Top 12 # Xem Nhiều Nhất Lan Cattleya Hắc Tùng Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Lan Hoàng Thảo Hắc Mao

Lan phụ sinh. Thân dài 20 – 40 cm, hơi mập, lóng dài 2 – 3 cm. Lá hình mác, đỉnh chia 2 thùy tù lệch, dài 6 – 10 cm, rộng 1,5 – 2 cm. Cụm hoa ở sát đỉnh, hoa màu vàng, đường kính 4 – 4,5 cm

Tên Việt Nam: Lan hoàng thảo hắc mao Tên Latin: Dendrobiumn williamsonii Đồng danh: Dendrobium williamsonii Day & Reichb. f. 1869; Dendrobium wattii auct. (Guillaum. 1953, p.p.), non Reichb. f. (1888) Họ: Phong lan Orchidaceae Bộ: Phong lan Orchidales Lớp (nhóm): Cây phụ sinh

Đặc điểm nhận dạng: Lan phụ sinh. Thân dài 20 – 40 cm, hơi mập, lóng dài 2 – 3 cm. Lá hình mác, đỉnh chia 2 thùy tù lệch, dài 6 – 10 cm, rộng 1,5 – 2 cm. Cụm hoa ở sát đỉnh, 2 – 3 hoa. Lá bắc hình mác, dài khoảng 0,5 cm. Hoa màu vàng, đường kính 4 – 4,5 cm, cuống hoa và bầu dài 2,5 – 3 cm. Các lá đài hình mác nhọn, mặt sau có một đường sống sắc không vươn tới bầu, dài 2,8 – 3 cm, rộng 0,8 – 1 cm. Cằm hình cựa, dài khoảng 2 cm. Cánh hoa hình mác nhọn, dài khoảng 3 cm, rộng 0,8 – 1 cm. Môi màu vàng, hình trứng ngược, 3 thùy, dài 3 – 3,2 cm, rộng 2,6 – 2,8 cm, ở giữa có 1 đốm lớn và 3 đường sống dọc; thùy bên hình bán nguyệt, dọc gân có lông ngắn; thùy giữa hình bầu dục, mép gấp nếp răn reo, bề mặt phủ lông dài thưa. Cột màu trắng, cao 0,6 – 0,7 cm, răng cột tù. Nắp màu trắng, đỉnh có 1 đường sống ngắn, phía trước có lông nhú.

Sinh học và sinh thái: Ra hoa vào tháng 3 – 5. Tái sinh bằng chồi và hạt. Mọc bám trên các cây gỗ lớn trong rừng, ở độ cao 1200 – 1500 m.

Phân bố:

Trong nước: Đà Nẵng (Tourane, Bà Nà), Lâm Đồng (Đà Lạt, Suối Vàng, Lạc Dương, Lang Bian, Manline). Thế giới: Ấn Độ, Trung Quốc, Mianma.

Giá trị: Cây dùng trị bệnh thương tổn đến tân dịch, miệng khô phiền khát, bị hư nhiệt sau khi khỏi bệnh. Cây còn dùng làm cảnh vì có hoa to và đẹp, môi màu vàng có bớt đỏ cam, chót hơi vàng.

Tình trạng: Loài có khu phân bố và nơi cư trú chia cắt. Hiện đã bị suy giảm nghiêm trọng do khai thác để trồng, bán làm cây cảnh, đôi khi làm thuốc và cây cảnh và chặt phá rừng hủy hoại nơi cư trú.

Phân hạng: EN B1+2b,c,e.

Biện pháp bảo vệ: Đề nghị xây dựng khu bảo tồn và nhân giống Lan trong các vườn quốc gia và di chuyển một lượng cây sống có thể của loài này về khu bảo tồn và chăm sóc.

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 – phần thực vật – trang 442.

Duyên Tùng ( Tùng Cối )

Cây Duyên tùng hay Tùng Cối : thân màu vàng nâu, da sần sùi, có nhiều vết nứt (nhìn có vẻ cây này chậm lớn, già, cổ), lớp da cây khá dày. Nhựa cây có mùi thơm đặc trưng, trong thân cây có lõi màu đen rất cứng (nên khó uốn chi), cành cây lúc còn nhỏ rất dẻo.

Lá cây phát triển thành từng búi lá, nếu vị trí lá có đầy đủ nắng thì sẽ không bun ra, còn nếu lá ở trong mát (hoặc ở dưới tán lá khác) thì sẽ bun ra thành 5 lá nhỏ.

