Top 9 # Xem Nhiều Nhất Kỹ Thuật Trồng Xà Cừ Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Kỹ Thuật Trồng Cây Xà Cừ

1. Đặc điểm hình thái

– Là cây gỗ lớn, cao 25 – 30m, phân cành sớm, cành nhánh to, tán rộng.

– Lá kép lông chim 1 lần chẵn, mọc cách.

– Hoa màu vàng xếp thành chùm ở nách lá phía đầu cành.

– Quả nang hình cầu, vỏ hóa gỗ. Khi chín nứt thành 4 mảnh.

– Cây có nguồn gốc từ châu Phi, nay được trồng phổ biến ở Việt Nam. Cây ưa sáng, mọc nhanh, dễ trồng, hạt nẩy mầm khỏe, cây tái sinh chồi mạnh.

– Có thể gây trồng ở những nơi có lượng mưa từ 750 mm/năm trở lên, nhiệt độ trung bình tháng lạnh 15°C, tháng nóng nhất 26 – 29°C, chịu được khô hạn, kém chịu rét, thích hợp với nhiều loại đất, tốt nhất là đất phù sa.

2. Giá trị kinh tế

– Gỗ có lõi màu đỏ nhạt, dác màu nâu đỏ nhạt, gỗ rắn, thớ xoắn, dễ nứt nẻ, cong vênh, dùng trong xây dựng đóng tàu thuyền và các đồ mộc thô dày.

– Được trồng làm cây cảnh quang, tạo bóng mát ở các nơi công cộng và đường phố.

– Phương thức bảo quản:

+ Điều kiện thông thường, khô, thoáng mát, ở nhiệt độ 25 – 30°C độ ẩm của hạt đưa đi bảo quản 8 – 9%, phương thức bảo quản này có thể duy trì sức sống của hạt không quá 6 tháng.

+ Bảo quản khô mát ở nhiệt độ 5 – 10°C, hạt giữ được 1-2 năm. Không để hạt nơi ẩm, thấp, dễ thấm nước.

– Trọng lượng 1.000 hạt (gr)= 172 g

– Số hạt/1 kg = 5.800 hạt

3. Kỹ thuật thu hái, bảo quản và gieo ươm

* Thu hái, chế biến và bảo quản hạt giống

– Thu hái hạt giống trên những cây mẹ từ 15 tuổi trở lên. Cây mẹ được chọn phải có hình dáng đẹp, thân thẳng, tán lá đều, không sâu bệnh, cụt ngọn, cây có sức sinh trưởng khá, chỉ thu hái những quả đã chín. Dấu hiệu nhận biết quả đã chín: vỏ thường có màu mốc trắng, hạt màu nâu nhạt, chắc, nhân trắng.

– Quả sau khi thu hái đem về phải chế biến ngay.

Tiến hành phân loại quả, những quả chưa chín được ủ lại thành từng đống từ 2 – 3 ngày cho quả chín đều, đống ủ không cao quá 50 cm và phải thông gió, mỗi ngày đảo lại 1 lần. Quả chín thì rải đều phơi dưới nắng nhẹ 3-5 nắng để tách hạt ra khỏi quả. Sau khi hạt tách ra khỏi quả phải thu ngay để tránh ảnh hướng của nhiệt độ cao, loại bỏ tạp chất, hạt lép. Khi phơi phải đảo trộn nhiều lần trong ngày. Không phơi quả trên nền xi măng; chỉ phơi trên vải, cót, nong, nia,… Hạt sau khi thu tiếp tục hong khô ở nơi râm mát 2-3 ngày, khi hạt đã khô thì sàng sảy hết tạp vật, thu hạt tốt cho vào bảo quản.

– Xử lý hạt giống

Hạt giống trước khi gieo được ngâm trong thuốc tím (KMn04) nồng độ 0,05% trong 10 phút, sau đó vớt ra rửa sạch và ngâm hạt trong nước ấm 45°C để nguội dần sau 10 -12 giờ, vớt ra và ủ trong túi vải (những hạt chưa trương tiếp tục xử lý trong nước ấm). Hằng ngày rửa chua bằng nước ấm (nước sạch), túi vải ủ hạt phải luôn luôn ẩm, sau 3-4 ngày hạt nẩy mầm có thể đem đi gieo (những hạt chưa nẩy mầm tiếp tục ủ để hạt nẩy mầm).

* Chuẩn bị bầu đất

Dùng túi bầu PE 10 X 15 cm đựng hỗn hợp ruột bầu. Thành phần ruột bầu gồm 80% đất tầng AB + 20% phân hữu cơ đã hoai (phân chuồng, phân xanh, phân rác).

Đất làm ruột bầu được đập sàn nhỏ trộn đều với phân và đổ vào bầu thật đầy, sau đó xếp thành luống có chiều ngang 0,8-1m, chiều dài tùy ý, khoảng cách giữa 2 luống 0,4 m.

