Top 5 # Xem Nhiều Nhất Kỹ Thuật Trồng Ngô Bao Tử Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Kỹ Thuật Trồng Ngô Bao Tử

Ngoài ra thân lá và lá bi khi thu hoạch còn rất xanh non là nguồn thức ăn xanh giàu dinh dưỡng cho chăn nuôi đại gia súc (nhất là bò sữa), cá… ở nước ta đã trồng ngô bao tử ở nhiều nơi gấp giá trị thu được gấp 2 – 4 lần trồng lúa. Ngô bao tử thích nghi rộng, có thể trồng quanh năm trên các loại đất tận dụng, 2 vụ, đất mạ… đặc biệt trồng vụ đông muộn (vụ mà ngô hạt không thể trồng được), giải quyết công ăn việc làm trong mùa nông nhàn, lại có thức ăn xanh cho chăn nuôi trong mùa đông giá rét.

1/ Thời vụ trồng

Yêu cầu về nhiệt độ của ngô bao tử là trên 18 o C (từ tháng 2 – 11 dương lịch) tuy nhiên có 2 vụ thích hợp nhất:

+ Vụ xuân: gieo tháng 2 thu hoạch tháng 4.

+ Vụ đông: gieo tháng 9 thu hoạch tháng 11.

Thời gian cho mỗi vụ khoảng 70 – 80 ngày.

2/ Giống: Sử dụng các giống có năng suất cao, phẩm chất tốt, có khả năng kháng sâu bệnh như Baby corn nhập nội hoặc có thể dùng các giống sau: DK 49, 9088, TSB2, Pacific 11, LVN23…

3/ Làm đất: Nên trồng ở nơi đất cao, tưới tiêu chủ động, xa nguồn nước thải, khu công nghiệp đường quốc lộ. Đất được cày bừa nhỏ tơi xốp, sạch cỏ dại lên luống ruộng 70 cm, cao 15 – 20 cm.

4/ Mật độ khoảng cách: Có thể gieo hạt trực tiếp hoặc gieo trong bầu sau đó đưa ra trồng để khắc phục tính căng thẳng mùa vụ.

Ngô được trồng thành 2 hàng trên luống với khoảng cách:

– Hàng x hàng: 45 – 50 cm.

– Cây x cây: 12 – 15 cm.

– Mật độ khoảng 130.000 – 160.000 cây/ha.

5/ Phân bón

Ngô bao tử cần nguyên tố đạm hơn lân và ka li, riêng phân chuồng bón càng nhiều càng tốt, không dùng phân tươi, nên sử dụng phân hữu cơ hoai mục, lượng phân bón theo định mức sau:

– Phân chuồng 8 – 10 tấn/ha.

– Đạm 330 – 350 kg.

– Supe lân 370 – 400 kg.

– Kali 80 kg

* Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng + 100% lân + 30% đạm + 30% kali.

* Bón thúc:

– Lần 1: Sau mọc 10 – 15 ngày dùng 20% đạm + 20% kali.

– Lần 2: Sau mọc 25 – 30 ngày dùng 30% đạm + 40% kali.

– Lần 3: Sau mọc 35 – 40 ngày dùng 20% đạm + 10% kali.

Bón cách gốc 5 cm, lần 2 vun cao để chống đổ (nhất là vụ xuân hè) khi bón phân kết hợp xới xáo làm cỏ.

* Chăm sóc:

– Như ngô hạt, nếu ngô sinh trưởng kém hoặc gặp hạn có thể phun phân qua lá.

6/ Tưới nước: Dùng nước sạch, nước sông, hồ lưu thông để tưới. Không dùng nước thải công nghiệp chưa được xử lý, nước bẩn ao tù, cần giữ ẩm thường xuyên cho đến lúc thu hoạch.

7/ Rút cờ: Đây là biện pháp kỹ thuật rất quan trọng với ngô bao tử, đặc biệt đem lại hiệu quả cao, tập trung dinh dưỡng cho bắp phát triển nhanh, rút ngắn thời gian sinh trưởng, tăng trọng lượng bắp non. Thường sau khi gieo từ 45 – 50 ngày hoặc trước khi tung phấn là tiến hành rút cờ.

