Top 15 # Xem Nhiều Nhất Lan Đai Châu Công Nghiệp Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Nhận Biết Lan Đai Châu, Phân Biệt Đai Châu Rừng Và Đai Châu Thái

Phong lan đai châu được nhiều người biết đến như một loại lan đặc trưng cho mùa xuân của Việt Nam. Sở dĩ như vậy nên bất cứ người chơi lan hay cả những người không chơi lan đều biết đến. Đai châu mang một vẻ đẹp thuần khiết và hương thơm quyến rũ hiếm có loài lan nào có được. Chúng ta cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa lan đai châu và tìm hiểu cách nhận biết đai châu rừng và Thái như thế nào nhé!

Lan đai châu trong khoa học

Lan đai châu trong các nghiên cứu khoa học có tên tiếng anh là Rhynchostylis gigantea. Đây là cây lan được phát hiện lần đầu năm 1896 bởi Lindley. Lan đai châu sống trong rừng bám vào các thân cây trong rừng, phổ biến và dễ gặp ở các khu rừng Việt Nam, Lào, Myanamar, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Bangladesh, Philippines,… Đặc biệt, lan đai châu còn là hoa đặc trưng của vùng Assam.

Nhiều người gọi lan đai châu bằng rất rất nhiều tên như tai châu, đai châu, ngọc điểm, nghinh xuân, nghi xuân,… Trong đó có nhiều tên rất buồn cười. Sở dĩ lan đai châu được người ta gọi với cái tên tai châu hay tai trâu có lẽ do sự chuyền miệng của cha ông ta khi mà loài lan này được chơi từ rất lâu đời và không ai có thể thấy được một bài viết chi tiết hay khoa học nhất về loài lan này. Còn cái tên ngọc điểm là cách gọi khác của miền Nam, nghinh xuân là cách gọi của miền Trung (nghinh xuân có nghĩa là đón tết). Như vậy chúng ta thống nhất chỉ có 3 tên gọi thôi nhé: đai châu (miền Bắc), nghinh xuân (miền Trung), ngọc điểm (miền Nam).

Lan đai châu thường cho hoa vào dịp tết đến, xuân về; chính vì thế mà được mọi người ưa chuộng.

Nhận biết lan đai châu qua thân lá

Lan đai châu (ngọc điểm, nghinh xuân) có đặc điểm nhận biết cực kì dễ dàng. Đai châu có lá cực dày và mọng nước. Dọc lá có những vệt màu trắng chạy dài từ cuống lá đến đầu lá. Đầu lá đai châu thường tù, không nhọn và chia thành hai thùy. Vì lá đai châu cực dày và chứa nhiều nước nên đai châu rất nặng.

Đai châu có những chiếc rễ cực to, cây nhỏ rễ thường nhỏ bằng đầu đũa, cây to có khi có rễ to bằng đuôi đũa hay bằng chiếc bút bi Thiên Long. Đầu rễ đai châu thường có màu xanh nhạt ( trong điều kiện thiếu nắng) hoặc tím (trong điều kiện tiếp xúc nhiều với ánh nắng).

Đai châu thường lớn cực chậm, mỗi năm chỉ cho ra từ 3-4 là là căng. Chính vì thế chúng ta thường chỉ nhìn thấy những cây đai châu có thân ngắn chứ không thể dài được như quế hay tam bảo sắc. Đai châu có rễ bám vào giá thể rất chặt để hút nước và ít khi rễ vươn ra bên ngoài nhiều, trừ khi môi trường bên ngoài ẩm hơn cả giá thể.

Nhận biết đai châu qua mặt hoa

Về hoa lan đai châu, có lẽ có khá nhiều người nhầm lẫn đai châu với các loại lan khác như ngô đồng (hình thái thân lá khá giống nhau) hoặc sóc lào, sóc ta, đuôi cáo ( những chùm bông màu trắng tím khá giống nhau).

Hiện nay đai châu có cả đai châu rừng cho 1 mặt hoa duy nhất có màu trắng và những đốm màu tím xen kẽ và cả đai châu Thái cho mặt hoa cực kì đa dạng. Về đai châu rừng, bạn có thể nhận biết mặt hoa bằng ảnh dưới đây:

Phân biệt đai châu rừng và đai châu Thái như thế nào?

Hiện nay, do nhu cầu của người chơi lan ngày càng lớn, khoa học công nghệ phát triển, đặc biệt là công nghệ lai tạo tế bào mà rất nhiều những loài cây công nghiệp được ra đời bằng phương pháp nuôi cấy mô. Trong đó, đai châu Thái hay còn gọi là đai châu công nghiệp cũng đã ra đời làm khá nhiều người nhầm lẫn với đai châu rừng.

Phân biệt đai châu rừng và đai châu Thái qua thân lá

Đai châu Thái được nuôi trong môi trồng trong môi trường nhiệt độ và độ ẩm được kiểm soát, chính vì thế nó phát triển rất nhanh mà không bị mất lá chân hay xước xát gì. Đây cũng là đặc điểm dễ nhận biết lan đai châu Thái và đai châu rừng.