Trước khi gieo hạt bầu đất phải được tưới nước đủ ẩm trước đó 1 ngày. Chọn những hạt nhú mầm, dùng que bằng đầu đũa được vót nhọn một đầu tạo lổ giữa bầu sâu 1 – 1,5 cm rồi gieo hạt vào, phủ một lớp đất mịn vừa lắp kín hạt, dùng rơm (hoặc cỏ khô, lá khô) đã qua khử trùng bằng nước vôi trong để che phủ mặt luống, bên trên dùng dàn che nắng 50 – 70%. Hằng ngày tưới nước đều (sáng sớm và chiều tối), đủ ẩm. Sau 6-7 ngày, cây mạ mọc đều thì bỏ lớp vật liệu che phủ (rơm, rạ, cỏ, lá khô) và chăm sóc luống bầu, bầu nào cây chết phải được cây dặm ngay. Chú ý đề phòng nấm bệnh và côn trùng phá hoại cây mầm.

* Chăm sóc cây con

Hàng ngày tưới nước đủ ẩm vào sáng sớm và chiều tối. Khi cây còn nhỏ, mỗi ngày tưới 2 lần, 2-3 lít/m2/l lần. Khi cây đã lớn, 1 lần/ngày hoặc 2 ngày/1 lần, 4-5 lít/m2/l lần. Cách 15 ngày làm cỏ phá váng 1 lần.

Cây con trong giai đoạn vườn ươm có sự cạnh tranh mạnh mẽ về không gian dinh dưỡng (đặc biệt là nhu cầu ánh sáng) hoặc do nhiều lý do khác, những cây không có khả năng cạnh tranh sẽ sinh trưởng kém vì vậy cần bố trí cây con một cách hợp lý, đồng thời cần tạo dàn che bóng cho cây với tỷ lệ che phủ khác nhau từ 30 – 50 %. Khi cây con bén rễ thì tháo dỡ dẩn dàn che ra.

Khi cây con đạt chiều cao 10 – 15 cm thì tiến hành đảo bầu nhằm tránh trường hợp rễ cây phát triển xuyên qua túi bầu, xếp các cây có cùng chiều cao với nhau để tiếp tục chăm sóc hoặc bón thúc. Cần bón thúc cho những cây có sức sinh trưởng kém bằng phân Urê hoặc Sunfát đạm với liều lượng là 0,25 gram hoặc NPK 16-16-8 pha loãng 1%, sau khi bón thúc phải tưới lại bằng nước.

Trước khi xuất vườn từ 2 – 4 tuần, ngừng hẳn việc tưới phân, giảm lượng nước tưới để hãm cây nhằm giúp cây con cứng cáp, làm quen dần với điều kiện khó khăn khi đem trồng rừng.

Thời gian nuôi cây trong vườn ươm từ 6 – 8 tháng, cây có chiều cao tối thiểu 35cm, đường kính cổ rễ 3 – 4mm thì có thể đem xuất vườn. Nếu tạo cây trồng ven đường hoặc cây cảnh thì phải ươm trong bầu có kích thước lớn hơn và thời gian nuôi dưỡng trong vườn ươm trên 12 tháng.

* Phòng trừ sâu bệnh

Cây con ở giai đoạn vườn ươm phải được thường xuyên chăm sóc, làm sạch cỏ để tránh sâu, bệnh gây hại. Để ngăn ngừa nấm hại, dùng Booc đo nồng độ 1% phun đều lên trên mặt lá với liều lượng phun 1 lít/m2, 2 tuần/1 lần.

Kỹ Thuật Trồng Rừng Cây Xà Cừ Lá Nhỏ

Quy trình trồng cây xà cừ lá nhỏ

Cây xà cử lá nhỏ là một trong những loại cây lâm nghiệp đang được lựa chọn để mở rộng diện tích rừng hiện nay. Với đặc tính cây có khả năng sinh trưởng phát triển nhanh, lá quanh năm xanh tốt, chất lượng gỗ tốt, … Cây xà cừ lá nhỏ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để nâng chao chất lượng gỗ và năng suất gỗ, trong suốt quá trình trồng, chăm sóc cần tuân thủ một số kỹ thuật như sau:

Trồng rừng xà cừ lá nhỏ mang lại giá trị kinh tế cao

1. Chọn vùng trồng rừng cây xà cừ lá nhỏ

– Chọn vùng trồng có độ dốc không quá 20o, có đất giàu dinh dưỡng, tầng canh tác dày, ẩm mát và thoát nước tốt.

Cây xà cừ lá nhỏ thích hợp với các loại đất phù sa cổ có thành phần sét pha cát, đất đỏ bazan, đất không có đá ong và tầng kết von cứng ở độ sâu dưới 50 cm.

