Top 7 # Xem Nhiều Nhất Kỹ Thuật Trồng Nhãn Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Kỹ Thuật Trồng Cây Nhãn

Hiện nay, ở Lục Ngạn, nhãn được trồng tập trung nhiều ở các xã như Quý Sơn, Giáp Sơn, Tân Quang, Tân Lập, Trù Hựu. Giống như nhiều loại trái cây khác ở đây, nhãn Lục Ngạn đang được nhiều thị trường biết đến. Để trồng cây nhãn sinh trưởng, phát triển tốt, có chất lượng, người trồng cần lưu ý một số kỹ thuật sau:

1. Làm đất, đào hố, bón lót

* Làm đất và đào hố:

Làm sạch cỏ dại, đào hố theo kích thước:  Rộng 50-60 cm; sâu 50-60cm (vùng đồi)

* Bón lót:

– Phân hữu cơ hoai mục: 20-30 kg/hố

– Super lân: 0,7-1 kg/hố

– Vôi bột: 0,3-0,5 kg/hố

(Nếu không có phân chuồng thì bón thay bằng 5-7 kg phân vi sinh)

 2. Thời vụ, mật độ, cách trồng

* Thời vụ:

– Vụ Xuân trồng từ tháng 2 đến tháng 4.

– Vụ Thu Đông trồng từ tháng 8 đến tháng 9.

* Mật độ, khoảng cách:

Vùng đồi trung du, miền núi trồng với khoảng cách 7m x 7m (204 cây/ha) hoặc 7m x 8m (178 cây/ha). Trong điều kiện thâm canh có thể trồng với khoảng cách 5m x 5m (400 cây/ha) hoặc 6m x 5m (300 cây/ha).

* Cách trồng:

Hố thường phải đào trước khi trồng khoảng 1 tháng. Trộn toàn bộ lượng phân ở trên với lớp đất trên mặt, sau đó cho xuống đáy hố, tiếp theo lấp đất thành ụ cao so với mặt hố 15-20cm. Vét một hố nhỏ đặt bầu rồi lấp đất vừa kín bầu và nén chặt. Sau đó cắm cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh làm lay gốc làm chết cây.

3. Chăm sóc sau khi trồng

* Tưới nước: Sau khi trồng xong cần phải tưới nước ngay. Nếu trời nắng hạn tưới 1 lần/ ngày đến khi cây hồi phục sinh trưởng. Sau đó tùy điều kiện sinh trưởng và thời tiết để tưới.

* Bón phân: Hàng năm cần bón thúc vào các thời điểm tháng 2-3, tháng 6-7, tháng 8-9. Trong đó đợt bón phân tháng 8-9 sử dụng thêm phân hữu cơ.

Lượng bón như sau:

– Phân hữu cơ hoai mục: 5 – 10 kg/cây

– Đạm Urê: 0,3- 0,4 kg/cây/đợt

– Super lân: 0,7-1 kg/cây/đợt

     – Kali: 0,3-0,4 kg/cây/đợt

Tùy theo tuổi cây, năng suất quả và loại đất mà lượng phân bón tăng lên cho phù hợp.

* Cách bón:

– Phân chuồng: Cuốc rãnh xung quanh tán cây sâu 20cm, rộng 30cm, bón phân sau đó lấp đất lên, có thể bón kết hợp với đạm, lân và kali.

– Phân đạm, lân và kali: Hòa ra nước tưới hoặc xới nhẹ đất, bón phân và lấp đất lại, có thể chọc lỗ để bón, sau khi bón phải tưới nước ẩm.

4. Cắt tỉa

Chia làm 4 đợt cắt tỉa:

+ Đợt 1: Sau khi thu hoạch tiến hành cắt bỏ toàn bộ những cành trong tán, cành vượt, cành bị sâu bệnh, cành khô, cành tăm, cành sát mặt đất, tạo điều kiện cho cây thông thoáng để hạn chế sâu bệnh và tiêu hao dinh dưỡng.

+ Đợt 2: Khi lộc thu dài 5-7cm, tiến hành tỉa bỏ bớt lộc trên những cành quá nhiều lộc. Mỗi cành giữ lại 2-3 lộc to, khỏe để làm cành mẹ cho vụ sau.

+ Đợt 4: Cuối tháng 5 đến đầu tháng 6, cắt bỏ những cành không đậu quả. Đối với những cây có nhiều quả sẽ cắt bỏ những cành có tỷ lệ đậu quả thấp (< 10 quả/cành) và những cành hè mọc quá dày.

5. Xử lý ra hoa:

      + Biện pháp khoanh cành: Thời điểm khoanh vào tháng cuối tháng 10 đầu tháng 11, dùng cưa hoặc dụng cụ chuyên dụng khoanh 1 lớp tròn trên cành cấp 1 hoặc thân chính vết khoanh mịn, vừa hết phần vỏ chớm đến gỗ. Khi khoanh nên giữ cho cưa vuông góc với cành để tránh làm trầy bật vỏ cây.

      + Cuốc lật đất để làm giảm độ ẩm, khí độc trong đất, làm ải đất và tăng cường lượng oxy cho cây.

6. Chăm sóc cây giai đoạn mang quả

Tùy theo điều kiện thời tiết, nếu trời hanh khô, nhiệt độ thấp thì khi thấy cây ra hoa có thể kết hợp bón phân và tưới nước nhẹ để thúc cho hoa phát triển tốt. Loại phân bón có thể chọn NPK tổng hợp  hoặc đạm, lân, kali riêng ( lưu ý giai đoạn này lên lựa chon phân bón có tỷ lệ đạm thấp), rắc đều trên mặt đất dưới tán cây rồi lấp đất mỏng sau đó tưới nước, hòa vào nước tưới cho cây hoặc bổ hốc xung quanh tán dưới gốc cây bón phân sau đó tưới nước ẩm cho cây.

Dọn sạch vườn kết hợp rắc vôi bột để khử các đối tượng nấm bệnh và trung hòa PH trong đất. Đối với những vườn nhãn sai quả cần tỉa bớt quả trên chùm (cắt từ1/5-1/4phía đuôi chùm quả) và số chùm nhỏ trên cây để tạo điều kiện cho các chùm chính phát triển tốt.

Ngoài lượng phân bón vào gốc giai đoạn cây mang quả cần bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng, siêu vi lượng như: Fe, Bo, Zn, Ca, chúng tôi phân bón lá. Có thể phun phân bón lá cùng với các đợt phun thuốc sâu, không nên cộng phân bón lá với các loại thuốc bệnh đặc biệt là thuốc gốc đồng.

7. Thu hoạch

Thời điểm thu hoạch: Thu hoạch khi quả đã chín, vỏ quả chuyển màu nâu vàng, vỏ mỏng và nhẵn. Quả mềm, mùi có vị thơm, hạt đen hoàn toàn, độ Brix đạt 19-21% tùy vào từng giống. Thu hoạch quả vào ngày tạnh ráo, bưởi sáng sớm hoặc chiều mát.

Kỹ thuật thu hái: Dùng kéo cắt chùm quả, khi cắt chùm quả không kèm lá./.

Kỹ Thuật Trồng Cây Nhãn Xuồng

Nhãn xuồng gồm có các loại: xuồng cơm vàng, xuồng cơm ráo, xuồng cơm trắng, xuồng bao công, nhãn bánh xe, tiêu da vàng, tiêu da xanh.

b. Khoảng cách trồng: Khoảng cách trồng thay đổi từ 4 – 8m tùy vào giống, đất đai. Có thể trồng với khoảng cách 5 x 4m hoặc 6 x 5 m.

c. Chuẩn bị hố và cách trồng: Đào hố kích thước 0,6 x 0,6 x 0,7 m, trộn đều 20 – 40 kg phân hữu cơ hoai, 10 – 20 g Regent e diệt kiến, mối, sùng, 300 – 500 g hỗn hợp NPK 16 – 16 – 8, từ 0,5 – 1.0 kg vôi với đất mặt rồi gạt xuống hố.

Phân bón:

a. Thời kỳ kiến thiết cơ bản:

Cây 1-3 năm tuổi: sau khi cây nhãn bắt đầu ra đọt non thứ hai thì bón phân. Năm đầu tiên cây còn nhỏ nên pha phân vào nước tưới, phải tưới cách gốc từ 20-25 cm để tránh làm cháy rễ. Hàng năm bón thêm phân hữu cơ hoai mục 5-10kg/cây.

b. Thời kỳ khai thác:

Cây trên 3 năm tuổi: số lượng phân bón kể trên tăng lên dần từ 20-30% mỗi năm và số lần bón được chia như sau:

*Lần 1: sau khi thu hoạch trái 1 tuần, bón: 60%N + 60% P2O5 + 25%K2O.

*Lần 2: trước khi cây ra hoa 5 tuần, bón: 40%P2O5 + 25%K2O.

*Lần 3: đường kính quả khoảng 1cm, bón: 40%N + 25% K2O5

*Lần 4: trước khi thu hoạch trái 1 tháng, bón: 25%K2O

Hàng năm cần bón thêm phân hữu cơ hoai mục khoảng 10-20kg/gốc/năm hoặc bón phân tro trấu, xác thân đậu, vỏ đậu.

Cách bón: Đào rãnh cho xung quanh tán cây rộng 20-30 cm, sâu 10-20 cm. Lượng phân bón được cho vào rãnh lấp đất lại và tưới nước.

Có thể phun một số loại phân qua lá có hàm lượng đạm cao như: N-P-K: 30-10-10, 40 – 4 – 4, 33 – 11 – 11,… nhằm giúp cho bộ lá mới ra đều và khỏe mạnh. Trong giai đoạn từ khi trái non cho đến lúc trái thu hoạch, có thể sử dụng các loại phân bón qua lá có hàm lượng đạm và kali cao như N-P-K: 13 – 10 – 21; 10 – 0 – 35; 25 – 10 – 17,5.

Tăng đậu quả, hạn chế rụng quả non:

a. Tăng đậu quả: Dùng Progibb (GA3) liều lượng 0,1g/10 lít nước hoặc H3BO3 1,0g/10 lít nước, phun vào các thời điểm trước khi ra hoa, 30% hoa nở và cây vừa đậu quả sẽ làm tăng tỷ lệ đậu quả.

b. Khắc phục hiện tượng rụng trái non: vườn phải trồng cây chắn gió, tưới nước, bón phân đầy đủ, phòng trừ sâu bệnh và phun các chế phẩm chống rụng quả non như CRT, Thiên nông,… từ khi trái có đường kính 0,3 – 0,5 cm.

Chú ý phòng trừ sâu bệnh trước khi bao quả lúc trái có đường kính 1 cm.

Phòng trừ sâu bệnh chính:

Cây nhãn có hơn 10 loại côn trùng gây hại và trên 8 loại bệnh hại. Do vậy cần phải theo dõi kỹ và áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) nhằm hạn chế dịch hại, tránh dùng những nhóm thuốc quá độc, lâu phân hủy để sản phẩm đạt chất lượng và an toàn cho người sử dụng.

Kỹ Thuật Trồng Nhãn Hương Chi

Là giống nhãn lồng Hưng Yên. Thời gian chín muộn, phân cành thấp (gọi là nhãn lồng chùm). Cùi khô ráo, độ đường cao. Được Viện nghiên cứu rau quả xác nhận là 1 trong 14 giống nhãn chất lượng cao.

I. Nguồn gốc, đặc điểm giống

* Nguồn gốc, đặc điểm: Là giống nhãn lồng Hưng Yên. Thời gian chín muộn, phân cành thấp (gọi là nhãn lồng chùm). Cùi khô ráo, độ đường cao. Được Viện nghiên cứu rau quả xác nhận là 1 trong 14 giống nhãn chất lượng cao.

II. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

* Làm đất và đào hố: Làm sạch cỏ dại, đào hố theo kích thước: Rộng 70 cm; sâu 60 cm (vùng đồng bằng) Rộng 70-80 cm; sâu 100 cm (vùng đồi) * Bón lót: – Phân hữu cơ hoai mục: 20-30 kg/hố – Super lân: 0,7-1 kg/hố – Vôi bột: 0,3-0,5 kg/hố (Nếu không có phân chuồng thì bón thay bằng 5-7 kg phân vi sinh)

* Thời vụ: – Vụ Xuân trồng từ tháng 2 đến tháng 4. – Vụ Thu Đông trồng từ tháng 8 đến tháng 9. * Mật độ, khoảng cách: Vùng đồi trung du, miền núi trồng với khoảng cách 7m x 7m (204 cây/ha) hoặc 7m x 8m (178 cây/ha). Trong điều kiện thâm canh có thể trồng với khoảng cách 5m x 5m (4.000 cây/ ha) hoặc 6m x 5m (300 cây/ha). * Cách trồng: Hố thường phải đào trước khi trồng khoảng 1 tháng. Trộn toàn bộ lượng phân ở trên với lớp đất trên mặt, sau đó cho xuống đáy hố, tiếp theo lấp đất thành ụ cao so với mặt hố 15- 20cm. Vét một hố nhỏ đặt bầu rồi lấp đất vừa kín bầu và nén chặt. Sau đó cắm cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh làm lay gốc làm chết cây. Sau 1 tháng cây ổn định, rạch nilon cho vết ghép để cây phát triển.

* Tưới nước: Sau khi trồng xong cần phải tưới nước ngay. Nếu trời nắng hạn tưới 1lân/ ngày đến khi cây hồi phục sinh trưởng. Sau đó tuỳ điều kiện sinh trưởng và thời tiết để tưới. * Bón phân: Hàng năm cần bón thúc vào các thời điểm tháng 2-3, tháng 6-7, tháng 8-9. Trong đó đợt bón phân tháng 8-9 sử dụng loại phân hữu cơ. Lượng bón như sau: – Phân hữu cơ hoai mục: 5 – 10 kg/cây – Đạm Urê: 0,1-0,15 kg/cây – Super lân: 0,7-1 kg/cây – Kali: 5-10 kg/cây Tuỳ theo tuổi cây, năng suất quả và loại đất mà lượng phân bón tăng lên cho phù hợp. * Cách bón: Đào rãnh hoặc hốc rộng, sâu 15-20 cm xung quanh tán cây, rắc phân lấp đất, tưới đẫm nước. * Cắt tỉa, tạo tán: Trong 2 năm đầu khi cây đạt 1-1,5 m cần bấm ngọn để tạo tán. Sau đó vào những năm thu hoạch cần tỉa bỏ bớt nhưng cành già, dưới tán bị sâu bệnh, cành vô hiệu, để tập trung dinh dưỡng nuôi cành hữu hiệu (cho quả). * Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên kiểm tra vườn cây, phát hiện sâu bệnh kịp thời. Sử dụng các biện pháp canh tác (xén tỉa cành lá sâu bệnh…) sử dụng các loại thuốc BVTV sinh học, thuốc hoá học ít độc, không dùng thuốc cấm và chú ý sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng và chú ý một số loại sâu bệnh… – Bọ xít, xén tóc nhện chích hút phun: Sherpa 25 EC; Trebon 2,5 EC; Dipterex 80 SP; Pegasus 500 EC; Padan 95 SP… – Phòng trừ dơi bằng căng lưới hoặc bọc chùm quả bằng giỏ tre… – Bệnh đốm lá, khô đầu lá cần phun: Rhidomil MZ 72 WP; Score 250 EC; Anvil 5 SC. Ngoài ra có thể dùng Basudin 10 G để trị kiến, mối, bọ cánh cứng. * Chú ý: Sử dụng thuốc theo nồng độ ghi ở nhãn thuốc

Nhãn Xuồng Cơm Vàng , Kỹ Thuật Trồng Giống Nhãn Xuồng Cơm Vàng

Cây nhãn là đặc sản của vùng đất Nam Bộ , Loại cây cho trái tròn bên ngoài sần sùi nhưng bên trong trái có cơm thơm ngọt và giàu giá trị dinh dưỡng. Là loại cây dễ sống và không kén đất nên cây nhãn được trồng rộng rãi từ rất lâu . Nếu vải là biểu tượng của miền bắc thì cây nhãn cũng là 1 cây biểu tượng của Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Cây nhãn phân bố tập trung khu vực Nam Trung Hoa , Nam Á , Đông Nam Á . Trong đó Việt Nam và Thái Lan là 2 nước có số lượng nhãn trồng tập trung và đáng kể là loại cây có giá trị xuất khẩu.

Đặc tính chung : có tên khoa học Dimocarpus longan ,tên địa phương Long Nhãn. Cây sống tốt ở độ cao dưới 700m , ở nhiệt độ từ 25-31 độ C giúp cây ra hoa và cho ra nhiều nụ. Nhãn phát triển tốt ở độ PH từ 5-7 , các loại đất phù sa, đất cát pha , đất bazan cây nhãn điều sinh trưởng tốt . Tuy nhiên đất sét thì sẽ bị đọng nước nên cần thoát nước tốt tránh hư bộ rễ cây nhãn. Có thể xử lý nhãn xuồng ra hoa nghịch mùa và khống chế độ cao cho cây tăng sản lượng , cũng như quản lý tốt dịch bệnh.

Thân : có gỗ chắc , thân cao từ 5-7m . Thân có màu xám hoặc nâu xám .

Lá : hình lá kép lông chim , có từ 5-7 lá con . Lá nhãn có mặt trên bóng nhẵn , mặt dưới hơi nhán .

Hoa mọc thành chùm , ra hoa từ tháng 2-4 . Hoa nhãn nhỏ, có màu vàng hạt . Hoa mọc ra từ đầu cành hay kẻ lá .

Trái có dạng hình hơi tròn , trái màu vàng xám. Đường kín từ 1-3cm. Cơm nhãn có màu từ trắng , đến vàng hạt .

Hạt có màu đen bên trong chứa nhiều protein

Công dụng chung : trái nhãn chín dùng ăn tươi, hoặc sấy khô đóng hộp , hoa nhãn dùng để thu mật ong. Theo Đông Y nhãn có tính ấm nên người có cơ địa nóng nên hạn chế dùng .

Kỹ thuật trồng nhãn xuồng cơm vàng

-Cây nhãn xuồng mang đặc tính chung với các loài nhãn khác , tuy nhiên sẽ có nhiều chi tiết giúp dễ nhận ra khi nhìn bằng mắt cũng như thưởng thức.

Tên gọi : Euphoria Longana hay nhãn xuồng vàng có nguồn gốc từ Bà Rịa – Vũng Tàu .

Có đặc điểm nổi trội trái to , hạt nhỏ , cơm dày , cuốn nhãn còn non có màu đỏ , khi chính có màu vàng . Nhãn xuồng có hương thơm và vị rất ngọt.

Có thể giao bằng hạt , hoặc ghép cành từ cây đầu lòng.

Cự ly trồng từ 4*5m.

Ngoài ra còn có các giống khác như : nhãn xuồng cơm trắng , nhãn xuồng tứ quý.

Nhãn lông : là loại nhãn có vỏ màu sáng hơn các loại còn lại . Có một đặc điểm không trùng lẫn với các nhãn khác là hương cực kỳ thơm , có thể ngửi được khoản 5-10m nếu trái chín . Cơm nhàn thì cũng cực kỳ ngọt , ngọt hơn cả nhãn xuồng . Nhưng có 1 yếu điểm là vỏ cơm mỏng và hạt gơi to hơn nhãn xuồng.

Nhãn da bò . có kích thước trái trung bình từ 1-2cm , có da màu gần giống da bò . Cọm nhãn có màu trắng đục hoặc vàng trắng . Trái khá ngọt , cơm dày. Đặc điểm loại nhãn này là trái nhiều và năng suất cao.

Nhãn tiêu da bò . Loại nhãn này có thể là đột biến của nhãn da bò . Vò màu sắc trái và chất lượng gần giống nhau . Tuy nhiên nhãn tiêu thì trái hơi nhỏ hơn và hạt rất bé . Có khi bé như hạt tiêu .

Nhãn Huế : quả nhỏ , vỏ mỏng có màu nâu vàng sáng . Thịt quả ngọt

Nhãn lồng Hưng Yên : Loại nhãn này khá lâu đời , có nguồi gốc tỉnh Hưng Yên hơn 300 năm , Khi nhãn chín thường dùng vỏ tre hoặc bao vải bọc lại nên gọi là nhãn lồng . Loại nhãn này quả to , vỏ dày . Cùi dày , mọng nước hạt nhỏ .

Kỹ thuật trồng nhãn xuồng cơm vàng

A) Thời vụ : nhãn có sức chống chịu cao với môi trường , kể cả nắng gắt và tiết hơi lạnh . Nhưng thời điểm trồng nhãn xuồng cơm vàng thích hợp là lúc mùa mưa ổn định , tầm tháng 6-7 dương lịch.

B) Khoản cách trồng : đất đồng bằng thì khoản cách khoản 4-5m . Đất có độ dốc thì khoản cách trồng cây nhãn khoản 4-8m. Giữa các luống có thể cách nhau 4m hoặc cách nhau các rãnh cho nước vào. Nước giúp ổn định nền đất và cung cấp nguồn nước tưới cho cây.

C) Trồng và bón lót : đất trước khi trồng cần làm sạch cỏ và vải vôi sát khuẩn . Đào hố có kích thước 60 * 60 * 70 , trong mỡi hố bón 20-30kg phân chuồng , 15-20g regent , bón 300-500g phân bón NPK 16:16:8

D) Các giai đoạn bón phân

– Cây 1-3 năm tuổi : lúc cây vừa ra lá non đợt 2 cần bón phân dưới dạng pha nước , bón cách gốc 20-30cm . Mỗi năm bón từ 5-10kg phân chuồng hoai mục cho cây .

– Cây trên 3 năm tuổi : lúc này cây nhãn đã cho trái và trái có thể khai thác thương mại nên lượng phân cần cung cấp nhiều và tăng 20-30% mỗi năm.

Giai đoạn 1 sau thi thu trái : bón 60% N, 60% P2O5 , 25% K2O

Giai đoạn 2 trước ra hoa 5 tuần : bón 40% P2O5 và 25% K2O

Giai đoạn 3 đường kín quả 1cm : bón 40% N và 25% K2O

Giai đoạn 4 trước khi thu hoạch trái 1 tháng : 25% K2O

Cách bón phân : đào hối sâu 10cm rộng 30cm và nằm xung quang tán cây . Sau đó cho phân bón vào hố và lấp đất lại.

Có thể phun thêm các loại phân bón qua lá giàu đạm như NPK 30:10:10 hoặc 33:11:11 giúp cho lá khỏe và quan hợp tốt . Trong giai đoạn trái non cho đến thu hoạch cần phun thêm các loại phân bón giàu đạm và kali như NPK 10-0-35 , 13-10-21.

E)Giảm rụng trái non và tăng khả năng đậu trái .

– Tăng khả năng đậu quả : dùng Progibb (GA3) 0.1g cho 1 lít nước hoặc dùng H3BO3 0.1g 10 lít nước . Phun lúc cây vừa ra hoa , ra hoa 30% và lúc cây vừa đậu trái .

– Tăng khả năng rụng trái non : phun các loại thuốc như CRT hay Thiên Nông lúc trái từ 1-3mm . Chủ ý lượng nước tới , phân bón và che chắn cho cây bằng lưới.

– Khi trái bằng đầu đủa ăn cần tỉa trái sâu bệnh , trái có hình dạng khác thường . tỉa những trái ở đỉnh chùm.

F) Phòng trử sâu bệnh

– Nhãn có nhiều côn trùng gây hại như : rệp sáp , rệp dính , sâu ăn lá , kiến , sâu đục thân non

– Các mầm bệnh như rĩ sắc , thán thư , đạo ôn , bệnh chổi rồng

Nhãn xuồng thu hoạch từ 64-84 ngày

Khi chín da láng , cơm dày , hạt đen , vị ngọt , hương thơm thoan thoản

Thu hoạch vào lúc sáng sớm, cắt bỏ lá và cho vào giỏ

Trong điều kiện thường 25-30 độ C trái nhãn sau 3-4 ngày sẽ đổi màu vỏ . Trong điều kiện 18-20 độ C trái nhãn sẽ được bảo quản lâu hơn và màu sắc trái sẽ giữ được màu .

– Cơm nhãn có vị thanh ngọt gắt và giàu chất dinh dưỡng . Nên thường dùng làm món ăn tươi giải trí , có thể chế nhiều món uống như : nước nhãn nhụt , trái cây dầm , các món tráng miệng.

– Hạt nhãn chứa các chứng bốc lỡ , gội đầu, đứt tay chân . Hạt nhãn cũng có thể luột ăn khi chín. Vì trong hạt nhãn chứa nhiều prote6in.

-Trong Đông Y nhãn dùng để chữa các bệnh : suy nhược cơ thể , mất ngủ , hoảng hốt.