Top 7 # Xem Nhiều Nhất Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Trúc Nhật Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Cây Trúc Nhật – Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Trúc Nhật

THÔNG TIN CHI TIẾT

Trúc nhật được chúng ta biết đến là loại cây đẹp và xanh về nét đơn thuần của cây. Không màu mè sặc sỡ như các cây khác, nhưng cây trúc nhật luôn toát lên vẻ thanh nhã,, xanh nhẹ nhàng và mang ý nghĩa thiên phú với các câu chúc may mắn, tốt đẹp. Chính vì thế mà cây đang và đã được ưa chuộng trồng làm cảnh ở nhiều nơi.

Cây trúc nhật có tên khoa học: Dracaena surculosa punctulata

Cây thuộc họ: Dracaenaceae

Tên thường gọi: Trúc nhật

Các tên khác: Cây phất dụ

Cây trúc nhật có bắt nguồn từ các nước Châu á

Cây trúc nhật có chiều cao trung bình không quá lớn, nên cây được chọn làm cây cảnh nội thất trong nhà, văn phòng công công ty. Ngoài ra cây còn được sử dụng ở các nơi diện tích, công trình lớn như nhà hàng khách sạn, công viên ,,,,vv với cách trồng thành hàng rào, lối đi ,các khóm hoặc các bụi..vv.

Đặc điểm của cây trúc nhật

Đặc điểm hình thái cây trúc nhật

Cây trúc nhật thuộc dạng thân thảo, cây bụi sống lâu năm, cùng họ với tre trúc nên thân của cây giống các cây đó. Thân có hình khối trụ tròn, trên thân có các đốt dài ngắn và to nhỏ khác nhau, tùy vào vị trí. Thân có chiều cao và chiều rộng đường kính thân tương đối nhỏ. Chiều cao từ 50cm đến 1m. Chiều rộng đường kính thân khoảng 2 đến 4cm.

Thân phân chia nhiều nhánh nhỏ

Thân bóng. Bên ngoài thân có các lá bẹ mỏng màu trắng ôm sát thân, khi trưởng thành và cây già thì các bẹ dần rụng.

Thân trúc nhật khi non, và trẻ có màu xanh, khi trưởng thành và già thường ngả sang màu vàng nâu.

Lá của trúc nhật có hình hơi bầu nhưng dài, và thuôn nhọn ở đầu lá

Lá mượt, có màu xanh, màu đốm, hoặc màu sọc tùy vào từng loại của cây.

Có loại lá có đốm màu vàng, có loại có đốm màu trắng ở hai mép lá và vệt trắng dài ở giữa lá, trông rất bắt mắt.

Gân lá nổi có màu xanh nhạt hơn, mép lá nguyên.

Mọc đối

Hoa và quả cây trúc nhật

Hoa thường mọc ở đầu cành, ngọn

Hoa cây trúc nhật có màu trắng, mọc theo kiểu chùm, là sự kết hợp của các bông hoa nhỏ. Hoa nhỏ có kiểu nở bung, cuống hoa dài, các cánh hoa mỏng và thưa. Các hoa nhỏ khi nở tạo nên cả chùm hoa dạng khối tròn, vươn dài ra ngoài trông rất lạ và đẹp mắt độc đáo.

Quả của cây trúc nhật thường rất hiếm gặp, quả mọng thường nhỏ hình tròn có màu đỏ hoặc vàng khi chín, có màu xanh khi còn non.

Cây trúc nhật là loai có sức sinh tưởng và phát triển tốt, dễ trồng , dễ chăm sóc và ít sâu bệnh.

Cây chủ yếu được nhân giống theo hình thức vô tính ( Bằng tách bụi từ cây mẹ hoặc giâm cành)

Cây ưa môi trừơng bóng râm, hoặc nửa râm. Cây không yêu cầu khắt khe về nước nhiều và phân bón.

Lợi ích mà cây trúc nhật mang lại

Lợi ích đầu tiên mà cây trúc nhật mang lại là vẻ đẹp đơn sơ về màu lá hay thân cành của cây. Cây được dùng là cây tiểu cảnh đặt rong nhà làm cây nội thất, làm cây trang trí tại các ban công phòng khách của gia đình. Hoặc được đặt ở các công ty, bệnh viện ở các vị trí như phòng họp hành lang. Ngoài ra cây còn được trồng ở các công viên, khách sạn, nhà hàng lớn, được trồng với hình thức làm các hàng rào, các lối đi ở vườn, khuân viên hoặc được trồng trong các chậu , bụi đặt ở nhiều nơi khác nhau. Dù cây trúc nhật có đặt ở các vị trí , khuân viên to nhỏ nào đi chăng nữa cây cũng luôn nổi bật bởi màu xanh mướt của cây , hoặc điểm nhấn bở màu sắc đốm lạ của lá. Làm điểm nhấn cho cả khu vườn cũng như không gian sống. Đem lại màu xanh tươi mát tạo cảm giác bình yên, thảnh thơi cho gia chủ cũng như các khách hàng , khách du lịch khác.

Là loại cây xanh sống lâu năm, cây có tác dụng thanh lọc không khí xung quanh, tạo cảm giác không khí trong lành, giảm bớt ô nhiễm môi trường không khí. Biết đến trúc nhật cũng thuộc bộ tứ “ Tùng, cúc , trúc  mai” Cây trúc nhật luôn là biểu tượng phong thủy của gia chủ. Cây mang lại sự thanh nhã, bình yên, mang lại điều tốt và loại bỏ các điềm xấu, khí tà độc. Là cây phong thủy với ý nghĩa mang lại may mắn, tài lộc và điều tốt đẹp nên cây có thể dùng làm quà tặng khi tân gia, hoặc trong các dịp khác.

Khi đặt trúc chúng ta nên đặt ở hành lang, trước nhà, ban công, bên bàn thờ, những nơi thờ cúng. Cây có tác dụng trừ khí tà độc, mang lại may mắn.

Nhân giống cây trúc nhật

Đối với cây trúc Nhật, việc nhân giống thường được sử dụng theo phương pháp nhân giống vô tính và thường có 2 cách cơ bản:

Nhân giống bằng cách tách bụi từ cây mẹ.

Nhân giống bằng phương pháp giâm cành.

Cách trồng cây trúc nhật

Tách bụi

Chuẩn bị đất trồng thoát nước tốt giàu chất dinh dưỡng, chuẩn bị sẵn hỗn hợp trong chậu, đất có thể trộn thêm trấu, phân hữu cơ, mùn, xơ dừa tỷ lệ 1:1:1 :

Chọn cây mẹ tốt khỏe mạnh, xác định bụi cần tách. Đào tách cây con bằng cách đào cây mẹ, loại bỏ hết đất, sau đấy tiến hành cắt rời cây con rồi đem trồng vào chậu đã chuẩn bị trên.  Cod 2 cách trồng, 1 là trồng vào đất, 2 là trồng vào nước dạng thủy canh.

Khi đặt vào chậu chúng ta lấp đất nhẹ lên bề mặt và nén chặt, tưới lượng nước vừa đủ.

Giâm cành

Đầu tiên chúng ta cũng chọn cành khỏe mạnh, cành bánh tẻ, không non quá và cũng không già quá. Cắt khu vực cành có khoảng 2 cặp lá, loại bỏ các tàn dư gần gốc cắt, sau đó để nơi thoáng mát. Chuẩn bị hỗn hợp để giâm cành, hỗn hợp gồm ít đất, tro trấu, xơ dừa tỷ lệ 1: 1 trộn lẫn với nhau và cho vào bầu hoặc khay bầu. Cắm cành giâm vào hỗn hợp vừa chuẩn bị ở trên. Sau đó đặt nơi thoáng mát và tưới nước vừa đủ. Trước khi giâm cành xuống chúng ta có thể ngâm vào dung dịch kích thích ra rễ.

Khoảng 1 tháng rễ sẽ bắt đầu mọc nhiều, để cây cứng cáp chugs ta có thể để 45 ngày sau đấy mới bứng ra khỏi bầu để đem trồng ra chậu riêng. Khi trồng chúng ta nên bỏ vỏ nilong của bầu rồi đặt cây vào chậu đã có đất sẵn. Vun đất và tưới thêm tước lượng vừa đủ.

Cách chăm sóc cây trúc nhật

Nước: Cây không yêu cầu quá nhiều nước, tuy nhiên chúng ta phải tưới thường xuyên và điều độ, tránh để tình trạng cây quá khô, hoặc tưới cây quá đẫm nước . Có thể tưới 3 đến 4 ngày 1 lần, thời điểm tưới tốt nhất là vào buổi sáng hoặc chiều tối .

Ánh sáng: Cây ưa sáng, chịu được bóng nhưng không ở thời gian dài, vì thế nếu đê cây ở các vị trí thiếu ánh sáng như trong nhà, thì chúng ta nên thực hiện công tác phơi nắng cho cây, tốt nhất là nên phơi nắng 3 lần, hoặc 2 lần /1 tuần, thời điểm phơi nắng tốt nhất là vào buổi sáng, tránh tình trạng phơi cây ở giữa trưa nhiệt độ 35 đến 40 độ C. Cây dễ bị mất nước và héo nhanh.

Nhiệt độ: Nhiệt độc thích hợp để cây sinh trưởng phát triển tốt là từ 23 đến 28 độ C.

Đất : Cây trúc nhật thích hợp trồng ở đất có độ thoát  nước tốt, tơi xốp, đủ chất dinh dưỡng và độ ẩm vừa phải.

Phân bón: Cây trúc nhật không yêu cầu khắt khe về phân bón tuy nhiên để cây sinh trưởng xanh tốt, lá và thân mượt thì chúng ta có thể sử dụng bón thêm phân hữu cơ, phân bón lá liều lượng 2 đến 3 tuần 1 lần, luân phiên nhau.

Nếu thấy cây bị héo xanh, lá rụng, chuyển héo và có màu vàng thì chúng ta phải có cách xử lý ngay. Chuyển cây vào các vị trí tránh ánh sáng mạnh và gió mạnh tiếp xúc trực tiếp,tưới nước đủ ẩm và có  thể bón thêm phân bón để cây hồi xanh nhanh. Thời gian đầu mới trồng chúng ta nên cố định nơi trồng, tránh đụng ảnh hưởng đến đất và bộ rễ nhiều, ngoài ra chúng ta có thể cắm thêm các cây để cố định cây giúp cây không bị đổ hay ngả nghiêng. Thường xuyên cắt tỉa các lá vàng, lá úa, hoặc cành sâu bệnh. Tạo không gian thoáng mát nhất cho cây sinh trưởng phát triển.

Sâu bệnh hại thường xuất hiện trên cây trúc nhật

Cây trúc nhật ít gặp sâu bệnh hại.

Có các trường hợp bệnh hay gặp ở cây như bệnh thán thư, muội đen. Nguyên nhân chủ yếu là do độ ẩm cao, hỗn hợp giá thể trồng trong trạng thái ẩm ướt.Biểu hiện xuất hiện các vết đốm loang lỗ trên lá.

Cách phòng đầu tiên là để cây ở nơi thoáng mát, thoát nước cho cây nhanh chóng, loại bỏ các lá thối, lá bệnh, và có thể sử dụng các Vivadamy, Kusumin, Vicarben. Hoặc có thể dùng B1, dưỡng lá 16-16-8, Dynamic lifter cho lá bằng hình thức phun, bón thêm phân chuồng,

Cây trúc nhật là cây cảnh với dáng vẻ thanh mảnh, mang lại vẻ đẹp xanh mát và cảm giác thanh bình. Cây được chọn là cây cảnh từ các hộ gia đình nhỏ cho đến các nơi có khuân viên rộng, không chỉ đẹp cây còn là cây phong thủy vô cùng ý nghĩa. Cây mang lại sự bình yên, xua đuổi tà độc , mang lại may mắn, và sự an bình. Chính vì thế mà trúc nhật là loại cây cảnh, tiểu cảnh xanh đang và đã được ưa chuộng trồng ở nhiều nơi, với nhiều địa điểm trồng khác nhau.

Nguồn bài viết: https://hoadepviet.com/cay-noi-that/

Cây trúc nhật – Cách trồng và chăm sóc cây trúc nhật

2

(40%)

4

vote[s]

(40%)vote[s]

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Trúc Nhật

CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY TRÚC NHẬT

Cây Trúc Nhật hay còn gọi là cây Trúc Phất Dụ. Cây Trúc Nhật tên khoa học: Dracaena godseffiana, gồm có hại loại: Trúc Nhật Xanh, Trúc Nhật Đốm.