– Điều kiện tự nhiên cần thiết để trồng cây xà cừ lá nhỏ phù hợp với yêu cầu của cây là lượng mưa trung bình từ 1200 – 2500 mm/năm, độ ẩm không khí từ 70 – 100%.

2. Thời vụ và mật độ trồng cây xà cừ lá nhỏ

– Cây xà cừ lá nhỏ có khả năng thích ứng tốt với điều kiện tự nhiên khác nhau. Những vùng đủ nước tưới có thể trồng quanh năm. Thời vụ tốt nhất trồng từ tháng 6 – 8 dương lịch hàng năm.

– Phương thức trồng rừng cây xà cừ lá nhỏ hiện nay là trồng xen với cây họ dầu. Mật độ trồng cây xà cừ lá nhỏ 555 cây/ha, khỏng cách cây cách cây 3 x 6 m.

3. Kỹ thuật chuẩn bị đất trồng cây xà cừ lá nhỏ

– Xử lý thực bì: Nếu vùng trồng có độ dốc dưới 20o cần phát quanh theo băng. Nơi có độ dốc trên 20o cần phát thực bì theo đường đồng mức (băng phát rộng từ 1,5 – 2 m).

– Cần tiến hành đào hố trước trồng ít nhất 45 ngày. Kích thước hố có chiều dài 30 cm, rộng 30 cm, sâu 30 cm. Khi đào từng lớp đất để riêng.

– Bón phân lót trước khi trồng: Lượng phân 1 – 2 kg phân chuồng hoai mục + 0,2 – 0,3 kg super lân. Trộn đều phân với lớp đất mặt rồi cho xuống hố. Lớp đất dưới phủ lên trên.

Cách trồng rừng cây xà cừ lá nhỏ

4. Chuẩn bị giống cây xà cừ lá nhỏ

– Cây giống xà cừ lá nhỏ được gieo ươm bầu bằng hạt.

– Tiêu chuẩn cây con xuất vườn ươm: Cây con đủ tuổi từ 12 – 14 tháng, đường kính gốc lớn hơn 0,5 cm, chiều cao lớn hơn 0,5 m, cây khỏe, sinh trưởng phát triển tốt, cân đối.

– Cây con trướng khi xuất vườn 1 tháng không tưới phân. Khi xuất khỏi vườn ươm tốt nhất trồng ngay, trong trường hợp chưa trồng thì chọn nơi thoáng mát, đất bằng phẳng để lưu cây và đảm bảo đủ ẩm cho cây. Thời gian lưu cây không quá 15 ngày.

Giống cây xà cừ lá nhỏ

5. Kỹ thuật trồng cây xà cừ lá nhỏ

– Trộn đều lớp đất trên của hố đã chuẩn bị sẵn, đào hốc có kích thước tương ứng với bầu cây. Nhẹ nhàng tháo nilon bầu cây tránh làm vỡ bầu. Đặt cây bầu sao cho rễ và thân cây ngay thẳng ở giữa hốc, mặt trên của bầu thấp hơn miện hốc 1 – 2 cm. Lấp phần đất mặt xuống trước, chèn chặt bầu, vun thêm đất mặt vào xung quanh gốc để cố định cây.

– Sau trồng 1 – 2 tháng tiến hành kiểm tra trồng dặm bổ sung. Nếu cây đạt tỷ lệ sống hơn 90% không cần trồng dặm. Trường hợp cây chết với tỷ lệ cao thì tiến hành trồng dặm đảm bảo mật độ.

6. Kỹ thuật chăm sóc cây xà cừ lá nhỏ

– Tiến hành chăm sóc cây xà cừ lá nhỏ 5 năm liên tiếp để rừng khép tán. Mỗi năm chăm sóc 1 lần tùy thuộc vào thực bị phát triển trên vùng trồng.

– Chăm sóc thường vào mùa xuân từ tháng 2 – 4 dương lịch hàng năm. Làm cỏ xung quanh gốc cây, vun gốc có đường kính 1,5 m, phát cỏ, gỡ cây leo, cây bụi lấn át cây con.

– Bón phân cho cây từ năm thứ 2 – 5. Lượng phân bón tính cho mỗi gốc từ 0,2 – 0,5 kg phân NPK bón lót. Thời điểm bón thúc cho cây vào 2 lần/năm, vào mùa xuân tháng 2 – 4 và cuối thu tháng 9 – 10 dương lịch hàn năm. Chọn thời điểm có mưa nhỏ để bón phân, nhằm giúp cây hấp thụ phân bón nhanh.

– Thời kỳ từ năm 1 – 5 tuổi là cây khép tán cần kết hợp thời điểm chăm sóc để tỉa cắt cành tạo tán cho cây. Nhằm loại bỏ cành sâu bệnh hại, cành yếu, … tập trung dinh dưỡng cho cây nuôi bộ khung chính của cây.

