Top 9 # Xem Nhiều Nhất Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Hoa Sứ Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Sứ

3. Cách trồng:

Có 2 cách trồng sứ là gieo hạt và giâm cành. Nhưng hiện nay đa số người chơi sứ đều dùng phương pháp giâm cành. Sứ trồng trong chậu là khá phổ biến vì vừa đẹp vừa dễ chăm sóc nên ít người trồng thẳng xuống đất vườn.

Chậu trồng sứ cần đục lỗ ở đáy để thoát nước, có thể độn một ít đá, gạch nhỏ dưới đáy chậu, tránh làm đất trồng bịt kín lỗ, hoặc rễ sứ chìa ra ngoài lỗ thoát nước, lâu ngày lớn lên làm bít hết lỗ thoát nước. Dùng đất trồng hoa kiểng Compomix Đầu Trâu đổ đầy đến khoảng 2/3 chậu sau đó đặt cây sứ vào, sửa ở giữa chậu, bộ rễ xoè ra cân đối. Tiếp tục thêm đất sao cho đất chỉ ngập một phần rễ và gần ngang bằng miệng chậu. Bộ củ rễ to nếu có phải nằm lên trên miệng chậu, đất trồng phải thấp hơn miệng chậu, để khi tưới nước không tràn ra ngoài.

Cây sứ trồng lâu ngày, bộ rễ phình to, phải chuyển sang chậu mới to hơn, đồng thời nâng bộ rễ cho cao lên khỏi miệng chậu, dáng cây mới đẹp.

Sang chậu mới phải đặt cây cho ngay ngắn, nâng bộ rễ lên đồng thời uốn sửa cây theo ý muốn của người chơi sứ, bỏ đất vào khoảng ngang bằng miệng chậu, tưới đủ ẩm.

4. Cách sửa bộ rễ và tạo hình:

Cây trồng được 1 – 2 năm thì có bộ rễ khá to, người trồng phải uốn sửa cho đẹp. Bộ rễ cây sứ rất dễ sửa, nhất là cây sứ trồng từ hạt lại càng đẹp vì giữa thân và bộ rễ không có eo như sứ giâm cành hoặc chiết cành. Cây sứ trồng bằng hạt có thân và củ dính liền với nhau như thân người đứng, người nằm, người quỳ gối. Hàng năm vào mùa nắng, ít mưa có thể nâng toàn bộ bộ rễ lên khỏi miệng chậu để tỉa cho thế cây đẹp hơn. Sắp xếp bộ rễ để xoè ra hợp lý, tỉa bỏ bớt các rễ con không cần thiết, mỗi vết cắt đều phải được bôi vôi. Tùy theo dáng bộ rễ có thể sửa theo ý muốn của người chơi sứ. Khi uốn sửa bộ rễ thì không nên tưới nước, khi vết cắt hình thành mô sẹo mới được tưới nước. Cũng có thể nhổ hết cây sứ lên, rũ sạch đất, để nơi râm mát cho mềm bộ rễ, rồi mới uốn sửa và cắt tỉa theo hình các con thú, hình người… Để cho sứ lành sẹo mới trồng trở lại, chăm sóc nơi râm mát đến khi cây ra rễ đâm chồi nhánh mới đem ra nắng và tưới nước bình thường trở lại.

Muốn cây hoa sứ có dáng thế đẹp thì cần phải uốn sửa cẩn thận. Cây sứ lâu năm to cao, cành nhánh nhiều uốn thành nhiều tầng như kiểng cổ, kiểng thế. Cần tỉa bớt những cành nhỏ dư thừa, giữ các cành đúng thế, rồi uốn theo ý muốn.

5. Bón phân:

Các loại phân hữu cơ bón thích hợp cho sứ như phân trâu, bò, heo hoai mục, bánh dầu, dùng để bón lúc trồng hoặc khi thay chậu, sửa rễ. Phân vô cơ như đạm, lân, kali, NPK, phân bón lá dùng cho bón thúc định kỳ trong năm.