Đai châu Thái có lá thường ngắn, bản lá rộng và xếp rất khít nhau. Đai châu rừng thường có ít lá đẹp và rất nhiều vết xước trong quá trình khai thác và vận chuyển, chính vì thế đai châu rừng khi mới mua về thường xấu hơn đai châu Thái. Đai châu rừng thường có lá dài, bản lá nhỏ, lá thường có màu sáng màu do tiếp xúc với môi trường nhiều ánh nắng chứ không như đai châu Thái lá xanh mướt từ đầu đến chân. . Đai châu thái có lá xếp khít nhau nên chúng ta khó nhìn thấy thân của chúng, đai châu rừng lá thưa hơn nên để lộ phần thân rất dễ nhận biết.

Đai châu Thái khi mua về thường được trồng trong một chiếc chậu nhựa màu đen hay được ghép vào một miếng gỗ nho nhỏ, mỗi chậu thường từ 1 đến 2 thân. Lan đai châu rừng khi mua thường chỉ ở dạng hàng rời mà thôi, nếu bán kèm chậu thì cũng chỉ là người quen để cho.

Đai châu Thái khi mua người ta bán theo cây, đai châu rừng thường bán theo cân hoặc hàng to thì đếm lá tính tiền.

Đai châu trồng cực chậm lớn, tuy nhiên đai châu Thái có lợi thế lớn nhanh hơn đai châu rừng rất nhiều, đồng thời cho hoa sớm hơn. Với một cây đai châu Thái từ 4 đến 5 cặp lá là bắt đầu có thể cho hoa nhưng với đai châu rừng, 3-4 cặp lá lớn là cây già và có thể cho hoa tốt. Chính vì thế, nếu bạn để ý thấy cây đai châu có nhiều cặp lá xếp khít nhau cực xanh tốt thì đó 90% là đai châu thái.

Bạn có thể dễ dàng phân biệt đai châu rừng và đai châu công nghiệp bằng những hình ảnh dưới đây:

Ảnh đai châu rừng Ảnh đai châu công nghiệp

Phân biệt đai châu rừng và đai châu Thái qua mặt hoa

Đai châu Thái cho nhiều mặt hoa khác nhau với màu sắc biến thiên cực kì đa dạng như màu bò sữa, đỏ cam, trắng tinh khôi, hồng cánh sen,… Mặc dù mặt hoa khác nhau nhưng đai châu Thái vẫn có khuôn hoa và chùm bông dài như lan đai châu rừng.

Mặt hoa đai châu rừng chỉ có 1 màu trắng đốm tím mà thôi, tuy nhiên lượng chấm tím có hoa ít, hoa nhiều vẫn làm nên nhẵng mặt bông khác biệt do vùng miền:

Một số mặt hoa đai châu công nghiệp:

Lan đai châu cho hoa vào mỗi dịp Tết với thời gian chơi hoa có thể đến 1 tháng. Chính vì vậy lan đai châu được rất nhiều người ưa chuộng trồng trong vườn nhà của mình.

Châu rừng thơm hay châu công nghiệp thơm?

Có nhiều người nói rằng đai châu rừng thơm, đai châu công nghiệp thì không thơm. Tuy nhiên trên thực tế thì cả châu rừng và châu Thái đều có hương thơm đặc trưng, nhiều khi châu rừng lại không đậm mùi như châu Thái. Có lẽ dựa vào hương thơm thì đây không phải là một tiêu chí để đánh giá châu rừng hay Thái.

Trên thực tế thì châu Thái cây đẹp hơn, hoa to đẹp, nhiều màu sắc, giá không quá cao nên rất được lòng người chơi lan. Bạn vẫn nên sở hữu cả hai loại đai châu để làm phong phú cho bộ sưu tập của mình. Chúc các bạn sở hữu những giò đai châu đẹp nhất, lung linh nhất để chơi tết!

Bạn có thể thích: Cách trồng lan đai châu xanh tốt

Cách Phân Biệt Lan Đai Châu Rừng Và Đai Châu Thái

Lan đai châu trong khoa học

Lan đai châu trong các nghiên cứu khoa học có tên tiếng anh là Rhynchostylis gigantea. Đây là cây lan được phát hiện lần đầu năm 1896 bởi Lindley. Lan đai châu sống trong rừng bám vào các thân cây trong rừng, phổ biến và dễ gặp ở các khu rừng Việt Nam, Lào, Myanamar, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Bangladesh, Philippines,… Đặc biệt, lan đai châu còn là hoa đặc trưng của vùng Assam.

Lan đai châu thường cho hoa vào dịp tết đến, xuân về; chính vì thế mà được mọi người ưa chuộng.

Nhận biết lan đai châu qua thân lá

Lan đai châu (ngọc điểm, nghinh xuân) có đặc điểm nhận biết cực kì dễ dàng. Đai châu có lá cực dày và mọng nước. Dọc lá có những vệt màu trắng chạy dài từ cuống lá đến đầu lá. Đầu lá đai châu thường tù, không nhọn và chia thành hai thùy. Vì lá đai châu cực dày và chứa nhiều nước nên đai châu rất nặng.

Đai châu có những chiếc rễ cực to, cây nhỏ rễ thường nhỏ bằng đầu đũa, cây to có khi có rễ to bằng đuôi đũa hay bằng chiếc bút bi Thiên Long. Đầu rễ đai châu thường có màu xanh nhạt ( trong điều kiện thiếu nắng) hoặc tím (trong điều kiện tiếp xúc nhiều với ánh nắng).