– Phòng trừ sâu bệnh hại: Cây có khả năng sinh trưởng phát triển nhanh, tốt, sức để kháng khỏe. ít sâu bệnh. Chỉ cần lưu ý đến sâu đục thân. Nên phun thuốc định kỳ cho cây 3 – 5 tháng/lần, có thể sử dụng thuốc Basudin để phun toàn bộ diện tích trồng là tốt nhất.

Gỗ xà cừ lá nhỏ khai thác sau 17 năm trồng rừng

7. Cách khai thách và sử dụng

– Rừng xà cừ lá nhỏ trồng 5 tuổi có đường kính ngang ngực từ 18 – 20 cm, cao từ 6 – 8 m. Rừng trồng 15 – 20 năm tuổi đường kính đạt 30 – 40 cm, có thể khai thác để trồng rừng mới.

– Gỗ cây xà cừ lá nhỏ được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như đóng vật dụng như bàn ghế, nội thất, đồ xuất khẩu, thuyền, …

Nguồn: Admin tổng hợp – NO

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Cây Xà Cừ Lá Nhỏ

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Xà cừ lá nhỏ

1. Đặc điểm hình thái của cây Xà cừ lá nhỏ

Xà cừ lá nhỏ là cây gỗ lớn cao tới 40m, đường kính trên 100 cm, vỏ xám trắng và có thể gỡ chúng ra thành từng mảnh được, tán cây rậm hình chóp, cành ít và phân cành cao, tán cây luôn có màu xanh đậm.

Lá kép lông chim chẵn, lá phụ dạng hình thuôn bầu dục đỉnh đầu nhọn và dài, gợn sóng, dài 6-10 cm, rộng 3-5 cm, số cặp gân lá 9.

Cụm hoa là chùm, hoa nhỏ màu trắng, cánh đài nhỏ, cánh tràng 5 màu trắng, 10 nhị dính thánh ống. Qủa nang lớn 8-10cm khi khô chín nang nứt vách và bung ra làm 5 mảnh để lộ bên trong. Hạt màu mâu dẹp, rộng 2-2,5cm và có cánh

2. Đặc tính sinh thái của cây Xà cừ lá nhỏ

Ở điều kiện sống thích hợp cây Xà cừ lá nhỏ mọc khá nhanh, cây 20 tuổi có thể cao 18 m, đường kính 22 cm. Lá thường xanh đậm quanh năm. Mùa ra hoa tháng 11-12, quả chín vào tháng 4-5 năm sau. Cây non có thể mọc dưới tán rừng hoặc ngoài đất trống.

Khả năng tái sinh chồi tốt.

Xà cừ lá nhỏ thích ứng ở nơi có 2 mùa mưa và khô, nhiệt độ bình quân trong năm 24-25oC, lượng mưa trung bình từ 1200-2500 mm/năm, độ ẩm không khí 70-100%.

Thích hợp với các loại đất xám phù sa cổ có thành phần sét pha cát (trừ các loại phụ có thành phần chủ yếu là cát thô mà mực nước ngầm lại sâu trên 8-10m trong mùa khô); Đất Bazan nâu đỏ hoặc vàng đỏ, ít bị thoái hóa, không có đá ong và tầng kết von cứng chặt ở độ sâu <50cm.

Nếu đất bị thoái hóa mạnh thì cần phải có mực nước ngầm không sâu quá 6 m trong mùa khô nhưng cũng không được ngập úng trong mùa mưa; Các loại đất feralit khác có tầng dày ở địa thế ẩm mát; Đất nâu đen trên đá mẹ là Tuff bazan nhưng phải có lớp đất mặt xốp và ít đá lẫn dày trên 30cm và không bị ngập úng trong mùa mưa. Độ pH thích hợp là 4-5.

Trong điều kiện đất phù sa cổ bạc màu thì phải bón phân hợp lý nhằm tăng cao năng suất của rừng.

3. Kỹ thuật chọn giống và tạo cây Xà cừ lá nhỏ con

Thời gian thu hái: Xà cừ lá nhỏ bắt đầu ra hoa tháng 11-12, quả chín vào tháng 4 đến tháng 5 năm sau. Khi vỏ quả có màu nâu hay hạt màu nâu nhạt thì bắt đầu thu hái quả. Mùa thu hái giống thường từ đầu tháng 4 đến giữa tháng 5.