6. Tưới nước:

Sứ là cây chịu nắng, điều này rất phù hợp với thời tiết miền Nam, tuy nhiên cũng rất sợ úng nước, cho nên chỉ khi nào nắng khô đất mới tưới. Cây sứ vừa mới trồng, mới sang chậu hoặc cắt cành để giâm không nên tưới nhiều nước. Tưới nước cho sứ phải dùng vòi phun nhuyễn, bình phun hoặc hệ thống bơm phun.

Để có một cây sứ đẹp phải đòi hỏi đền người chăm sóc có những kỹ thuật riêng biệt không chỉ trồng cây mà phải chăm sóc cây sứ một cách tỉ mỉ.

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Sứ Trong Chậu

Cây Sứ trồng bằng hạt có thể ra hoa sau 8 tháng đến 1 năm. Hoa sứ thường có dạng hình phễu nhỏ, xoè 5 cánh to như loa kèn bên ngoài. Tuy nhiên khi đột biến có thể nở ra đến 6-7 cánh rất lạ, đẹp… Chùm hoa từ 3-10 chiếc, thường tập trung ở đỉnh. Trong một chùm hoa, hoa lớn nở trước hoa nhỏ nở sau, mỗi hoa nở khoảng 8-10 ngày mới tàn, cho nên rất lâu mới nở hết chùm hoa. Cây sứ rất nhiều nhánh, nhiều hoa nên hoa nở gần như quanh năm. Một cây có thể ghép lên nhiều giống có màu sắc hoa khác nhau.

1. Giới thiệu:

Cây sứ dễ trồng, khả năng nhân giống nhanh, hoa đẹp, trên một cây có thể ghép nhiều giống sứ có các màu khác nhau. Ngoài vẻ đẹp của hoa cây sứ còn có thể uốn tạo thành cây kiểng, cây thế nhờ bộ rễ rất đẹp. Vì vậy cây sứ được rất nhiều người ưa thích, trồng sứ sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.

2. Chọn đất trồng:

Cây sứ không kén đất. Các loại đất như đất cát, thịt, thịt nhẹ đều trồng được sứ với điều kiện là đất phải tơi xốp và thoát nước. Có thể trộn hỗn hợp đất trồng sứ như sau: 40 – 50% đất phù sa, cát pha hoặc thịt nhẹ, 50 – 60% chất hữu cơ như xơ dừa mục, vỏ đậu phộng mục, vỏ trấu mục. Nếu đất chua có thể bổ sung thêm vôi, phân lân. Tất cả trộn đều và có xử lý một số thuốc trừ nấm để sát khuẩn, ủ thành đống để sử dụng dần.

3. Cách trồng:

Có 2 cách trồng sứ là gieo hạt và giâm cành. Nhưng hiện nay đa số người chơi sứ đều dùng phương pháp giâm cành. Sứ trồng trong chậu là khá phổ biến vì vừa đẹp vừa dễ chăm sóc nên ít người trồng thẳng xuống đất vườn.

Chậu trồng sứ cần đục lỗ ở đáy để thoát nước, có thể độn một ít đá, gạch nhỏ dưới đáy chậu, tránh làm đất trồng bịt kín lỗ, hoặc rễ sứ chìa ra ngoài lỗ thoát nước, lâu ngày lớn lên làm bít hết lỗ thoát nước. Dùng đất trồng hoa kiểng Compomix Đầu Trâu đổ đầy đến khoảng 2/3 chậu sau đó đặt cây sứ vào, sửa ở giữa chậu, bộ rễ xoè ra cân đối. Tiếp tục thêm đất sao cho đất chỉ ngập một phần rễ và gần ngang bằng miệng chậu. Bộ củ rễ to nếu có phải nằm lên trên miệng chậu, đất trồng phải thấp hơn miệng chậu, để khi tưới nước không tràn ra ngoài.

Cây sứ trồng lâu ngày, bộ rễ phình to, phải chuyển sang chậu mới to hơn, đồng thời nâng bộ rễ cho cao lên khỏi miệng chậu, dáng cây mới đẹp.