8/ Sâu bệnh: Ngô bao tử thu hoạch nhanh vào giai đoạn cây sinh trưởng mạnh nhất nên ít sâu bệnh phá hoại. Tuy nhiên cũng phải chú ý một số sâu bệnh chính: Sâu xám, sâu cắn lá đục thân rệp, bệnh khô vằn, héo xanh, đốm lá. Nên áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM, tránh dùng thuốc độc hại. Tốt nhất nên áp dụng các biện pháp canh tác.

+ Luân canh với cây họ đậu.

+ Thu dọn tàn dư cây sau thu hoạch.

+ Chọn giống chống bệnh.

+ Có thể xử lý hạt giống trước khi gieo bằng thuốc TMD85 BTN (0,2 – 0,3 kg/tạ hạt giống).

9/ Thu hoạch: Sau trồng 40 – 75 ngày (tuỳ theo giống) có thể được thu hoạch, thu làm nhiều lần, mỗi ngày 1 lần (từ 7 – 12 ngày là kết thúc) khi thấy bắp ngô phun râu được 0,5 – 1,5 cm là thu hoạch được.

Trước khi thu hoạch nên kiểm tra nếu lõi dài 5 – 9 cm, đường kính lõi từ 1 – 1,5 cm là tốt nhất, nên thu vào sáng sớm. Sau khi thu phải xử lý ngay sản phẩm, tránh sây sát, ôi hỏng, nên thu cả lá bi để bảo vệ lõi tươi ngon lâu hơn.

Kỹ Thuật Trồng Dưa Chuột Bao Tử

Kỹ thuật trồng dưa chuột bao tử, Dưa chuột bao tử dùng để dầm dấm hoặc muối mặn để xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho bà con nông dân. Để việc trồng dưa bao tử đạt năng suất cao, bà con chú ý một số điểm sau :

* Giống: Thường các giống dưa để trồng dưa bao tử là các giống dưa F1 của Nhật,

Mỹ, Thái Lan, Hà Lan (Ninja 179, Marinda,

Happy 02, Mummy 331 …) có đặc điểm sinh trưởng khỏe, năng suất cao, nhiều hoa cái

(khoảng hơn 95% số hoa), qủa lớn nhanh, mỗi chùm 2 – 3 quả. 1 sào Bắc Bộ

(360m2) giao hết 30 – 35 gam hạt.

* Thời gian trồng: có thể gieo từ 15/9 đến 10/10. Nhưng tốt nhất là từ 15/9 đến

25/9. Nếu trồng cây dưa trên đất 2 vụ lúa sẽ cho năng suất cao và ổn định hơn.

* Cách trồng

+                    Chọn đất cát pha hoặc đất thịt nhẹ ; nơi chủ động tưới tiêu. Phải làm kỹ.

+                    Bên luống rộng khoảng 1,1m – 1,2m cao khoảng 30cm. Hạt gieo thành 2 hàng trên luống cách nhau 60cm, gốc nọ cách gốc kia 40cm. Các gốc trên 2 hàng nên bố trí so le nhau để tận dụng tốt ánh sáng mặt trời.

* Phân bón

Một sào Bắc Bộ (360m2) cần phân chuồng ủ mục 7 – 8 tạ, đạm Urê 5

– 6kg, Kali Sunfat 7 – 8kg, Lân 12 – 15kg. Nếu đất chua thêm 20 – 25kg vôi bột.

Cách làm: vôi bột rắc đều trước khi cày bừa. Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân, 50% đạm và Kali, bón ở giữa 2 gốc cách hạt dưa từ 10 đến 15 cm; gieo xong phủ một lớp rơm rạ băm nhỏ hoặc trấu lên bề mặt luống.

* Chăm sóc:

– Khi cây có 4 – 5 lá, lúc dưa mọc tua cuốn thì xới vun kết hợp bón thúc. 25% đạm và kali. Bón thúc cách gốc khoảng 25cm.

– Cắm giàn cho dưa leo, mỗi gốc cần từ 1 – 2 cây cắm xéo (hình chữ x, còn gọi là chéo cánh sẻ). Khi cắm giàn cần phải cột chắc, sau đó dùng dây mềm cột ngọn dưa đưa lên giàn – cứ 3 – 5 ngày cột một lần cho đến khi cây ngừng sinh trưởng (khi đã thu 3 – 4 lức

quả). Khi dưa được 10 – 12 lá bón lót hết lượng phân đạm, kali còn lại. Tỉa bỏ lá già, lá bệnh, làm sạch cỏ dại để gốc dưa luôn luôn thoáng. Hàng ngày, dùng nước sạch để tưới. Sau mỗi đợt hái qủa nên tưới cho dưa bằng nước phân chuồng đã ủ hoại mục.

– Dùng các loại thuốc nam như hạt củ đậu, lá thuốc lào, thuốc lá hoặc vi sinh như BT, Delfin, Dipen để trừ sâu xanh, sâu khoang cắn lá, sâu đục qủa. Dùng thuốc Actara để trừ các loại rầy rệp. Trừ nhện đỏ, nhện trắng bằng Daniton, Pegasus,

Dany. Nếu dưa bị lở cổ rễ, phấn trắng, chạy dây, héo xanh thì dùng Tilt, Tilt – Super, Canvin. Chú ý xem kỹ cách sử dụng từng loại thuốc đã ghi trên bao bì gói thuốc.

 * Thu hoạch:

Thường thì hái vào lúc quả dài 3 – 4cm, đường kính 2 – 2,5cm, khoảng 2 ngày 2 một lần. Nên chế biến ngay trong ngày để dưa tươi ngon.

Cách Trồng Dưa Chuột Bao Tử

Hạt giống dưa chuột bao tử là giống cây thân leo, thường được trồng ở các khu vực có khí hậu mát, điển hình như khu vực đà lạt, dưa bao tử nhỏ, có vỏ màu xanh đậm, Hoa ra thành chùm ở nách lá, chủ yếu là hoa cái chiếm 99%. Thịt dày,có vị ngọt được sử dụng chủ yếu ăn sống, salad, nước ép. Dưa chuột chứa nhiều chất chống oxy hóa và các gốc tự do.

Để trồng dưa chuột bao tử vụ thu đông nên chọn một số giống có khả năng sinh trưởng khoẻ, chịu thâm canh, tiềm năng năng suất cao. Bạn đọc tìm mua hạt giống dưa chuột bao tử và các loại hạt giống dưa chuột khác tại cửa hàng hay website của Vua Hạt Giống. Hoặc liên hệ qua điện thoại để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể nếu muốn đặt mua hạt giống từ xa!

Thời vụ: Gieo hạt và trồng từ 15/8 và kết thúc trong tháng 9. Nếu gieo trồng sau 30/9 cây nhanh tàn do gặp rét cuối vụ. ( Cần che chắn hoạc trồng khu vực tránh rét tốt thì cây vãn phát triển tốt)

Chọn đất và làm đất và mật độ trồng: Dưa chuột bao tử có thể trồng trên nhiều loại đất như cát pha, thịt nhẹ nhưng phải chủ động nước tưới, tiêu. Đất được vun thành luống rộng 1,4-1,5m vun luống cao từ 30-40cm, rãnh luống rộng 40-60cm, trồng thành hàng đôi, cây cách cây/ hàng là 50-60cm, hàng cách hàng từ 60 – 80cm, đảm bảo mật độ từ 750-850 cây / 360m2.

Lượng giống cần cho 1 sào khoảng 15- 20g. Cho hạt giống vào nước ấm 30 độ C trong 5 – 6 giờ, được trà sạch hết nhớt, sau đó cho vào túi vải sạch để ủ, nhiệt độ ủ từ 28 – 32 độ C, nên ủ trong cát ẩm dễ làm hơn.

Chú ý: Trong quá trình ngâm ủ, định kỳ 10 – 12 tiếng kiểm tra nếu thấy hạt bị nhớt hoặc quá khô phải đem đãi sạch, nhúng nước rồi đem ủ tiếp đến nứt nanh.

Khi hạt nứt nanh đem hạt gieo vào bầu. Trong trường hợp gieo hạt trực tiếp phải có lượng cây con gieo trong bầu để dự trữ (10%), khi cần trồng dặm có cây cùng lứa.

Đất để làm bầu phải bằng hỗn hợp đất tơi xốp + tro, đất hun theo tỷ lệ 70:30 %. Bầu ươm phải xếp thành luống rộng 1m để tiện che đậy khi cần thiết, phải để ở nơi có đủ ánh sáng, thời kỳ cây con tưới đủ độ ẩm và phun phòng một số loài rầy, rệp, ròi đục lá và bệnh lở cổ rễ kịp thời.

Cây con khi có hai lá tai, 1 lá thật đối với vụ thu đông đem ra trồng và nên trồng vào buổi chiều mát.

Cách bón: Bón lót 100% phân chuồng + 30% lân + 10% đạm + 10% kali + 100% vôi (nếu là phân chuồng tươi thì cần bón vào giữa hai hàng dưa, các phân còn lại trộn đều và bón xa gốc, vôi bón lúc làm đất).

Bón phân cho cây dưa chuột bao tử

Khi cây có 4 lá thật cần vun xới, tưới thúc đạm và lân với lượng 20% đạm + 30% lân và tiến hành cắm dàn theo hình chữ A, không cắm giàn hình chữ X để ruộng thông thoáng. Trên dàn cần buộc từ 1-2 thanh nẹp ngang để tạo điểm tì và tránh đổ khi gió lùa, dùng dây cố định thân dưa vào dàn theo nút số 8.

Khi dưa đã bắt đầu được thu hái trở đi chú ý tưới nước và bón phân định kỳ từ 3 – 5 ngày 1 lần, lượng phân sẽ tăng dần khi sản lượng dưa tăng. Thông thường khi thu hoạch được từ 20 – 30 kg dưa / sào / lần thì cư 2-3 ngày cần bón bổ sung 1,5kg urê + 0,5-1 kg kali + 3 kg supe lân và duy trì nước định kỳ ở rãnh giai đoạn thu hoạch với độ sâu từ 3 – 5cm.

Thông thường sau khi trồng khoảng 35 ngày dưa cho thu hoach. Thời gian thu hái phụ thuộc vào sự chăm sóc, bón phân và phòng trừ sâu bệnh. Nếu chăm sóc tốt, thời gian thu hái kéo dài khoảng 50 ngày. Khi thu hái cần chú ý tiêu chuẩn quả: Dài 5- 7cm, đường kính 1,2 – 1,5cm. ở giai đoạn lứa 1, lứa 2 nếu cây nhỏ, số lượng quả ít (dưới 2kg/ 1 lần thu hái) thì cần vặt bỏ. Trong quá trình thu hái cần loại bỏ những quả cong, quả vẹo, quả bị sâu.

Trung bình mỗi chùm có từ 1 – 3 quả sau khi hoa nở từ 3 – 4 ngày (tương đương 100 giờ) nếu như thời tiết thuận lợi thì được thu hoạch. Quả có nhiều gai nhỏ, chiều dài từ 3 – 10cm, đường kính từ 1 – 6cm.

Khả năng chống chịu nóng, rét, hạn, và bệnh của dưa chuột bao tử rất kém. Đây là cây trồng ưa ẩm và mát nhất là giai đoạn thu quả rộ. Dưa chuột bao tử có thời gian sinh trưởng ngắn (trung bình 80 – 90 ngày), thời gian từ trồng đến thu hoạch lứa đầu khoảng 40 ngày.

Theo chúng tôi

Kỹ Thuật Trồng Ngô Lai

Ngô lai dễ trồng và cho thu nhập khá cao.

Mật độ trồng:

Đối với giống dài ngày trồng với khoảng cách 80 cm x 25 cm, tương ứng với mật độ 50.000 cây/ha (trồng 1 cây/1 lỗ).

Đối với giống ngắn ngày, thấp cây nên trồng dày với khoảng cách 75 cm x 25 cm (1cây/1lỗ) ứng với mật độ 53.300 cây/ha.

Chú ý: Vụ đông xuân và thu đông nên trồng dày hơn vụ hè thu.

Phân bón:

Cây ngô thích nghi rất cao đối với đạm, ở ngô lai không có hiện tượng lốp đổ khi bón nhiều phân như lúa, nhưng tùy loại giống mà định lượng phân bón cho có hiệu quả nhất. Nhu cầu phân bón cho cây ngô lai cao nhưng phải bón cân đối đúng lúc, đúng kỹ thuật để phát huy hết tiềm năng về năng suất.

Bón lót: Bón toàn bộ phân DAP và 1/2 KCl.Có thể bón thêm phân chuồng(nếu có), bón lót xong lấp đất lại rồi mới tiến hành gieo hạt.

Bón thúc lần 1: Vào khoảng 25-30 ngày sau khi gieo, bón 1/2 KCl còn lại và 150 kg Urê. Kết hợp làm cỏ, xới xáo, vun gốc, nên bón ở hai mép hàng để cây sử dụng dễ dàng, đồng thời bộ rễ phát triển cân đối. Chú ý khi bón ở giai đoạn này, cây còn nhỏ nên cẩn thận bón phân xuống rồi lấp đất nhẹ lên, không làm phân dính vào lá, gây cháy lá.

Bón thúc lần 2: Vào khoảng 45-50 ngày sau khi gieo, bón 150 kg Urê. Cuốc hốc giữa hai hàng cày sâu 10-15 cm để phân vào đó, kết hợp làm cỏ và vun cao gốc.

Để cây sinh trưởng phát triển tốt đồng thời phát huy hiệu quả tối đa của phân bón, cứ 5-7 ngày ta pha loãng đạm với nước phân chuồng mục tưới cho ngô. Phải bón đạm, kali xa gốc 5-7cm, tuyệt đối không được trộn lẫn đạm với kali, bón xong phải lấp đất không nên bón phân khi đất quá khô hoặc quá ẩm.

Tưới nước:

Ngô được tưới chủ yếu bằng biện pháp tưới phun. Tưới ướt đều toàn ruộng một ngày sau khi gieo hạt để cung cấp đủ độ ầm cho hạt nẩy mầm. Luân phiên tưới nước để đảm bảo trong suốt chu kỳ sống của cây trồng, ẩm độ trong đất luôn cao hơn điểm héo và thấp hơn mức thủy dung ngoài đồng do cây ngô lai rất cần nước nhưng không chịu được ngập úng.

Cây ngô có thể được tưới tràn nhưng phải thoát nước ngay sau đó nhằm đảm bảo đủ độ ẩm trong đất.

Chú ý đảm bảo đủ độ ẩm cho cây trước và sau khi trổ 20 ngày.

Phòng trừ sâu bệnh:

Ở mỗi thời kỳ khác nhau có các loại sâu khác nhau, trong đó có một số loài sâu hại gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây ngô như: Sâu đục thân, sâu ăn trái và sâu ăn tạp. Dùng Padan 4H hay Basudin 10H, Bam 5H hoặc các loại thuốc hột khác để phòng ngừa sâu đục thân và sâu đục trái, bằng cách bỏ một nhúm nhỏ thuốc (khoảng 3-4 hột) vào họng cây ngô 20 và 40 ngày sau khi gieo.

Các bệnh quan trọng trên cây ngô là bệnh đốm lá nhỏ, bệnh đốm lá lớn và bệnh khô vằn. Do đó để phòng các bệnh này ta nên xử lý hạt giống bằng Rovral. Phun trị bằng cách dùng Validacin 3DD, Monceren, Bavistin hoặc Anvil 5S.

Thu hoạch:

Xác định thời điểm thu hoạch ngô bằng việc quan sát hạt ngô ở đầu trái và cuối trái. Khi lá bao trái đã khô, hạt cứng, lãy thử hạt,nếu ở chân các hạt này có lớp màu đen là ngô đủ chín sẵn sàng để thu hoạch.

Nên chặt đọt phơi trái ngoài đồng 5-7 ngày trước khi thu hoạch. Sau đó lột vỏ phơi trái vài nắng (ẩm độ còn khoảng 20-24%) để khi thu hoạch tách hạt giảm tỉ lệ nứt bể. Nếu để tồn trữ nên phơi hạt còn độ ẩm 14-15%. Thân lá cây ngô sau khi thu hoạch nên cày vùi tại ruộng nhằm giúp cải tạo đất và cung cấp dinh dưỡng cho vụ sau.