Top 7 # Xem Nhiều Nhất Lan Dendro Nobile Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Giống Lan Dendrobium Nobile Lindl.

Dendrobium nobile là một giống lan mọc trên dãy Hy mã lạp sơn từ Ấn độ tới Miến Điện, Trung Hoa, Lào, Việt Nam và Thái Lan. Giống lan này được người ta trồng nhiều nhất vì dễ trồng mà lại nhiều hoa. Một cây có thể ra tới 100 hoa là chuyện thường.

Giống lan Dendrobium nobile Lindl.

Tại Việt Nam lan mọc ở Ba Vì, Yên Báy, Đà Lạt, Nam Cát Tiên. Giáo sư Phạm Hoàng Hộ gọi là Thạch Hộc, còn tiến sĩ Trần Hợp gọi là Hoàng thảo dẹt.

Đây là một giống phong lan thông thường thân cao chừng 40-60 cm có khi tới 2 m, có giống rụng lá vào mùa Thu và có giống xanh tốt quanh năm. Hoa có nhiều mầu, phần đông tím trắng, nhạt hay thẫm. Hoa mọc ở các đốt gần ngọn 2-4 chiếc to khoảng 7 cm lâu tàn và thơm. Một khóm lan có thể có tới 100 hoa là chuyện thường.

Các khoa học gia cũng phân chia Dendrobium nobile ra làm 3 dạng như sau: 1. Dendobiunm nobile var. “elegans” Hoa thẫm hơn 2. Dendobiunm nobile var. “luxurians” thân dài tới 2 m 3. Dendobiunm nobile var. “nobile” thông thường.

Dendrobium nobile var. elegans Dendrobium nobile var. luxurians

CÁCH TRỒNG Giống lan Dendrobium nobile Lindl.

Ánh sáng Lan cần nhiều ánh sáng gần như có thể để ở ngoài trời, nhưng cần phải có lưới che phòng khi lá non bị cháy nắng. Khi thấy cây quặt quẹo, đó là dấu hiệu thiếu nắng. Hãy đưa cây ra chỗ có nhiều nắng hơn. Nhất là vào mùa đông, nếu thiếu nắng cây khó lòng ra hoa.

Nhiệt độ Lan cần nuôi trong nhiệt độ từ 40-80°F hay 8-25°C. Tuy nhiên lan có thể chịu nóng tới 100°F hay 38°C và có thể chịu lạnh tới 38°F hay 3.3°C. Ngoài ra nếu vào mùa đông không lạnh dưới 50°F hay 15.6°C trong vòng 4-6 tuần lan sẽ khó lòng ra nụ.

Ẩm độ và thoáng gió Lan mọc mạnh nếu ẩm độ cần phải từ 60-70%. Nếu quá thấp cây non sẽ không lớn được và bị teo đi.

Cây cũng không mọc mạnh nếu không thoáng gió và trong thời kỳ lan ra nụ nếu không thoáng gió nụ sẽ ít đi.

Vật liệu trồng Nên trồng với những vật liệu lâu mục và dễ thoát nước như vỏ thông, vỏ dừa, đá v.v…

Chậu Lan ưa trồng trong chậu chật hẹp cho nên đừng dùng chậu quá lớn.

Tưới nước Vào mùa hè khi lan ra mầm non và mọc mạnh, tưới 2-3 lần một tuần. Vào mùa thu, khi cây đã ngừng tăng trưởng, nên tưới nước thưa đi. Mỗi tuần chỉ cần tưới 1 lần cho thân cây khỏi bị teo lại. Vào mùa đông, đây là thời gian lan chuẩn bị để ra hoa, ngưng hẳn việc tưới nước. Nếu ẩm độ quá thấp nên phun sương mỗi tháng 1-2 lần.

Bón phân

Lan không ưa phân bón có nhiễu chất Nitrogen cho nên bón với phân 15-15-15 cho đến tháng 9, từ tháng 9-10 và 11 bón với phân 10-30-10. Từ tháng 12 cho đến hết tháng giêng ngưng hẳn việc bón phân. Nếu tiếp tục bón hoặc phân bón có nhiều chất Nitrogen quá, cây sẽ ra cây con (keiki) thay vì ra nụ.