Cách thu hái: Thu hái quả ở những cây mẹ trên 10 tuổi, thân thẳng, tán lá cân đối. Khi quả trên cây đã đến độ chín đều (2/3 số quả trên cây có cánh từ màu nâu sáng chuyển sang màu nâu đỏ), quyét sạch dưới gốc cây cần thu hái, trèo lên cây (hoặc dùng cù nèo móc vào cành cây có quả) rung cho quả rụng xuống. Cũng có thể nhặt quả rụng quanh gốc cây nhưng theo cách này thường tỉ lệ nảy mầm thấp và hạt giống thu được dễ bị lẫn với hạt của những cây khác. Chế biến: Quả Xà cừ lá nhỏ sau khi thu hái về, loại bỏ tạp chất, những quả nhỏ, sâu bệnh, phơi khô tách quả lấy hạt bên trong. Một kg hạt có khoảng 3000 hạt.

Bảo quản hạt giống: Hạt Xà cừ lá nhỏ là loại hạt có nhiều tinh dầu, việc bảo quản hạt cần cẩn thận, có thể bảo quản được trong một thời gian theo 2 cách sau:

+ Bảo quản ở nhiệt độ thường: Hạt được cho vào bao tải buộc miệng bao lại để ở nơi râm mát, khô ráo duy trì được sức sống của hạt trong vòng 2-4 tháng.

+ Bảo quản lạnh: Với cách bảo quản này, độ ẩm của hạt khi đưa vào bảo quản từ 32-34%, hạt đựng trong túi Polyetylen hàn kín và được giữ ở nhiệt độ ổn định 5-10oC, có thể duy trì sức sống của hạt được lâu hơn.

Luống gieo rộng 1 m, cao 15-20cm, rãnh luống rộng 35-40cm.

Phải làm kỹ đất trước khi gieo, mặt luống phải bằng phẳng, đất được làm tơi xốp, loại bỏ cỏ và tạp chất. Trước khi gieo hạt khoảng 1 tuần phải xử lý đất bằng Benlát nồng độ 0,5% hoặc Boocdo nồng độ 1%, liều lượng 1lít/1m2 để chống nấm.

Hạt được gieo trước khi trồng rừng khoảng 12-18 tháng. Thời gian gieo vào tháng 2-5, thời gian nuôi cấy trong vườn ươm là 1 năm.

Hạt giống sau khi thu hái về lọai bỏ tạp chất, ngâm hạt trong nước 2 sôi 3 lạnh, sau 24 giờ vớt ra dùng bao tải ủ và rữa chua hàng ngày tới khi nứt nanh (3- 4 ngày sau) thì đem gieo.

Hạt đem gieo vãi đều ra luống (1kg/10 – 12m2), trước khi gieo phải tưới đẫm nước cho đất ẩm đều, sau khi vãi hạt phải sàng 1 lớp đất bột dày 0,5-1cm phủ kín hạt.

Dùng bình tưới có lỗ nhỏ để tưới nước giữ ẩm cho hạt, ngày tưới 2 lần, mỗi lần 8-10 lít nước/1m2. Trong thời gian hạt mới nhô lên khỏi mặt đất cần phải tưới mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 6lít/1m2. Sau 1 tháng mỗi ngày tưới 1 lần.

Túi bầu làm bằng Polyetylen kích thước 15×30 cm có đục lỗ thoát nước xung quanh.

Hỗn hợp ruột bầu gồm 65% đất tầng A, 20% đất mùn, đất được đập nhỏ, sàng kỹ, nhặt hết đá lẫn, cỏ và trộn với 1-2% supe lân + 10-13% phần chuồng hoai. Trước khi đóng bầu phải làm sạch cỏ và san phẳng nền vườn ươm, phun thuốc Betlát hoặc Boocđô nồng độ 1% với liều lượng 1lít/1m2 trên toàn bộ diện tích vườn để trừ sâu bệnh. Trộn đều hỗn hợp ruột bầu, nếu đất quá khô thì tưới nước vừa đủ để trộn. Cho hỗn hợp ruột bầu vào túi bầu cao khoảng 5cm, nén chặt để định hình bầu và giữ đất trong bầu không bị rơi vãi ra ngoài, sau đó đổ hỗn hợp đã trộn cho đầy tới miệng bầu. Sau khi đóng xong thì tiến hành xếp bầu lên luống, bầu được xếp sát nhau, đứng thẳng, luống rộng 0,9-1m, các luống cách nhau 40-60cm để thuận lợi cho việc chăm sóc, xung quanh luống đắp gờ cao 8-10cm để giữ bầu khỏi đổ và giữ ẩm cho luống bầu.

Khi cây mạ đã gieo được khoảng từ 30-40 ngày, cây mạ đã có được 4 lá và cao khoảng 5cm, các rễ ngang đầu tiên xuất hiện. Thời điểm cấy cây mạ vào bầu tốt nhất là vào những ngày có mưa, độ ẩm tương đối khoảng 90-100%. Không nên cấy cây vào những buổi trưa nắng nóng hay trời nắng gắt.