Sang chậu mới phải đặt cây cho ngay ngắn, nâng bộ rễ lên đồng thời uốn sửa cây theo ý muốn của người chơi sứ, bỏ đất vào khoảng ngang bằng miệng chậu, tưới đủ ẩm.

4. Cách sửa bộ rễ và tạo hình:

Cây trồng được 1 – 2 năm thì có bộ rễ khá to, người trồng phải uốn sửa cho đẹp. Bộ rễ cây sứ rất dễ sửa, nhất là cây sứ trồng từ hạt lại càng đẹp vì giữa thân và bộ rễ không có eo như sứ giâm cành hoặc chiết cành. Cây sứ trồng bằng hạt có thân và củ dính liền với nhau như thân người đứng, người nằm, người quỳ gối. Hàng năm vào mùa nắng, ít mưa có thể nâng toàn bộ bộ rễ lên khỏi miệng chậu để tỉa cho thế cây đẹp hơn. Sắp xếp bộ rễ để xoè ra hợp lý, tỉa bỏ bớt các rễ con không cần thiết, mỗi vết cắt đều phải được bôi vôi. Tuỳ theo dáng bộ rễ có thể sửa theo ý muốn của người chơi sứ. Khi uốn sửa bộ rễ thì không nên tưới nước, khi vết cắt hình thành mô sẹo mới được tưới nước. Cũng có thể nhổ hết cây sứ lên, rũ sạch đất, để nơi râm mát cho mềm bộ rễ, rồi mới uốn sửa và cắt tỉa theo hình các con thú, hình người… Để cho sứ lành sẹo mới trồng trở lại, chăm sóc nơi râm mát đến khi cây ra rễ đâm chồi nhánh mới đem ra nắng và tưới nước bình thường trở lại.

Muốn cây hoa sứ có dáng thế đẹp thì cần phải uốn sửa cẩn thận. Cây sứ lâu năm to cao, cành nhánh nhiều uốn thành nhiều tầng như kiểng cổ, kiểng thế. Cần tỉa bớt những cành nhỏ dư thừa, giữ các cành đúng thế, rồi uốn theo ý muốn.

5. Bón phân:

Các loại phân hữu cơ bón thích hợp cho sứ như phân trâu, bò, heo hoai mục, bánh dầu, dùng để bón lúc trồng hoặc khi thay chậu, sửa rễ. Phân vô cơ như đạm, lân, kali, NPK, phân bón lá dùng cho bón thúc định kỳ trong năm. Tùy theo tuổi cây có thể bón phân cho sứ theo loại phân và liều lượng sau:

+ Cây sứ sau khi ra ngôi (mới trồng từ cành giâm) – dưới 6 tháng tuổi: Hòa loãng 10-15gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE trong 10-15 lít nước tưới đủ ẩm, cách nhau khỏang 15-20 ngày/lần. Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005 phun định kỳ 7-10 ngày lần nhằm kích thích ra chồi, lá, rễ.

+ Cây sứ từ 6 tháng – 1 năm: Bón thúc định kỳ 20-30 gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE/chậu, cách nhau 20-30 ngày/lần. Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005 phun định kỳ 7-10 ngày/lần, kích thích ra chồi, lá, rễ. Có thể sử dụng Đầu Trâu 007 phun khi muốn cho sứ ra hoa.

+ Cây sứ trên một tuổi, có hoa ổn định: Bón thúc định kỳ 20-30 gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE/chậu, cách nhau 20-30 ngày/lần. Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005, phun định kỳ 7-10 ngày lần, kích thích ra chồi, lá, rễ. Đầu Trâu 007 kích thích ra hoa và Đầu Trâu 009 có tác dụng dưỡng hoa lâu tàn.

6.Tưới nước:

Sứ là cây chịu nắng, điều này rất phù hợp với thời tiết miền Nam, tuy nhiên cũng rất sợ úng nước, cho nên chỉ khi nào nắng khô đất mới tưới. Cây sứ vừa mới trồng, mới sang chậu hoặc cắt cành để giâm không nên tưới nhiều nước. Tưới nước cho sứ phải dùng vòi phun nhuyễn, bình phun hoặc hệ thống bơm phun.

