Top 6 # Xem Nhiều Nhất Lan Cattleya Cấy Mô Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Lan Cấy Mô Là Gì ? Lan Nuôi Cấy Mô Tế Bào

Trồng lan không chỉ là thú vui mà còn là một nghề đang rất hot đem tới nguồn thu nhập cực lớn và ổn định cho người trồng.

Một trong những phương pháp nhân giống lan hiện đại và tối ưu nhất hiện nay đó chính là nuôi cấy mô tế bào, đây chính là nguồn giống cung cấp chủ yếu cho hầu hết các nhà vườn trồng lan cung cấp cho thị trường hiện nay.

Về phương pháp nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào

Phương pháp nuôi cấy mô được phát triển dựa trên tính toàn năng của tế bào thực vật, tức là mọi tế bào thực vật đều có khả năng sinh sản vô tính. Trong quá trình nguyên phân, nhiễm sắc thể nhân đôi và phân li đồng đều do đó các tế bào mới hình thành đều có cùng hệ gen.

Tế bào là đơn vị sống cơ bản, mô tế bào là tập hợp một nhóm các tế bào chuyên hoá có cùng chất gian bào để thực hiện một chức năng nhất định. Mô tế bào là một phần cấu tạo nên cơ thể nhưng nó cũng có tính độc lập riêng biệt. Dựa vào đặc điểm này, công nghệ nuôi cấy mô thực vật ra đời nhằm thực hiện mục đích nhân giống.

Nuôi cấy mô tế bào là biện pháp duy trì sự sống và phát triển mô tế bào trong môi trường vô trùng và giàu dinh dưỡng để tạo nên cơ thể mới. Lan cấy mô là những cá thể lan được tạo ra bằng phương pháp nhân bản vô tính này.

Quy trình nuôi cấy mô tế bào hoa phong lan

Bước 1: Chọn mẫu và thực hiện vô trùng mẫu

Chọn lấy mẫu từ những cây lan tốt, khoẻ mạnh, cho hoa đẹp bởi đây là yếu tố hàng đầu quyết định đến chất lượng của giống sau khi nuôi cấy. Mẫu thường dùng là đỉnh sinh trưởng (phần ngọn cây) hoặc một đoạn trên thân (lúc hoa chưa nở).

Mẫu sau khi chọn được bóc lớp vỏ và khử trùng bằng cách ngâm trong cồn trong 30 giây. Tiếp tục rửa lại bằng nước cất, ngâm trong dung dịch Javel 50% trong khoảng 5 phút, tiếp tục trong muối HgCl2 khoảng 2 phút, cuối cùng rửa lại nhiều lần bằng nước cất. Lưu ý toàn bộ quá trình cần được thực hiện trong tủ cấy để đảm bảo vô trùng tuyệt đối.

Bước 2: Nhân giống

Mẫu được chọn sau khi vô trùng sẽ được đưa vào bình nghiệm để thực hiện nuôi cấy. Môi trường nuôi cấy trong bình nghiệm chứa các thành phần dinh dưỡng thiết yếu nuôi dưỡng mô phát triển. Các điều kiện cần cung cấp phải đảm bảo sự tuyệt đối và chính xác mới đạt được sự thành công khi nhân giống.

Thực tế môi trường nuôi cấy thường được các chuyên gia điều chỉnh sao cho tốt nhất với từng loại lan và đặc điểm từng vùng. 2 môi trường phổ biến nhất đó là Knudson C Orchid Medium và MS (Murashige and Skoog medium), ngoài ra có thể thêm vào một số thành phần hữu cơ khác như: nước dừa, khoai tây, cao thịt,… với mục đích gia tăng hàm lượng acid amine.

Nhiệt độ thực hiện nuôi cấy mô cần phải duy trì từ 22 – 25 độ C. Bên cạnh đó yếu tố ánh sáng cũng rất quan trọng. Giai đoạn này mô cần nhiều ánh sáng để thúc đẩy việc nhân bào nên có thể gia tăng ánh sắng bằng việc thắp đèn hoặc bố trí sao cho phòng nhận được nhiều ánh sáng nhất.

Sau khi nuôi trong bình nghiệm khoảng 2-3 tuần ta sẽ thấy các thể li ti chính là những mầm non sau này sẽ phát triển thành cây được gọi là protocom. Từ một mẫu mô sẽ hình thành rất nhiều thể protocom do đó lượng cây mới tạo thành được là rất nhiều.