Nhân giống:

Lá cây duyên tùng là rất nhỏ so với những cây cảnh thông thường và có màu xanh tươi rất đẹp mặc dù cây này không có hoa, không quả nhưng một khi ai đã ngắm nhìn thì khó mà quên. Hình ảnh của cây duyên tùng đong đưa trong gió nhìn lên ngọn giống như những dãy đồi núi đang di chuyển…..

Đất trồng:

– Chiết cành: Áp dụng đối với những cành lớn. Nếu chiết thời gian tiên hành tốt nhất vào tiết đông chí (giữa mùa đông) và cắt vào mùa xuân– Giâm cành: Chọn những cành bằng chiếc đũa trở xuống.Thời điểm tiến hành vào mùa phát triển (miền bắc là mùa xuân)– Ngoài ra nếu muốn nhân giống với số lượng lớn ta có thể dùng phương pháp giâm ngọn: Chọn những ngọn hơi già, chấm thuốc kích thích ra rễ và giâm trong khay cát.

Nước tưới:

Đảm bảo tơi xốp, nhiều lỗ thoáng, theo kinh nghiệm nhiều người thường dùng hỗn hợp xỉ than tổ ong, đất thịt, chất xơ (trấu hoặc mụn dừa), phân vi sinh.

Ánh sáng:

Tùng cối rất hợp với nước bể phốt, là loại cây cần nhiều nước vì vậy không nên để đất trồng khô quá và nên tưới đẫm hàng ngày.

Cần nhiều ánh nắng và nên để cây ở vị trí nắng đều.

Lưu ý:

– Hàng năm có thể bổ xung NPK vào khoảng tháng 3.– Cắt tỉa, bẻ, uốn cành vào mùa đông hoặc đầu xuân khi thời tiết se lạnh là tốt nhất, lưu ý không được lặt hết lá và đầu ngọn luôn phải để hướng lên trên một chút để hứng sương.– Lên chậu vào mùa đông hoặc đầu xuân, đánh bầu, khi trồng cắt hết rễ dập, thối, lèn đất trồng thật chặt quanh gốc, đưa chậu vào chỗ mát và tránh nước mưa vào nhiều gây thối rễ.

– Tuyệt đối không tiến hành cắt tỉa cành cùng lúc với khi sang chậu.– Rễ tùng cối có nhiều nấm cộng sinh do đó khi đánh chuyển nên lấy 1 ít đất cũ để trồng.– Theo kinh nghiệm của một số nghệ nhân chia sẻ thì cây tùng trồng trong chậu nông thì tốt hơn ở chậu sâu với cùng một môi trường và điều kiện chăm sóc như nhau.

Hoàng Thảo Hắc Mao (Dendrobium Williamsonii)

Hoàng Thảo Hắc Mao hay còn gọi Thạch hộc lông đen.

Mô tả: Thạch hộc lông đen mọc thành bụi cao 20-30cm, thân dài hơi gãy khúc. Thân có những lông đen nhỏ. Lá thuôn tù, dài 5-11cm, rộng cỡ 2cm, chóp có 2 răng không bằng nhau. Cụm hoa gồm 2-3 hoa có cuống dài; hoa to, phiến hoa màu ngà; chót vàng vàng; lá đài có gờ; cánh môi vàng vàng có bớt cam đậm, hơi nhăn nheo; mặt cánh môi có 5 dãy phần phụ dọc dày. Hoa cánh trắng sữa, họng môi có nhiều gợn sọc màu cam, hoa thơm mùi chanh tươi, rất lâu tàn, khoảng 25 – 30 ngày. Mùa nở hoa: mùa xuân.

Cách trồng lan hoàng thảo hắc mao: Cây ưa ẩm mà thoáng, nắng nhiều. Thời tiết khí hậu miền Nam vào mùa mưa cần có biện pháp tránh cây bị úng khi trồng chậu bằng dớn. Về mùa khô nên duy trì ẩm độ cao.

Giá thể trồng: Có thể ghép gỗ nhưng là loại gỗ giữ ẩm nếu trồng tại vờn thoáng gió mau khô, và gỗ thường nếu vườn duy trì độ ẩm tốt, trồng trong châu dớn…

Điều kiện: Cây thường ưa sáng và thoáng gió.