Đai châu thường lớn cực chậm, mỗi năm chỉ cho ra từ 3-4 là là căng. Chính vì thế chúng ta thường chỉ nhìn thấy những cây đai châu có thân ngắn chứ không thể dài được như quế hay tam bảo sắc. Đai châu có rễ bám vào giá thể rất chặt để hút nước và ít khi rễ vươn ra bên ngoài nhiều, trừ khi môi trường bên ngoài ẩm hơn cả giá thể.

Nhận biết đai châu qua mặt hoa

Về hoa lan đai châu, có lẽ có khá nhiều người nhầm lẫn đai châu với các loại lan khác như ngô đồng (hình thái thân lá khá giống nhau) hoặc sóc lào, sóc ta, đuôi cáo ( những chùm bông màu trắng tím khá giống nhau).

Phân biệt đai châu rừng và đai châu Thái như thế nào?

Hiện nay, do nhu cầu của người chơi lan ngày càng lớn, khoa học công nghệ phát triển, đặc biệt là công nghệ lai tạo tế bào mà rất nhiều những loài cây công nghiệp được ra đời bằng phương pháp nuôi cấy mô. Trong đó, đai châu Thái hay còn gọi là đai châu công nghiệp cũng đã ra đời làm khá nhiều người nhầm lẫn với đai châu rừng.

Phân biệt đai châu rừng và đai châu Thái qua thân lá

Đai châu Thái được nuôi trong môi trồng trong môi trường nhiệt độ và độ ẩm được kiểm soát, chính vì thế nó phát triển rất nhanh mà không bị mất lá chân hay xước xát gì. Đây cũng là đặc điểm dễ nhận biết lan đai châu Thái và đai châu rừng.

Đai châu Thái có lá thường ngắn, bản lá rộng và xếp rất khít nhau. Đai châu rừng thường có ít lá đẹp và rất nhiều vết xước trong quá trình khai thác và vận chuyển, chính vì thế đai châu rừng khi mới mua về thường xấu hơn đai châu Thái. Đai châu rừng thường có lá dài, bản lá nhỏ, lá thường có màu sáng màu do tiếp xúc với môi trường nhiều ánh nắng chứ không như đai châu Thái lá xanh mướt từ đầu đến chân. . Đai châu thái có lá xếp khít nhau nên chúng ta khó nhìn thấy thân của chúng, đai châu rừng lá thưa hơn nên để lộ phần thân rất dễ nhận biết.

Đai châu Thái khi mua về thường được trồng trong một chiếc chậu nhựa màu đen hay được ghép vào một miếng gỗ nho nhỏ, mỗi chậu thường từ 1 đến 2 thân. Lan đai châu rừng khi mua thường chỉ ở dạng hàng rời mà thôi, nếu bán kèm chậu thì cũng chỉ là người quen để cho.

Đai châu Thái khi mua người ta bán theo cây, đai châu rừng thường bán theo cân hoặc hàng to thì đếm lá tính tiền.

Đai châu trồng cực chậm lớn, tuy nhiên đai châu Thái có lợi thế lớn nhanh hơn đai châu rừng rất nhiều, đồng thời cho hoa sớm hơn. Với một cây đai châu Thái từ 4 đến 5 cặp lá là bắt đầu có thể cho hoa nhưng với đai châu rừng, 3-4 cặp lá lớn là cây già và có thể cho hoa tốt. Chính vì thế, nếu bạn để ý thấy cây đai châu có nhiều cặp lá xếp khít nhau cực xanh tốt thì đó 90% là đai châu thái.

Phân biệt đai châu rừng và đai châu Thái qua mặt hoa

Đai châu Thái cho nhiều mặt hoa khác nhau với màu sắc biến thiên cực kì đa dạng như màu bò sữa, đỏ cam, trắng tinh khôi, hồng cánh sen,… Mặc dù mặt hoa khác nhau nhưng đai châu Thái vẫn có khuôn hoa và chùm bông dài như lan đai châu rừng.

Mặt hoa đai châu rừng chỉ có 1 màu trắng đốm tím mà thôi, tuy nhiên lượng chấm tím có hoa ít, hoa nhiều vẫn làm nên nhẵng mặt bông khác biệt do vùng miền

Một số mặt hoa đai châu công nghiệp:

Lan đai châu cho hoa vào mỗi dịp Tết với thời gian chơi hoa có thể đến 1 tháng. Chính vì vậy lan đai châu được rất nhiều người ưa chuộng trồng trong vườn nhà của mình.

Châu rừng thơm hay châu công nghiệp thơm?

Có nhiều người nói rằng đai châu rừng thơm, đai châu công nghiệp thì không thơm. Tuy nhiên trên thực tế thì cả châu rừng và châu Thái đều có hương thơm đặc trưng, nhiều khi châu rừng lại không đậm mùi như châu Thái. Có lẽ dựa vào hương thơm thì đây không phải là một tiêu chí để đánh giá châu rừng hay Thái.

Nguồn: Chamlan.com

Kỹ Thuật Trồng Lan Đai Châu

Trước đây, cây Rhynchostylis gigantea đã được nói đến trong bài Ngọc Điểm của tác giả Bùi xuân Đáng, đăng vào tháng 8 năm 2007. Nhưng gần đây có rất nhiều câu hỏi về nguồn gốc và cách nuôi trồng cây lan này. Chúng tôi xin lượm lặt các tư liệu khác để cống hiến các bạn.

Cây lan này mọc suốt từ Miến Điện, Thái Lan, Mã Lai, Lào, Căm Bốt, Việt Nam, Trung Hoa, Borneo và Nam Dương. Tại Việt Nam cây lan Rhynchostylis gigantea mọc từ Bắc chí Nam. Những năm về trước, tại Biên hòa, Xuân Lộc cây Ngọc điểm vốn là giống lan thân thuộc.

Trước năm 1975 ngay tại Sài Gòn vào dịp đầu năm, khách du xuân từ khúc vườn hoa Tao đàn qua đường Duy Tân, công viên Gia Long tới đường Nguyễn Bỉnh Khiêm và Thảo Cầm Viên đều thấy mùi hoa Ngọc điểm ngào ngạt mùi trầm, mùi quế. Ngày nay thành phố mở mang, nhà cửa, xe cộ quá nhiều, khí thải lên cao, những cây lan quý đã biến dần may mắn lắm mới thấy một cây trên ngọn cây sao, cây dầu cao tít bên cạnh những ngôi nhà cao từng sừng sững. Cây Ngọc điểm đã bị người ta săn lùng khắp nơi hoặc nhập cảng từ các nước láng giềng cho nên bây giờ chỗ nào cũng có, như một vườn lan ở Bình Dương có tới hàng trăm cây đủ mầu sắc.

Rhynchostylis gigantea thường được gọi là Ngọc điểm đai châu (chuỗi hạt châu) mà người bình dân gọi trại là tai trâu hay đuôi chồn hay gọi là lan me (vì thường mọc trên cây me tại Saigon). Hơn nữa lại nở vào mùa Xuân cho nên có thêm tên gọi là Nghinh Xuân. Cây lan này thường có 5-8 lá dài từ 20-30 cm, rộng 4-7 cm, mầu xanh vàng có những sọc trắng và những chấm tím. Cây lớn và khỏe manh có thể ra tới 3 – 4 chùm hoa cong và dài từ 15 đến 30 cm, hoa to chừng 3 cm, mầu hồng nhạt có những chấm tím, hương thơm ngát và 2-3 tuần mới tàn. Thỉnh thoảng có những giống trắng tuyền hay đỏ thẫm.

Theo Kamemoto và Sagarik (1975) tại Bangkok, Thái Lan có cây Ngọc điểm với nhiều nhánh đã ra tới 30 chùm hoa. Ngoài ra cây lan ra hoa có nhiều mầu đỏ đã lai giống với một cây mầu đỏ khác đã tạo ra một giống đỏ tuyền. Những cây lan hoa mầu đỏ này, nếu mùa thu quá nóng, sẽ thành trở thành sắc đỏ có pha lẫn trắng. CÁCH TRỒNG

* Ánh sáng từ 3000 – 4000 ánh nến, hay ánh nắng không trực tiếp chiếu vào, nếu để ra ngoài nắng có thể bị cháy lá.

* Cây cần phải để ở chỗ rộng rãi, thật thoáng gió.

* Nhiệt độ vào mùa hè ban ngày: 85 – 90°F hay 29 -32°C và phải có sự cách biệt tối thiểu giữa ngày và đêm là 15°F hay 10°C, nếu không sẽ không ra hoa.

* Độ ẩm cần thiết từ 70-80%.

* Mùa hè tưới nước 2-3 lần một ngày nếu trồng trên miếng gỗ. Nếu trồng trong chậu với vỏ cây hay than có thể tưới 2-3 lần một tuần nhưng phải để cho khô rễ giữa 2 lần tưới và không được để rễ cây bị úng nước trong chậu.

* Chỉ bón phân khi thấy bắt đầu mọc lá hay đầu rễ có mầu xanh. Bón hàng tuần với ½ hay ¼ thìa cà phê gạt cho 4 lít nước. Phân bón có thể là 30-10-10 cho mùa xuân và mùa hè, đổi sang 10-20-30 vào cuối hè và thu, hoặc có thể dùng 20-20-20 quanh năm.

* Thời kỳ nghỉ ngơi thường vào mùa đông và rất quan trọng. Nếu không tôn trọng lan sẽ không ra hoa hoặc sẽ chết.

* Nhiệt độ mùa đông ban ngày cần từ 68-73°F hay 20-23°C.

* Nhiệt độ ban đêm không được dưới 60°F hay 16°C.

* Ẩm độ từ 50-60%, nếu quá thấp cần phun nước vào buổi sáng.

* Ngưng tưới nước hoặc tưới rất ít suốt mùa đông và cần phải để khô lá và rễ trước khi trời tối.

* Ngưng bón phân vào thời gian này.

Luôn nhớ lan Ngọc Điểm thường mọc trên cây cao rất thoáng gió cho nên không ưa không khí tù hãm vì thế rễ cây không được ẩm ướt suốt ngày. Lan cũng không ưa bị quấy nhiễu (Disturb) hay thay chậu, cho nên cách trồng tốt nhất là cột vào miếng gỗ, miếng ngói hay vỏ cây hay trồng trong rỏ (basket) để phơi rễ ra ngoài. Nhưng trồng cách này cần phải có ẩm độ thật cao và mùa hè phải tưới tối thiểu mỗi ngày một lần, nhất là vào những ngày nóng nực hay khô ráo. Nếu trồng trong rỏ có thể bỏ thêm các miếng vỏ cây hoặc than cỡ lớn từ 4-5 cm trở lên. Một cách trồng khác là trồng trong chậu đất có nhiều lỗ. Muốn trồng cách này, hãy ngâm cây vào trong nước chừng 1 giờ, khi rễ đã mềm, bỏ vào trong chậu và xoay theo chiều kim đồng hồ hay ngược trở lại, rể sẽ bám vào chung quanh chậu.