7. Điều khiển ra hoa:

Muốn cây sứ có nhiều hoa thì không để cành sứ quá dài, cành phải được cắt sau mỗi đợt hoa tàn, cắt nhiều lần, mỗi lần chỉ cắt cao thêm một đoạn ngắn, nhiều đoạn ngắn sinh thêm ra nhiều nhánh, nhiều nhánh sẽ có nhiều hoa. Muốn sứ ra hoa vào dịp tết cần căn cứ: Nếu lượng mưa đều trong năm, khí hậu ôn hòa thì cắt cành sứ vào dịp rằm tháng 7 âm lịch. Nếu trong năm nắng nhiều, mưa ít, hạn hán kéo dài thì cắt cành sứ muộn hơn vào khoảng đầu tháng 8. Kết hợp phun định kỳ các loại phân bón lá có hàm lượng lân và kali cao như Đầu Trâu 007, Đầu Trâu 009, Đầu Trâu 701, Đầu Trâu 901. Khi thấy lá sứ chuyển từ màu xanh sang màu vàng rồi rụng, ở đầu đọt ngưng phát triển lá non có những mụn lốm đốm là thời kỳ cây đang hình thành nụ.

8. Phòng trừ sâu bệnh:

Cây sứ xanh tốt thường có nhiều sâu bệnh chính như:

– Sâu xanh: Nếu thấy trên đọt lá có những đốm đen, đó là do sâu cắn phá, ăn đọt lá non tạo thành. Nhất là sâu xanh, lúc còn nhỏ màu trắng, lớn lên màu xanh, loại sâu này ăn rất nhanh, 2-3 ngày hết cả đọt lá, có thể ăn đứt cả ngọn cây. Dùng một trong các loại thuốc Trebon, Mipcin, Vibasu, Bassa.

– Rầy bông và bọ sứ: Rầy bông thân nhỏ dẹp, có nhiều lông tơ khắp chung quanh, bọ sứ thì lớn hơn gấp đôi gấp ba rầy bông, thân hình bầu dục, cũng mang rất nhiều lông tơ và lông đuôi khá dài, thường cắn hút nhựa trên đọt lá và tiết ra một chất nhựa ngọt cho kiến ăn, đồng thời cũng làm rơi rụng rất nhiều phấn màu trắng trên ngọn cây; lâu ngày làm hư thối cả ngọn sứ. Loại rầy và bọ gây hại trên ngọn cây làm hư ngọn cây, trên trái làm hư trái, nhỏ thì rụng, trái lớn thì làm cong queo hạt lép sau này gieo không mọc lên cây con. Khi thấy phải phun thuốc không cho đẻ trứng. Nếu phát hiện rầy, lấy cọ nhỏ quét sạch cả rầy và phấn trắng. Dùng thuốc Vicidi-M 50 ND, Visher 25 ND, Vidithoate 40 ND…

– Rệp, nhện đỏ: Nhện đỏ có thân màu đỏ, cũng có nhiều lông tơ, mắt thường khó thấy được, chích hút nhựa lá non, làm cho lá non trở lên đỏ nâu rồi rụng, đọt cây trơ trụi. Hàng tháng nên phun thuốc một lần để phòng ngừa. Thuốc trừ có thể là: Trebon, Bi 58, Kelthane, Viphensa 50ND, D-C Ttron Plus….

– Bệnh thối nhũn: Bệnh thối nhũn là phổ biến nhất ở cây sứ Thái, rất khó trị. Lúc đầu có thể là một chấm đen rồi lan ra rất nhanh, nếu không phát hiện kịp cây sẽ bị thối mềm nhũn. Nhất là trong mùa mưa, có thể làm cho chết cả cây chỉ sau vài ngày. Nguyên nhân: Có thể do vi khuẩn gây ra, khi độ ẩm quá cao hoặc do các vết thương từ sâu rầy gây ra. Phòng trị: Cắt bỏ hết chỗ nào bị thối mềm nhũn, đến hết chỗ lõi cây có đốm đen, nếu không sẽ tiếp tục lây lan thối hết cả cây, lấy vôi bôi vào vết cắt để sát trùng. Dùng thuốc Batocide 12WP, Viben-C, Newkasuran 16.6 BTN…

– Bệnh đốm vàng trên lá: Lá sứ sau khi gặp mưa hoặc gió lớn thường sinh ra nhiều đốm nhỏ trên lá màu vàng hoặc nâu như bị phỏng, rồi lan nhanh ra cả lá, sau này sẽ khô quéo lại hoặc rơi rụng. Có khi ăn vào thân cây làm cây mềm thối nhũn từ trên cành xuống qua thân, khi lan đến gốc là cây chết. Có thể do nấm gây ra và lây lan rất nhanh ra cả cây. Phòng trị: Bệnh thường phát triển vào mùa mưa nên khi thấy lá vừa bị đốm vàng là phải cắt bỏ ngay và phun thuốc trừ nấm như Topsin, Appenearb, Dithane, zineb, oxyclorua đồng… Cây sứ bị bệnh rất khó trị nên phải thường xuyên theo dõi để phòng trừ kịp thời.

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Sứ Thái Lan

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sứ Thái Lan

Có nhiều bạn thường đặt câu hỏi tại sao Sứ là cây truyền thống đã có ở nước ta hàng trăm năm. Tại sao lại có tên là sứ Thái, lý do là các cây sứ nguyên bản ở nước ta khá xấu. Người Thái Lan đã lai tạo ra các giống hoa đẹp và sáng tạo ra các kỹ thuật mới, giống sứ mới. Nói chung người Thái đã nâng tầm cây sứ lên một đỉnh cao mới. Các bạn có thể tìm trên internet các cây sứ của Thái Lan để kiểm chứng.

Đặc điểm sinh trưởng của cây Sứ

Đất trồng: cây sứ chịu ngập úng rất kém vì trong thân của nó vốn đã có sẵn lượng nước rất lớn. Vì thế nếu bạn trồng bằng giá thể giữ nước cây rất dễ bị ngập úng vào mùa mưa. Tốt nhất khi trộn đất bạn nên trộn thêm một ít xỉn than (than tổ ong đã dùng) để cây thoát nước tốt hơn.

Công thức 1: 10% phân bò hoai mục, 40% trấu hun, 30% trấu sống 20% đất phù sa.

Công thức 2: 30% xỉn than + 60% đất thịt + 10% trấu sống.

Công thức đất trồng còn tùy thuộc vào vùng miền, mỗi nơi có một công thức khác nhau. Miễn sao đất trồng đủ dinh dưỡng và có độ thoát nước tốt là được. Có thể bỏ thêm các phụ phẩm nông nghiệp như vỏ lạc, trấu sống, vỏ dừa khô… đều được.

Ánh sáng: cây sứ ưa ánh sáng mạnh, trực tiếp từ mặt trời. Ánh sáng càng mạnh cây hút nước vào tốt và phát triển mạnh. Vào mùa hè cây rất dễ bị cháy củ, lúc này bạn lấy một lớn vải mỏng phủ lên thân cây sứ là được.

Độ ẩm: cây sứ có khả năng chịu hạn tốt cả tháng không tưới vẫn sống. Chịu ngập úng kém, nhưng nếu đất tơi xốp thoát nước tốt và đặt cây ngoài nắng thì 1 – 2 ngày bạn tưới 1 lần. Hoặc cứ nhìn thấy bề mặt của đất khô thì bổ sung thêm nước.

Nhiệt độ: cây phát triển tốt ở khí hậu nhiệt đới từ 25 – 35 độ C. Cây Sứ trồng ở miền nam thì phát triển nhanh và cho nhiều hoa hơn.

Bón phân cho cây sứ

Đối với các loại cây trồng thì phân bón luôn là phần quan trọng quyết định sự sinh trưởng. Cây sứ đa phần được trồng ở trong chậu vì vậy cần bổ sung dinh dưỡng hợp lý. Cây sứ ít được trồng ngoài đất vì dễ bị úng nước.

