giàn trồng hoa hồng. Nên việc chăm sóc cây hồng tôi đã lơ là, có những lúc đến gần 10 ngày mà chưa phun 1 đợt thuốc phòng bệnh nào. Kết quả dẫn đến việc ban đầu chỉ có vài chậu bị đốm đen, trong vòng 1 tuần lễ chúng đã lan rộng ra toàn bộ vườn, bệnh kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần mà không hết.

Đã rất lâu, tôi không còn đăng bài viết chia sẻ về kỹ thuật trồng hoa hồng. Đơn giản vì hiện tại các cây hoa hồng tại vườn còn xấu hơn rất nhiều so với nhiều anh chị trồng hoa hồng và tôi cũng không có thông tin gì hay hơn các bài trước đây đã đăng. Nhưng vài hôm trước có nhận được câu hỏi của bạn Thành (Long Xuyên, An Giang) về cách xử lý khi cây hoa hồng bị đốm lá quá nhiều, phun thuốc mà không hết. Nên ở bài viết này tôi xin chia sẻ lại các việc mà tôi đã làm khi đã gặp phải trường hợp tương tự thế này.

Nguyên nhân cây hoa hồng bị đốm lá và rụng hàng loạt

+ Thời tiết bất lợi:

Nắng mưa thất thường, nhất là hiện tượng đang nắng to rồi trời mưa và sau đó trời lại nắng lại.

Sương đêm làm ướt lá liên tục vài ba ngày.

Gió cũng là 1 nguyên nhân. Khu vực tôi trồng hồng ngay đồng trống, gió nhiều liên tục và mạnh. Nên khi tưới nước, hạt nước bay theo gió làm bệnh lây lan nhanh chóng khắp vườn.

3 yếu tố này cũng là nguyên nhân dẫn đến nấm bệnh phát sinh nhiều trên cây hoa hồng tại vườn tôi.

+ Không phun thuốc phòng bệnh cho hoa hồng định kì:

Ở điểm này có 2 trường hợp xảy ra:

Trồng ít, chỉ dăm ba chậu hoa hồng, khoảng cách giữa các cây xa nhau. Thì chỉ cần chăm sóc tỉ mỉ tí xíu: tưới nước, cắt tỉa, lâu lâu rải ít phân hữu cơ vào chậu, thường xuyên quan sát cây lặt lá vàng, lá đốm khi chúng vừa mới bắt đầu phát triển thì việc có phun thuốc phòng trừ bệnh hay không, nó không phải là vấn đề quá quan trọng vì cây hồng trong điều kiện này còn khả năng kháng bệnh tốt.

Nhưng nếu cây hoa hồng sau hơn 1,5-2 năm trồng, nhất là hồng dạng bụi. Thường thì trên cây sẽ xuất hiện nhiều cành già khô vàng, tược non mọc ra nhỏ và ngắn, nhất là cây hồng nào nở bông càng nhiều, tần suất nở bông liên tục thì hiện tượng này càng mau xảy ra. Cây hồng ở thời điểm này tần suất lá bị bệnh cũng nhiều hơn, lượng lá bệnh có thể đã nhiều hơn số lượng lá mới mọc ra, nên khi áp dụng phương pháp lặt lá bệnh có thể dẫn đến cây hoa hồng từ từ sẽ trụi lá. Đến thời điểm này thì việc sử dụng các biện pháp hóa học để phòng trừ bệnh cho cây hoa hồng có thể cần thiết.

Trồng nhiều, số lượng hồng đã vài chục cây trở lên, các chậu hoa hồng đặt gần nhau. Trong trường hợp này, việc chăm sóc, quan sát để phát hiện sớm nấm bệnh ở từng cây rồi lặt bỏ lá bệnh sẽ tốn rất rất nhiều thời gian, trong khi quỹ thời gian thì có hạn. Nên việc dùng thuốc để phòng bệnh cho cây hoa hồng là cần thiết.

Khi trồng hoa hồng với mật độ dày đặt, các chậu đặt sát nhau, tán lá đan xen nhau. Khi 1 cây hoa hồng bị nấm bệnh tấn công nếu không phun thuốc kịp thời chúng sẽ nhanh chóng lây lan toàn bộ vườn.

Nhưng thời gian bận việc phải đến 10 ngày tôi mới phun thuốc và cũng chẳng còn thời gian vệ sinh dọn dẹp lá bệnh, phun xong thấy bệnh đốm lá phát triển chậm lại được vài ngày. Rồi đến 7-10 ngày sau tôi mới phun nhắc lại, việc này cứ lặp đi lặp lại gần 2 tháng. Kết quả là cây ở vườn đợt ấy nhiễm bệnh rất nặng. Kiểu như “dịch bệnh bùng phát”.

Đến lúc này khi gần như chậu hồng nào cũng có lá bị đốm vàng, ra tược non xong là bị đốm lá. Cứ phun thuốc thì bệnh đốm lá phát sinh chậm lại được khoảng 2-3 ngày, sau đó số lượng lá trên cây lại bị đốm vàng nhiều trở lại. Tôi nghĩ chắc tại thuốc đang dùng đã “lờn” không hiệu quả, tôi đổi thuốc nhưng kết quả cũng không khả quan hơn.

Các giai đoạn phát triển của bệnh đốm lá tại vườn

Cách tôi đã xử lý cây hoa hồng bị đốm lá và rụng hàng loạt

Phân loại hoa hồng. Khi trồng tôi để ý rằng sẽ có 1 số giống hồng tần suất bệnh đốm lá nhiều hơn hẳn các giống khác. Giống hồng này nằm đâu là các chậu xung quanh (khi đặt gần, lá đụng nhau) khả năng bị nhiễm bệnh cũng rất cao. Do đó, các giống hoa hồng hay bị đốm lá, tôi sẽ gom riêng 1 khu vực để tránh nó trở thành nguồn phát sinh bệnh cho cả vườn.

Làm thêm giàn để các chậu hoa hồng thưa ra.

Cắt tỉa loại bỏ lá đốm vàng, lá bệnh. Trung bình cứ 3-4 ngày thực hiện 1 lần. Vệ sinh nhặt hết lá bệnh, cánh hoa tàn rụng trên bề mặt chậu.

Khi thấy bệnh xuất hiện với mật độ cao hàng loạt lá bị đốm vàng, tôi ngưng việc bón phân trong khoảng 10 ngày. Nhất là các loại phân chứa Đạm (N) cao. Sau 2 đợt phun thuốc, tôi mới rải gốc phân hữu cơ HVP 301b.

Nativo 750WG + Antracol 70WP + Vitamin B1 + Fetrilon Combi

Antracol 70WP + TOPSIN M 70WP + Vitamin B1 + Fetrilon Combi

Nativo 750WG + Aliette 800Wg + Vitamin B1 + Fetrilon Combi