Thông thường Ngọc điểm nở hoa vào cuối mùa đông hay đầu mùa xuân và vào dịp Tết Nguyên Đán. Khi thấy lan ra nụ, hãy phun nước hoặc tăng thêm độ ẩm hoặc tưới sơ qua. Muốn lan nở sớm hơn hãy tăng thêm nhiệt độ hay là mang vào trong nhà để dưới ánh đèn, nhưng cần thoáng gió và độ ẩm. Nếu muốn lan chậm nở hãy mang vào chỗ rợp mát, vào phòng lạnh hoặc để nước đá ở gần, nhưng đừng cho vào gốc hay để rễ chạm vào.

Tăng giảm nhiệt độ khá khó khăn với những người chơi lan tài tử, nhưng đối với nhà vườn có đủ hệ thống điều hòa nhiệt độ thì việc này chẳng có gì khó.

Cách Trồng Phong Lan Đai Châu

Ở Việt Nam, cây hoa mới được sản xuất trên một diện tích nhỏ. Khoảng 8.000ha (năm 2010) so với 4,1 triệu hecta lúa. Gần 1 triệu hecta cây công nghiệp và 1,4 triệu hecta rau quả. Hoa sản xuất ở Việt Nam chủ yếu tập trung ở 3 vùng: miền Bắc (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Quảng Ninh). Ngoại thành TP. Hồ Chí Minh (Hóc Môn, Củ Chi) và Lâm Đồng (Đà Lạt, Đức Trọng, Lạc Dương, Đơn Dương).

Sản lượng khoảng 4,5 tỷ cành hoa tươi, trong đó xuất khẩu khoảng 1 tỷ cành. Với 85% là hoa hồng, cúc và lan. Năm 2010, doanh thu từ xuất khẩu hoa đạt khoảng 60 triệu USD.

Tuy xuất khẩu hoa đã có bước phát triển. Nhưng diện tích còn quá nhỏ, số lượng và chủng loại ít. Chất lượng lại chưa cao nên chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong nước. Trong khi nhu cầu về hoa trên thế giới đang tăng rất nhanh. Chỉ tính riêng thị trường châu Á, tổng kim ngạch nhập khẩu hoa đã lên đến 102 tỷ USD/năm với mức tăng trưởng 6%/năm. Cao gấp nhiều lần so với thị trường các loại nông sản khác vốn được Việt Nam xem trọng như gạo, cà phê, cao su, chè.

Diện tích trồng hoa lan ở Việt Nam còn ở mức hết sức khiêm tốn.

Chỉ chiếm 10% diện tích các loại hoa đang được trồng (Nguyễn Xuân Linh, 2002). Sản xuất hoa lan ở Việt Nam tập trung theo 2 hướng chính: Ở miền Bắc, một số cơ quan nghiên cứu như Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện Nghiên cứu Rau quả, Học viện Nông nghiệp Việt Nam,… trong những năm vừa qua đã tập trung nghiên cứu phương pháp nhân giống vô tính – Sản xuất theo quy mô công nghiệp. Các loài lan mới lai tạo hoặc được nhập nội (lan công nghiệp). – Khai thác và nuôi trồng các loài hoa lan bản địa (Nguyễn Công Nghiệp, 2000). in vitro. Kết quả đã sản xuất mỗi năm được hàng vạn cây con giống hoa lan có giá trị trong đó có lan Đai Châu (Nguyễn Thị Kim Lý, 2009) [21].

Lan bản địa nói chung và lan Đai Châu nói riêng chủ yếu phát triển nhỏ lẻ. Và được nuôi trồng với quy mô hộ gia đình.

Ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Ở các xã Đông La, La Phù, La Khê thuộc huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Những năm gần đây trở nên nổi tiếng với nghề trồng lan. Đây được coi là trung tâm nuôi trồng phong lan rừng lớn nhất miền Bắc. Đến nay, cả xã đã có 52 hộ trồng lan. Trong đó có hơn 30 hộ có diện tích vườn lan từ 500 đến 1000 m 2. Tập trung nhiều nhất ở thôn Đông Lao và Đồng Nhân với những vườn lan như Huyền Chân, Trường Uyên, Thực Hà, Tiền Hảo. Các giống trồng chủ yếu là Tam Bảo Sắc, Phi Điệp thuộc chi Hoàng Thảo và lan Đai Châu, Đuôi Cáo thuộc chi Ngọc Điểm.

Theo hội sinh vật cảnh xã Đông La. Nghề trồng lan đã đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế của địa phương. Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Trung bình mỗi năm, trừ chi phí, một hộ trồng lan cũng có lãi hàng trăm triệu đồng. Gấp nhiều lần so với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp khác .