Bước 3: Kích thích chồi

Hay còn được gọi là giai đoạn tái sinh chồi. Các thể protocom sẽ được chuyển sang các bình môi trường chứa hormone tăng trưởng kích thích chúng phát triển phần thân. Hormone thường dùng là nhóm hormone Cytokinins bao gồm 6-BAP, TDZ, Kinetin… trong đó 6-BAP là phổ biến hơn cả bởi giá thành thấp hơn và dễ tìm hơn. Ngoài ra cũng có thể kích thích cây con ra rễ trước bằng dung dịch Auxin.

Bước 4: Đưa ra vườn ươm

Cây con khi phát triển được 5 – 7cm được đem ra vườn ươm. Có thể ngâm cùng với chất diệt nấm trước khi trồng trong chậu xơ dừa để tránh thối gốc. Chăm sóc cây con khi tách khỏi môi trường nuôi cấy ra môi trường tự nhiên rất quan trọng bởi đây là giai đoạn đoạn có sự thay đổi lớn, nếu không chú ý cây dễ mắc bệnh và chết.

Cây con cần được tưới đủ ẩm từ 1 đến 2 lần mỗi ngày, tưới bằng cách phun sương để không làm hư cây. Sử dụng phân bón kích thích ra rễ và mọc cành, phòng trừ sâu bệnh giúp cây phát triển nhanh và khoẻ mạnh.

Nhân giống lan bằng phương pháp nuôi cấy mô có ưu điểm là cho chất lượng cây tốt, ổn định, thời gian nhanh, số lượng lớn và hạn chế được sâu bệnh. Do đó ngày nay tại các trang trại nhà vườn, lan, cấy mô là nguồn cung cấp giống chủ yếu, phù hợp mô hình nuôi trồng công nghiệp, hiện đại.

THÔNG TIN ĐỊA CHỈ MUA HÀNG

TRUNG TÂM BẢO TỒN GIỐNG HOA LAN – HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Các bạn đặt hàng trực tuyến hoặc liên hệ Hotline:

Trung tâm đảm bảo chuẩn chất lượng nguồn giống từ cái tâm của những người nghiên cứu và các nhà khoa học tâm huyết.

UY TÍN – CHẤT LƯỢNG LÀM NÊN THƯƠNG HIỆU

Bến Tre, Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Cao Bằng, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Điện Biên, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hậu Giang, hào Bình, Hưng Yên. Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, TP. Hồ Chí Minh, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long,Vĩnh Phúc, Yên Bái.

Chia Sẻ Kiến Thức Trồng Lan Cấy Mô Quy Trình Nuôi Trồng Lan Cấy Mô – Kỹ Thuật Ra Chai

Lan Hồ Điệp Cấy Mô

Lan hồ điệp cấy mô có ưu điểm gì nổi bật so với lan hồ điệp nuôi bằng phương pháp truyền thống?

Lan hồ điệp là loài hoa nổi bật bởi vẻ đẹp sang trọng, tinh tế, thanh lịch, được mệnh danh là “nữ hoàng của các loài lan”, được cả thế giới ưa chuộng. Ở Đài Loan – vương quốc lan hồ điệp, người ta đã áp dụng công nghệ nuôi cấy mô để có lan chất lượng cao xuất khẩu đi các nước. Doanh thu hồ điệp chiếm tới 70% doanh thu của toàn bộ đảo.

Việt Nam cũng đã sử dụng phổ biến công nghệ này cho nhiều trang trại lan ở Di Linh, Bảo Lộc, Đà Lạt…, đưa ra thị trường những chậu lan hồ điệp đẹp, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Vậy lan hồ điệp nuôi cấy mô có ưu điểm gì nổi bật so với lan hồ điệp nuôi bằng phương pháp truyền thống?

Người ta thấy rằng lan hồ điệp cấy mô có tuổi thọ cao hơn hẳn so với lan hồ điệp trồng tự nhiên. Một chậu lan hồ điệp thông thường tuổi thọ cao nhất khoảng 10 năm, đây là thời gian lâu nhất của hoa lan. Thế nhưng với lan hồ điệp cấy mô, tuổi thọ lên tới 18 năm nếu người trồng biết cách chăm sóc.

Thời gian hoa tươi lâu, đều và mật độ hoa dày

Khi nuôi lan hồ điệp theo phương pháp cấy mô, giai đoạn kích phát hoa trong phòng lạnh cho phép kìm hãm sự phát triển của những bông nhú sớm, kéo dài thời gian phát mầm, những mầm con mọc lên nhiều và đều, không có tình trạng hoa này tàn rồi hoa khác mới nở như lan ở trong tự nhiên. Hoa hồ điệp khi nuôi cấy mô cho bông to, đẹp, cánh dày đầy đặn, đều nhau nhờ được cung cấp chất dinh dưỡng hợp lý.