Cây Trúc Nhật trong phong thủy mang ý nghĩa trừ tà. Ngoài ra, Trúc Nhật còn có tác dụng loại bỏ bớt khí độc.

Trúc Nhật được trồng để làm cây nội thất, cây thủy canh để trang trí nhà, văn phòng, sảnh…

Nhân giống cây Trúc Nhật:

Trúc Nhật được nhân giống bằng phương pháp tách bụi hoặc giâm cành.

+ Phương pháp tách bụi:

Đào cây mẹ lên, rũ bỏ đất, để lộ rễ. Rồi cắt rời các rễ cây con với cây mẹ, đặt cây con vào chậu đã có đất, lấp đất, tưới nước.

Cách này không làm ảnh hưởng đến cây mẹ, bảo vệ được sự hoàn chỉnh của bộ rễ.

Nếu là cây Trúc Nhật thủy sinh thì chỉ việc tách cây con khỏi cây mẹ, đặt vào chậu có chứa sẵn nước hoặc dung dịch trồng cây.

+ Phương pháp giâm cành:

Cắt đoạn cành có 1-2 cặp lá, giâm vào hỗn hợp đất trồng gồm: tro trấu, xơ dừa. Sau đó, tưới nước đủ ẩm.

Khi rễ mọc ra từ các đoạn cành giâm, bứng đoạn cành giâm này, sao cho không đứt rễ, trồng vào chậu nhựa hoặc túi bầu chứa giá thể hỗn hợp, cành giâm sẽ nhanh đẻ nhánh.

Chăm sóc cây Trúc Nhật:

Cây Trúc Nhật là cây ưa bóng, ưa sáng. Nên để cây nơi có nhiều ánh sáng ở trong phòng. Nhưng sau 15-30 ngày, nên đem cây ra đặt nơi có nắng nhẹ 1-3 ngày để cây phát triển tốt hơn và hạn chế sâu bệnh. Không mang cây đặt nơi nắng gắt hoặc nhiều nắng vì cây sẽ bị cháy lá.

Trúc Nhật thích hợp đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp, thoát nước tốt.

Trúc Nhật ưa ẩm nên cần tưới nước thường xuyên 1-2 ngày 1 lần để đảm bảo độ ẩm cần thiết. tránh tưới quá nhiều nước, làm cây bị úng.

Nên bón bổ sung phân vi sinh cho cây 1 lần/tháng, nhớ mang cây ra ngoài trước khi bón phân.

Khi cây Trúc Nhật mọc cao, nên cắm thêm cọc tre nhỏ để cây không bị đổ.

Nếu cây bị phấn trắng thì dùng cồn và khăn để lau, không sử dụng thuốc trừ sâu. Chỉ khi nào cây bị sâu bệnh nhiều thì mới đưa cây ra ngoài để phun thuốc xử lý.

Chăm sóc cây Trúc Nhật thủy canh:

+ Trồng bằng nước:

Thay nước 1-2 tuần/ 1 lần. Khi thay nước nhớ rửa sạch rễ trước khi cho vào bình, cắt bớt rễ già và lá vàng.

+ Trồng bằng hạt vật chất:

Sau một thời gian, hạt vật chất bị teo nhỏ. Khi đó, lấy hạt ra, rửa sạch, ngâm vào dung dịch dinh dưỡng, hạt nở ra, cho hạt vào lại bình.

Rửa sạch rễ cây Trúc Nhật, đặt cây trở lại bình chứa hạt vật chất.

Sưu tầm và biên soạn.

Đặc Điểm Và Cách Chăm Sóc Cây Trúc Nhật

Đặc điểm: Cây mọc thành bụi như trúc sậy, cao khoảng 50 – 100cm, phân chia nhánh nhỏ. Lá mọc đối hay vòng, thuôn tròn dài, trông như lá tre, nhưng mềm mại hơn và bóng hơn. Đầu lá thuôn có mũi, gốc có cuống rất ngắn gần như chỉ có bẹ nhỏ. Phiến màu xanh nhạt có nhiều đốm loang lổ tròn màu trắng hay vàng nhạt (lá càng non càng loang lổ nhiều). Cụm hoa chùm dài, cuống chung vươn ra cứng, mang hoa ở đỉnh.

Hoa nhỏ, quả mọng tròn màu đỏ hay vàng. Cây trồng ở chậu làm cảnh đẹp, trông như một bụi cúc, mảnh mai có lá đặc sắc xanh quanh năm. Cây chịu được bóng nên có thể làm cây trang trí trong nhà. Cây được gây trồng bằng cách tách các bụi, hay dâm, các bụi nhỏ chóng đẻ nhánh cho chồi dài xanh bóng.

Cách Chăm Sóc Cây Trúc Nhật

Cây trúc nhật là loại ưa bóng râm, độ ẩm vừa phải. cây rất dễ trồng, có 2 loại lá xanh và lá xanh điểm vàng rất xinh.mặc dù là cây ưa bóng râm ,tuy nhiên sau khoảng 1 tháng (hay 1/2 tháng càng tốt) đem ra để nới có ánh nắng vừa phải, hay nơi có nắng buổi sáng nhiều 1-2-3 ngày (không phải đem phơi nắng, vì cây đang trong mát đem ra nắng trực tiếp dễ cháy lá).

Lưu ý là tưới nước thường xuyên, đúng lúc

– Không để cây quá khô rồi tưới thật nhiều nước vào thì cây dễ shock mà chết

– Không tưới quá nhiều nước ,cây dư nước nhiều dễ úng gốc ,rễ và sinh ra nấm hại cây

– Đối với loại cây để nơi có nắng nhiều chỉ tưới lúc sáng sớm hay chiều mát ,không tưới lúc trưa nắng dễ làm chết cây.

Cây Trúc Nhật thường dùng để trang trí nội thất, nên đặt cây nơi có bóng râm hoặc để trong phòng làm việc có nhiều ánh sáng, trong phòng cạnh cửa sổ.

Nếu để ngoài trời, chỗ râm mát thì có thể tưới hàng ngày, nếu để trong phòng nên tưới 3 lần /tuần.

Một tháng/lần bạn cần bón phân vi sinh cho cây, chỉ nên bón cho cây khi cây ở bên ngoài, không bón cây trong phòng.

Khi cây có nhiều măng mọc cao, có thể bị nghiêng, bạn cắm thêm cọc tre nhỏ đỡ cho măng. Khi thân đã cứng có thể bỏ cọc ra. Nếu muốn tạo cây lùn, xum xuê thì để cây đạt chiều cao từ 0,6 – 0,8-1m tùy mục đích, cắt tỉa bằng các ngọn. Sau đó tập trung tưới bón cho cây đầy đủ, sau khoảng 2-3 tháng sẽ có cây Trúc Nhật như ý.

+ Phòng bệnh cho cây

Cây cảnh bày trí trong nhà không được dùng thuốc trừ sâu, có thể dùng thuốc diệt muỗi để trừ sâu. Đối với cây mắc bệnh phấn trắng thì có thể dùng khăn và cồn lau sạch, nếu mức độ bệnh nghiêm trọng thì cần phải để cây ra ngoài rồi trị bệnh cho cây.

+ Biện pháp hồi phục khi cây bị khô héo

Khi phát hiện cây có hiện tượng vàng úa, khô héo, rụng lá… thì phải kịp thời có những biện pháp chăm sóc giúp cây hồi phục lại sức sống. Không nên cho ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu xạ vào cây để tránh làm cho sức nóng của ánh nắng gây ảnh hưởng bất lợi đến cây cối hoặc có thể làm cho cây chết do bị mất nước. Nơi chăm sóc cây phải là nơi mát mẻ, không khí trong lành và nên tránh gió mạnh.

Trong thời gian đầu nuôi dưỡng cây thì không nên tác động vào đất trồng bởi vì lúc này các tổ chức và chức năng của cây ở trạng thái tĩnh, nếu động thổ thì sẽ làm cho hệ rễ cây bị tổn thương. Vào thời gian này chỉ nên cắt bỏ các lá vàng úa, khô héo, tưới nước đầy đủ, đồng thời có thể hòa đạm vào nước với nồng độ thấp để tưới cho cây, mỗi tuần một lần, sau mỗi tháng thì sẽ tăng dần lượng, sau khoảng 2 -3 tháng thì sẽ tăng nồng độ.

Đợi đến khi cây có sức sống trở lại thì thay đổi đất trồng, tốt nhất là dùng đất mục và đất phù sa để trồng, nên bón lót phân bắc trước khi trồng cây.

Cách Chăm Sóc Cây Trúc Nhật Và Ý Nghĩa Phong Thủy

Cây Trúc Nhật mọc thành từng bụi như lau sậy, cao khoảng 50 – 100cm và được phân chia thành nhánh nhỏ. Lá của Cây Trúc Nhật mọc đối hay vòng với thuôn tròn dài và trông như lá tre nhưng mềm mại hơn. Đầu lá thuôn có mũi và gốc có cuống rất ngắn. Cây Trúc Nhật có hoa cụm chùm dài, cuống chung vươn ra cứng và mang hoa ở đỉnh. Hoa có màu đỏ hoặc vàng, nhỏ nhưng trông rất đẹp.

Khi trồng Cây Trúc Nhật, yếu tố đầu tiên bạn cần lưu ý đó là đất. Đất để trồng Cây Trúc Nhật nên là đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp và thoáng khí với khả năng giữ ẩm tốt. Đất là yếu tố quan trọng và cơ bản để cây có thế phát triển.

Nhiệt độ và ánh sáng để trồng Cây Trúc Nhật đó là nên đặt ở những nơi có bóng râm và độ ẩm vừa phải. Thỉnh thoảng bạn nên đem cây ra nơi có ánh nắng vừa phải hoặc nơi có nắng buổi chiều để phơi cây, tránh những lúc ánh nắng chói chang hay nắng gắt vì như thế sẽ làm cây dễ héo và chết.

Lượng nước tưới cho Cây Trúc Nhật cũng cần lưu ý. Đặc điểm của Cây Trúc Nhật đó là nên tưới nước thường xuyên và đúng lúc. Không nên để cây quá khô rồi mới tưới thật nhiều nước vì như thế cây sẽ bị sốc nước và chết. Đối với loại cây để nơi có nắng nhiều chỉ tưới lúc sáng sớm hay chiều mát, không tưới lúc trưa nắng dễ làm chết cây.

Việc phòng trị bệnh Cây Trúc Nhật nên chú ý các bệnh như bệnh thán thư với những vết vàng loang lổ trên lá sẽ làm chúng lan rộng với nhau, làm lá bị thối nhũn. Để phòng bệnh này, bạn nên dùng phân dưỡng lá như B1, dưỡng lá 16-16-8, Dynamic lifter, phân đất dinh dưỡng để phun lên lá sẽ giúp giữ bộ lá được xanh bóng.

Để chăm sóc Cây Trúc Nhật trưởng thành, bạn nên đặt cây ở những nơi có bóng râm hoặc trong phòng làm việc có nhiều ánh sáng, bên cạnh cửa sổ. Nếu để ở ngoài trời thì nên đặt cây ở những nơi có chỗ râm mát, tưới 3 lần/tuần. Đồng thời bón phân vi sinh mỗi tháng để cây phát triển khỏe mạnh và đồng đều.

Khi Cây Trúc Nhật có biểu hiện bị khô héo, phát hiện cây có hiện tượng vàng úa và rụng lá thì không nên đặt cây ở những nơi có ánh sáng trực tiếp sẽ làm héo cây hơn. Bạn nên đặt cây ở những nơi mát mẻ, không khí trong lành và nên tránh gió mạnh. Đợi đến khi cây có sức sống trở lại thì thay đổi đất trồng, tốt nhất là dùng đất mục và đất phù sa để trồng, nên bón lót phân bắc trước khi trồng cây.

Cây Trúc Nhật có tác dụng lọc không khí rất tốt, hấp thụ những khí độc thải ra từ những vật dụng trong nhà như bàn ghế, đồ ăn, sơn tường, máy tính, tivi… Vì vậy cây được đặt ở vị trí tiền sảnh hay trong văn phòng công ty tùy theo sự sáng tạo của bạn, đặt những nơi thờ tự trong nhà, điện thờ…