Bên cạnh Đông La, một số địa phương như Gia Lâm, Đông Anh (Hà Nội), Văn Giang (Hưng Yên), Tiên Du (Bắc Ninh), Phổ Yên (Thái Nguyên) cũng đang có nhiều hộ gia đình tập trung đầu tư vào sản xuất và nuôi trồng phong lan bản địa.

Với quy mô từ 300-500m 2. Phổ biến là các loài Đai Châu, Đuôi Cáo, Hoàng Thảo, Quế Lan Hương (Đặng Văn Đông, Nguyễn Khê, 2007).

Ở một số vùng núi cao như Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Mộc Châu (Sơn La), có điều kiện rất thích hợp cho việc trồng hoa lan. Nhờ đó, diện tích trồng lan đã tăng từ 20 ha lên 50 ha trong các năm từ 2003 – 2005. Công ty TNHH Hoàng Lan (Hà Nội) có diện tích trồng lan tới 3 ha. Chủ yếu trồng các loài lan bản địa Đai Châu, Đuôi Cáo, Quế Lan Hương, Tam Bảo Sắc (Hoàng Thị Lan Hương và cs., 2004).

Thành phố Hồ Chí Minh với khí hậu ấm áp quanh năm. Là trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật khu vực phía Nam. Có tiềm năng lớn về nuôi trồng và kinh doanh hoa lan nhiệt đới điển hình là lan Hoàng Thảo, Monkada và lan Đai Châu [37].

Hoa lan Đai Châu mà miền Nam hay gọi là lan Ngọc Điểm có nguồn gốc nhiệt đới. Rất thích hợp trồng ở miền Nam của Việt Nam. Cây sinh trưởng, phát triển mạnh hơn so với miền Bắc do không phải trải qua mùa đông lạnh giá. Sau trồng 2 năm cây có khả năng ra hoa. Tỷ lệ đạt 40-50%, chất lượng hoa cũng cao hơn so với miền Bắc. Thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng tăng giá trị trên đơn vị diện tích đất canh tác. Trong vài năm trở lại đây. Nông dân ở vùng ven đô thành phố Hồ Chí Minh đã chú trọng phát triển nhanh diện tích trồng hoa lan. Giai đoạn 2005 – 2006, thực hiện đầu tư 20 ha nuôi trồng hoa lan và 20 ha trồng cây cảnh. (Dự án đầu tư, phát triển hoa và cây cảnh tại thành phố Hồ Chí Minh tháng 7/2005). Đến năm 2008, diện tích trồng lan của thành phố đã tăng lên gần 80 ha và năm 2010 là 200 ha.

Tại các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh và quận 12 đã có nhiều hộ trồng hoa lan với quy mô 2 ha. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương… có trên 100 loài lan khác nhau. Các loại hoa lan này có thể cho doanh thu từ 500- 1000 triệu đồng/ha/năm.

Các giống sản xuất chủ yếu thuộc chi lan Hoàng Thảo và Mokara và Ngọc điểm (Đai Châu) . Trong đó có những vườn lan Ngọc Điểm lên đến 1 -2 ha rải rác ở các nhà vườn ở Thủ Đức, Bình Dương và Tây Ninh

. Hiện nay có một số công ty lớn. Trong đó có những công ty nước ngoài trồng phong lan tại Đà Lạt (Lâm Đồng), thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai với diện tích mỗi doanh nghiệp khoảng 40-50 ha như công ty Dalat Hasfarm. Công ty Lâm Thăng của Đài Loan. Tháng 8/2004, tỉnh Lâm Đồng đã thành lập Hiệp hội hoa lan “Dalat Orchid Association” với mục đích là tập hợp những người yêu mến và có kinh nghiệm trồng lan nhằm phát triển nhân rộng, sản xuất hoa lan theo hướng hàng hoá. Bằng kỹ thuật nhân giống vô tính. Hàng năm Trung tâm Giống và Kỹ thuật cây trồng, thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT Phú Yên đã cung ứng 250.000 cây phong lan cho các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh để xuất khẩu.

Dự kiến, mỗi năm Trung tâm sẽ cung cấp khoảng 300.000-500.000 cây phong lan để xuất khẩu sang Canada, Đài Loan. Các giống hoa lan bao gồm Hoàng Thảo, Đai Châu, Monkada… (Đào Thanh Vân và Đặng Thị Tố Nga, 2008) [33]. Đối với thị trường trong nước. Sản lượng hoa phong lan cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Các cơ sở sản xuất hoa lan cũng chỉ đáp ứng được 30 – 40% nhu cầu. Còn lại phải nhập từ các nước khác. Hiện nay, mỗi năm Việt Nam vẫn phải chi hàng tỷ đồng để nhập phong lan từ các nước láng giềng cho nhu cầu nội địa. Thị trường nhập khẩu lan Đai Châu chính của Việt Nam trong thời gian qua là Thailand và Đài Loan. Bao gồm cả cây giống và hoa thương phẩm (Minh Trí, Xuân Giao, 2010) [29].

Theo Đồng Văn Khiêm, Công ty Phong lan xuất khẩu thành phố Hồ Chí Minh. Khó khăn lớn nhất trong việc sản xuất hoa lan thương mại là Nhà nước chưa có chính sách ưu đãi. Khuyến khích phát triển ngành sản xuất hoa lan.

Mặt khác, sản xuất lan còn tản mạn. Chưa tập trung vào các loài lan có giá trị kinh tế cao (dẫn theo Dương Hoa Xô, 2008) [35].