Lan hồ điệp cấy mô có khả năng đề kháng tốt

Hồ điệp nuôi cấy mô sử dụng mầm giống từ những cây mẹ có chất lượng tốt, sức đề kháng cao, bởi vậy nó đã có lợi thế hơn bình thường. Trong thời gian nuôi ở ống nghiệm, người ta cho các chất hoá học vào thân cây để giúp cây đề kháng tốt hơn với sâu bệnh gây hại. Sau khi mở ống nghiệm ra, người ta còn để mấy ngày cho cây “làm quen” môi trường xung quanh, loại bỏ những cây yếu ớt, hư hỏng. Do vậy hồ điệp cấy mô trên thị trường đều khoẻ mạnh và không có sâu bệnh.

Có màu theo ý muốn với số lượng lớn

Người ta dùng giống từ những cây lan hồ điệp có màu được ưa chuộng nhất. Ví dụ như màu trắng, tím, vốn dĩ trong tự nhiên không nhiều. Nhờ phương pháp nhân giống và nuôi cấy mô này, ai cũng có thể mua được chậu hoa đẹp với màu ưa thích.

Làm ngắn thời gian ra hoa

Lan cấy mô chỉ mất khoảng 8-9 tháng là ra hoa, trong khi đó cây lan thông thường mất khoảng 12 tháng. Nhờ cơ chế thúc đẩy hoặc kìm hãm, người ta giúp cây ra hoa đúng thời điểm mình cần và giảm ngắn thời gian ra thị trường, tiết kiệm chi phí cho các nhà vườn, thu hồi vốn nhanh và cải tiến giống nhanh chóng.

Cũng bởi những ưu điểm trên, Hồ điệp cấy mô với bông to, đẹp, khoẻ khoắn được ưa chuộng và chiếm lĩnh thị trường của lan nuôi truyền thống.

Lan Ngọc Điểm Thái Cấy Mô

Lan ngọc điểm thái cấy mô hiện nay được nuôi trồng nhiều trong các nhà vườn và hộ dân chơi lan.

Ngọc điểm thái cấy mô có ưu điểm cây khỏe, sức sống mãnh liệt.

So với hàng cấy mô tại Việt Nam thì ngọc điểm thái cấy mô có kích thước cây trong chai thường sẽ lớn hơn. Cây có kích thước đồng đều nhau. Sự chênh lệch không quá lớn. Cây lan ngọc điểm thái cấy mô sẽ có số lượng cây trong chai từ 30 cây/ chai.

Khi mua chai lan ngọc điểm thái cấy mô về các bạn để chai mô ở khu vực mà bạn dự định trồng cây. Để cây tại khu vực đó trong thời gian từ 2-3 hôm rồi tiến hành khui cây ra khỏi chai.

Tiến hành rửa sạch thạch bám trên rễ cây lan ngọc điểm thái. Trong quá trình rửa phải thao tác nhẹ nhàng. Tránh làm hư rễ cây, rửa cây trong 2-3 lần nước sạch.

Khi rửa cây xong không tiến hành trồng cây ngay mà ta nên để cây trên giá có lót giấy báo. Tiến hành phun ẩm cho cây hàng ngày. Để cây trên giá trong vòng 5-7 hôm rồi mới tiến hành trồng cây vào giá thể. Giá thể dành cho cây lan ngọc điểm thái cây mô có thể là gỗ khô cắt thành từng khúc hoặc sơ dừa, rêu, vỏ thông. Tuy nhiên rêu ít được xử dụng do giá thành. Đồng thời rêu là giá thể giữ nước rất tốt nên dễ gây thối cho cây lan ngọc điểm nếu không kiểm soát vấn đề tưới nước được tốt.

Trong giai đoạn cây lan ngọc điểm chưa ra rễ mới thì không nên tiến hành bón phân cho cây. Chỉ sử dụng nước và B1+ các chất kích thích sinh trưởng.

Giai đoạn cây con bắt đầu nhú rễ mới thì tiến hành bón phân cho cây. Sử dụng các loại phân bón lá hoặc phân tan chậm cho cây lan ngọc điểm đều được. Lưu ý về nồng độ phân bón để tránh làm sót cây lan con.

Chai mô lan ngọc điểm thái

Quy Trình Nuôi Trồng Lan Cấy Mô

Tỷ lệ lan cấy mô sống sót sau khi ra chai có thể đạt tới trên 90% nếu chăm sóc đúng theo quy trình và những bước quan trọng trong quá trình nuôi trồng lan cấy mô trong chai và những bước sau khi ra chai sẽ được thể hiện qua bài viết sau.