Trước khi cấy cây vào bầu phải tưới nước cho bầu đủ ẩm và trước khi nhổ cây mạ để cấy phải tưới nước thật đẫm cho luống gieo. Trong khi nhổ cây đem đi cấy vào bầu, loại bỏ những cây con bị sâu bệnh, đứt ngang cổ rễ… đồng thời phân cây con ra làm 3 loại: Lớn, trung bình và nhỏ để đem đi cấy riêng thành từng luống. Thực hiện các chế độ chăm sóc thích hợp để đảm bảo độ đồng đều cho cây con trong vườn ươm.

Cây con nhổ xong phải cấy càng nhanh càng tốt, không nên để quá lâu, nên nhổ một ít cấy xong lại nhổ tiếp. Khi cấy nên cắt bớt 1/3 lá cây để giảm bớt diện tích thoát hơi nước của cây. Cấy cây vào bầu sao cho rễ ở tư thế tự nhiên, tiếp xúc tốt với đất, cây thẳng không bị dập nát. Cấy xong dùng ô doa có lỗ nhỏ hoặc bình phun tưới cho đất đủ ẩm và giữ ẩm trong suốt thời gian gieo ươm cây tại vườn ươm, lượng nước tưới 3-4lít/m2, ngày tưới 1 lần.

Sau khi cấy cây vào bầu xong phải làm dàn che với độ che sáng khoảng 2/3 ánh sáng trực xạ sau 1 tuần thì tháo bỏ. Tưới nhẹ trên các luống, trong tuần đầu tiên tưới mỗi ngày 3 lần, sau đó tưới ngày 2 lần.

Lượng nước tưới mỗi lần từ 8-10lít/m2, trong những ngày mưa thì giảm tưới, không tưới nếu đủ ẩm từ mặt đất đến đáy bầu.

Sau khi cấy cây vào bầu được khoảng 20-30 ngày thì bắt đầu tưới phân NPK(5:10:3) nồng độ 0,5% (1kg/200 lít nước) cho cây, cứ 15-20 ngày tưới 1 lần. Tưới bằng ô doa có lỗ nhỏ vào sáng sớm hoặc chiều tối, không tưới vào những ngày mưa to và trời nắng nóng. Sau khi tưới phân phải tưới lại bằng nước sạch để rữa tòan bộ lá với liều lượng 2 lít/1m2.

Định kỳ làm có phá váng cho cây con cứ 15-20 ngày/1 lần. Khi cây con đâm rễ xuống nền luống thì tiến hành đảo bầu và kể từ đó mỗi tháng đảo bầu 1 lần. Trong quá trình đảo bầu cũng tiến hành phân loại cây con, xếp cây có cùng kích thước và chất lượng vào một luống để có chế độ chăm sóc thích hợp.

Theo dõi, phòng trừ bệnh thường xuyên cho cây con bằng thuốc Boocđô nồng độ 0,5-1% phun 1lít/5m2. Nếu bị sâu hại thì trực tiếp bắt hoặc phun thuốc Malathion pha nồng độ 0,1% để phun 1lít/5 m2 .

Cây con trước khi xuất vườn 1 tháng thì không tưới phân, giảm lượng nước tưới và xén rễ quá dài ở đáy bầu để tăng tính thích ứng của cây con với môi trường trồng rừng.

Trước khi xuất cây con cần tưới cho luống bầu đủ ẩm sau đó nhấc nhẹ từng bầu xếp vào khay cho bầu đứng thẳng. Tránh làm dập nát, gẫy cành, vỡ bầu trong quá trình bốc xếp và vận chuyển cây con đi trồng.

Những cây chưa đạt tiêu chuẩn trồng rừng thì cho xếp lại thành luống tiếp tục chăm để trồng sau.

Cây con xuất ra khỏi vườn ươm tốt nhất là trồng ngay, trong trường hợp chưa trồng ngay được thì chọn nơi đất bằng phẳng, cao ráo và râm mát để lưu cây và luôn tưới nước đủ ẩm cho cây. Thời gian lưu cây không quá 15 ngày.

4. Trồng và chăm sóc rừng

Chọn nơi trồng thích hợp với sinh thái của cây, chú trọng đất sauu, dày, ẩm mát và thoát nước, bằng phẳng hoặc dốc không quá 20o.

Trồng Xà cừ lá nhỏ hỗn giao cùng tuổi với các cây họ Dầu có Đậu tràm làm cây phụ trợ hoặc trồng hỗn giao với cây phù trợ là Đậu tràm hay trồng thuần lọai Xà cừ lá nhỏ.

Phát dọn toàn diện thực bì và có thể đốt có kiểm soát trước khi làm đất trồng rừng. Công việc làm đất phải hoàn thành trước lúc trồng rừng 1 tháng.

Đào toàn bộ gốc cây còn sót lại trên diện tích trồng rừng, cày kỹ toàn diện bằng dàn cày 3 chảo sau đó cày lại bằng dàn cày 7 chảo.