Hình ảnh Hoàng Thảo Hắc Mao (Thạch hộc lông đen)

Hoa lan hoàng Thảo Hắc Mao sắp nở có màu xanh nhạt

Cận cảnh hoa lan hoàng thảo hắc mao (Thạch hộc lông đen)

 Hình dáng thân cây Hoàng Thảo Hắc Mao

Trồng Dưa Hấu Giống Mới Hắc Mỹ Nhân

Hắc mỹ nhân TN 308 là giống dưa đặc sản dạng quả dài và có màu vỏ xanh đen, sọc mờ, trọng lượng trung bình 2 – 3kg rất phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của bà con nông dân miền Bắc.

Vỏ cứng, dai, dễ vận chuyển, độ đường dưa hấu TN 308 rất cao (12 – 14° Brix), có giá trị thương phẩm xuất khẩu, kháng bệnh tốt, đặc biệt là bệnh nứt thân, cháy dây. Dễ đậu trái, cho năng suất trung bình từ 20 – 25 tấn/ha, độ đồng đều quả cao. Là giống có khả năng sinh trưởng ngắn (vụ xuân từ 80 – 85 ngày, vụ hè từ 60 – 65 ngày) nên rất phù hợp để bố trí vào cơ cấu cây trồng vụ đông ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng. Để có thể đạt được năng suất cao, chất lượng dưa tốt và hiệu quả kinh tế cao nhất, theo chúng tôi, bà con cần chú ý một số điểm sau đây khi trồng giống dưa mới này:

Thời vụ: Đây là giống chịu nhiệt, có thể trồng được nhiều vụ trong năm. Tuy nhiên, tốt nhất là vụ xuân (gieo trước hoặc sau Tết âm lịch), vụ hè. Có thể trồng thêm vụ trái, tuy năng suất thấp hơn, nhưng lại bán được giá (gieo cuối tháng 7, đầu tháng 8 dương lịch để thu vào cuối tháng 9). Đối với vụ trái này cần chú ý tính toán kỹ lịch gieo trồng nhằm tránh thời gian ra hoa đậu trái vào thời gian mưa to, mưa nhiều dưa khó đậu trái.

Nên xử lý hạt trước khi gieo để đạt được tỷ lệ nảy mầm cao nhất: Phơi hạt giống dưới nắng nhẹ 1-2 giờ, ngâm hạt giống trong nước ấm (2 sôi, 3 lạnh) trong 6 giờ, vớt ra rửa sạch nhớt, để ráo rồi ủ ấm cho nứt nanh rồi đem gieo. Có thể xử lý hạt giống bằng các loại thuốc chống nấm để hạn chế bệnh sau này. Chỉ nên trồng với mật độ 360 cây/sào Bắc bộ (lcây/m2) trên luống có phủ bạt nilon nhằm hạn chế cỏ dại, hạn chế sâu bệnh, giữ ẩm cho cây và tiết kiệm phân bón.

Lượng phân bón lót cho một sào (360m 2): 500kg phân chuồng hoai mục + 7 – 8kg NPK 16-16-8 hoặc 35kg phân vi sinh Sông Danh +10-15 kg lân, 3,5kg KC1 + 18kg NPK 16 – 16 – 8. Sau khi trồng 20 – 25 ngày thì bón thúc lần một với lượng 18kg NPK 16 – 16 – 8 + 8kg KCL. Bón thúc lần hai khi nụ hoa thứ nhất nở bằng cách kết hợp tưới rãnh với lượng 3kg NPK 16-16- 8. Bón thúc lần ba khi quả bằng nắm tay, sau khi đã tuyển trái, chỉ giữ lại mỗi dây một trái với lượng 4 – 5kg NPK + 1,5 KCL. Nếu thấy cần thiết có thể bón thúc thêm lần bốn khi quả có trọng lượng khoảng 1,5 kg vối lượng bón như lần ba.

Nên thụ phấn bổ sung cho dưa từ 6 – 9 giờ sáng bằng cách úp nụ hoa đực vào nhuỵ hoa cái. Nên chú ý tuyển trái để có chất lượng trái cao: Chọn trái ở vị trí thứ 2 trên dây chéo, trái đều, cuống dài, nhiều lông tơ mướt, mỗi gốc chỉ nên để 1 – 2 quả, sau khi tuyển trái thì cắt ngọn (trên dây chéo để lại 5 – 6 lá trên quả là vừa).

Có thể liên hệ để mua giống tại các đại lý của Trang Nông trên toàn quốc hoặc Công ty Trang Nông ở phía Nam: 60A Lê Quang Sung, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh, ĐT: 08.8560931; Phía Bắc: 141 Láng Hạ, Đông Đa, Hà Nội, ĐT: 04.8562556.