Quy trình nuôi trồng lan cấy mô từ chai

Bước 1: Chọn chai mô giống

Để có được những cây sau khi ra chai khỏe mạnh ta nên lựa chọn những cây lan có bộ rể dài và mập mạp, khi cây con khỏe mạnh sẽ có bộ rễ phát triển hoàn chỉnh

Lá cây lan cấy mô có màu xanh đặc trưng của giống mà chúng ta lựa chọn

Chiều cao cây từ 3-5cm, nếu nhỏ quá cây sẽ khó phát triển

Cây con không bị bệnh ( không có nấm trắng, bên trong còn thạch) là tiêu chuẩn đầu tiên lựa chọn để ra chai

Bước 2: Làm quen với mô trường sống bên ngoài vườn trồng

– Khi đã lựa chọn được những chai giống tốt ta mang chai về và chưa cần phải cho ra chai ngay, nên để yên cây lan trong chai từ 5-10 ngày, nơi có ánh sáng vừa phải, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.

– Hàng ngày kiểm tra độ ẩm trong chai, xem tình hình sâu bệnh của cây giống.

Bước 3: Tách cây lan giống ra khỏi chai

Ở bước này rất quan trọng, bạn sẽ tiến hành lấy cây lan con ra, lúc này bạn có thể tiến hành như sau:

Cho nước mát vào trong chai rồi lắc nhẹ để tách lớp thạch và cây ra và sau đó dốc ngược và trong thau nước sạch và cho cây tuột ra khỏi chai

Hoặc có thể tiến hành phá vỡ lớp vỏ chai và lấy trực tiếp cây từ bên trong chai ra, nếu cây lớn trên 5cm thì ta chỉ có thể tiến hành đập chai đi và lấy cây con, tránh làm tổn thương tới bộ rễ

Ta rửa sạch cả cây và bộ rễ qua nhiều lần nước sạch và hạn chế tối đa làm tổn thương tới bộ rễ, thân, lá.

Ta nên tiến hành rửa một cách nhanh chóng, trong khoảng 5 phút và hạn chế để cây lâu ở môi trường nước, sẽ làm cho cây dễ bị úng, thối dẩn tới cây bị chết.

Bước 4: Xử lý cây giống sau khi ra chai

Ở bước này ta nên xử lý cây trước khi mang cây đi trồng để giúp cây khỏe mạnh và loại bỏ nguần bệnh hại cây.

1. Thuốc trị nấm (Citizen 75WP ,Thuốc trị nấm bệnh Bordeaux M 25 WP …)

Liều lượng: 0.5 gam/ 5 lít nước sạch

2. Ngâm nước có pha kích thích rễ (Phân bón lá Root 2, Thuốc kích rễ N3M …)

Liều lượng:

Root 2: 0.8 ml / 5 lít nước sạch

N3M: 1 gam/ 10 lít nước sạch

Thời gian xử lý: Ngâm từ 5 – 7 phút

Sau đó cây ra nhẹ nhàng để ráo nước trên rổ (giữ ẩm cho rễ và lá cây giống không bị héo).

Bước 5: Chuẩn bị giá thể trồng lan cấy mô

Ở bước này ta cần lựa chọn những giá thể như sau:

Ta nên dùng dớn để trồng lan cấy mô

Dớn chile là tốt nhất để trồng những cây lan cấy mô con.

Chuẩn bị thêm chậu mô

Khau mô là những dụng cụ cần thiết nhất.

Xử lý giá thể trước khi trồng lan cấy mô:

Đối với dớn chile sau khi mua về ta tiến hành ngâm giá thể vào trong nước rồi xả thành nhiều lần, đồng thời kết hợp ngâm với nước vôi trong 1 ngày để nước vôi diệt các loại côn trùng hại cây lank hi còn non và rửa lại với nước sạch.

Bước 6: Trồng cây lan cấy mô vào chậu nhỏ

Đối với bước này khá đơn giản nhưng cũng là bước cần phải chú ý nhất vì tránh làm tổn thương bộ rễ của cây.

Sau đó cho các chậu cây vào khay đựng chậu lan mô.

– Đem ra vườn ươm, (Có che nắng, mưa). Dùng bình xịt tưới nước 2-4 lần/ngày tuỳ theo mùa nắng hay mùa mưa. Chú ý chỉ tưới nước ướt lá, phun sương giữ ẩm cho cây ra rễ mới trong tuần đầu.

Bước 7: Chăm sóc sau khi trồng lan cấy mô

Liều lượng chung bón phân thuốc cho cây lan mô: Chỉ pha liều lượng 30% so với liều lượng của nhà sản xuất.