Sau khi cày xong tiến hành đào hố với kích thước 50x50x50 cm đối với Xà cừ lá nhỏ và 30x30x30 cm đối với cây phụ trợ.

Lấp hố trước khi trồng 10 ngày, dùng lớp đất mặt trộn đều với đất xung quanh hố lấp gần đầy miệng hố.

Bón lót bằng phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh hoặc phân chuồng hoai với liều lượng 1kg/hố kết hợp với phân NPK(5:10:3), liều lượng 100-250g/hố.

Bón lót cùng thời điểm với công việc lấp hố bằng cách trộn đều với đất ở độ sâu giữa hố sau đó lấy đất lấp lên.

Chỉ bón lót cho những cây trồng rừng chính là Xà cừ lá nhỏ còn cây phụ trợ Đậu tràm không bón phân.

Mật độ trồng rừng: Xà cừ lá nhỏ 555 cây/ha, cự ly 3x6m (nếu xen cây họ Dầu thì trồng 227 cây Xà cừ lá nhỏ + 227 cây họ Dầu); Đậu tràm trồng 2222 cây/ha (trồng song song hàng cây Xà cừ lá nhỏ và cách nhau 1,5m).

Thời vụ trồng tốt nhất là tháng 6-8, chọn những ngày râm mát, có mưa để trồng rừng.

Trồng Xà cừ lá nhỏ với các loài cây họ Dầu, cây Đậu tràm cùng một thời điểm.

Khi vận chuyển cây đi trồng, ruột bầu phải ẩm nhưng không được tưới quá đẫm làm cho ruột bầu nhão.

Phải rạch bỏ vỏ bầu trước khi trồng cây, không được làm vỡ bầu hay biến dạng bầu.

Trộn đều đất trong hố, đào lỗ đặt bầu sao cho rễ và thân cây ngay thẳng ở giữa hố, mặt trên của bầu thấp hơn miệng hố 1-2cm.

Lấp phần đất mặt xuống trước, chèn chặt bầu, vun thêm đất mặt vào xung quanh gốc, dùng chân dẫm đất xung quanh bầu cho chặt.

Sau khi trồng rừng từ 1-2 tháng tiến hành kiểm tra để trồng dặm.

Chăm sóc 5 năm liền đến khi rừng Xà cừ lá nhỏ, các cây họ Dầu khép tán.

– Năm thứ nhất: Chăm sóc 1 lần, sau khi trồng rừng được 1 tháng tiến hành chăm sóc dẫy có theo hàng cây rộng 1,5m, xới vun gốc đường kính 1,5m, kết hợp trồng dặm những cây chết. Cày diệt cỏ dại ở giữa hàng cây bằng dàn cày 7 chảo và cày 2 đường úp vào hàng cây. Cắt dây leo và phát chồi cây bụi mọc chèn ép cây trồng.

– Năm thứ 2 và 3 chăm sóc 2 lần/năm. Lần thứ nhất vào đầu mùa mưa (tháng 3-4), dẫy cỏ theo hàng cây rộng 1,5m, xới vun gốc cây trồng kết hợp với bón thúc phân NPK(5:10:3) liều lượng 0.2kg/cây. Tỉa bỏ những cành cây phụ trợ cạnh tranh không gian dinh dưỡng với cây trồng chính. Lần thứ 2 vào cuối mùa mưa (tháng 11-12), làm cỏ trên các hàng cây rộng 1,5m, cày diệt cỏ phòng chống cháy giữa các hàng cây.

– Năm thứ 4 và 5, chăm sóc 2 lần/năm. Lần thứ nhất vào đầu mùa mưa (tháng 3-4), làm cỏ, xới vun gốc cây trồng với đường kính 1,5m; Phát dây leo cây bụi và giữ lại cây tái sinh; Tỉa cành cây Đậu tràm lấy ánh sáng cho Xà cừ sinh trưởng. Lần thứ hai vào cuối mùa mưa (tháng 11-12), làm cỏ, xới vun gốc, phát dây leo cây bụi, điều chỉnh tiếp ánh sáng cho cây sinh trưởng. Cày giữa 2 hàng cây bằng dàn cày 7 chảo, cày 2 đường úp vào hàng cây.

Giai đoạn nuôi dưỡng rừng trồng được tiến hành từ khi rừng khép tán. Kỹ thuật nuôi dưỡng chủ yếu là điều chỉnh ánh sáng cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cây trồng, công việc này được thực hiện thông qua các biện pháp tỉa thưa, tỉa cành.

Xà cừ lá nhỏ thường bị sâu đục thân phá hoại cho nên phải định kỳ phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, cứ mỗi quí phun thuốc phòng trừ một lần. Dùng thuốc Basudin pha nồng độ 0,1% phun đều trên toàn bộ diện tích.