Thay chậu, tách nhánh

Thời gian thay chậu thuận tiện nhất là vào mùa xuân, khi cây non đã mọc cao chừng 10-15 cm. Nếu muốn tách nhánh, cây phải có chừng 7-8 cành. Nếu chỉ có 4-5 cành, cây non mới mọc sẽ yếu ớt và không ra hoa. Hiện nay trên thương trường có rất nhiều cây Dendrobium lai giống từ cây Den. nobile như Den. nobile Yamamoto, Den. Oriental Smile ‘Fantasy’, Den. Fancy Angel ‘Lycee’, Den. Spring Dream ‘Apollon’ v.v…

Những cây lan lai giống này được thừa hưởng các đặc tính của cây Den. nobile là dễ trồng, nhiều hoa và chịu được lạnh. Từ lâu người Trung hoa đã dùng thân cây Dendrobium nobile có chứa chất Dendrobine để làm thuốc đễ chữa các chứng bệnh về bô máy tiêu hóa, khô cổ họng, giảm sốt v.v… Cũng vì thế trong thời gian vừa qua Việt Nam đã xuất cảng sang Trung quốc hàng chục tấn Dendrobum nobile.

Dendrobium nobile là một giống lan không thể thiếu trong bộ sưu tập hoa lan của chúng ta, xin hãy cố gắng nuôi một cây tối thiểu cũng phải như hình dưới đây.

Dendrobium Nobile — Wikipedia Republished

What we do. Every page goes through several hundred of perfecting techniques; in live mode. Quite the same Wikipedia. Just better.

Species of orchid from Asia

Dendrobium nobile

Scientific classification

Kingdom:

Plantae

Clade:

Tracheophytes

Clade:

Angiosperms

Clade:

Monocots

Order:

Asparagales

Family:

Orchidaceae

Subfamily:

Epidendroideae

Tribe:

Dendrobieae

Genus:

Dendrobium

Species:

D. nobile

Binomial name

Dendrobium nobile

Lindl.[1]

Synonyms[2]

Callista nobilis (Lindl.) Kuntze

Dendrobium coerulescens Wall. ex Lindl.

Dendrobium lindleyanum Griff.

Dendrobium wallichianum B.S.Williams

Dendrobium nobile var. formosanum Rchb.f.

Dendrobium nobile var. nobilius Rchb.f.

Dendrobium nobile virginale Rolfe

Dendrobium formosanum (Rchb.f.) Masam.

Dendrobium nobile f. nobilius (Rchb.f.) M.Hiroe

Dendrobium nobile var. alboluteum Huyen & Aver.

Dendrobium nobile, commonly known as the noble dendrobium, is a member of the family Orchidaceae. It has become a popular cultivated decorative house plant, because it produces colourful blooms in winter and spring, at a time when little else is in flower. It is also one of the 50 fundamental herbs used in traditional Chinese medicine, known as shí hú (Chinese: 石斛) or shí hú lán (Chinese: 石斛兰). Dendrobium nobile is one of the most widespread ornamental members of the orchid family. Its blooms are variegated in colour, shading from white through pink and purple, and the many different cultivated varieties produce different sized and coloured blooms.

Dendrobium nobile is an epiphytic or lithophytic plant native to southern China (including Tibet), the Himalayas (India, Bangladesh, Assam, Nepal, Bhutan), and Indochina (Myanmar, Thailand, Laos, Vietnam).[3][4][5][6][7][8][9] The species is also reportedly naturalized in Hawaii.[10] It is the state flower of Sikkim.

Dendrobium nobile occurs in lowland and mountain forests, often on mossy limestone rocks. It is a tender plant that only survives winters in USDA hardiness zones 11 and above.[11] It has strap-shaped, persistent leaves, and blooms mostly in winter and spring. It produces short, 2 to 4 flowered racemes, fragrant, waxy, and highly variable in color, arising from the upper nodes of leafed and leafless canes.

Examples of the species are grown in Kew Gardens Tropical Nursery in London and seeds are stored in the Millennium Seed Bank there.[citation needed]

Characteristics

A nobile-type hybrid or cultivar

Dendrobium nobile is a sympodial orchid which forms pseudobulbs. When the life cycle of the mother plant ends it produces offsets, continuing the life of the plant. The new plant then goes through the same cycle. The inflorescence is erect; during the flowering period blooms form along the length of the flowering stem. This seedling is monocot that is it forms only a single initial leaf, and the plant has thin white roots which attach themselves to another plant or object, making it an epiphytic plant.[citation needed]

Chemical constituents

Extract of the stems of Dendrobium nobile yielded 17 phenanthrenes (including 3,4,8-trimethoxyphenanthrene-2,5-diol, 2,8-dihydroxy-3,4,7-trimethoxyphenanthrene, 3-hydroxy-2,4,7-trimethoxy-9,10-dihydrophenanthrene, 2,8-dihydroxy-3,4,7-trimethoxy-9,10-dihydrophenanthrene, 2-hydroxy-4,7-dimethoxy-9,10-dihydrophenanthrene, 2,2′-dihydroxy-3,3′,4,4′,7,7′-hexamethoxy-9,9′,10,10′-tetrahydro-1,1′-biphenanthrene and 2,3,5-trihydroxy-4,9-dimethoxyphenanthrene).[12][13] There have been many studies on the complex chemistry of the plant.[vague]

Toxicity

Dendrobium nobile has been added to the EU novel foods catalogue as it is deemed unsafe for human consumption within food supplements without a safety assessment.[14]

See also

Dendrobine, a toxin found in Dendrobium nobile

References

This page was last edited on 6 September 2021, at 08:29

Nhân Giống Invitro Loài Lan Bản Địa Dendrobium Nobile Lindl

Nghiên cứu nhân giống in vitro Lan Dendrobium nobile Lindl. (Thạch hộc) nhằm mục đích để bảo tồn và phát triển loài lan quý chi Hoàng thảo, có giá trị thẩm mỹ và dược liệu cao, đang có nguy cơ tuyệt chủng. Kết quả cho thấy nguyên liệu sử dụng thích hợp là quả lan 5 tháng tuổi; môi trường gieo hạt là MS + (100ml ND + 10g saccharose + 6,0g agar)/lít môi trường.

Trong nhân in vitro kinh điển, môi trường nhân nhanh protocorm tối ưu là KC+ (100ml ND + 10g saccharose + 6,0g agar)/lít; nhân nhanh cụm chồi tốt nhất là MS+ (100ml ND + 10g saccharose + 6,0g agar)/lít. Trong nhân in vitro cải tiến: nuôi cấy lỏng lắc nút bông và lỏng lắc màng thoáng khí đã tăng hệ số nhân protocorm đạt 1,9 và 2,3 lần so với nhân in vitro kinh điển. Nuôi cấy đặc thoáng khí giúp giảm 25% lượng saccharose bổ sung vào môi trường và tăng hệ số nhân protocorm lên gấp 1,4 lần so với nuôi cấy kinh điển. Nhân nhanh cụm chồi bằng kỹ thuật bioreactor giảm ½ thời gian nhân giống. Môi trường tối ưu tạo cây hoàn chỉnh là RE+ (10g saccharozase + 0,5g THT)/lít, cường độ ánh sáng 2300lux.

Từ khóa: Dendrobium nobile Lindl., quả lan, nhân nhanh, protocorm.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trên thế giới chi Lan Hoàng Thảo (Dendrobium) có khoảng 1400 loài, chủ yếu phân bố ở Đông Nam Á và các đảo thuộc Philippine, Malaysia, Indonesia, Papua New Guinea, Đông Bắc Australia. Ở Việt Nam có 107 loài và 1 thứ, phân bố ở các vùng núi từ Bắc vào Nam và trên một số đảo ven biển (Đào Thị Thanh Vân, Đặng Thị Tố Nga, 2008). Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, đến nay nhiều loài đã bị tuyệt chủng hoặc bị đe dọatuyệt chủng. Một số loài nằm trong danh lục Đỏ của “Sách đỏ Việt Nam”, trong đó có loài lan Thạch hộc (Dendrobium nobile Lindl.) phân bố ở vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam (Dương Đức Huyến, 2007). Để bảo tồn và phát triển loài lan quý hiếm này, không còn cách nào khác là phải tiến hành nhân giống và nuôi trồng chúng ở quy mô lớn (Nguyễn Tiến Bân, 2007; Dương Đức Huyến, 2007).