Như vậy, vấn đề sản xuất, kinh doanh hoa lan ở Việt Nam từ trước đến nay vẫn ở dạng tiềm năng. Trong khi đó, sức cạnh tranh trên thị trường thế giới là rất lớn. Những hoạt động kinh doanh và xuất khẩu trong thời gian qua mới chỉ có ý nghĩa khởi động. Hứa hẹn một sự phát triển trong tương lai dựa trên những điều kiện thuận lợi sẵn có cho sự phát triển ngành trồng lan nói chung và lan Đai Châu nói riêng.

2. Thực trạng trồng và sản xuất lan Đai Châu ở Việt Nam

1- Địa điểm và quy mô trồng đai châu.

Lan Đai Châu cùng với một số loài lan khác như Quế Lan Hương, Tam Bảo Sắc, Phi Điệp. Các loài này thường có mặt hầu hết ở các nhà vườn trồng lan rừng. Diện tích trồng lan Đai Châu lớn nhất là ở La Phù, xã Đông La, huyện Hoài Đức Hà Nội. Ở đây đã hình thành vùng sản xuất, thương mại lan rừng lớn, tiêu thụ đi các tỉnh thành khác của miền Bắc Việt Nam. Ngoài ra, lan Đai Châu cũng được trồng ở khắp các tỉnh thành trong cả nước như Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Nam Định, Phú Thọ. Quy mô: Lan Đai Châu được trồng trong các nhà vườn là do tự phát.

Chưa có những quy hoạch của nhà nước. Do lan Đai Châu là một trong những loài lan đẹp. Chiếm được thị hiếu người tiêu dùng nên người dân ngày càng mở rộng sản xuất. Diện tích trồng lan Đai Châu cũng ngày một tăng thêm. Cây được trồng trong các nhà vườn từ 50m 2 – 10.000m 2

2- Giống và điều kiện trồng.

Các giống lan Đai Châu được trồng trong sản xuất hiện nay phổ biến nhất là giống bản địa Trắng Đốm Tím. Giống có đặc điểm là sinh trưởng phát triển khỏe. Khả năng chống chịu với điệu kiện thời tiết khắc nghiệt như chịu lạnh, chịu hạn tốt. Sâu bệnh hại ở mức nhẹ, giống có hoa đẹp, độ bền lâu và có hương thơm ngọt ngào, lan tỏa. Ngoài ra còn một số giống nhập nội với các màu sắc khác nhau như đỏ, trắng tuyền, đốm đỏ, vàng cam. Các giống này được nhập từ Thailand, Đài Loan, Trung Quốc. Ngày nay, công nghệ tạo giống hoa trên thế giới ngày càng phát triển thì các giống lan Đai Châu cũng ngày càng phong phú.

Trong điều kiện của Việt Nam. Việc nhân giống và sản xuất lan Đai Châu vẫn chưa phát triển rộng rãi.

Người dân đã khai thác những loài lan từ rừng tự nhiên. Về bán cho khách du lịch hoặc chuyển về đồng bằng bán cho thương lái ở Hà Nội. Trước đây, lan Đai Châu được bán theo kg. Thường 1 kg có giá từ 150.000-250.000đ, tùy thuộc vào kích thước cây to hay nhỏ. Hiện nay, lan Đai Châu khai thác ngày càng cạn kiệt, khan hiếm. Người ta đã chuyển sang bán theo cây với giá thành từ 30.000đ-100.000đ/cây. Tùy theo kích thước cây to hay nhỏ, số cặp lá nhiều hay ít. Một số lượng lớn lan Đai Châu được nhập về từ các vùng biên giới giáp danh với Laos, Cambodia qua con đường tiểu ngạch.

Trong khi đó, việc nhân giống, sản xuất hàng hóa loài lan này vẫn chưa phổ biến. Điều này khiến cho lan Đai Châu có nguy cơ bị mất dần nguồn gen trong tự nhiên.

Do vậy, việc nghiên cứu bảo tồn, song song với phát triển sản xuất mở rộng lan Đai Châu là rất cần thiết. Điều kiện trồng lan đai châu:

Lan Đai Châu được người dân trồng trên vườn với điều kiện trồng rất đơn giản. Nhà trồng lan thường là nhà đơn giản. Không có mái che mưa, che 1 -2 lớp lưới đen. Cột nhà thường được làm bằng ống thép mạ kẽm. Cột bê tông, sắt hoặc bằng tre, gỗ. Giàn treo lan bằng ống tuýp hoặc dây thép. Cây lan Đai Châu là lan nhiệt đới. Trong điều kiện miền Bắc Việt Nam vào mùa đông thường có gió mùa đông bắc và nhiệt độ thấp. Đặc biệt vào tháng 1, tháng 2 hàng năm, thời gian này trùng với thời gian cây ra hoa. Do vậy tác động do lạnh đã ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây. Người dân không nhận biết được điều này. Nên đã không có biện pháp che chắn bảo vệ cho cây trong điều kiện lạnh của mùa đông.

Thực tế cho thấy, cứ sau mỗi mùa đông lạnh giá. Cây lan Đai Châu thường bị vàng lá, đầu rễ khô đen. Cây khô héo, thiếu sức sống. Khi nhiệt độ tăng dần lên cây phải mất một thời gian dài mới có khả năng tiếp tục sinh trưởng. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến lan Đai Châu sinh trưởng chậm và lâu ra hoa ở điều kiện miền Bắc Việt Nam.