5. Khai thác, sử dụng

Rừng trồng 5 tuổi có đường kính ngang ngực 17-18cm, cao 7-8m.

Rừng trồng 15-20 tuổi đường kính ngang ngực đạt 30-40cm, có thể khai thác và trồng rừng mới.

Gỗ rắn, nặng, màu hồng, dùng làm gỗ dán, đóng thuyền, canô, đóng bàn ghế, giường tủ, đồ dùng trong nhà và xuất khẩu.

Trung tâm giống cây trồng Bến Tre chuyên cung cấp cây giống chất lượng cao. Chúng tôi nhận hỗ trợ và tư vấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng

Phương Pháp Trồng Và Chăm Sóc Cây Xà Cừ Đúng Kỹ Thuật

Ngày nay được nhân giống và trồng ở khắp mọi nơi, từ công viên, trường học, đường phố đến những khu du lịch, sân vườn biệt thự của các ngôi biệt thự hiện đại cũng trồng loại cây bóng mát này.

là cây thân gỗ lớn, cây cao khoảng 30-40m, đường kính thân từ 0.8-2m. Thân cây trơn, lúc còn non có vỏ nhẵn lúc, lúc già lại hình thành những vảy đen, nứt như hình đồng tiền khoanh tròn. Cây có nhiều cành nhánh, tỏa ra các hướng, cộng với tán lá xòe rộng tới 10-15m vì thế cây thường được trồng cây công trình làm đẹp cảnh quan đô thị.

Cây xà cừ có đặc điểm lá dạng kép lông chim 1 lần chẵn. Các lá chét dài từ 6-12cm, rộng 3-5cm. Cụm hoa cây xà cừ chùm tán mang những hoa nhỏ chỉ có 4 cánh màu trắng và hoa thường nở vào tháng 4-5.

Cũng tương tự như những cây xanh đô thị khác, kĩ thuật trồng cây xà cừ vô cùng đơn giản, không cần mất quá nhiều thời gian hay công sức để chăm sóc cây xà cừ. Bạn chỉ cần chú ý tới các yếu tố sau:

Đất trồng cây xà cừ tốt nhất là đất phù sa. Ngoài ra, cây có thể sống tốt với nền đất cát của khu vực ven biển miền trung nước ta, cây có khả năng thích nghi được với điều kiện khô hạn của nhiều vùng đồi núi.

Nước, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng

Nước: Rễ cây có thể thích nghi trong điều kiện thiếu nước, đất khô hạn.

Nhiệt độ: Cây chịu rét kém, nhiệt độ trung bình

Ánh sáng: ưa sáng, có thể chịu nắng, chịu gió bão cực tốt.

Đối với xà cừ trưởng thành, bạn không nhất thiết phải bổ sung dinh dưỡng cho cây, để cây tự phát triển một cách tự nhiên. Ngoài ra, bạn có thể cắt tỉa tạo dáng cho cây gọn gàng và đẹp mắt hơn.

Cây ít bị sâu bệnh hại, chủ yếu là sâu loài Hypsipyla robusta và các loại bọ cánh cứng Lytus spp phá hoại. Ngoài ra cây xà cừ bị bệnh do nhiễm loại vi khuẩn Xanthomonas khaye gây nên tình trạng u bướu chảy nhựa.

Những lưu ý khi trồng cây xà cừ đó là khu vực trồng và chăm sóc cây cảnh phải có diện tích đủ rộng để cây phát triển vì cây phát triển mạnh hệ rễ ngang. Nếu diện tích quá nhỏ sẽ làm hạn chế sự phát triển của bộ rễ, cây cũng dễ bị đổ hơn.

Cây xà cừ có tác dụng tạo bóng râm, che mát, thanh lọc không khí, chữa một số bệnh như ho, ghẻ. Bên cạnh đó, cây được sử dụng trong thiết kế thi công sân vườn.

Lưu ý cách trồng và chăm sóc cây xà cừ

Khi đào hố trồng cây xà cừ, đảm bảo kích thước hố phải tương ứng với chiều cao của cây.

Sau khi trồng, tấp tủ bằng cây phân xanh để giữ ẩm và cây không bị mất nước.

Nếu trồng cây xà cừ cao thì bạn phải sử dụng 3 que trên mỗi cây để chống tránh gió thổi cây có thể bị đổ.

Xà cừ là loại cây ưa sáng mọc nhanh, hạt nảy mầm rất khỏe, tái chồi mạnh. Cây phát triển rất nhanh, có thể sống tốt trên mọi địa hình, mọi loại đất, không những thế nó còn chịu hạn rất tốt, sức đề kháng sâu bệnh cao. Vì thế, cây rất thích hợp trồng làm cây công trình tại các công việc, đường phố, khu biệt thự,…