Top 12 # Xem Nhiều Nhất Kỹ Thuật Trồng Lan Renred Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Kỹ Thuật Trồng Lan Con

Lan con bao gồm lan gieo hạt và lan cấy mô được nuôỉ dường trong các chai cấy, sau khi cây lan con đã phát triển tốt, cao 3-6cm, có bộ rễ cân đối với lá có thể lẩy ra trồng ở môi trường bên ngoài.

I. Kỹ thuật tràng

Cẩn thận dùng móc lấy từng cây, nên lựa để lấy phần gốc ra trước, phần ngọn ra sau, tránh tổn thương lá và rễ của lan. Đối vớí các bình có cây lan đã quá lớn, không lẩy ra được khỏi miệng chai thì có thể cho chai vào túi vải, đập nhẹ làm vỡ chai đê lây cây lan.

2. Rửa sạch môi trường bám theo cây lan

Sau khi lấy lan ra khỏi bình, đưa ìan vào chậu nước, dùng tay quấy nhẹ để thạch từ từ rã ra, sau đỏ chuyển cây lan sang chậu nước khác, rửa 2-3 nước đến khi sạch thạch thì đưa cây ra khỏi nước ngay, không nên ngâm cây lan non trong nước lâu vì lá rễ bị thương có thể nhiễm nhiều nước, gây thối, cần rửa sạch thạch vì đây là môi trường rất thuận lợi cho nấm và vi khuẩn phát triển.

Sau khi rửa sạch cần phần loại lan theo kích thước để khi trồng dễ chăm sóc. cần xếp cây vào khay theo chiều đứng của cây để cây thoáng, không được để dồn đống làm lan dễ bị thối. Để lan trong khay ở nơi thoáng mát có thể giữ vài ngày đến 1 tuần. Nếu cây lan lớn, có thể trồng ngay vào chậu riêng, không cần qua giai đoạn chậu chung.

4. Trồng trong chậu riêng

Chậu riêng có đường kính 5-10cm, có lỗ ở đáy và có thể có lỗ ở bên thành. Chất trồng là xơ dừa, sợi, dớn, than nhỏ. Tất cả phải sạch, được phơi nắng để khử trùng. Nếu trồng ít có thể đun sôi hoặc hấp cách thủy để khử trùng. Có thể dùng các cách sau để trồng lan tuỳ theo mùa vụ và độ ẩm của vườn: – Cách 1 : Dùng 1 ít xơ dừa sợi đã thấm nước cho mềm, cuốn quanh gốc lan ở phần rễ, không che kín gôc lan, cho cây vào chậu, chèn than nhỏ xung quanh gốc cho chặt. Không được chôn kín phần cổ rễ dưới than. Đổ than còn cách mặt chậu khoảng 2-3cm là vừa.

– Cách 2: Dùng xơ dừa miếng, cắt dài băng khoảng chiêu cao của chậu, mỗi miếng có kích thước 2-4cm. Kẹp rễ cây lan con vào giữa các miếng xơ dừa, sau đó đặt cây lan vào chậu, chèn xơ dừa cho chặt. – Cách 3: Kẹp rễ cây lan vào các miếng xơ dừa sau đó dùng dây bó các miếng xơ dừa lại tạo thành khối hình trụ, đặt các khóm lan trên các khung có lót lưới ở đáy cho thoáng. – Cách 4: Cũng có thể chỉ dùng riêng than nhỏ cho vào chậu và trồng lan như cách 1, nhưng cây lan thường dễ đổ, tốc độ phát triển của cây lan chậm. Cần chú ý: – Đối với cây lan cỏ rễ thoáng: Vanda, Rhynchostylis… cần dùng chậu có nhiều lỗ bên thành, giá thể cũng phải thoáng, khối than to -Khi kẹp cây lan trong xơ dừa phải có độ chặt vừa phải, không chặt quá làm rễ dể bị dập, không lỏng quá cây dễ đổ, khi tưới, gió dễ bị lung lay, đầu rễ bị chấn thương, khó phát triền tốt được. – Không được trồng lan quá sâu dễ bị úng thối, cổ rễ luôn phải nổi trên mắt giá thể. – Sau khi trồng phải ghi thẻ theo dõi tên, ngày trồng đề tiện theo dõi, quản lý.

5. Trồng trong chậu chung

Các cây lan nhỏ phải trồng chung trong khay hoặc trong chậu để cây sinh trướng tốt mới có thể đem trồng riêng ra chậu hoặc giá thể được. Có thể áp dụng các cách sau:

– Dùng xơ sợi quả dừa già, đập tơi ra, ngâm cho ướt, cắt bằng 2 đầu khoảng 5cm, đạt cây lan con vào, sao cho phần gốc của cây lan ở sát trên mặt cắt của xơ dừa, phần rễ trải dọc trong xơ dừa. Không bó gốc lan lún sâu vào trong xơ dừa, dễ thối cây. Sau khi bó xong, dùng sợi sơ dừa cốt ngang 1 vòng cho vừa chặt. Đặt các bó lan vào khay hình chóp, chèn chặt đề cây đứng thẳng và phía đáy khay vẫn cỏ khoảng trống, mép trên của chậu ngang với đầu trên của các bó xơ dừa.

– Nếu dùng chậu chung với xơ dừa sợi thì cho xơ dừa đã cắt ngắn vào chậu, chiều cao thấp hơn miệng chậu 1 chút. Lèn xơ dừa cho chặt vừa phải, dùng que nhọn chọc lỗ ở khay có xơ dừa và cấy lan vào, chỉ cấy đúng phần rễ, không lấp quá sâu. Khoảng cách giữa các cây vừa phải, không dày quá sau này khó tách cây. Cách này thường áp dụng vào mùa khô vì xơ dừa giữ ẩm tốt.

-Nếu giá thể là than thì không nên dùng than quá to hoặc quá nhó, nên dùng than có kích thước 0,6-2,0cm3, đưa cây lan vào chậu lần lượt từ thành chậu vào giữa chậu và kín chậu để cây dựa vào nhau, đứng vững. Khoảng cách giữa các cây hợp lý để khi cây mọc không bị chen chúc, dễ úng thối vì độ ầm cao.

– Nếu dùng khay nhựa hoặc gỗ, thì cũng xếp các cây có kích thước bằng nhau vào khay, có thể không cần dùng giá thể. xếp cây từ mép khay vào giữa và kín khay.

Sau 1-3 tháng, cây lan phát triển tốt, sẽ được tách ra trồng vào chậu riêng.

Sau khi trồng trong chậu riêng 1-3 tháng, cây tương đổi lớn thì ta chuyển chúng sang trồng ở chậu lớn. Dùng chậu lớn, pha thuốc sát trùng, ngâm cả khay trong nước để rễ bung ra khỏi chậu con, hoặc có thể tưới thật đẫm để rễ nhất lan ra khỏi chậu nhỏ. Đưa lan vào chậu lớn, thêm giá thể (than) cục to ở dưới, nhỏ ở trên. Không nên trồng bằng cách lồng cả chậu con trong chậu lớn vì không thể thay giá thể mới cho lan được.

PGS.TS. Đào Thanh Vân (Chủ biên) và ThS. Đặng Thị Tố Nga ( Tham gia )

Kỹ Thuật Trồng Lan Hài

Trồng lan hài: Có thể nói, loại lan đẹp nhất trong số các loài lan được biết đến là lan Paphiopedilum (phát âm: pa-phi-ô-pe-đi-lum) và Cyripedilum (Xíp-ri-pe-đi-lum), đó là các loại cây cảnh lý tưởng. Chúng thường được gọi chung là lan Hài, có thể nhận ra chúng dễ dàng bằng hình dạng của hoa, cái môi hay lưỡi của chúng giống hình chiếc Hài. Các cây Cypripedilum cũng được gọi là Hài vệ nữ, xuất xứ từ Đông Âu và Bắc Mỹ, trong khi đó, các cây Paphiopedilum có xuất xứ từ Ấn Độ, Malaysia, Đông nam Á và New Ghuinea

Lá của lan Hài phát triển thành từng cặp từ gốc của cây. Cây giữ các lá này trong nhiều năm và cây sinh trưởng thành một cụm lớn. Chúng không có các giả hành vì vậy không thể lưu trữ nước và chất dinh dưỡng. Vì lý do này mà lan Hài không có mùa nghỉ, hoặc bị quá khô, mặc dù với hầu hết các loại hoa lan đều cần phải có sự thoát nước tốt.

Lan Hài có thể được trồng từ cây con đến trưởng thành hoặc được chia tách từ các cây trưởng thành. Các cây sống trong vùng khí hậu lạnh thường không có biến dị về lá, chúng thường có màu xanh, trong khi các cây sinh trưởng trong vùng ấm hơn thường có lá vằn, điều đó khiến cho chúng hấp dẫn ngay cả khi chúng chưa ra hoa.

Đa số các loài lan Hài sống dưới đất, có nghĩa là chúng được trồng trong đất, một số ít bám trên các cành cây và trong các hốc đá. Lan Hài tương đối dễ trồng và hoa của chúng thọ từ 8-10 tuần, ngay cả khi cắt hoa cắm lọ chúng cũng thọ được vài tuần. Hầu hết các loại Hài lai rất đa dạng về kích cỡ và màu sắc hoa.

Có một số loài cây thích hợp với điều kiện sống nơi bậu cửa sổ, hai loại lan hài Paph.callosum và Paph.sukhakulii. Cả hai xuất xứ từ Thái Lan, nở hoa vào mùa thu và yêu cầu điều kiện nhiệt độ ấm. Nếu bạn có đầy đủ các điều kiện tốt cho việc trồng lan Hồ Điệp, bạn cũng có thể trồng lan Hài và chúng cũng là một sự thử nghiệm thú vị!

1) NHIỆT ĐỘ:

Lan Hài được phân chia thành 2 nhóm chính, theo quy luật chung, những cây có lá màu xanh thường thích sống ở nơi có nhiệt độ lạnh đến trung bình, ban đêm từ 13-16 độ C, ban ngày 18-24 độ C. Các loại Hài có lá vằn thích hợp với điều kiện nhiệt từ trung bình đến ấm, ban đêm 16-18 độ C, ban ngày từ 21 – 25 độ C.

Lan nữ hài Paphiopedilum chia làm 2 loại nhiệt độ: Ấm lá có lốm đốm đòi hỏi trên 85oF (29,4oC)cho ban ngày và trên 60oF (15,6oC)cho ban đêm, loại Lạnh lá xanh không đốm dưới 80oF (26,7oC) cho ban ngày và dưới 60°F cho ban đêm. Nhưng nhiều tại California có thể trồng cả hai loại cùng một nhiệt độ. Mùa đông lan nữ hài có thể chịu lạnh đến 40oF (4,4oC) miễn là không bị đóng băng hay có nước đọng trên lá. Mùa hè khi nóng trên 95oF (35oC) cần tăng độ ẩm và thoáng gió.

2) ÁNH SÁNG:

Lan Hài không cần ánh sáng mặt trời đầy đủ. Giống như các cây trồng trong nhà, chúng thường tốt trong điều kiện ánh sáng tốt, nhất là trong mùa đông. Nếu chúng được trồng trong nhà kính chúng yêu cầu các điều kiện một nửa, ánh sáng mặt trời trực tiếp trong suốt mùa hè sẽ là quá mạnh. Nếu mức sáng quá thấp cây sẽ không ra hoa và ánh sáng mạnh quá có thể gây ra vàng lá và cháy lá.

Lan nữ hài không cần nhiều ánh sáng, cho nên thích hợp trồng trong bóng mát hay trong nhà gần cửa sổ hoặc dưới ánh sáng của 4 chiếc đèn ống là đủ. Lan cần khoảng 1000-1500 lm, giống như trồng Phalaenopsis hay Masdevallia vậy.

3) TƯỚI NƯỚC: 

Cây cần phải được tưới nước quanh năm, 5-7 ngày tưới một lần trong mùa hè và một lần một tuần trong mùa đông. Điều quan trọng là cây phải được giữ ẩm nhưng không được đọng nước. Tất cả đều không có cơ quan dự trữ nước và dinh dưỡng. Nếu quá khô, rễ có thể bị hỏng. Luôn luôn tưới cây từ bên trên miệng chậu và không bao giờ cho phép chúng bị sũng nước. Nước mưa sạch là thích hợp, nhưng bạn có thể dùng nước máy lọc.

LƯU Ý: Không bao giờ được để cây bị sũng nước hoặc úng nước. Rễ cây sẽ bị thối và gây ra chết cây.

4) BÓN PHÂN:

Khi cho ăn cần đảm bảo nguyên tắc thật loãng và thường xuyên. Cho ăn 2 tuần 1 lần vào mùa xuân và hè, 4 tuần 1 lần trong mùa thu và đông.

Nên bón bằng loại phân 30-10-10 pha thật loãng ¼ thìa cà phê gạt mỗi tuần một lần vào mùa hè và mỗi tháng 1 lần vào mùa đông. Mỗi tháng phải xả nước một lần cho đẫm để tránh muối đọng trong chậu.

5) ĐỘ ẨM KHÔNG KHÍ:

Không khí ẩm và lưu thông tốt là rất cần thiết, nhất là trong mùa hè, giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm nấm bệnh và giữ cho cây không bị khô quá nhanh. Độ ẩm có thể được nâng lên bằng cách đặt chậu cây lên trên các khay sỏi nhẹ với 50% độ ẩm là lý tưởng.

Trong nhà nên để trên khay hay đĩa nước dưới có đá hay gỗ, tránh việc ngâm chậu trong nước.

6) SAU KHI TÀN HOA:

Cắt bỏ cành hoa cũ ở đỉnh của cây.

7) THAY CHẬU:

Các cây lai thường được thay chậu hàng năm. Tốt nhất là mùa xuân. Lan Hài hầu như không bị ảnh hưởng bởi sự thay chậu, thậm chí có thể thay chậu khi nó đang có nụ nếu cẩn thận không làm gãy nụ hoa. Thay chậu hoặc tách nhánh sau khi tàn hoa vào mùa xuân. Không nên dùng các chậu quá to, bởi vì nó sẽ sinh trưởng tốt hơn trong một cái chậu mà chậu đó chỉ cần đủ cho sự phát triển trong năm tới. Một cây có thể sinh trưởng đầy chậu thường xuyên. Một cây lớn thường sản sinh ra nhiều nhánh con nhưng đôi khi một cây già có thể được lợi từ việc chia tách nhằm tái sinh nó.

Có thể cây trồng của bạn phát triển rất tốt nhưng không ra hoa. Điều này cũng có thể xảy ra khi cây yếu hoặc bị úng nước. Các cây như vậy cần phải được thay chậu ngay bất kể thời điểm nào trong năm.

Hai năm phải thay chậu một lần hoặc khi vỏ cây đã bị mục. Trộn vỏ cây như sau:

Vỏ thông nhỏ 1/8″ ————–  6 phần Vỏ dừa nhỏ 1/4″    ————–  2 phần Than nhỏ 1/8-1/4″ ————–  1 phần Đá bọt Perlite        ————— 1 phần Gỗ thông đỏ          ————— 1 phần

Muốn thay chậu dễ dàng, hãy ngâm vào trong nước chừng 15 phút rễ sẽ tơi ra. Tách ra chừng 3-5 nhánh, nếu tách ít quá vẫn sống nhưng không ra hoa. Trồng vào giữa chậu và vùi sâu chừng 1,27cm. Đừng trồng sâu quá lan sẽ bị thối lá và cũng đừng trồng trong chậu quá lớn.

8) KỸ THUẬT THAY CHẬU CƠ BẢN:

Tháo cây ra khỏi chậu cũ và kiểm tra tình trạng của rễ. Rũ bỏ chất trồng cũ. Nếu rễ chắc khỏe và trong tình trạng tốt thì chậu phải đủ rộng để cho sự phát triển trong năm tới. Nếu dùng vỏ cây để trồng thì cần phải ngâm nó mới tốt (1 ngày hoặc hơn) trước khi thay chậu. Dùng chậu đủ lớn để cho sự phát triển dự kiến của cây trong năm tới. Hỗ trợ cho sự phát triển của các nhánh cây lớn trong chậu bằng cách rải phân hữu cơ xung quanh rễ. Rễ cây khá mỏng manh và cần phải cẩn thận tránh bị hư trong quá trình thay chậu. Tưới nước sau khoảng 10 ngày sau khi thay chậu nhưng không được để cho chất trồng khô hoàn toàn. Sau đó tiếp tục tưới bình thường.

9) CHIA TÁCH CÂY: 

Các cây có thể được chia tách bằng cách kéo nhẹ các nhánh cây bên ngoài bụi. Cố gắng để tách thành các khóm có số lượng thân hợp lý, từ 2-3 thân là được. Đảm bảo việc chia tách cây sao cho có một thân tơ và một thân cho hoa. Trồng cây như đã nói trong phần trên với một cái chậu phù hợp.

10) SÂU BỆNH:

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, hãy lựa chọn những cây thực sự khỏe mạnh và nuôi trồng chúng thật tốt trong điều kiện sạch bệnh. Loại bỏ các cây quá yếu hoặc nhiễm bệnh và vệ sinh trong nhà kính. Không có các loại sâu bệnh cụ thể gắn với lan Hài, nhưng các loại nấm, rệp…sẽ làm suy yếu cây nếu không được kiểm soát. Rửa sạch chúng bằng nước xà phòng nếu phát hiện sớm, nếu không, cần dùng các loại thuốc đặc trị với hướng dẫn cụ thể.

LỜI KHUYÊN: Nên mua hoa lan từ các nhà cung cấp có uy tín và lựa chọn các cây thực sự khỏe mạnh, sạch bệnh. Nếu mua cây đang hoa, kiểm tra những bông hoa không bị hư hại bằng cách chạm nhẹ vào môi của hoa, nếu môi mềm hoặc có vết là dấu hiệu hoa sắp tàn. Xem xét các chồi mới phát triển.

LƯU Ý:

– Để tránh hư hại cây và hoa, nên giữ chúng tránh xa các nguồn nhiệt như máy điều hòa, và các nguồn nhiệt khác.

– Lá mềm có thể là dấu hiệu của sự quá nóng hoặc thiếu nước, bởi vì lan Hài thường được trồng trong chậu nhỏ với chất trồng thoát nước, chúng có thể khô rất nhanh chóng. Tưới nước là yếu tố quan trọng nhất và nguyên tắc vàng để cây sinh trưởng tốt là giữ cho chúng mát mẻ và ẩm ướt

Kỹ Thuật Trồng Lan Vanda

Lan Vanda là một giống lan phụ sinh của vùng nóng, có một số rất ít mọc trên đá hay trên đất. Đây là một giống có sự phân bổ rất rộng từ Trung Quốc đến Hilnalaya và trải dài từ Inđônêxia đến Niu Ghine và Bắc Úc châu. Vanda gồm hơn 45 loài được biết và trên 1.000 loài cây lai tạo thành bộ sưu tập về lan khá quan trọng.Nhiệt độ – độ ẩm – sự tưới nước:

Ở Việt Nam, Vanda rừng là một loài Lan vùng mát nhưng các Vanda lai là một loại Lan của vùng nóng, nó sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ 25oC – 30 oC, các loài Vanda cần được trồng trong vườn với độ ẩm cao, nhưng độ ẩm cục bộ trong chậu phải thật thoáng, cây tăng trưởng suốt năm không có mùa nghỉ vì thế không nên để cây bị khô bất cứ thời điểm nào trong năm.

Ánh sáng: 

Vanda là giống ưa sáng, có những loài thuộc giống này cây trổ hoa lý tưởng khi được phơi bày ra ánh sáng hoàn toàn. Vanda lá tròn, Vanda TMA và một số loài khác chỉ trổ hoa khi được trồng dưới điều kiện gần 100% ánh sáng. Tuy nhiên đa số loài chỉ cần 60% ánh sáng. Do đó độ biến động về cường độ ánh sáng thay đổi tới 30.000 – 40.000 1m/m2.

Nhu cầu phân bón: 

Vanda là một trong những giống có nhu cầu về phân bón khá cao và chúng dễ dàng sử dụng ở bất cứ một dạng phân bón loại nào. Đối với loài Vanda TMA phân bò khô có thể là loại phân tốt, có thể dùng loại phân bánh dầu phọng nhưng hữu hiệu hơn hết vẫn là phân hóa học với công thức 30-10-10 dùng cho cây còn nhỏ và 20-20-20 dùng cho cây đã trưởng thành, còn dùng cho cây ở giai đoạn sắp ra hoa hoặc cần ra hoa ta dùng công thức 6-30-30, 10-55-10, 15-30-15, ta tưới 2lần/tuần (Nếu không có thời gian ta tưới 1lần/tuần) với nồng độ 1 muỗng cà phê 4 lít nước.

Sở dĩ ta dùng phân bón với chu kỳ cách nhật vì Vanda không có giả hành nên không dự trữ được dưỡng liệu. Ngoài ra giá thể của Vanda là giá thể thông thoáng đến mức cực đoan chỉ gồm chậu gạch nung hay giỏ gỗ với các cục than thật to. Do đó sự lưu lại của dưỡng liệu trong giá thể là không đáng kể cho việc hấp thụ của Lan trong thời gian ngắn. Tốt nhất là dùng phân bón với dạng phun sương. Vì loài này là loài phụ sinh và có nhiều rễ trên không.

Cấu tạo giá thể: 

Vanda là một loại Lan không có mùa nghỉ, một biến cố khô hạn rất dễ làm các loài giống này rụng hết phần lá gần gốc, mà giới chơi Lan Việt Nam thường gọi là “Chuồn lá”, tuy nhiên ẩm độ cục bộ trong chậu quá cao dễ làm cho các rễ bị thối. Vì thế cấu tạo giá thể thật thoáng cho các loài thuộc giống Vanda và ascosenda là điều kiện bắt buộc việc duy trì ẩm độ ổn định là cố gắng của các nhà vườn thông qua sự tưới nước hàng ngày.

Thay chậu và nhân giống:

Sự thay chậu các loài thuộc giống Vanda, thường chỉ do nguyên nhân duy nhất là cây phát triển quá lớn gây sự mất cân đối giữa cây và chậu. việc thay chậu có thể thực hiện suốt năm nhưng đầu mùa mưa vẫn là thời điểm lý tưởng cho việc thay chậu.

Cách nhân giống tương tự Hồ Điệp, hàng tuần ta phun một lần dung dịch kích thích ra rễ, bạn cứ nhớ rằng đối với loài Vanda mỗi lần bạn phun kích thích tố rễ sẽ mọc tăng lên một bậc như vậy sau một thời gian cây Lan Vanda có một bộ rễ thật mạnh dù đáp ứng các yêu cầu cần thiết.

Sâu bệnh: 

Vanda thường bị loài rệp dính màu vàng tấn công, chúng thường nằm trên bề mặt lá. Loại này cũng thường hút nhựa như các lá của giống Dendrobium, cách trưc cũng là các loại thuốc sát trùng, Serpa phun sương trên lá.

Bệnh thối đọt tỏ ra nguy hiểm cho các loài thuộc giống Vanda, khi có hiện tượng này xảy ra, bạn phải cẩn thận dùng kéo cắt bỏ đọt Lan sau đó bôi vôi hoặc Vanzơlin + thuốc trừ nấm vào vết cắt, dụng cụ cắt được khử trùng trước khi sử dụng để cắt cây Lan khác, nếu không bênh sẽ lây truyền toàn bộ vườn Lan. Tốt nhất nên ngừa bệnh thường xuyên bằng cách phun các loại thuốc ngừa nấm như Topsil, Rineb, Cocman, Folpan 50wp, Bordocop 25wp, Sulfolac 800DF, Hidrocop 77wp, …… Nửa tháng 1 lần.

Kỹ Thuật Trồng Hoa Lan

Trong thế giới các loài hoa, có vô vàn các loài hoa đẹp đua nhau khoe sắc, khoe hương. Các loài hoa đẹp đều mang trong mình những vẻ đẹp và ý nghĩa khác nhau. Mỗi loại cũng đều có những điều kiện sống cách trồng khác nhau.Trong giới hoa, ta vẫn không thể nào không nhắc đến một loài hoa từ nổi bật rực rỡ cho đến thanh cao và mềm mại. Đó là hoa lan

Lan là giống hoa tao nhã, khí chất lạ thường. Người xưa từng xem, giống hoa lan được tôn vinh là “hoa hậu”, “nữ hoàng của các loài hoa. Hoa lan yêu kiều quyền quý. Đó cũng là lí do vì sao những năm gần đây, người chơi lan ngày càng nhiều và đã bình dân hơn thú chơi này.

Chơi lan không chỉ đem lại nhiều lợi ích về kinh tế. Mà trong tâm thức đó còn là một thú chơi tao nhã, tinh tế. Quả đúng như các cụ thường nói: “Chơi lan dưỡng tính, chơi cá dưỡng tâm”. Bởi chơi lan không thể nóng vội, mà phải hết sức kiên trì, nhẫn nại. Từ một mầm lan mua về cần được chăm sóc 1 năm, 2 năm, thậm chí 5 năm mới ra hoa. Quá trình đó người chơi đã thấm kinh nghiệm và chơi lan mới được lâu bền. Chơi lan cũng không phải đơn giản. Biết cách trồng và chăm sóc thì chơi mới dễ, nếu chưa có kinh nghiệm ta rất khó khăn trong việc để lan phát triển. Trong bài viết này chúng tôi xin chia sẻ đến bạn Kỹ thuật trồng hoa lan.

Hoa lan có một mùi hương quyến rũ, là hương nhẹ nhàng, thanh tao, thoang thoảng chứ không nồng và đậm. Chính bởi vẻ đẹp và hương thơm đặc trưng ấy mà hoa lan được yêu chuộng bậc nhất tại Việt Nam và nhiều nước phương Đông khác. Hoa lan cũng rất đa dạng trong giống loài, có 2500 loại lan khác nhau với đầy đủ màu sắc như tím, vàng, hồng, hồng đỏ, cam,…

Hoa lan được ví như nữ hoàng của sắc đẹp, vì dáng vẻ đài các. Màu sắc sặc sỡ và ngào ngạt hương thơm. Thứ mà hoa lan khác với mọi loại hoa khác là ở chỗ tuy sống ở chốn tịch mịch, phong sương, xa lánh bụi trần. Chẳng đua tranh với đời, chẳng bon chen “hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”. Chẳng cần “phấn son trang điểm” nhưng “vẫn ngát hương dù chẳng bóng người”.

Cái đẹp ấy hình như chỉ dành cho tạo hóa. Là bởi nó vốn là giống thực vật của miền sơn cước, sống mãi nơi thâm sơn cùng cốc. Chót vót trên chòm cây đại thụ, cheo leo nơi vách đá. Nhờ hấp thụ khí chất, tinh túy của gió, mây nhưng lại không nhiễm thứ ô trọc của bùn lầy, cỏ mục mà trở nên quý.

Ý nghĩa của hoa lan

Lan là loài hoa biểu tượng cho sự trang trọng, quý phái, trong tình yêu. Hoa lan thể hiện cho sự nghiêm túc về tình cảm, lòng chân thành và sự thật. Đây cũng như là một lời khen dành cho người yêu mình về sự thuần khiết, thanh lịch và trí tuệ.

Hoa lan xanh nhạt

Hoa lan màu xanh nhạt: Tượng trưng cho sự độc đáo, hiếm có

Hoa lan xanh lá

Hoa lan màu xanh lá: Hoa màu này mang lại may mắn và phước lành. Nó đại diện cho sức khỏe và tuổi thọ.

Hoa lan màu đỏ: Là biểu tượng cho khao khát mãnh liệt và còn cho cả sức khỏe và lòng dũng cảm.

Hoa lan hồng

Hoa lan màu hồng: Đây là màu hoa của sự duyên dáng, niềm vui và hạnh phúc. Đối với hình tượng người phụ nữ, nó thể hiện sự nữ tính và trong sáng.

Hoa lan trắng

Hoa lan màu trắng: Đại diện cho sự khiêm nhường, sự tôn kính, trong sạch thuần khiến và sắc đẹp, sang trọng.

Hoa lan tím

Hoa lan màu tím: Tượng trưng cho sự ngưỡng mộ, tôn trọng, phẩm giá và quyền quý.

Hoa lan cam

Hoa lan màu cam: Sự nhiệt tình táo bạo và niềm kiêm hãnh chính là những gì màu hoa này nói lên.

Đã là một tay chơi hoa đích thực và yêu thích chăm sóc vườn cây thì hoa lan luôn là một sự lựa chọn hàng đầu. Nhưng làm sao để có được một chậu lan nở đẹp như ý muốn. Điều này sẽ vô cùng đơn giản nếu bạn thực hiện đúng quy trình kỹ thuật trồng hoa lan bên dưới.

Khi trồng lan, chúng ta cần lưu ý. Không phải lan nào trồng cũng có thể sống khỏe mạnh và sống lâu. Và có rất nhiều người đã tốn không ít tiền đầu tư trồng lan. Tuy nhiên trồng một thời gian thì cây chết lại bỏ tiền mua cây mới. Thấu hiểu được điều đó hôm nay chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm và kỹ thuật trồng hoa lan bạn có thể tham khảo qua.

Để trồng được hoa lan nở nộ và phát triển lâu dài. Ta cần tham khảo các bước sau:

Thực tế có rất nhiều giống lan khác nhau. Theo kinh nghiệm người trồng và chơi lan. Thì bạn nên chọn giống lan phù hợp với sở thích, điều kiện khí hậu, vị trí vùng miền. Điều đó rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến mức độ sinh trưởng của lan.

Đặc biệt khi mới vào trồng lan, chưa có kinh nghiệm. Mua cây nhỏ về chăm rất khó, cây dễ chết, lâu ra hoa, mau nản và không trồng nữa. Vì vậy khuyên bạn nên gom tiền của nhiều cây nhỏ thành một cây lớn để mua cây to khỏe hơn. Lan lớn có sức khỏe tốt, chống được nhiều bệnh, thích nghi môi trường cao. Có thể sang chậu dễ dàng.

Tất cả những người thích trồng lan trong chậu đều phải lựa chọn chậu cho phù hợp với từng loại cây mình định trồng. Thông thưòng cây lan hay trồng vào các chậu gốm, sứ có lỗ thoát nước ở đáy. Nên chọn chậu phù hợp với kích cỡ và hình dáng của cây và không được kìm hãm sự phát triển của rễ lan. Có thể dùng chậu nhựa hoặc chậu sứ. Ngoài ra thường phổ biến trồng chậu ra bằng gỗ cũng đang là xu thế bởi tính thẩm mỹ và sang trọng, độc đáo của nó.

Không thua kém chậu nhựa, chậu gỗ khá đa dạng về hình dáng cũng như kích thước. Chậu gỗ được làm từ gỗ nhãn, gỗ vú sữa, gỗ thông,.. Chậu gỗ được thiết kế thông minh bởi các khe thoát nước và các rãnh. Vừa đảm bảo cây đủ độ ẩm và lượng nước không bị tồn đọng. Ngoài khả năng chống lại các sự tấn công của các loại côn trùng.

Chậu gỗ với những hình dạnh đơn giản như: hình chữ nhật, hình vuông, hình lục giác, hình tròn, hình oval,.. Hình tròn và hình oval khó làm hơn đòi hỏi sự khéo léo cao, tạo nên những tác phẩm nổi bật cho khu vườn.

Chậu gỗ để trồng lan rất phù hợp với nhiều kiểu kiến trúc từ cổ điển đến hiện đại, gần gũi cho không gian xanh đối với trang trí khu vườn lan của gia đình. Bạn có thể trang trí bất kỳ đâu từ nội thất, ban công, hiên nhà, sân vườn, sân thượng… với vẻ đẹp sang trọng làm nổi bật không gian. Những chậu lan gỗ rất được ưa chuộng.

Để trồng hoa lan ta có thể chọn những giá thể xốp, nhẹ có khả năng giữ ẩm cho lan như xơ dừa, xỉ than, vỏ thông, gỗ nhỏ,…

Bước 5: Chú ý đến việc thiết kế vườn trồng lan

Với việc trồng và chăm sóc lan thì việc chọn và thiết kế vườn trồng là khâu quan trọng. Với người chơi lan bình thường: bạn có thể chọn những nơi cao ráo thoáng mát như sân thượng. Nếu có thể bạn nên đặt thêm những chậu cây khác cao to để che bớt nắng. Và cung cấp độ ẩm trong không khí cho lan.

Kỹ thuật trồng hoa lan

Bên trên khu vườn cần thiết kế thêm giàn che nắng bằng các loại lưới đen hai lớp để giúp cản bớt ánh nắng cho lan. Thiết kế hàng trồng theo hướng Bắc Nam để vuông góc với dường đi của ánh nắng. Các chậu lan cần chọn cùng cỡ kích thước, cùng giống, cùng độ tuổi, bố trí theo từng khu vực để dễ chăm sóc.

Tùy theo kích thước cây và mục đích trồng cây như thế nào. Mà làm thành những giàn gỗ có kích cỡ phù hợp để trồng hoa lan.

Đặc biệt phù hợp với không gian trồng tăng thêm sự thẩm mỹ cho ngôi nhà. Hiện nay đang được nhiều khách hàng nhà phố lựa chọn vì vẻ đẹp sang trọng.

Đa dạng kiểu dáng và kích thước có thể lựa chọn theo yêu cầu. Dễ trang trí làm nổi bật không gian.

– Sự chiếu sáng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển ra hoa của cây phong lan. Chiếu sáng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cây hoa lan. Thiếu nắng cây sẽ ốm nở hoa không to. Tùy thuộc vào bạn chọn giống lan nào thì mỗi loài hoa lan sẽ cần cung cấp ánh sáng phù hợp nhất

– Phân bón là yếu tố dinh dưỡng rất quan trọng trong quá trình quá trình trồng hoa lan. Cây đầy đủ chất dinh dưỡng hoa lan sẽ to đẹp và cây phát triển tốt. Ngược lại nếu thiếu chất dinh dưỡng hoa sẽ còi cọc và ít ra hoa. Trồng hoa lan cần đầy đủ 13 chất dinh dưỡng khoáng để cây phát triển. Và ra hoa tốt thuộc nhóm đa, trung và vi lượnG. Bao gồm: Đạm, Lân, Kali, Lưu huỳnh, Magie, Canxi. Sắt, Kẽm, Đồng, Mangan, Bo, Molypđen, Clo

– Cần tưới nước cho cây hoa lan phát triển tốt. Một điều cần lưu ý cho việc tới nước là nước sử dụng tới cho hoa lan không được quá mặn, phèn.Và clo thích hợp, pH 5,6. Nên tưới nước vào buổi sáng và chiều, tưới vừa đủ ẩm.

– Trừ sâu. Tùy theo từng sâu bệnh, mà người trồng nên dùng các loại thuốc phù hợp. Cùng với liều lượng, nồng độ thích hợp phun theo hướng dẫn trên bao bì để chữa trị cho cây.