Hiện nay, một số loài lan quý hiếm bị đe dọa tuyệt chủng trong tự nhiên đã được bảo tồn nhờ phương thức nảy mầm từ hạt (Kauth, 2005) hoặc nhân nhanh in vitro với nguồn nguyên liệu ban đầu là hạt gieo trên môi trường MS + 15% đường saccharose + 2,0mg/l BA (Nguyễn Văn Song, 2011). Theo Lê Văn Hoàng (2008), phương pháp nuôi cấy mô là phương pháp duy nhất có thể nhân giống lan cho hệ số nhân cao, số lượng cây giống lớn và giá thành hợp lý. Tuy nhiên, cho đến nay ở nước ta, nghiên cứu nhân giống và nuôi trồng chi lan Hoàng thảo chủ yếu với các giống lan lai nhập nội nhằm sản xuất hoa cắt cành hay trồng chậu làm cây cảnh. Việc nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô, đặc biệt nuôi cấy mô cải tiến (kỹ thuật nuôi cấy lỏng lắc nút bông và nuôi cấy lỏng lắc thoáng khí) với loài lan rừng bản địa D. nobile Lindl. chưa được đề cập đến (Trần Văn Huân và Văn Tích Lượm, 2007). Chính vì vậy, mục đích của nghiên cứu này là nhân nhanh quy mô công nghiệp cây giống D. nobile Lindl. phục vụ công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen dược liệu quí bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào kinh điển và cải tiến trong các môi trường không sử dụng chất điều tiết sinh trưởng nhân tạo.

2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.1. Vật liệu nghiên cứu

Vật liệu được đưa vào nuôi cấy mô là chồi mầm và quả của những cây lan rừng thuộc loài Dendrobium nobile Lindl. 5 tháng tuổi thu thập tại Hòa Bình, đang được nuôi trồng tại Viện Sinh học Nông nghiệp, Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội (Hình 1). Mẫu nghiên cứu là protocorm, cụm chồi, chồi. Hóa chất, vật tư thí nghiệm gồm: H2O2 2%, HgCl2 0,1%, than hoạt tính. Môi trường: Vacin and Went, 1949 (VW); KnudsonC, 1965 (KC); Murashige-Skoog, 1962 (MS); Robert Ernst, 1979 (RE).

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Mẫu nuôi trong thời gian chiếu sáng 12h/ngày, cường độ ánh sáng 800-2.300lux, nhiệt độ phòng nuôi 25±2 oC; pH môi trường 5,8. Môi trường nuôi cấy được khử trùng ở nhiệt độ 121oC; 1,5at trong 20 phút. Hệ thống bioreactor Biostat Bplus (Sartorius sản xuất), bình nuôi có thể tích tối đa 10 lít; màng lọc thoáng khí (Cellulose Acetate, kích thước lỗ 0,2µm); Nút bông được bọc ngoài bằng mũ giấy xi măng; máy lắc ngang đặt vận tốc 200 vòng/phút, cường độ chiếu sáng 800lux. Các thí nghiệm được bố trí theo phương pháp nuôi cấy mô quy chuẩn thông hành, khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại. Một công thức bố trí 15 bình thủy tinh dung tích 250ml. Riêng thí nghiệm về ảnh hưởng của các phương thức nuôi cấy đến khả năng nhân nhanh cụm chồi, môi trường nuôi cấy gồm MS + (100ml ND+60g chuối chín + 30g saccaroza)/lít (đối chứng) và 4 công thức: Công thức 1, 2 và 3: 80ml môi trường nhân chồi/bình, 05 bình/công thức, 03 cụm/bình, 15 chồi/cụm, màng lọc thoáng khí cellulose acetate. Công thức 4: 03 lần nhắc lại, 04 lít môi trường nhân chồi/bình, 150 cụm/bình, 15 chồi/cụm. Hệ thống bioreactor ở chế độ cánh khuấy tròn 200 vòng/phút, cường độ chiếu sáng 800lux.

Các chỉ tiêu theo dõi thông thường trong nuôi cấy mô, chỉ tiêu tỷ lệ mẫu nhiễm, tỷ lệ mẫu sống, tỷ lệ mẫu phát sinh protocorm, số chồi/ cụm, hệ số nhân chồi, đường kính cụm chồi, hình thái chồi, số lượng protocorm/cụm, hệ số nhân protocorm, chiều cao cây, số lá, số rễ.

Các số liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm IRRISTAT 5.0 và Excel 2003.

Địa điểm nghiên cứu: Viện Sinh học Nông nghiệp, Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội và Học viện Hậu Cần, Ngọc Thụy, Gia Lâm, Hà Nội.

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khử trùng cơ quan nuôi cấy tạo nguồn vật liệu in vitro

3.1.1. Khử trùng chồi mầm lan

Kết quả ở bảng 1 cho thấy, mặc dù các công thức khử trùng được bố trí theo cấp độ tăng dần tác động của hóa chất vào mẫu cấy nhưng hiệu quả thu được sau 6 tuần theo dõi không tỷ lệ thuận. Ở CT3 cho tỷ lệ mẫu sống cao nhất cũng chỉ đạt 8,89%. Nguồn mẫu sạch thu được từ chồi lan rất hạn chế, do tỷ lệ nhiễm cũng như tỷ lệ mẫu chết cao, có thể do nhiều nguyên nhân khách quan khác nhau. Chính vì vậy, chúng tôi phải sử dụng nguồn mẫu quả lan, để đưa vào nuôi cấy in vitro.

3.1.2. Khử trùng quả lan

Cả 3 công thức đều cho kết quả tối ưu trên nền môi trường MS (+ 100ml ND + 10g saccharose + 6g agar)/lít. Tuy nhiên, xét hiệu quả các công đoạn thao tác thì CT1 là tốt nhất. Sau 6 tuần nuôi cấy, có 97% hạt phát sinh protocorm và 3% nẩy cụm chồi (Bảng 2).

3.2. Nhân nhanh protocorm và cụm chồi theo phương pháp in vitro

3.2.1. Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến khả năng nhân nhanh protocorm và cụm chồi

Kết quả nhân nhanh protocorm (Bảng 3) cho thấy, sau 8 tuần nuôi cấy, các công thức thí nghiệm đều có sự khác nhau về giá trị của các chỉ tiêu nghiên cứu. Trong đó, trên nền môi trường KC, các chỉ tiêu theo dõi như đường kính cụm protocorm (2,26 cm), số lượng protocorm/cụm (210,06) và hệ số nhân – HSN (4,2 lần/8 tuần) có giá trị cao hơn các công thức môi trường khác ở độ tin cậy 95%. Mặt khác, xét hiệu quả kinh tế, KC là môi trường rẻ tiền và thông dụng trong nuôi cấy lan, vì vậy môi trường KC + (100ml nước dừa (ND)+10g saccaroza+6g agar)/lít được lựa chọn trong nuôi cấy nhân nhanh protocorm loài lan D. nobile.

Bảng 1. Ảnh hưởng của phương pháp khử trùng đến khả năng sống của chồi mầm

3.2.2. Ảnh hưởng của phương thức nuôi cấy sử dụng nút bông đến khả năng nhân nhanh protocorm

Kết quả ở bảng 5 cho thấy, cùng sử dụng nút bông trong nuôi cấy nhưng ở môi trường lỏng lắc cho kết quả nhân nhanh protocorm tốt nhất, làm tăng hiệu quả trong nhân nhanh protocorm: số lượng protocorm/cụm là 105, khối lượng protocorm 45mg và HSN 2,10 lần/3tuần nuôi cấy. Mặt khác, nuôi cấy trong môi trường lỏng lắc sẽ tiết kiệm được môi trường do lượng môi trường sử dụng ít, không sử dụng agar, tiết kiệm điện năng so với nuôi cấy trong môi trường đặc.

3.2.3. Ảnh hưởng của phương thức nuôi cấy sử dụng nút màng thoáng khí đến khả năng nhân nhanh protocorm

Kết quả cho thấy, việc sử dụng nút màng thoáng khí trong nuôi cấy mô đã làm tăng HSN và tăng khối lượng protocorm. Đặc biệt trong nuôi cấy thoáng khí lỏng lắc (CT3) đã nâng cao HSN vượt bậc (số lượng protocorm/cụm là 142, khối lượng protocorm 45,7mg, HSN 2,84 lần/3 tuần) (Bảng 6). Kết quả này đồng thời cho thấy, HSN protocorm của công thức nuôi cấy lỏng lắc màng lọc thoáng khí cao hơn và có hiệu quả hơn so với công thức lỏng lắc nút bông.

Bảng 4. Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến khả năng nhân nhanh cụm chồi

Sau 8 tuần nuôi cấy trong nền môi trường đặc và sử dụng nút màng thoáng khí (Cellulose Acetate), ở CT4 (bổ sung 7,5g saccaroza/lít) cho các chỉ tiêu nhân nhanh protocorm vượt trội so với đối chứng và các công thức thí nghiệm khác (318,3 protocorm/cụm, HSN đạt 6,37 lần/8 tuần nuôi cấy) (Bảng 7 và Hình 2). Như vậy, nuôi cấy trong môi trường đặc thoáng khí đã cải thiện HSN protocorm từ 4,47 lần khi sử dụng nút bông trong nuôi cấy kinh điển lên 6,37 lần khi thay thế nút bông bằng nút màng lọc thoáng khí, đồng thời nâng cao hiệu quả nhân giống do đã giảm 25% hàm lượng saccharose.

Bảng 7. Ảnh hưởng của hàm lượng đường saccharose đến khả năng nhân nhanh protocorm trong nuôi cấy đặc thoáng khí (sau 8 tuần nuôi cấy)

3.2.5. Ảnh hưởng của hàm lượng saccharose đến quá trình nhân nhanh protocorm trong nuôi cấy lỏng lắc thoáng khí

Kết quả sau 4 tuần nuôi cấy trong nền môi trường lỏng lắc và sử dụng nút màng thoáng khí CA, các công thức bổ sung saccharose đều có hiệu quả trong nuôi cấy mô làm tăng HSN và tăng khối lượng protocorm (Bảng 8). Đặc biệt, nuôi cấy thoáng khí trong môi trường lỏng lắc đã nâng cao HSN vượt bậc, tăng hiệu quả, giảm giá thành do giảm chi phí môi trường nuôi cấy, giảm hàm lượng saccharose và giảm thời gian nuôi cấy. Công thức tối ưu (CT4) cho nhân nhanh protocorm là bổ sung 7,5g saccharose (ở mức tin cậy 95% HSN protocorm đạt 4,09 lần/4 tuần) (Bảng 8).

Bảng 8. Ảnh hưởng của hàm lượng saccharose đến khả năng nhân nhanh protocorm trong nuôi cấy lỏng lắc thoáng khí (Sau 4 tuần nuôi cấy)

Kết quả ở bảng 9 cho thấy, có sự sai khác rõ rệt về các chỉ tiêu số lượng chồi TB/cụm, HSN chồi/4 tuần giữa các CT thí nghiệm. CT4 sử dụng hệ thống bioreactor cho nhân nhanh cụm chồi, số lượng chồi TB/cụm cao nhất đạt 51 chồi trong khi CT3, CT1 và CT2 chỉ đạt lần lượt là: 34, 28 và 18 chồi (Bảng 9). Căn cứ vào độ tin cậy 95% đánh giá đến chỉ tiêu HSN chồi/4 tuần thì CT4 là công thức tốt nhất so với CT1, CT2 (3,4 lần/4 tuần/CT4; 2,26 lần/4 tuần/CT3 và 1,86 lần/4 tuần/CT1; 1,20 lần/4 tuần/CT2). Như vậy, đối với loài D. nobile để nhân nhanh cụm chồi nên lựa chọn nuôi cấy bioreactor (nếu có sẵn thiết bị) hoặc nuôi cấy lỏng lắc thoáng khí trong môi trường MS + (100ml ND + 60g chuối chín + 30g saccharose)/lít.

3.3. Tạo cây hoàn chỉnh

3.3.1. Ảnh hưởng của nền môi trường nuôi cấy đến sinh trưởng của chồi

Bảng 9. Ảnh hưởng của phương thức nuôi cấy đến khả năng nhân nhanh cụm chồi (sau 4 tuần nuôi cấy)

Ánh sáng trong nuôi cấy mô thực vật là ánh sáng nhân tạo, cường độ ánh sáng 1000~5000 lux, 16h chiếu sáng. Để chồi loài lan rừng in vitro phát triển hoàn chỉnh thì cần điều chỉnh cường độ ánh sáng thích hợp. Trong 4 công thức với những dải cường độ ánh sáng khác nhau trong cùng chu kỳ chiếu sáng. Ở CT4, chồi D. nobile được nuôi cấy ở cường độ chiếu sáng 2300 lux đã giúp cây phát triển mạnh nhất (lá mở to, mầu xanh sẫm, bóng; thân mập; bộ rễ phát triển mạnh) (Bảng 11, Hình 3).

Bảng 11. Ảnh hưởng của cường độ chiếu sáng đến sinh trưởng chồi

3.3.3. Ảnh hưởng của than hoạt tính (THT) đến khả năng sinh rễ của chồi

Sau 30 ngày nuôi cấy, ở CT2 (bổ sung 0,5g THT/lít môi trường), chồi mập, rễ nhiều nhất (3,46/cây) và số rễ nhiều hơn hẳn các công thức khác ở mức tin cậy 95% (Bảng 12). Tuy nhiên, khi bổ sung tăng dần lượng THT thì chiều cao cây lại theo xu thế giảm dần, điều này có thể do THT ở nồng độ cao đã hấp phụ một số chất điều tiết sinh trưởng tự nhiên và dinh dưỡng nên làm giảm tốc độ sinh trưởng của cây. Vậy, môi trường tối ưu tạo cây hoàn chỉnh cho lan D.nobile là: RE + (10g saccharose+0,5g THT+6g agar)/lít, cường độ ánh sáng 2300lux.

Bảng 12. Ảnh hưởng của than hoạt tính đến khả năng tạo rễ của chồi (sau 30 ngày nuôi cấy)

Nguồn vật liệu ban đầu là quả lan. Khử trùng tối ưu là nhúng quả trong cồn 96% rồi đốt trên ngọn lửa đèn cồn. Môi trường gieo hạt thích hợp là: MS + (100ml nước dừa + 10g saccharose+6g agar)/lít môi trường. Nhân nhanh in vitro bằng nuôi cấy mô kinh điển: Môi trường nhân nhanh protocorm tối ưu là KC + (100ml nước dừa + 10g saccaroza + 6g agar)/lít; HSN 4,2 lần/8 tuần nuôi cấy. Môi trường nhân nhanh cụm chồi tốt nhất là MS + (100ml ND+10g saccharose+6g agar)/lít, HSN chồi 3,08 lần/8 tuần nuôi cấy.

Nhân nhanh in vitro nhờ nuôi cấy mô cải tiến: kỹ thuật nuôi cấy lỏng lắc nút bông và nuôi cấy lỏng lắc thoáng khí đã tăng HSN protocorm đạt 1,9 và 2,3 lần so với đối chứng. Nuôi cấy đặc, màng lọc thoáng khí làm giảm 25% lượng saccharose bổ sung vào môi trường nuôi cấy và tăng HSN protocorm lên gấp 1,4 lần so với nuôi cấy kinh điển. Nhân nhanh cụm chồi bằng kỹ thuật bioreactor giảm thời gian nhân giống và cải thiện chất lượng chồi.

Môi trường tối ưu tạo cây hoàn chỉnh là RE +(10g saccharose+0,5g than hoạt tính)/lít, cường

độ ánh sáng 2.300lux.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyễn Tiến Bân và nhiều tác giả (2007). Sách Đỏ Việt Nam, Phần Thực vật; NXB. Khoa học Tự

nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

Lê Văn Hoàng (2008). Giáo trình nuôi cấy mô tế bào thực vật. Đại học Đà Nẵng

Trần Văn Huân, Văn Tích Lượm (2007). Kỹ thuật nuôi trồng cây lan. NXB thành phố Hồ Chí Minh.

Dương Đức Huyến (2007). Thực vật chí Việt Nam, 9-

Họ lan (Orchidceae). NXBKH Kỹ thuật

Nguyễn Văn Song 2011). Nhân nhanh in vitro lan Kim Điệp (Dendrobium chrysotoxum)-một loài lan rừng có nguy cơ tuyệt chủng. Tạp chí khoa học ĐH Huế 64:127-136.

Đào Thị Thanh Vân, Đặng Thị Tố Nga (2008). Giáo trình hoa lan. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Kauth P. (2005). In vitro seed germination and seedling development of Calopogon tuberosus and Sacoila

lanceolata var. lanceolata: Two Florida native terrestrial orchids. Master thesis, University of Florida

Kusumoto and Furukawa (1977). Effect of Organic Matter on the Growth of Cymbidium Protocorms

Cultured in vitro, Japan. Soc. Hort. Sci. 45 (4): 421-426.