Tất cả các loại phân thuốc có thể pha chung khi phun cho cây khi tưới.

– Tuần 1: Phun kích rễ N3M.

Lịch Phun: Cách 2 ngày tưới 1 lần, phun vào buổi sáng. Phun hết 1 tuần.

Cách Phun: Phun mù nước cho lá ướt.

– Tuần 2: Phun phân bón lá Grow more 30-10-10 + Thuốc kích thích rễ N3M.

Lịch phun: Cách 2 ngày tưới 1 lần, phun vào buổi sáng. Phun hết 1 tuần

Cách Phun: Phun mù nước cho lá ướt.

– Tuần 3: Phun phân bón lá Grow more 30-10-10 + Thuốc kích thích rễ N3M + Atonik.

Lịch phun: Cách 2 ngày tưới 1 lần, phun vào buổi sáng. Phun hết 1 tuần.

Cách Phun: Phun mù nước cho lá ướt.

– Tuần 4: Phun phân bón lá Grow more 30-10-10 + Thuốc kích thích rễ N3M + Phân bón lá Vitamin B1

Lịch phun: Cách 2 ngày tưới 1 lần, phun vào buổi sáng. Phun hết 1 tuần.

Cách Phun: Phun mù nước cho lá ướt.

Phân bón cho cây lan cấy mô

Lan giống cần nhiều đạm để sinh trưởng, nảy chồi ra lá, bón “Npk 30.10.10 + B1” định kỳ 5-7 ngày/ lần; có thể phun thay phiên với “Phân Bón Chuyên Lan” – sản phẩm của Lan Việt, có chứa Npk, Humic USA, môi trường dinh dưỡng cấy mô và một vài nguyên tố trung vi lượng.

(Lưu ý: liều lượng pha giảm còn 30% so với hướng dẫn, sau 2-4 tuần tăng dần lên 50% ; 70% ; 100%).

– Bên cạnh phân vô cơ, cũng cần dùng thêm phân hữu cơ giúp lan giống phát triển toàn diện, hấp thụ phân vô cơ tốt hơn; hiện tại dưới vườn Lan Việt đang phun luân phiên với ” Rong biển Seaweed” (dạng gói nhỏ và dạng chai 500ml) và “Humic USA” (dạng bột, tan 100%, 95% humic nguyên chất) thấy cây mau nảy mầm, xanh lá và bộ rễ ra nhanh, khỏe hơn; định kỳ 7-10/ lần.

– Cuối cùng, đừng bổ sung trung vi lượn giúp cây tránh thiếu chất, không chỉ cây giống mà cả cây trưởng thành cũng cần “Cam Bi Nhật” 3-4 tuần/ lần; các bác muốn lá to có thể bổ sung “Terra – Sorb Foliar”.

– Ngoài ra có thể cho cây giống ăn thêm phân tan chậm (phân chì Nhật 14.13.13 ; 13.11.11+TE hoặc phân dê).

Thuốc phòng trừ bệnh cho lan cấy mô

– Phun luân phiên các loại thuốc trừ nấm sau Ridomil ; Coc85 hoặc Citizen (tránh kháng thuốc) giúp cây giống phòng một số bệnh do nấm; mùa khô định kỳ 3-4 tuần/ lần; mùa mưa định kỳ 1-2 tuần/ lần

Điều kiện vườn lý tưởng

+ Ngoài yếu tố chăm sóc thì điều kiện vườn cũng rất quan trọng để lan giống phát triển nhanh, khỏe.

+ Tưới nước: mùa khô ngày tưới 2 lần, tưới đẫm vào buổi sáng, chiều khô rồi tưới lại; mùa mưa 1-2 ngày tưới 1 lần.

+ Độ nắng sáng cho vườn giống lan cấy mô là 60-70%; thoáng gió, độ ẩm vừa phải.

+ Có tôn sáng che mưa, các bác có thể ra ngoài mua loại tôn sáng mỏng hoặc nilon che mưa, che thêm một lớp lưới thưa che nắng.

chúng tôi là trang chia sẻ kiến thức về hoa lan, kinh nghiệm về chơi lan, về trồng lan tại Việt Nam và các nước trên thế giới. Ngoài ra đây còn là trang giới thiệu đến quý khách hàng các giống lan được Trung tâm nông nghiệp Công nghệ cao tại Trường HVNNVN bảo tồn và lai tạo. Chúng tôi cũng cung cấp các sản phẩm giá thể trồng lan, vật tư trồng lan với mức giá tốt nhất trên thị trường. Mời bạn tham khảo TẠI ĐÂY !

XEM THÊM BÀI VIẾT: