Top 8 # Xem Nhiều Nhất Kỹ Thuật Trồng Su Su Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Kỹ Thuật Trồng Su Su Lấy Ngọn

Hướng dẫn trồng su su lấy ngọn

1. Thời vụ:

Trồng từ tháng 10-11.

Chọn quả giống to, nây đều, gai cứng, sạch sâu bệnh, mầm to khoẻ mới nhú là giống tốt. Một lần trồng mới có thể để lưu giống được vài năm. Tuy nhiên do vấn đề bệnh hại mà người ta chỉ lưu giống 3 năm.

2. Làm đất, trồng cây:

Chọn đất: tương tự như đối với su su trồng lấy quả

Làm đất: rắc vôi bột đều khắp ruộng, cày đất thành luống rộng 1,5-2 m, đào hố có đường kính 50 cm, sâu 40 cm, các hố cách nhau 50 cm, đổ nhiều mùn rác, phân hoai và phân lót hoá học vào luống trước khi đem cây ra ruộng khoảng 1 tuần.

Trồng mỗi hốc 3 quả cách đều nhau, sau đó phủ đất đã làm nhỏ lên quả chỉ để hở lại mầm, dùng bao tải và cọc tre quây xung quanh che nắng và bảo vệ cây non.

3. Bón phân:

Tổng lượng phân bón cho 1 sào Bắc Bộ (360 m2): vôi bột 20 kg, phân chuồng hoai 500-800 kg, lân supe 70 kg, kali sun phát 25 kg, đạm urê 50 kg.

Bón lót trước trồng 7 ngày, lượng phân cho mỗi hố: vôi bột 0,1 kg, phân chuồng hoai 2-3 kg, lân supe 0,2 kg, kali sun phát 0,05-0,1 kg.

Bón thúc:

Bón thúc bằng đạm urê, tổng lượng đạm bón cho 1 sào là 50 kg, trong một năm bón thúc từ 12-15 lần, lượng phân bón mỗi lần giảm dần về cuối vụ.

Tiến hành bón thúc khi cây chớm leo giàn, dùng phân đạm hoà với nước tưới, sau 2-3 đợt thu ngọn (10-15 ngày) lại tưới thúc 1 lần. Nếu đất ở ruộng ẩm, tầng đất dưới có nhiều sét có khả năng giữ phân ít bị rửa trôi, có thể đào rãnh xung quanh hố và rắc phân để tiết kiệm được công lao động, hình thức bón rải này chỉ cần bón ít lần nhưng mỗi lần bón với lượng phân cao hơn hình thức tưới trực tiếp.

4. Chăm sóc:

Tương tự như đối với su su trồng lấy quả song cần thêm một số kỹ thuật chăm sóc khác:

Nếu là cây lưu giống bằng dây năm trước, đến tháng 7 tháng 8 cần bới nhẹ đất và phân ủ ở gốc để dây tái sinh mầm mới.

Làm giàn theo kiểu chữ A hoặc mái bằng cao 1,2-1,5 m, rộng 1,5-2 m, chừa lại lối đi thu hái ngọn, khi mầm cây lên cao 30-50 cm cần cắm cây dóc, cọc tre để mầm bám vào leo tới giàn, đồng thời lúc này tiến hành vun gốc cho cây.

5. Thu hoạch sản phẩm và để giống:

Sau trồng khoảng 4-5 tháng cây có thể cho thu ngọn, thu bằng dao sắc cắt từng ngọn, vị trí cắt cách nách lá 1-1,5 cm. Cùng với quá trình thu ngọn cần cắt tỉa những lá già, lá bệnh và những nhánh vô hiệu (nhánh nhỏ, nhánh bị sâu bệnh, nhánh mọc khuất dưới tán lá khác không có khả năng tiếp xúc với ánh sáng). Vùng đồi núi thường cho thu ngọn từ tháng 4 đến tháng 11, sang tháng 10-12 tận thu quả làm thương phẩm và để giống.

Để giống bằng cách: dùng quả già hái vào tháng 11-12, đem về giâm trong hỗn hợp 7/1 phân chuồng hoai trong điều kiện dâm mát ít ánh sáng, đây là nguồn giống chính cung cấp tại chỗ và cho vùng đồng bằng vào năm sau.

Su su có thể trồng một lần cho thu nhiều năm bằng cách lưu gốc: vào cuối năm sau khi tận thu, vệ sinh đồng ruộng sạch, cắt chừa lại 1,5-2 m phần sát gốc, khử trùng vết cắt bằng nước vôi đặc, cuốn dây gốc hình vòng thúng, dùng phân hoai và đất làm nhỏ phủ lên trên giữ ấm cho gốc, tới tháng 7 tháng 8 năm sau bới nhẹ đất ra để cây tái sinh.

6. Sâu bệnh:Cây su su ít bị sâu bệnh gây hại, một số sâu bệnh chính như: sâu khoang, dế cắn phá ở giai đoạn cây non, bệnh sương mai, phấn trắng, vi rút khảm xuất hiện không nhiều, có thể bị nhện hại, rệp hại hoặc tuyến trùng nốt sưng rễ với mức độ nguy hiểm hơn.Biện pháp chính khắc phục sâu bệnh hại su su là phòng hơn chữa, thực hiện các nguyên tắc của IPM:

Chọn đất thoát nước tốt, luân canh với cây trồng nước hoặc cây trồng khác họ để hạn chế bệnh hại.

Chọn giống khoẻ, sạch bệnh.

Vệ sinh đồng ruộng trước và sau mỗi vụ gieo trồng.

Su su nổi tiếng là cho sản phẩm an toàn, rất ít khi người trồng phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đối với chúng, tuy nhiên có thể sử dụng các loại thuốc ít độc hại khi cần thiết.

Ghi chú: cách pha chế liều lượng, nồng độ phun, cách phun làm theo hướng dẫn trên bao bì của từng loại thuốc.

Đối với bệnh tuyến trùng nốt sưng rễ: đây là loại bệnh khá nguy hiểm và rất khó trừ, theo các nhà nghiên cứu, biện pháp hữu hiệu nhất là vệ sinh đồng ruộng, luân canh với cây trồng nước hoặc có thể trồng cây họ cúc xen kẽ làm cây dẫn dụ tuyến trùng, khi cây cúc trưởng thành thì nhổ bỏ cả rễ thu gom lại và đốt bỏ.

Đối với bệnh khảm vi rút: vệ sinh tàn dư và cỏ dại sạch sẽ, khi chớm phát hiện những cây bị bệnh đầu tiên thì nhổ bỏ ngay để tránh lây lan, sau đó tưới vôi vào gốc hạn chế nguồn bệnh trong đất, phun trừ các môi giới truyền bệnh như rệp, bọ phấn nếu có.

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Su Su

Su su là giống cây ưa khí hậu lạnh nên được trồng chủ yếu ở miền Bắc. Cây su su vừa có thể trồng để lấy ngọn và vừa cho quả mà rất dễ trồng, ít tốn công chăm bón nên mọi người rất chuộng trồng loại cây này.Thời vụ trồng

Thời vụ trồng su su thích hợp nhất là vào khoảng tháng 9 – 12. Đây là thời điểm trời mát lạnh sẽ tạo điều kiện tốt cho cây su su phát triển quả cho năng suất cao.Trồng su su Trồng su su bằng quả giống đã có mầm, do đó mà khi chọn quả giống bà con cần lưu ý chọn quả giống to, gai cứng, mầm to khỏe mới nhú là quả giống tốt.

Sau đó đào hố rộng 80-100cm, sâu 40 – 50cm, mỗi hố thẳng hàng cách nhau 2 – 3m. Bón lót phân chuồng, lân và kali xuống đáy rồi để khoảng 1 tuần mới tiến hành đặt quả giống xuống. Đặt xuống mỗi hố 3 – 4 quả giống cách nhau 30 – 40cm, sau đó lấp đất phủ kín quả, chỉ để hở mầm.Chăm sóc Cây su su không cần chăm sóc nhiều, chỉ cần tưới đủ nước và tạo bóng râm cho cây trong thời gian đầu sau khi trồng. Khi cây được 5 – 7 lá pha loãng đạm urê tưới xa gốc để lá mọc nhanh. Giai đoạn khi cây su su mọc cao tầm 0,5m thì cần cắm cọc làm giàn cho cây leo như kiểu giàn mướp. Chiều cao của giàn khoảng 2m là đạt tiêu chuẩn.

Khi cây su su trổ nhiều dây leo thì cần san dây cho đều, chú ý không được cắt tỉa cành hay bấm ngọn của cây su su như đối với bầu bí. Đợi đến khi các ngọn chính dài chừng 2m thì bấm ngọn đó, cắt tỉa các ngọn nhánh yếu ớt. Vun đất xung quanh phủ lên gốc cây su su, cần giữ cho gốc su su thoáng và có độ ẩm vừa phải.

Giai đoạn sau khi cây ra hoa, đậu quả, để giữ quả non, bạn cần phải bón thêm phân NPK và kali quanh gốc để bổ sung thêm dưỡng chất cho cây nuôi quả.Khi cây ra hoa đậu quả cần tưới nước giữ ẩm và bón thêm phân hữu cơ cùng với NPK, tỉa bớt các lá già để cây tập trung dinh dưỡng nuôi hoa quả.

Bón phân hữu cơ hòa đạm và kali cho su su vào hai giai đoạn, bón phân lần 1 khi cây vừa lên giàn, dùng phân tưới nước quanh gốc. Bón lần 2 trước khi thu hoạch khoảng 15 – 20 ngày.

Thu hoạch Su su sau khi trồng khoảng 2 – 3 tháng sẽ cho thu hoạch, cây su su cho thu hoạch nhiều lần, cứ cách 5 – 7 ngày sẽ thu được một lần.

Các tin khác

Kỹ Thuật Trồng Cây Su Su Cho Nhiều Ngọn, Sai Quả

Có kỹ thuật trồng cây su su đúng cách sẽ cho năng suất cao

Thời vụ trồng

Tốt nhất là trồng su su vào tháng 9 âm lịch để cho thu hoạch quả từ tháng 12 đến đầu tháng 3 năm sau. Nếu trồng sớm quá (tháng 8) hoặc trồng muộn quá (tháng 10, 11) thời tiết bất lợi cho su su ra và đậu quả, năng suất quả sẽ không cao.

Làm đất, bón lót và trồng

Những chân đất thích hợp với bầu bí cũng thích hợp với su su, làm đất như đối với trồng mướp. Trồng su su bằng quả giống đã có mầm. Quả giống to, nây đều, gai cứng, mầm to khỏe mới nhú là quả giống tốt.

Chọn quả to, vừa, mầm to khỏe mới nhú, đã ra rễ mới là quả giống tốt

Đào hố rộng 80-100cm, sâu 40-50cm, đổ nhiều mùn rác, phân bón vào hố và để chừng một tuần mới đặt quả giống xuống. Các hố được đào thẳng hàng, cách nhau 2,5-3,0m. Mỗi hố bón 10-15 kg phân chuồng và 1 kg supe lân, 1 kg kali sunfat (không kể đổ thêm các chất mùn bã).

Trồng mỗi hốc 3-4 quả, cách nhau 30-40cm, sau đó lấp đất phủ kín quả, chỉ để hở mầm. Một ha phải trồng từ 250-360kg quả giống để đảm bảo mật độ 1.000-1.500 cây/ha.

Chăm sóc

Công việc chăm sóc su su rất đơn giản, gồm các thao tác sau:Che nắng cho quả giống lúc mới trồng. Kiểm tra sau khi mọc để khỏi bị mất khoảng. Khi cây đã mọc đều phải làm giàn theo kiểu giàn mướp, cao 1,8-2m. Khi su su mọc dài 1-1,5m thì cắm dóc cho cây leo lên giàn.

Bố trí, san dây cho đều, tuyệt đối không được đánh cành bấm ngọn của su su như đối với bầu bí. Khi nương dây lên giàn cũng là lúc vét đất xung quanh phủ lên gốc cây su su.

Bón phân thúc cho su su vào hai giai đoạn: Khi cây vừa lên giàn, dùng phân tưới nước quanh gốc để rễ ăn rộng, có thể rải một lượt bùn sông, bùn cống rãnh lên mặt luống. Khi được thu hoạch, lại thúc bằng phân nước hoặc phân đạm có hòa lẫn kali, làm cho quả sáng mã và chắc, chống rụng quả.

Phòng trừ sâu bệnh

Khi su su lên cao 0,5m thường bị rệp muội làm quăn ngọn cần phát hiện sớm phun trừ thì su su mới lên được, nếu không su su sẽ chùn ngọn lại và phân nhánh sớm sau này quả sẽ không nhiều. Ong chích làm hỏng quả làm giảm năng suất tới 60%, nên phải dùng nhiều biện pháp diệt ong chích mới bảo vệ được quả, giàn nên làm thấp, có thể phải dùng chế phẩm xua đuổi côn trùng để phun.

Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh là khuâ quan trọng trong kỹ thuật trồng cây su su

Thu hoạch

Su su vừa tới lứa thì thu hoạch ngay, cách 5-7 ngày lại thu được một lần. Thu khi quả vừa căng, trông láng vỏ là vừa. Năng suất trung bình 30-50 tấn/ha (1-1,7 tấn/sào).

Để giống su su

Hiện nay nước ta có hai vùng để giống su su là: Vùng đồng bằng trồng su su vụ Đông – Xuân lấy quả giống vào tháng 5, đem về giâm trong hỗn hợp đất, phân (7 đất 1 phân mục) ở trong những sọt hay thùng gỗ đặt ở nơi thoáng mát, mỗi sọt hay hộp gỗ chỉ giâm 5-6 quả. Cứ để như vậy cho đến tháng8, tháng 9 thì đem trồng.

Cũng có thể cho su su tàn đi, vun gốc, cắt dây chỉ để lại độ 2m dây gốc rồi khoanh vòng thúng lại quanh gốc, lấp kín đất lên, còn giàn thì để cho mướp leo, lợi dụng bóng mát của mưới che gốc cho su su. Cho đến tháng 7, tháng 8 mới bới nhẹ gốc ra, tiếp tục chăm sóc để cho su su tái sinh trong vụ mới.

Su su có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng

Vùng núi cao có khí hậu mát như Sa Pa, Tam Đảo, Lạng Sơn,v.v. su su ra quả vào mùa hè, còn đến mùa Đông (tháng 10 trở đi) do rét nên su su tàn lụi. Tại những vùng này, giữ giống bằng cách cắt dây, chỉ để lại 2m phần sát gốc rồi khoanh vòng thúng quanh gốc, lấp hỗn hợp phân, đất phủ đầy cho cây ấm gốc để có thể tiềm sinh trong đất qua đông.

Sang Xuân, vào quãng tháng 3 khi tiết trời đã ấm, su su sẽ nảy mầm và tái sinh. Xới đất và bón phân thúc rồi đưa dây lên giàn. Tháng 6 sẽ cho quả và thu hoạch cho tới tháng 8, đến tháng 10 thì su su đã già, có thể dùng làm quả giống mới cho các vùng đồng bằng không giữ được giống.

Kỹ Thuật Trồng Su Hào

Su hào có 2 loại là su hào xanh và su hào tím. Su hào là loại rau sinh trưởng trong vụ Đông xuân, bộ phận sử dụng chính là củ do thân cây phát triển phình to tạo thành, trong củ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và được dùng làm thực phẩm. Ngoài việc được dùng để chế biến những món ăn ngon thì su hào còn có tác dụng tích cực đối với sức khỏe như tốt cho tim mạch, hệ tiêu hóa, xương, hệ thần kinh, cơ, giảm cân,… Sau đây Tuấn Tú 3A mời bà con tham khảo các bước kỹ thuật trồng su hào dễ làm nhất.

Tác dụng của cây su hào đối với con người

Su hào là một giống cây trồng thân thấp và mập của cải bắp dại, là loại cây thu hoạch củ. Su hào có thể ăn sống cũng như được đem luộc, nấu. Su hào chứa nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa cũng như chứa các chất như selen, axít folic, vitamin C, kali, magiê và đồng. Su hào được mệnh danh là “thần dược” của mùa đông được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên thường xuyên ăn su hào vào mùa đông sẽ giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, từ đó nâng cao phòng ngừa và đẩy lùi các nguy cơ gây bệnh khác.

1. Một số giống Su hào trồng phổ biến  – Su hào dọc tăm (su hào trứng): Củ bé, tròn, cọng lá nhỏ, phiến lá nhỏ và mỏng. Thời gian sinh trưởng từ gieo đến thu hoạch 75 – 80 ngày, do đó có thể trồng xen vào mép luống cải bắp, khoai tây. – Su hào dọc trung: Củ tròn, to, mỏng vỏ, cọng và phiến lá to hơn, dày hơn loại su hào dọc tăm. Thời gian sinh trưởng 90 – 105 ngày.

2.Làm đất trồng su hào Đất trồng su hào nên chọn loại đất thịt nhẹ hoặc đất pha cát để tơi xốp và thoát nước tốt có độ pH từ 5,5 – 6,5 cho cây su hào phát triển. Tốt nhất bạn nên khử trùng bằng 100g vôi bột trước khi trồng từ 5 – 7 ngày. Đất đập nhỏ, cày bừa kỹ và lên luống cao 0,3m, rãnh rộng 0,3m, mặt luống rộng 0,8 – 0,9m nếu trồng ở vườn rộng.

3. Thời vụ gieo trồng

Vụ chính: Gieo tháng 9 đến hết tháng 10. Dùng các giống su hào nhỡ và su hào dọc đại để thu hoạch được dài ngày. Tuổi cây giống 30 – 35 ngày. Vụ muộn: Gieo tháng 11, chủ yếu dùng loại su hào dọc tăm và một phần loại dọc nhỡ để có thể kéo dài thu hoạch tới cuối tháng 4 năm sau. Tuổi cây giống 25 – 30 ngày.

4.Gieo hạt Su hào  Chia hạt ra thành từng phần nhỏ để gieo cho đều ở các luống, gieo xong dùng thanh gỗ nhỏ vỗ nhẹ lại toàn bộ mặt luống để hạt tiếp xúc với đất, tưới nước ướt đều mặt luống.

5.Cách trồng:  Khi trồng, đặt cây giống theo chiều tự nhiên, lấp đất nhỏ vào gốc ấn nhẹ quanh gốc để cây tiếp xúc tốt với đất, trồng xong tưới nước đủ ẩm, che nắng cho cây từ 2 – 3 ngày. Bà con có thể dùng máy khoan lỗ trồng rau 3A để khoan các hố nhỏ trồng cây su hào

6.Cách chăm sóc cây Su hào  – Tưới nước: Trong 5 – 6 ngày sau trồng, mỗi ngày tưới 2 lần vào buổi sớm và chiều mát. Sau trồng 7 ngày thì bón thúc kết hợp tưới giữ ẩm cho đất trong suốt thời gian sinh trưởng.

Sử dụng nguồn nước sạch để tưới như: Nước giếng khoan, nước sông, suối, hồ lớn. Tuyệt đối không được sử dụng trực tiếp nước thải từ công nghiệp, bệnh viện, nước ao, mương tù đọng, nước bị ô nhiễm chưa qua xử lý.  – Làm cỏ, vun xới: Chia làm 2 lần. + Lần 1: Sau trồng được 15 – 20 ngày. + Lần 2: Sau lần đầu khoảng 15 ngày.    – Duy trì tưới nước đủ ẩm để hạt nảy mầm và sinh trưởng thuận lợi.  – Khi cây có từ 2,5 – 3 lá thật, dùng phân đạm urê để tưới với nồng độ pha 10g/10 lít nước. 

7.Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho Su hào  Tất cả các loại sâu bệnh hại su hào giống với sâu bệnh hại cải bắp nên cách phòng trừ tương tự như nhau. Riêng rệp, là đối tượng gây hại nặng nhất, chúng tập trung gây hại ở phần nõn củ và lá non mới nhú để chích hút làm cho các bộ phận này bị teo đi, su hào không lớn được, cần phát hiện kịp thời và dùng Trebon 10EC, Applaud 20WP nồng độ 0,15% để phun trừ.   – Nhổ bỏ những cây xấu, còi cọc, dị dạng, cây bị bệnh. Cách sử dụng thuốc theo hướng dẫn trên nhãn mác và đảm bảo thời gian cách ly mới thu hoạch. 

8.Thu hoạch – Khi thấy củ su hào có đường kính khoảng 10 cm với mặt củ nhẵn nhụi và lá non ngừng sinh trưởng là đến lúc thu hoạch. Su hào quá già sẽ hình thành xơ, cũng như vị nhạt dần. Để thu hoạch su hào, dùng dao cắt sát phía dưới phần thân củ gần rễ.

9. Chế biến su hào Để chế biến củ su hào làm thức ăn bổ sung cho những bữa cơm của gia đình, bạn có thể dùng các máy sau để chế biến.

Dụng cụ cắt khoai tây 3AD1

Máy cắt khoai tây, cà rốt 3A

Trên là một số Kỹ thuật trồng su hào của Tuấn Tú 3A chia sẻ, hy vọng qua bài viết này bà con hiểu hơn về cách trồng và chăm sóc su hào đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Mời bà con xem tiếp các bài viết khác của chúng tôi: Kỹ thuật trồng rau cải ngọt, Cách bón lót cho cây trồng, Kỹ thuật trồng ngô vụ đông