Top 12 # Xem Nhiều Nhất Lan Hồ Điệp Trồng Bằng Gì Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Trồng Lan Hồ Điệp Bằng Gì?Cách Nhân Giống Lan Hồ Điệp

Trồng lan hồ điệp bằng gì cho cây nhanh lớn và đơm hoa đẹp. Mách bí quyết cách nhân giống lan hồ điệp tại nhà không thất bại.

Lan hồ điệp là giống lan có hoa lâu tàn nhất và dễ dàng nở hoa ở nhiều điều kiện khác nhau. Do vậy, cây lan hồ điệp được trồng phổ biến với nhiều cách thức trồng khác nhau. Hạt giống Nắng Vàng sẽ mách bạn một số cách trồng lan hồ điệp bằng gì cho nhanh lớn và sớm đơm hoa nhất.

Bài viết này sẽ không đi quá sâu vào kỹ thuật trồng mà chỉ gợi ý cho bạn về nguyên liệu cũng như những bí quyết quan trọng.

Giá thể trồng Lan hồ điệp

Than trồng lan hồ điệp phải đốt từ củi. Ưu điểm của than khi trồng lan hồ điệp là 5-6 năm mới phải thay chậu và chỉ dùng một cỡ cho đủ thứ cây lớn nhỏ. Một số loại côn trùng trong đó sên không vỏ (Slug) không ưa sống trong than, do vậy giá thể có than đã hạn chế sự phá hại rễ của một số loại côn trùng. Nhược điểm than giữ chất muối và phân bón cho nên thỉnh thoảng (1-2 tháng) phải xả thật nhiều nước cho giá thể không bị mặn.

Đầu tiên, phần than củi, bạn để lót dưới chậu (khoảng 1/3 than củi dưới đáy chậu), sau đó cho 1 lớp mỏng sơ dừa đã băm nhỏ vào chậu rồi cho cây đứng với tư thế mong muốn. Tiếp đến cần cho hết phần còn lại sơ dừa vào chậu đến cách miệng chậu 1cm, không cần nén chặt nhưng vỗ xung quanh chậu cho sơ dừa xuống đều để giữ cây đứng sau đó tưới nước luôn cho cây.

Nếu trồng lan để chơi trên lan can, mái hiên, sân thượng cần đặt thêm các chậu cảnh khác như cau, mai chiếu thủy, nguyệt quế … để giảm bớt sự khô nóng do ảnh hưởng của kết cấu bê tông, mái tôn… xung quanh.

Trong điều kiện nhân tạo, thời gian hoa tàn là 3 tháng. Một số loài khác và giống lai có thời gian tươi kéo dài hơn. Một số giống có thể ra hoa quanh năm. Mùa hoa lan bắt đầu nở hoa từ tháng 12 đến cuối tháng 5.

Lan hồ điệp có nhiều hình dáng và kích cỡ. Người trồng có thể đặt cây vào chậu riêng hoặc bỏ nhiều cây chung vào một chậu. Chậu thông thường có thể chứa được nhiều cây và cây có thể ra hoa trong vòng hai năm nếu được chăm sóc hợp lý.

Trái dừa được sử dụng dùng để trồng Lan Hồ Điệp như: gáo dừa, vỏ dừa khô nguyên trái, vỏ dừa khô chặt khúc nhỏ nhiều kích cỡ, trong vỏ dừa khô khi được sử lý tạo ra xơ dừa và cám dừa. Tất cả chúng đều có thể sử dụng trong việc trồng Lan.

Dừa khô nói chung là nguyên liệu phổ biến, rẻ, rất cần trong thành phần giá thể nuôi trồng lan.

Gáo dừa được sử dụng để làm chậu, trái dừa khô có thể dùng để làm chậu kiêm luôn chất trồng cho Lan

Vỏ dừa miếng lớn dùng để ghép lan lên hoặc ép 2 miếng lại tạo thành bầu trồng Lan, vỏ dừa chặt khúc nhỏ dùng để là chất trồng cho Lan.

Trồng Lan Hồ Điệp bằng xơ dừa, vỏ dừa,… có nhược điểm chung là dễ mọc rêu, dễ mục nát. Xơ dừa, vỏ dừa cục lại mau khô và nhẹ cho nên cây trong chậu hay bị đổ. Do vậy khi dùng xơ dừa trồng trong chậu phải chú ý chế độ tưới nước. Cần chú ý các loại xơ dừa đều có nhiều muối ở trong, nên cần phải ngâm nước vài ngày, xả cho sạch rồi mới trồng được.

Vỏ cây cũng được sử dụng nhiều trong giá thể trồng lan, có rất nhiều vỏ cây có thể làm giá thể trồng lan nhưng nên chọn loại cây nào lâu mục. Đồng thời vỏ cây cũng là môi trường thích hợp cho một số loại sâu bệnh hại rễ lan sinh sống, do vậy trồng lan bằng vỏ cây cần phải quan sát tình trạng của vỏ cây để thay chậu, Trong các loại vỏ cây thì vỏ thông là loại vỏ cây thích hợp nhất cho trồng lan vì trong vỏ thông có chất resin có tính sát khuẩn cao, lâu mục, không đóng rêu và ít các mầm bệnh gây hại.

Đây là sợi của thân và rễ cây dương xỉ, dớn không bao giờ bị rêu đóng và hút ẩm rất tốt, tuy nhiên nếu chỉ trồng riêng dớn thì chậu lan cũng không có độ thoáng.. Không nên lấy dớn quá vụn vì dễ bị mục nát, gây bí, không thoát nước ở chậu lan.

Loại rêu bản xứ hoặc Canada mầu nâu đen hoặc nâu xanh không nên dùng vì phẩm chất xấu và trong rêu có nhiều chất làm cho cây lan yếu đi, chỉ nên dùng loại rêu nhập cảng từ New Zealand hoặc Brasil màu vàng rơm đề trồng lan vì trong rêu có tác dụng trừ nấm mốc. Khi trồng, không nên nén quá chặt mới chứa được nhiều nước.

Đá núi lửa có ưu điểm dễ ngấm nước, không bị mục, thoáng hơi và không quá nặng. Rất tốt để lót đáy chậu. Đá núi lửa chứa nhiều khoáng chất và vi lượng rất tốt cho sự phát triển của cây và màu sắc hoa. Tôi thấy đá núi lửa được sử dụng nhiều để trồng Lan vũ nữ cho hoa nhiều và to.

Những viên đất sét nung nhỏ kích thướt bằng đầu ngón tay, vỏ ngoài cứng bên trong xốp, hạt đất sét nhẹ tạo độ thông thoáng cho rễ Lan và có khả năng giữ nước nên việc trồng trên giá thể này được nhiều người lựa chọn.

Cách nhân giống lan hồ điệp tại nhà

Cách nhân giống lan hồ điệp tại nhà: Chắc các bạn cũng thắc mắc rằng “nhân giống bằng cách tạo keiki là sao?”

Thời điểm nào tiến hành nhân giống hồ điệp từ keiki?

– Trong suốt cả năm, miễn là lan hồ điệp gần tàn hoa là có thể tiến hành nhân giống. Nhưng thời gian tốt nhất là từ tháng 2 đến tháng 6 vì 2 lí do:

Đây là giai đoạn đa số lan hồ điệp có hoa (để chơi tết).

Tháng 2 đến tháng 6 là giai đoạn tăng trưởng của hầu hết các loại lan, thuận lợi cho việc chiết tách nhân giống.

Bạn cứ để ý khi thấy hoa tàn độ 2/3 ngồng hoa thì đây là thời điểm thích hợp để xử lý tạo keiki được rồi đó (nếu để muộn quá thì ngồng hoa sẽ khô, sẽ không kịp cho việc mọc cây ky nữa).

– Bạn hãy cắt ngồng hoa, bỏ từ khúc có phân nhánh hoặc có hoa trở lên. Thường chỉ để lại 3-4 khúc của ngồng hoa (tính từ gốc lên). Vết cắt nên cách mắt độ 1-3cm. Bôi Daconil hoặc thuốc chống bệnh vào vết cắt, để khô vết cắt 2-3 ngày.

Bạn bồi bổ cho cây mẹ bằng phân bón lá 20-20-20 độ 3-4 tuần, để cây được hồi sức sau đợt nuôi hoa.

Bạn lấy bông hoặc vải mềm quấn nhẹ, xốp, quanh các mắt ngồng(thường thành công ở các mắt thứ 3-4-5, tính từ gốc lên), rộng độ 5-7mm, dày độ 2-4mm.

Rồi cách nhật, theo trình tự này, bạn nhỏ các thuốc kích thích vào chổ bông đó, như sau:

+ Từ khi bắt đầu cho đến khi các mắt sưng lên (xung dịch), mới hơi nhú đầu rễ hoặc chồi cây ky (Khoảng 2-4 tuần): Antonic 1/500 (độ 4 giọt/100cc nước). Hoặc thay bằng B1 Thái.

Thường nó mọc chồi trước, rễ sau. Nhưng đôi khi ngược lại. Có lần tôi làm, giữa mùa hè nó vừa mọc cây ky, vừa ra hoa, sau đấy nó mới mọc rễ.

+ Khi mắt đã sưng, hơi nhú chồi hoặc rễ thì tháo băng ra, đổi phun thuốc ngay (nếu tiếp tục thuốc đó, nó sẽ làm “cháy” chồi và rễ non.)

+ Chuyển sang: Rootplex (hoặc Kelpak) 1/1000, cộng thêm chút xíu B1 Thái và chút xíu Antônic. Phun như bón lá.

+ Chỉ 2-3 tuần sau, bạn đã có cây ky xinh xắn nhú ra từ những mắt ngồng hoa cũ đó.

Nhưng, bạn đừng vội tách 2 mẹ con nó. Tiếp theo, bạn chăm bón bình thường, đợi khi có nhiều rễ cây ky dài độ 4-6cm trở lên hãy cắt trồng riêng, cho an toàn.

Bạn nên xếp thêm than cho cao lên đón rễ, cho rễ bám vào than, thì cây ky phát triển nhanh, và khi cắt cây ky trồng xuống, nó phát triển tiếp ngay, không bị chột lại.

Nếu thích, bạn cứ để cây ky ở cùng mẹ 1 năm, cây ky vẫn có thể ra hoa, rồi lại cho mọc cây ky cháu, rồi lại…. Rất ngộ nghĩnh.

Nếu cây mẹ có hoa sớm, bạn kích thích mọc cây ky sớm, thì bạn được “hoa cháu” giữa mùa hè năm đó luôn.

Mẹ sinh cây ky trên cành hoa, cây ky trên cành hoa lại ra cành hoa nữa. Tạm gọi là “Hoa cháu” vậy:

Chỉ nên làm khi cây đã gần tàn hết hoa. (Nếu cắt ngồng khi đang còn nở hoa, thì nó lại ra nhánh hoa khác. Nếu cắt muộn quá, ngồng có thể khô héo, không ra keyki nữa.)

Bồi bổ cây mẹ trước khi kích thích và trong quá trình cây sinh sản bằng phân bón 20-20-20, hoặc 30-10-10, thêm chút ít Antonic và Rootlex (kích thích sinh trưởng), ngay từ trước lúc sắp cắt cành hoa cho đến khi có cây ky.

Phải để chậu ở thấp nơi mát ẩm, tuyệt đối tránh ánh nắng gắt (chỉ cần 20-40% ánh sáng, tức là hơi âm u) trong giai đoạn kích thích. (Nắng nhiều thì nó có thể héo keyki hoặc mọc nhánh hoa tiếp)

Thuốc pha không nên để lâu sẽ biến chất, mất hiệu lực. Bạn nên đong thuốc bằng giọt, với tiêu chuẩn tính là 20 giọt = 1cc. Tuân thủ đúng các cách trồng lan hồ điệp con tại nhà.

Để Hồ Điệp đẻ cây con có khó hơn tạo cây ky một chút:

Để tạo cây ky chỉ cần cây có ngồng hoa là làm được, dù là cây còn rất non, mới bói hoa.

Để HĐ đẻ cây con thì rất khó thành công khi cây còn non, thường chỉ tiến hành được trên cây lớn hơn 3 năm tuổi, thân phải đủ cao để tiến hành thủ thuật: Cây con thường được sinh ra ở phần dưới thấp của gốc, thậm chí là ở phần đang có rễ của cây.

Bạn nên chọn thời điểm mùa Xuân, sau khi đã cắt ngồng hoa sớm, bồi bổ cho cây sung mãn trước khi tiến hành thủ thuật độ 1 tháng. Bằng phân 30-10-10 hoặc 20-20-20, gia thêm chút thuốc kích thích sinh trưởng.