Đa phần người trồng sứ làm cây cảnh thường bón các loại phân hữu cơ như phân dơi, phân cá, phân trùn quế. Vì bản thân cây sứ chứa rất nhiều nước khi hút phải lượng phân hóa học vào thân sẽ gây hậu quả tức thì rất khó cứu chữa.

Đối với các vườn trồng công nghiệp số lượng lớn có thể sử dụng phân NPK. Tuy nhiên hãy sử dụng với lượng nhỏ, tăng dần để xem phản ứng của cây.

Cây Sứ cũng giống như các loại cây cảnh khác bạn nên bón theo liều lượng quy định của nhà sản xuất. Mình thường bón cho các cây sứ của mình mỗi 15 ngày/lần với liều lượng 20 – 30g phân hữu cơ. Có thể sử dụng phân bón lá cho cây sứ, nên nhớ phân bón lá cũng chia ra làm hữu cơ và vô cơ.

Sâu bệnh trên cây sứ

Úng nước: là tình trạng rất dễ gặp phải trên cây sứ. Dấu hiệu nhận biết là gốc cây sứ bị nũn, thối và sẽ lan dần khắp cả cây.

Khắc phục: thường xuyên quan sát cây để phát hiện kịp thời. Khi cây bị thối củ nhẹ thì cắt phần bị thối đi, chừa lại phần còn tươi, cắt bỏ toàn bộ lá. Mang để trong chỗ râm mát khoảng 15 ngày cho các vết cắt liền lại rồi mang trồng.

Nhện đỏ: nhện đỏ là vấn nạn lớn trên cây sứ. Sứ là loại cây ưa thích của loại nhện phá hoại này. Các con nhện đỏ sẽ đẻ trứng ở dưới mặt lá của cây sứ. Các trứng nhện này sẽ nở ra, hàng trăm con nhện con sẽ hút hết dinh dưỡng khiến toàn bộ lá bị vàng rồi rụng xuống. Bệnh này đặc biệt dễ nhầm với tình trạng nấm rễ gây vàng lá.

Khắc phục: dùng vòi nước xịt mạnh tất cả nhện con và trứng nhện ở dưới mặt lá cây sứ đi. Xịt khoảng 3 lần sẽ hoàn toàn sạch bệnh.

Sâu ăn lá: vào mùa mưa cây sứ phát triển xanh tốt. Đây cũng là lúc các con bướm bay tới đẻ trứng vào mặt dưới lá. Các con sâu này có độ lớn rất nhanh chúng sẽ ăn hết toàn bộ lá của cây chỉ trong 1 – 2 ngày.

Cách khắc phục: thường xuyên quan sát và bắt các con sâu này ngay từ khi còn non. Nếu không can thiệp kịp thời chúng sẽ ăn hết toàn bộ lá.

Rệp sáp: khi cây sứ ở nơi có độ ẩm cao thường xuyên xuất hiện rệp sáp ở dưới nách lá. Chúng sẽ hút nhựa của cây và liên tục sinh sản khiến cây bị yếu. Biểu hiện là các đốm trắng bám chi chit ở thân và lá của cây.

Khắc phục: nếu ít cây thì bạn có thể bắt bằng tay. Nhiều thì sử dụng các loại thuốc sinh học.

Chủng loại cây sứ

Sứ nguyên liệu: là các giống sứ có tốc độ phát triển mạnh, ít sâu bệnh. Các loại sứ này được trồng để tạo dáng theo ý muốn hoặc khi lớn sẽ được ghép các mặt hoa đẹp vào để chơi. Loại sứ này có giá bán khá rẻ cho các nhà vườn để làm nguyên liệu kinh doanh.

Sứ ghép: gồm các chủng loại có hoa đẹp như sứ kim lân, sứ ruby, sứ kim anh, sứ long thành và các sứ nhập khẩu khác. Chúng được ghép trên các cây nguyên liệu để bán vào các dịp tết hoặc cho người sưu tầm các mặt hoa đẹp. Các cây sứ ghép thường có sức sống yếu ớt, khó chăm sóc, thường chỉ chơi được 1 – 2 mùa hoa. Người mới chơi không nên chơi loại sứ ghép này.

Sứ zin: đây là loại cây có giá trị nhất cũng là các chủng loại có hoa đẹp nhưng đã được chiết từ cây ghép thành cây con. Sau đó trồng lại đến khi cây con này lớn thì được gọi là sứ zin. Sứ zin vừa kế thừa được mặt hoa đẹp của bố mẹ lại phát triển khỏe mạnh.

Sứ lai tạo: hoa sứ có đặc điểm là mỗi cây sứ nở ra từ hạt thường có mặt hoa không giống nhau. Chỉ giống một phần bố hoặc mẹ. Vì thế người ta gieo hàng nghìn hạt sứ nuôi lớn để mong xổ ra một mặt hoa xuất sắc. Mặt hoa này sẽ được đặt tên theo ý chủ nhân và rất có giá trị kinh tế và nghệ thuật.

Làm rễ bàn cho cây sứ thái

Các cây sứ thái được làm rễ bàn sẽ có giá trị gấp 4 – 5 lần cây sứ bình thường. Hiểu đơn giản là các cây sứ được tạo bộ rễ đều to đều về các hướng ngay từ nhỏ. Khi các cây sứ này to lên sẽ tạo thành một cây đẹp từ gốc tới ngọn. Vậy quy trình làm rễ bàn như thế nào chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.

B1: cọn các cây nguyên liệu khỏe mạnh có phần thân gốc tròn đều về các hướng. Các cây có phần thân méo rễ sẽ mọc không đều về các hướng. Lưu ý chỉ chọn cây sứ zin, không chọn sứ ghép vì sứ ghép phát triển rất chậm sẽ kéo dài thời gian hoàn thiện.

B2: cắt ngang phần gốc dưới và cắt ngang phần thân trên. Lưu ý mặt cắt phải đều và đẹp, cắt gốc phải cắt ở chỗ da non màu trắng. Vì chỉ có phần này mới mọc được rễ mạnh.

B3: thoa keo liền sẹo vào mặt cắt, có thể thay thế keo liền sẹo bằng vôi. Mang cây sứ đã cắt phần đầu và phần gốc để chỗ mát khoảng 15 ngày sau thì trồng lại.

B4: khi trồng lại ngâm phần gốc vào dung dịch N3M (không ngâm cũng được). Lót một tấm nhựa có đường kính hơi to hơn mặt cắt của cây sứ một chút. Đặt tấm nhựa này ở phần tiếp xúc giữa cây sứ và giá thể trồng. Mục đích để rễ của cây sứ không mọc ở dưới mà mọc đều ở phần mép. Giá thể trồng cây sứ làm rễ bàn là trấu hun mịn 100% khi đó rễ mới mọc nhiều và thẳng.

B4: trồng được 3 tháng thì nhổ cả cây lên tỉa rễ lại cho đều về các hướng. Tiếp tục mang trong mát để 15 ngày cho héo rồi trồng lại.

B5: tiếp tục lặp lại các bước này đến khi có một cây rễ bàn hoàn thiện.

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Sứ Trong Chậu Nở Đúng Dịp Tết

Chậu hoa sứ

1. Giới thiệu cây hoa sứ

– Cây sứ là loại cây dễ trồng, có khả năng nhân giống nhanh, cho hoa đẹp, trên một cây có thể ghép nhiều giống sứ có các màu khác nhau. Ngoài vẻ đẹp của hoa, cây sứ còn có thể uốn tạo thành cây kiểng, cây thế nhờ bộ rễ rất đẹp. Vì vậy cây hoa sứ được nhiều người dân chơi và những người trồng hoa làm kinh tế ưa chuộng, vì nó mang lại hiệu quả kinh tế cao.

2. Chậu trồng hoa sứ

– Người ta thường lựa chọn trồng sứ trong chậu cảnh vì như thế dễ chăm sóc, dễ tạo thế cho cây và đẹp hơn là trồng trong sân vườn.