Shu Fung Lo, Satish Manohar Nalawade, Chao Lin Kuo, Chung Li Cheng and Hsin Sheng Tsay

(2004). Asymbiotic germination of immature seeds, plantlet development and ex vitro establishment of plants of Dendrobium tosaense makino-a medicinally important orchild, In vitro Cellular and Developmental Biology – Plant 40 (5): 528-535.

Tawaro Supavadee, Suraninpong Potjamarn and Chanprame Sontichai (2008). Germination and

Regeneration of Cymbidium findlaysonianum chúng tôi a Medium Supplemented with Some Organic Sources. Walailak J Sci & Tech 5 (2): 125-135.

Nguồn: Vũ Ngọc Lan*, Nguyễn Thị Lý Anh(2013).NHÂN GIỐNG IN VITRO LOÀI LAN BẢN ĐỊA DENDROBIUM NOBILE LINDL.Tạp chí Khoa học và Phát triển 2013, tập 11

Chậu Lan Dendro Yaya Mini

Mô tả

Hoa lan Dendro hay còn được gọi với nhiều cái tên thân thuộc như: hoàng thảo hay đăng lan, ngoài ra chúng còn có cái tên khoa học là Dendrobium Antennatum, thuộc họ phong lan Orchidaceae. Dendrobium gồm hơn 1600 loài khác nhau, chúng phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới. Chủ yếu là có mặt ở các nước Đông Nam Á và châu Úc. Còn dendro thì có ở các nước như Ấn Độ, Trung Quốc,… và khắp các nước Đông Nam Á.

II. Cách trồng hoa lan Dendro Yaya:

a. Khi mua Dendro Yaya về cần làm những bước sau:

Thường là cục gỗ, dớn, chậu, rêu giữ ẩm…quan trọng nhất là giá thể phải sạch.

Bước 2. Cách tách cây ra giá thể mới

Cần tưới thật nhiều nước liên tục vào giò lan chuẩn bị tách cây ra. Sau đó để khoảng 20-30 phút thì bóc từng rễ ra. Đối với rễ bị khô hoặc sâu bệnh cần cắt hết rồi chuyển sang giá thể mới.

Bước 3.Trồng và ghép cây

Trồng cây phải đặt thẳng để ngọn cây hướng về phía ánh nắng để giúp cây quang hợp tốt. Và giữ cho gốc thật chắc phòng khi ra rễ sẽ không bị lung lay khiến bị thối rễ. Thường thì trồng vào cục gỗ hoặc cây sống thì không giữ được độ ẩm tốt bằng trồng chậu. Nên để cây phát triển tốt thì tốt nhất nên trồng chậu.

b. Một số lưu ý :

Nhiệt độ tốt nhất để trồng Lan Dendro: Cây sẽ phát triển tốt ở nhiệt độ khoảng 25 độ C. Nhưng là nhóm cây ưa nóng nên nó có thể vẫn chịu được nhiệt độ cao hơn. Độ ẩm tốt cho cây: Khoảng cần thiết nằm ở mức 40% đến 70%.

Ánh sáng: Là loài cây ưa sáng. Thích sống trong điều kiện có ánh sáng trực tiếp, khoảng phù hợp nằm ở mức 70%.

Tưới nước cho hoa: Đây là bước không thể bỏ qua khi trồng bất kỳ loại cây nào. Nước sẽ giúp duy trì độ ẩm cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng. Thường là sẽ tưới nước 2 lần trong ngày vào buổi sáng sớm và lúc 3 giờ chiều. Khi tưới đảm bảo ướt lá và giá thể là được. Sẽ tùy theo từng giai đoạn và mùa mà ta điều chỉnh lượng nước tưới cây cho phù hợp. Chú ý: Loại này cũng có thể trồng trong tình trạng nắng 100%. Nhưng sẽ phát triển kém hơn so với được che nắng.

III. Một số dấu hiệu phát hiện lan Dendro bị bệnh:

Nếu cây thiếu ánh sáng lá chuyển sang xanh đậm, quặt quẹo hay còi cọc.

Cây bị thối lá, thối đọt thường có nhiều đốm thối và lây lan dần ra khắp cây.

Khi bón phân quá nhiều thì đầu lá lan sẽ bị cháy.

Cây bị đọng nước, thối rễ thì sẽ có biểu hiện: lá nhăn nheo, bị đốm nhưng không loang ra.

Cây bị sâu bọ tấn công thì lá sẽ có các vết chấm, có sọc, quầng và có mùi hôi.