Chậu Hồ điệp thơm này kết hợp cả 2 phương pháp nhân giống nói trên: Vừa mọc keyki trên ngồng hoa cũ, vừa đẻ cây con bên nách:

Các bước tiến hành thủ thuật ép đẻ cây con như sau:

a) Bón kích và hạn chế tưới:

Dùng phân 20-20-20 gia thêm Antonic 1/1000 và Rootplex 1/2000 (hoặc Kelpak)

Phun mặt dưới lá và tưới gốc 5 ngày/lần x 3 lần. Hạn chế tưới nước để cây mẹ hơi ngót nước đi.

b) Thắt thân cây mẹ:

Lấy dây điện nhỏ có 1 lõi đồng mềm (như dây nhỏ trong bọc dây điện thoại), quấn vào thân cây mẹ 1 vòng rồi xoắn thít dần, cho đến khi lún vào thân cây độ 1 mm là vừa.

Điểm thắt nên ở khoảng gần gốc, trên 1-2 lá dưới cùng. Sau một thời gian, chiếc lá ngay trên chổ thít thường bị héo dần và rụng mất. Nếu gốc cây đã cao thì có thể thắt ở ngay dưới lá thứ nhất.

Ở giai đoạn này cần tưới đủ, tiếp tục thúc phân kích như trên. Cứ như vậy trong 1-2 tháng, cho đến khi thấy nhú chồi cây con thì thôi.

Trong quá trình này, nên bới giá thể sát gốc ra một chút, vì rất có thể chồi cây lại mọc ra ở dưới sâu, trong vùng có rễ. Nếu thấy dây thắt lỏng ra thì xoắn chặt lại như cũ.

Do ứ nhựa lại ở phần dưới của cây, nên phần trên của cây mẹ bị dừng phát triển. Nếu bạn thắt quá mức thì sẽ làm phần trên héo đi, vì vậy tốt nhất là theo dõi mà thắt chặt dần sau từng ngày.

c) Dưỡng chồi non:

Đây là giai đoạn phải bảo vệ và chăm sóc chồi rất cẩn thận.

Chồi non rất dễ bị thối nếu bị ướt lâu, vì vậy cần tưới xung quanh gốc, tránh tưới vào chồi non. Thuốc ngừa nấm cũng chỉ dùng 1/2 liều.

Phân bón thì thôi gia Antonic, thay vào là B1 Thái, 1 tuần/lần X 3-4 lần. Chủ yếu dùng 30-10-10 hoặc 20-20-20.

Khi chồi cao độ 1 cm thì nó nhú chòm lá, lá non này rất dễ bị thối nếu chạm vào giá thể, cần bới tránh ra. Và tháo bỏ dây thắt cây mẹ.

Nếu ở cây già, thân dài, chồi mọc trên cao thì nhàn hơn nhiều.

Khi chồi 2cm, đã nâng lá lên khỏi mặt giá thể thì chăm sóc bình thường cùng cây mẹ, chờ rễ cây con.

Để rễ cây ky phát triển nhanh, khoẻ, bạn nên xếp than cao lên, đón cho rễ bám vào.

Khi chùm rễ của cây con đã khỏe thì cắt tách cây con ra chậu khác, khéo léo đem cả những viên than mà rễ đã bám vào sang chậu mới. Nhớ bôi thuốc phòng bệnh vào vết cắt.

Trong suốt quá trình tiến hành các cách chăm sóc lan hồ điệp con, cần để cây ở nơi ẩm mát, tránh nắng, mưa.

Cách chăm sóc lan hồ điệp con

Trồng Lan Hồ Điệp Bằng Gì? 5 Loại Giá Thể Trồng Lan Hồ Điệp Phổ Biến

Than củi – thần dược trồng lan hồ điệp

Than dung trồng lan hồ điệp phải đốt từ củi. Ưu điểm khi sử dụng than trồng lan hồ điệp là 5-6 năm mới phải thay chậu và chỉ dùng một cỡ cho mọi loại cây lớn nhỏ. Một số loại côn trùng trong đó sên không vỏ (Slug) không ưa sống trong than, do vậy giá thể có than củi đã hạn chế sự phá hại rễ của một số loại côn trùng. Nhược điểm than giữ chất muối và phân bón cho nên thỉnh thoảng (1-2 tháng) phải xả thật nhiều nước để giá thể không bị mặn.

Đầu tiên, phần than củi, bạn để lót dưới chậu (khoảng 1/3 than củi dưới đáy chậu), sau đó cho vào 1 lớp mỏng sơ dừa đã băm nhỏ vào chậu rồi cho cây đứng với tư thế mong muốn. Tiếp đến cần cho hết phần còn lại sơ dừa vào chậu đến cách miệng chậu 1cm, không cần nén chặt nhưng vỗ xung quanh chậu cho sơ dừa xuống đều để giữ cây đứng sau đó tưới nước luôn cho cây.

Giá thể trồng lan bằng than củi khá phổ biến

Nếu trồng lan để chơi trên lan can, mái hiên, sân thượng cần đặt thêm các chậu cảnh khác như cau, mai chiếu thủy, nguyệt quế … để giảm bớt sự khô nóng do ảnh hưởng của kết cấu bê tông, mái tôn… xung quanh.

Trong điều kiện nhân tạo, thời gian hoa tàn là 3 tháng. Một số loài khác và giống lai có thời gian tươi kéo dài hơn. Một số giống ra hoa quanh năm. Mùa hoa lan bắt đầu nở hoa từ tháng 12 đến cuối tháng 5.

Lan hồ điệp có nhiều hình dáng và kích cỡ khác nhau. Người trồng có thể đặt cây vào chậu riêng hoặc bỏ nhiều cây chung vào một chậu. Chậu thông thường có thể chứa được nhiều cây và cây có thể ra hoa trong vòng hai năm nếu được chăm sóc hợp lý.

Trồng lan bằng trái dừa khô

Trái dừa được sử dụng để trồng Lan Hồ Điệp như: gáo dừa, vỏ dừa khô nguyên trái, vỏ dừa khô chặt khúc nhỏ nhiều kích cỡ, trong vỏ dừa khô khi được sử lý tạo ra xơ dừa và cám dừa. Tất cả chúng đều có thể sử dụng trong việc trồng Lan.

Dừa khô là nguyên liệu phổ biến, rẻ, rất cần trong thành phần giá thể nuôi trồng lan.

Gáo dừa được sử dụng để làm chậu, trái dừa khô có thể dung làm chậu kiêm luôn chất trồng cho Lan

Vỏ dừa miếng lớn dùng để ghép lan lên hay ép 2 miếng lại tạo thành bầu trồng Lan, vỏ dừa chặt khúc nhỏ dùng để là chất trồng cho Lan.

Trồng lan hồ điệp bằng dừa khô

Trồng Lan Hồ Điệp bằng xơ dừa, vỏ dừa,… có nhược điểm chung là dễ mọc rêu, bị mục nát. Xơ dừa, vỏ dừa cục lại mau khô và nhẹ cho nên cây trong chậu hay bị đổ. Do vậy khi dùng xơ dừa trồng trong chậu phải chú ý chế độ tưới nước. Cần chú ý các loại xơ dừa đều có nhiều muối ở trong, nên cần phải ngâm nước vài ngày, xả cho sạch rồi mới trồng được.

Công dụng của xơ dừa khô

Chống nóng: Một lớp phủ lên bề mặt đất sẽ tạo nên một lớp cách nhiệt giúp cho nhiệt độ bên dưới luôn mát mẻ. Ngoài ra hạn chế việc thoát hơi nước trong đất giúp cho cây trồng không bị héo vì mất nước.

Làm đất tơi xốp: Trộn vụn xơ dừa với đất làm cho đất tơi, xốp hơn, không bị vón cục, làm cho đất thêm thông thoáng hơn giúp cây phát triển tốt.

Kích thích sự phát triển của rễ: Vì sẽ duy trì độ ẩm cho đất và xơ dừa còn có rất nhiều chất dinh dưỡng do đó sẽ kích thích rễ cây phát triển nhanh hơn.

Giá thể trồng lan bằng dớn trắng

Đây là sợi của thân và rễ cây dương xỉ, dớn không bao giờ bị rêu đóng , còn hút ẩm rất tốt, tuy nhiên nếu chỉ trồng riêng dớn thì chậu lan cũng không có độ thoáng.. Không nên lấy dớn quá vụn vì dễ bị mục nát, gây bí, không thoát nước ở chậu lan.

Dớn trắng có nhiều ưu điểm thích hợp cho việc trồng lan, được nhiều nước trên thế giới sử dụng, nhất là dùng trồng lan hồ điệp. Là một loại rêu thủy tiễn (Sphagnum sp.), mọc ở vùng đầm lầy ẩm ướt, vùng lạnh hay núi cao, dớn trắng có khả năng giữ nước và độ bền cao (lâu mục) nên tiết kiệm được thời gian tưới và thay giá thể trồng, tách hay thay chậu dễ dàng.

Dớn trắng mềm, có tính sát khuẩn cao nên góp phần hạn chế nấm bệnh giúp cho bộ rễ lan phát triển. Hiện có nhiều nơi cung cấp dớn trắng như Trung Quốc, Đài Loan, New Zealand, Chile… Được đánh giá tốt là dớn New Zealand và Chile nhưng giá đắt hơn dớn Trung Quốc và Đài Loan (cọng dớn không đẹp nhưng chất lượng khá tốt). Đài Loan, Trung Quốc trồng được dớn cung cấp cho các vườn lan. Ở Việt Nam cũng có dớn trắng, chủ yếu từ cây mọc hoang nên chất lượng không cao (dễ mục, sợi dớn ngắn và đen).

Giá thể trồng lan bằng dớn trắng

Theo khuyến cáo của các chuyên gia trồng lan, dớn trắng chỉ thích hợp cho trồng lan công nghiệp tiết kiệm tưới (nhà trồng lan có che mưa tốt, tưới phun sương, trồng trong các chậu ít có lỗ thoát nước) hoặc trồng các loại lan con, loài lan ưa ẩm nhưng không thích tưới nước nhiều. Nếu trồng lan hồ điệp bằng dớn trắng ở nơi ẩm, thiếu ánh sáng, tưới nhiều nước sẽ rất dễ thối rễ.

Kỹ thuật trồng lan hồ điệp bằng rêu

Thứ nhất, rêu được khuyến khích sử dụng trong các chậu trồng nhỏ, kích thước 4 – 10 phân. Khi sử dụng rêu hoàn toàn để trồng lan, định kỳ 1 năm thay mới 1 lần. Trước khi sử dụng, nên ngâm rêu trong nước 24 giờ để khử sạch. Tuyệt đối không nén chặt rêu trong chậu vì sẽ gây nên tình trạng bí bách, tốt nhất nên cho hột móp (peanut foam) vào đáy chậu rồi mối phủ rêu bên trên để tạo độ thông thoáng.

kỹ thuật trồng lan hồ điệp bằng rêu

Thứ hai, trong trường hợp không cho rêu vào chậu mà phủ rêu lên miếng gỗ hay vỏ cây để trồng lan thì phải gia tăng tần suất tưới nước (khoảng 2 – 3 ngày 1 lần).

Thứ ba, những giống lan rễ nhỏ như Coelogyne, Phalaenopsis, Paphiopedilum, Masdevalia,… khi trồng với rêu thì rễ thường mọc lẫn vào trong rêu nên rất khó thay chậu. Vì thế, nên tạo hỗn hợp trồng gồm 3 phần rêu cắt vụn, 3 phần rễ dương sỉ, 3 phần than, 1 phần perlite để thuận tiện cho việc thay chậu sau này.

Thứ tư, với những giống lan như Dendrobium (không ưa đụng rễ) hay Vanda, Aerides (không ưa ẩm ướt) thì không nên sử dụng rêu để làm chất trồng.

Cuối cùng, khi sử dụng rêu làm chất trồng lan hồ điệp, yêu cầu chậu trồng phải thông thoáng, nhiều lỗ để tránh tình trạng ngập úng khi tưới nước. Chỉ tưới nước khi thấy bề mặt rêu đã khô. Mỗi tuần tưới nước 1 lần, mỗi lần tưới thật đẫm.

Sau khi lan ra hoa và hoa tàn, nên rút cây ra khỏi chậu, nếu thấy rêu màu trắng thì còn sử dụng được, nếu rêu đã ngả sang màu nâu thì phải thay mới. Nhìn chung, với rêu thì mỗi năm nên thay mới 1 lần (kết hợp với thay chậu) để đảm bảo lan không bị nhiễm bệnh và sinh trưởng tốt.

Giá thể trồng lan bằng vỏ cây

Vỏ cây được sử dụng nhiều trong giá thể trồng lan, có rất nhiều vỏ cây có thể làm giá thể trồng lan nhưng nên chọn loại cây nào lâu mục. Vỏ cây cũng là môi trường thích hợp cho một số loại sâu bệnh hại rễ lan sinh sống, do vậy trồng lan bằng vỏ cây cần phải quan sát tình trạng của vỏ cây để thay chậu. Trong các loại vỏ cây thì vỏ thông là loại vỏ cây thích hợp nhất cho trồng lan vì trong vỏ thông có chất resin có tính sát khuẩn cao, lâu mục, không đóng rêu và ít các mầm bệnh gây hại.

Giá thể trồng lan bằng vỏ cây

Một số cách nhân giống lan hồ điệp đơn giản

Khám phá vẻ đẹp của các loài hoa lan vũ nữ

Cách trồng lan hồ điệp bằng than củi đơn giản tại nhà

Cách trồng và chăm sóc lan hồ điệp tươi lâu

Hướng dẫn trồng lan hồ điệp

Trồng Lan Hồ Điệp Bằng Dớn

Dớn trắng (dớn mềm) là gì? Dớn trắng (dớn mềm) là tên gọi Việt nam của một loại chất trồng có nguồn gốc là một loài rêu, sống trên mặt các đầm lầy, có tên thương mại là “Sphagnum moss”. Dớn trắng thuộc họ Sphagnaceae, giống sphagnum, sinh sống chủ yếu ở các khu vực ẩm ướt, chủ yếu lá đầm lầy. Dớn trắng phân bố chủ yếu ở các vùng có khí hậu khoảng 150oC và ẩm độ cao, pH đất thấp. Một số nước chuyên sản xuất dớn như New Zaeland, Chile, Trung Quốc.

Dớn trắng (dớn mềm) có đặc điểm gì?

Dớn trắng rất có giá trị vì chúng có cấu trúc dạng sợi, rất dài, dù ở dạng khô hay tươi. Các sợi dớn dù khô hay tươi cũng rất bền, chắc, khó bị phân huỷ nên khi sử dụng rất ít bị thay chất trồng như các chất trồng khác (nhờ vào cấu trúc phenolic bám trên thành tế bào).  Dớn có khả năng giữ nước rất lớn gấp 20 lần trọng lượng khô của chúng. Dớn trắng có khả năng hấp thu nước và thải ra các cation H+ giúp điều hoà độ acid của môi trường đồng thời tạo cho dớn trắng một khả năng diệt khuẩn tự nhiên, rất tốt cho sự phát triển vùng rễ. Dớn trắng có khả năng trao đổi cation rất lớn, chính vì vậy rất thường được sử dụng trong nhân giống cây trồng cả ở dạng sợi hay dạn vụn (dớn đen, peat moss) điều này chứng tỏ dớn trắng có khả năng vận chuyển các chất dinh dưỡng rất tốt. Dớn trắng còn có một số thành phần kháng khuẩn tự nhiên giúp ức chế sự tăng trưởng của một số nấm bệnh  Tại sao dớn trắng (dớn mềm) được sử dụng nhiều trong trồng Lan Hồ Điệp? Các nước châu Á rất thích sử dụng dớn để trồng hoa lan, vì dớn có độ thoáng cho rể lan phát triển đồng thời cũng giúp giữ ẩm cho cây, điều này làm giảm nguy cơ bệnh tật ở loài cây quí hiếm này. Dớn giúp cây kháng lại một số bệnh do vi khuẩn và nấm, giúp cây trao đổi chất tốt hơn. Sợi dớn dai và chắc nên ít phải thay đổi chất trồng, tiết kiệm chi phí lao động. Những nhà trồng lan Nhật bản đã biết sử dụng sản phẩm này trong rất nhiều năm nay. Thị trường Nhật Bản rất ưa chuộng và sử dụng sản phẩm này. Có bao nhiêu loại dớn trên thị trường Việt Nam? Dớn New Zealand nổi tiếng là loại dớn được ưa chuộng nhất. Do tính phổ biến và những đặc trưng chuyên biệt của sản phẩm như sợi dài, bền chắc, lá chúng tôi nhiên giá thành cao. Dớn Chile cũng là một lựa chọn tốt do những ưu điểm thiên về giá cả kinh tế. Mặc dù, sử dụng dớn này phải thường xuyên thay chất trồng mới do mau phân rã hơn dớn New Zealand.. Hiện nay, một số nước châu Á như Đài Loan, Trung Quốc cũng trồng được dớn với chất lượng tốt và giá thành rất phù hợp với điều kiện kinh tế tại Việt Nam. Ở Việt Nam cũng có xuất hiện dớn trắng Việt Nam nhưng chất lượng không đạt và dớn rất đễ mục, sợi dớn ngắn và đen do chủ yếu là dớn mọc hoang dại. Loại dớn nào là phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam? Nhìn chung về tính thẩm mỹ thì dớn New Zealand là “đẹp” nhất, sau đó là Chi Lê, do sợi dớn trắng, to dài. Tuy nhiên, giá thành của hai loại dớn này khá cao, nhất là ở các vườn lan qui mô lớn thì chi phí về chất trồng sẽ là rất lớn. Vì thế, các nhà vườn rất e ngại khi sử dụng dớn làm chất trồng chính. Hiện nay, dớn Trung Quốc được nhập về chào bán với giá cả cạnh tranh nên đã được thị trường chấp nhận. Nhìn chung, dớn Trung Quốc không “đẹp” bằng hai loại dớn kia do sợi dớn không trắng bằng nhưng về chất lượng vẫn rất đảm bảo, đặc biệt có rất ít tạp chất. Dớn Trung Quốc có những ưu điểm gì? Dớn Trung Quốc hiện nay được sản xuất ở vùng núi Quí Châu, Trung Quốc, nơi vùng khí hậu bán nhiệt đới ẩm gió mùa rất thích hợp với loại cây trồng này. Quí Châu là vùng sản xuất Dớn chính của Trung Quốc. Ngành công nghiệp bắt đầu hình thành và phát triển ở Quí Châu từ những năm 1980. Và hiện nay, trở thành nơi cung cấp dớn chính của Trung Quốc. Hiện nay, dớn Trung Quốc được phân phối và tiêu thụ ở rất nhiều nơi trên thế giới do chất lượng tốt và giá thành cạnh tranh so với New Zealand và Chile, về mặt này, dớn Trung Quốc rất thích hợp cho những vườn lan qui mô lớn.  

*Những ưu điểm khi trồng lan bằng dớn trắng (dớn mềm) Thoáng khí và thoát nước  Sạch và không mục rữa, sử dụng trong thời gian dài  Phòng trừ một số bệnh hại cho cây  Có thể sử dụng một mình hay trộn với các chất trồng khác  Giá thành thấp, kinh tế, phòng ngừa sâu bệnh cho cây trồng  Tiết kiệm lao động khi thay chậu, tách cây, điều thiết yếu khi thay chất trồng mới và có thể chống hư thối rễ  Thích hợp cho mọi loại lan vào mọi giai đoạn phát triển của cây (cây con, cây trưởng thành và ra hoa). 

chúng tôi

42 Điện Biên Phủ, P.ĐaKao, Q.1, TP.HCM

( Bên cạnh cửa hàng xe máy YAMAHA, hướng từ Hàng Xanh vào Q1, gần đến ngã tư Điện Biên Phủ + Đinh Tiên Hoàng ) 

ĐT : 0283 8208 468

Hottline: 0902 857 234 Mr Nam – 0918 970 966 Ms Huỳnh Email: ORCHIDSWORLDVN@GMAIL.COM

Lan Hồ Điệp Tiếng Anh Là Gì?

Lan hồ điệp tên tiếng anh là gì – một câu hỏi nhiều đáp án

Không chỉ mang trong mình vẻ đẹp đài các, sang trọng vốn có. Lan hồ điệp còn tạo ấm áp, gần gũi, chất chứa những giá trị tiềm ẩn, đầy mới lạ và hấp dẫn mà có lẽ chỉ người yêu hoa mới thực sự thấu hiểu.

Lan hồ điệp tiếng anh là gì? là một câu hỏi nhiều đáp án. Phalaenopsis có lẽ là cái tên được nhiều người biết đến nhất. Tên gọi này bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp cổ, trong đó Phalaina nghĩa là con bướm, còn Opsis là giống như.

Ngoài ra, cũng có nhiều người gọi lan hồ điệp bằng cái tên Moth Orchird thân quen. Nhưng dù tên nào, ở chúng, cũng toát lên một vẻ tinh tế, luôn hấp dẫn nhiều trái tim trót vướng, trót say mê với loài hoa vương giả này.

Lan hồ điệp tên tiếng anh là gì – ở Việt Nam nơi nào trồng nhiều nhất

Tại Việt Nam, lan hồ điệp được trồng nhiều nhất ở Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Với khí hậu thích hợp, cùng điều kiện sống thuận tiện, lan hồ điệp nước ta tuy cánh hoa không quá to. Nhưng màu sắc và hương thơm của hoa đầy hấp dẫn và cuốn hút.

Nhập những giò hoa ấy từ mảnh đất đầy nắng và gió cao nguyên. Lan hồ điệp tại chúng tôi luôn giữ cho mình một hương sắc riêng, đẹp đến nao lòng.