– Trồng trong chậu thì bạn sẽ dễ dàng di chuyển bộ rễ sang chậu mới hơn là bạn trồng trên sân vườn. Nếu bạn trồng trên sân vườn thì khi muốn chuyển lên chậu rất khó trong việc di chuyển. Trồng lâu ngày thì bộ rễ của cây hoa sứ sẽ phình to nên bạn cần thay chậu to hơn để bộ rễ có không gian để phát triển. Nên nhớ khi chuyển sang chậu mới, phải nâng bộ rễ lên cao khỏi miệng chậu như thế thì chậu hoa sứ mới có dáng đẹp.

– Với chậu trồng bạn phải đảm bảo lỗ thoát nước luôn được thông thoáng, kích thước của chậu phải phù hợp với bộ rễ. Bạn nên tính thêm không gian để cho bộ rễ phát triển. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều chậu để bạn lựa chọn, bạn có thể lựa chọn chậu đất, chậu sứ hoặc chậu cảnh greenbo mới lạ có thể tiết kiệm không gian và làm vật trang trí cho ban công nhà bạn.

3. Đất trồng cây hoa sứ

– Như đã nói ở trên, chậu hoa sứ rất dễ trồng nên về đất trồng thì bạn có thể lựa chọn bất cứ loại đất nào với điều kiện là đất phải tơi xốp và thoát nước tốt để chống ngập úng cho cây.

– Có thể trộn hỗn hợp đất trồng sứ như sau: 40 – 50% đất phù sa, cát pha hoặc thịt nhẹ, 50 – 60% chất hữu cơ như xơ dừa mục, vỏ đậu phộng mục, vỏ trấu mục. Nếu đất chua có thể bổ sung thêm vôi, phân lân. Tất cả trộn đều và có xử lý một số thuốc trừ nấm để sát khuẩn, ủ thành đống để sử dụng dần.

– Bạn cũng có thể chọn mua giá thể tại các nhà vườn uy tín có đầy đủ dưỡng chất về trộn với đất để trồng cây hoa sứ, như vậy bạn sẽ đỡ công hơn.

4. Cách trồng cây hoa sứ trong chậu

– Có 2 cách trồng sứ là gieo hạt và giâm cành. Nhưng hiện nay đa số người chơi sứ đều dùng phương pháp giâm cành.

– Chậu trồng sứ cần đục lỗ ở đáy để thoát nước, có thể độn một ít đá, gạch nhỏ dưới đáy chậu, tránh làm đất trồng bịt kín lỗ, hoặc rễ sứ chìa ra ngoài lỗ thoát nước, lâu ngày lớn lên làm bít hết lỗ thoát nước.

– Dùng đất trồng hoa kiểng Compomix Đầu Trâu đổ đầy đến khoảng 2/3 chậu sau đó đặt cây sứ vào, sửa ở giữa chậu, bộ rễ xoè ra cân đối. Tiếp tục thêm đất sao cho đất chỉ ngập một phần rễ và gần ngang bằng miệng chậu. Bộ củ rễ to nếu có phải nằm lên trên miệng chậu, đất trồng phải thấp hơn miệng chậu, để khi tưới nước không tràn ra ngoài.

5. Tạo hình cho chậu hoa sứ

– Cây trồng được 1 – 2 năm thì có bộ rễ khá to, người trồng phải uốn sửa cho đẹp. Bộ rễ cây sứ rất dễ sửa, nhất là cây sứ trồng từ hạt lại càng đẹp vì giữa thân và bộ rễ không có eo như sứ giâm cành hoặc chiết cành. Cây sứ trồng bằng hạt có thân và củ dính liền với nhau như thân người đứng, người nằm, người quỳ gối. Hàng năm vào mùa nắng, ít mưa có thể nâng toàn bộ bộ rễ lên khỏi miệng chậu để tỉa cho thế cây đẹp hơn. Nên nhớ là phải để cho những vết cắt lành sẹo rồi mới trồng trở lại.