3- Các kỹ thuật áp dụng dành cho cây lan đai châu

Những năm gần đây, diện tích trồng hoa lan Đai Châu có tăng đáng kể. Tuy nhiên, chất lượng hoa vẫn thấp, chưa đồng đều. Đa số nông dân trồng hoa, cây cảnh ở quy mô hộ gia đình. Nguồn giống phân tán, nhập từ nhiều nơi dẫn đến chất lượng hoa không đồng đều. Số lượng giống hoa không đủ cung cấp cho thị trường. Nông dân vẫn thiếu những kiến thức căn bản về điều kiện sinh thái cây trồng, sâu bệnh, thiếu thông tin về thị trường, kỹ thuật, giống hoa mới…

Phần lớn việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật là do bà con tự học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Người dân chủ yếu trồng hoa trên các khúc gỗ nhãn, vải hay ổi khô, đã bỏ vỏ hoặc chưa bỏ vỏ. Mỗi khúc có kích thước từ 30-40cm (chiều cao) x 20-25cm (đường kính), mỗi khúc ghép từ 5, 7 hoặc 9 cây.

Cây được ghép theo hướng thẳng đứng xung quanh khúc gỗ. Kỹ thuật ghép cũng rất thô sơ. Người dân thường dùng dây ni lông buộc quấn thân hoặc rễ lan vào thân của khúc gỗ. Hoặc dùng miếng nhựa hay cao su nẹp thân, rễ cây vào thân gỗ. Sau đó dùng đinh 1cm đóng cố định để giữ cho cây không bị rơi ra ngoài.

Người trồng lan ở thành phố Hồ chí Minh thường ghép lan Đai Châu trên thân cây gỗ lớn đã khô.

Hoặc tạo cây giả. Kích thước cây cao từ 1 -2m. Đường kính thân từ 0,2-0,3m. Loại gỗ thường là gỗ vú sữa hoặc gỗ nhãn. Cây gỗ khô được trồng cố định vào chậu bằng cách đổ xi măng. Mỗi cây được ghép từ 20 đến 30 cây lan Đai Châu, ghép đều xung quanh. Các cây gỗ được xếp thẳng hàng như những bức tường thẳng đứng. Cách trồng này cây sinh trưởng, phát triển tốt nhưng khi vận chuyển rất khó khăn và tốn kém.

Ngoài việc ghép lan trên thân cây gỗ to. Một số nhà vườn còn ghép lan trên những thớt gỗ (thân cây cắt ngang tạo thành lát mỏng dạng thớt, độ dày khoảng 5-7cm). Mỗi thớt thường ghép từ 3-5 cây trên bề mặt. Cách ghép này rất độc đáo, thuận lợi cho cây sinh trưởng và đảm bảo yêu cầu về thẩm mỹ.

Các kỹ thuật khác như bón phân và tưới nước.

Người dân vẫn áp dụng theo kinh nghiệm truyền thống. Tưới các chất hữu cơ ngâm ủ như ốc, cá ngâm, tưới nước vo gạo. Một số nhà vườn đã sử dụng các loại phân bón cao cấp riêng cho lan như B1, phân Orchid.

4- Tiêu thụ và giá trị kinh tế đai châu.

Tiêu thụ lan: Sản phẩm hoa lan Đai Châu được bán chủ yếu trong nước. Người dân tự tiêu thụ sản phẩm hoa qua các cửa hàng giới thiệu sản phẩm ở đường Hoàng Hoa Thám, chợ Quảng Bá – Hà Nội. Chợ ở các tỉnh, thành phố, chợ hoa Tết. Ngoài ra, các nhà vườn còn bán buôn cho khách bán rong quanh năm, Những người này chở hoa vào các thành phố bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Giá trị kinh tế của hoa lan: Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu thưởng ngoạn hoa. Cây cảnh ngày càng cao. Lan Đai Châu là loài hoa lưu niên. Cây có tuổi thọ từ 5-10 năm. Cây có hoa đẹp, hương thơm và nở hoa vào dịp Tết Nguyên Đán, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Do vậy, cây có giá trị kinh tế rất cao. Thường một cây lan Đai Châu có giá từ 150.000-300.000đ. Với những cây 5- 6 năm tuổi, có 6-10 cặp lá, 3-4 chùm hoa/cây được bán với giá từ 5 trăm nghìn đến 8 trăm nghìn đồng/cây. Với chậu lan Đai Châu 5-10 cây như vậy có thể bán từ 3-5 triệu đồng.

Thực tế cho thấy, giá trị kinh tế mang lại từ sản xuất hoa lan Đai Châu là rất lớn và có tiềm năng cao.

Việc đầu tư cho nghiên cứu, phát triển mở rộng sản xuất hoa lan Đai Châu là rất thiết thực. Hứa hẹn nhiều thành công. Kết quả nghiên cứu không những bảo tồn được nguồn gen quý của Việt Nam mà còn mang lại lợi nhuận cao cho người trồng và phát triển sản xuất lan Đai Châu thành ngành hàng. Cung cấp cho thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu.

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC HOA LAN ĐAI CHÂU ( RHYNCHOSTYLIS GIGANTEA (LINDLEY) RIDLEY) Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM