Top 5 # Xem Nhiều Nhất Ky Thuat Trong Lan Kinh Doanh Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Kinh Doanh Cây Cảnh 2022 Kinh Nghiệm Kinh Doanh Cây Cảnh Kinh Doanh Bonsai

Không biết đã có bạn nào mở cửa hàng kinh doanh cây cảnh mini thành công chưa, với 2 năm kinh nghiệm kinh doanh cây cảnh của mình, xin mạn phép được tư vấn một chút về kinh nghiệm buôn bán và kinh doanh cây cảnh mini online cho những bạn có cùng đam mê và muốn khởi nghiệp về mảng này.

I. Kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh cây cảnh

1. Nguồn hàng cây cảnh mini

Việc tìm kiếm nguồn hàng không hề khó. Trước tiên bạn lên mạng gõ từ khóa “nguồn cây cảnh mini” ngay lập tức sẽ có hàng trăm ngàn kết quả hiện lên cho bạn tham khảo. Hoặc vào các hội, nhóm kinh doanh cây cảnh trên facebook hoặc các diễn đàn cũng có khá nhiều lựa chọn cho bạn. Hoặc bạn có thể liên hệ với các vườn ươm, các shop chuyên cung cấp sỉ lẻ cây cảnh mini cả trực tiếp lẫn online.

Trong các phương án đó thì liên hệ trực tiếp với các vườn ươm là khả thi nhất. Vì bạn có thể ngắm nhìn trực tiếp các mẫu cây cũng như được hưởng giá buôn tốt nhất. Đổi trả hàng cũng thoải mái, được chủ vườn hỗ trợ hướng dẫn cách chăm sóc và kinh nghiệm kinh doanh cây cảnh hiệu quả nhất.

2. Vốn kinh doanh cây cảnh mini

Không chỉ kinh doanh cây cảnh đâu các bạn ạ, mà nghề gì cũng vậy, nguồn vốn chính là điều kiện tiên quyết mình cần phải chuẩn bị, dù ít hay nhiều, dù kinh doanh bất cứ lĩnh vực, sản phẩm gì. Thế nhưng, kinh doanh thời hiện đại vấn đề này đã không còn gây áp lực cho chúng ta nữa. Bằng cách tận dụng thị trường trực tuyến, kinh doanh cây cảnh mini online bạn chỉ cần chuẩn bị một số vốn đủ để nhập hàng, các khoản chi phí vặt, hoặc thậm chí không cần vốn luôn, nếu có đơn hàng thì bạn mới qua nơi cung cấp nguồn hàng cây cảnh để lấy.

Mình nói thế để các bạn hiểu rằng vốn không phải là tất cả, quan trọng là kế hoạch kinh doanh của bạn như thế nào để phù hợp với thực tại, phù hợp với những gì mình đang có. Nói một cách dễ hiểu hơn là, bạn không thể thiết lập được một bản kế hoạch khả thi với số vốn 50 triệu đồng mà trong tay bạn chỉ có vài triệu.

Xác định được số vốn mình có, chúng ta sẽ phải lên một kế hoạch sử dụng nguồn vốn của mình sao cho việc buôn bán kinh doanh cây cảnh mini đạt được hiệu quả sinh lời cao nhất, tránh bị thâm hụt vì không tính toán kỹ.

Những mẫu cây cảnh mini văn phòng được nhiều người ưa chuộng

3. Trang trí cửa hàng, ảnh cây cảnh nét và đẹp

Không chỉ bán cây cảnh mini mà bất cứ bạn kinh doanh sản phẩm gì online cũng vậy. Việc chăm chút, tạo cho cửa hàng mình thật đẹp, độc sẽ gây ấn tượng ngay từ đầu và thu hút khách đến với bạn.

Kinh doanh cây cảnh mini sen đá để bàn

Ảnh chụp toàn cây

Ảnh chi tiết hoa của cây cảnh

Ảnh chi tiết lá cây cảnh

Ảnh chi tiết thân cây

Còn nếu mở shop bên ngoài, ngoài khâu trang trí cho quán thật nổi bật, thu hút, bạn còn phải chú ý tới khâu chọn mặt bằng. Hãy chỉ nên chọn những địa điểm thông thoáng, có nhiều người qua lại.

4. Bán thêm phụ kiện dành cho cây cảnh

Ngoài bán cây cảnh mini thì kinh doanh phụ kiện cây cảnh như chậu, bình, dụng cụ chăm sóc mini,… Việc bán thêm những phụ phẩm xinh xinh này vừa để cung cấp cho khách hàng tất cả những gì họ cần, họ sẽ thấy bạn là một địa chỉ chuyên nghiệp, vừa là cách để bạn tăng doanh thu.

Ngoài kinh doanh cây cảnh online nhớ bán thêm dụng cụ làm vườn

Nếu bạn bán online thì đừng quên viết những bài chia sẻ hướng dẫn và chia sẻ kinh nghiệm chăm các loại cây cảnh mini- đây là phương pháp tăng sub cực hiệu quả đấy. Khách sẽ ngóng trông xem hôm nay bạn sẽ up kinh nghiệm gì, chia sẻ cách chăm loại cây nào,…

5. Giới thiệu cây cảnh cần ấn tượng, thu hút

Không tự dưng mà mặt hàng cây cảnh mini lại khiến mọi người yêu thích đến vậy, bởi ngoài vẻ đẹp rất riêng nó còn mang nhiều ý nghĩa nhân văn cao. Trước khi quyết định kinh doanh cây cảnh văn phòng, bạn nên dành thời gian tìm hiểu kỹ những đặc điểm, ý nghĩa của từng loại. Khi bán, bạn hãy truyền tải những ý nghĩa đó tới khách hàng nhằm nâng cao giá trị sản phẩm. Khách sẽ vì tò mò hoặc vì thấy sản phẩm của bạn rất đáng để mua mà không ngần ngại rút hầu bao.

6. Dịch vụ đi kèm

Những dịch vụ hỗ trợ khách hàng như ship hàng tận nơi nhanh chóng, hoặc thay bạn tặng quà theo yêu cầu khách, nhập mã giảm giá, mua 3 tặng 1… sẽ là chiêu để bạn thu hút khách hàng hữu hiệu. Khi khách cảm thấy họ được shop quan tâm, chăm sóc kĩ họ sẽ luôn nhớ tới bạn. Đừng quên lưu giữ lại thông tin khách hàng, lập thành danh sách để tiện theo dõi, chăm sóc và tiếp thị lại sau này.

Trước đây, cứ bán cây cảnh cho khách hàng nào mình sẽ lưu lại thông tin của họ cùng tên cây cảnh đã mua, và lên lịch gọi điện chăm sóc sau 1 tuần, 1 tháng. Chỉ cần gọi và hỏi thăm mấy câu kiểu như: Anh thấy cây phát triển tốt chứ ạ; Có vấn đề gì không anh; Anh cần em tư vấn thêm gì không… Khách hàng sẽ thích lắm và lần sau chắc chắn họ lại đến chỗ bạn để mua. Mình có những khách hàng khá đáng yêu, họ không chi mua nhiều lần mà còn giới thiệu cho bạn bè qua mua nữa. Những lúc như thế bạn mới cảm nhận được hết giá trị của việc kinh doanh và như thế nào là mang lại niềm vui cho khách hàng. Khoan khoái lắm.

7. Tư vấn cách kinh doanh cây cảnh mini online hiệu quả

Trước khi chia sẻ kinh nghiệm bán cây cảnh mini, chúng ta hãy bàn xem hình thức kinh doanh nào phù hợp nhất với bạn dựa trên nguồn vốn ban đầu bạn có. Ví dụ như bạn mở cửa hàng bán cây cảnh quy mô nhỏ, lớn hay bán hàng online,… Mỗi hình thức kinh doanh sẽ có cách thức bán hàng riêng. Và dù chọn cách thức nào thì bạn phải tuân theo những quy định chung trong việc bán hàng.

8. Kỹ thuật chăm sóc cây cảnh

Kinh doanh cây cảnh thì không thiếu khoản này được rồi. Để kinh doanh cây cảnh mini được thành công, chúng ta sẽ phải bỏ ra nhiều thời gian và tiền bạc để tìm hiểu về nó. Bạn phải nắm rõ được ưu nhược từng loại cây cảnh, rồi cách chăm sóc chúng như thế nào, kể cả bạn bán online hay tại cửa hàng cũng đều rất cần. Khi bạn bán cây cảnh online, nếu bạn không tư vấn, giải đáp được những thắc mắc của khách về việc chăm sóc cây, họ sẽ cho là bạn không phải là người bán hàng nhiệt tình, chuyên nghiệp. Như vậy, khả năng khách sẽ quay lưng lại với bạn là rất lớn.

II. Nguồn hàng cây cảnh giá sỉ

Bạn có thể tìm các hội, nhóm kinh doanh cây cảnh trên Facebook hoặc các diễn đàn cây cảnh, nông nghiệp cũng có khá nhiều lựa chọn.

Ví dụ Hội những người bán buôn sen đá, xương rồng… trên FB và nhiều hội nhóm khác. Bạn có thể tham gia các hội nhóm để liên hệ lấy hàng từ những người kinh doanh cùng trong hội nhóm đó.

2. Các vườn ươm, nhà vườn

Liên hệ trực tiếp với các vườn ươm là phương án khả thi nhất để có nguồn hàng ổn định mà giá cả phải chăng. Đến trực tiếp bạn có thể ngắm nhìn tận mắt các mẫu cây cũng như được hưởng giá buôn tốt nhất.

Bên cạnh đó, đổi trả hàng cũng thoải mái, bạn sẽ được chủ vườn hỗ trợ hướng dẫn cách chăm sóc và kinh nghiệm kinh doanh cây cảnh hiệu quả nhất…

Vườn ươm Học viện Nông nghiệp Hà Nội, Gia Lâm HN là nơi bạn có thể đến trực tiếp xem hàng và mua cây cảnh mini về bán.

3. Tự đem giống về trồng, nhập chậu sứ về làm thành sản phẩm

Bạn có thể tự mình nhập giống, chậu sứ về làm sản phẩm, làm vườn cây cảnh mini, tuy nhiên cần vốn lớn, phải có diện tích đất trồng cây cảnh rộng, chọn đất để trồng cảnh, phân bón, cách tưới tiêu cho phù hợp, hệ thống nhà vườn có mái che…

Bạn có thể nhập giống cây cảnh từ Đà Lạt, Hà Nội, Hưng Yên và cả một số giống cây cảnh lạ của Trung Quốc, Thái Lan…

Bạn có thể liên hệ với các shop chuyên cung cấp sỉ lẻ cây cảnh mini cả trực tiếp lẫn online.

Tuy nhiên giá ở các shop chuyên cung cấp cây cảnh mini sẽ không được rẻ bằng mua tại vườn, bạn đừng quên tham khảo nhiều cửa hàng hay các vườn này để so sánh chất lượng cây cảnh mini, giá cả để chọn được nhà cung cấp cây cảnh mini có giá thành hợp lý nhất, chất lượng sản phẩm tốt nhất.

Cây cảnh mini mà hiện nay nhiều người lựa chọn xương rồng, sen đá thậm chí những cây nội thất để bàn như phát lộc, kim ngân, kim tiền…

Kỹ Thuật Trồng Bưởi Diễn Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao, Ky Thuat Trong Buoi Dien Cho Hieu Qua Kinh Te Cao

Là loại quả có vị ngọt mát, trong những năm qua, bưởi diễn luôn nhận được sự ưa chuộng trên thị trường cả nước. Nếu muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao nhờ mô hình trồng cây ăn quả này, việc tìm kiểu một số kỹ thuật trồng bưởi diễn là điều vô cùng quan trọng, mang đến cho chất lượng quả cao và ổn định.

1. Lựa chọn giống Nếu như trước kia, bưởi diễn chỉ được trồng ở khu vực Diễn – Từ Liêm- Hà Nội thì trong những năm gần đây, giống bưởi này đã được phân bố phổ biến sang các tỉnh lân cận như Bắc Giang hay Phú Thọ.

Trong kỹ thuật trồng bưởi diễn, khâu lựa chọn giống giữ vai trò vô cùng quan trọng bởi cùng với các loại giống chuẩn thì hiện nay trên thị trường có rất nhiều giống bưởi lai diễn, cho chất lượng không cao. Do đó, để có thể có được sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng, bà con nên tìm đến một địa chỉ cung cấp giống uy tín, giúp cây có thể sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh.

2. Đất trồng Khi áp dụng kỹ thuật trồng bưởi diễn, bà con cần đặc biệt chú ý đến khâu làm đất. Ngoài việc có độ dày vừa phải (khoảng 1m), đất cần phải tơi xốp, có khả năng giữ chất dinh dưỡng nhưng thoát nước tốt. Độ PH của đất nên đạt mức 5,5 – 6,5 là tốt nhất.

Tương tự những loại cây ăn trái khác, bưởi diễn khá kỵ gió nên bà con cần kết hợp trồng thêm một số cây cản gió ở góc vườn hay trang trại. Điều này sẽ làm hạn chế việc quả bị rơi rụng trong mùa mưa bão.

3. Mật độ trồng Mật độ trồng bưởi diễn cũng có thể thay đổi, cân nhắc phụ thuộc vào điều kiện đất trồng. Với đất thông thường, khoảng cách giữa các cây nên là 5m. Trong khi đó nếu đất tốt, bà con có thể bố trí khoảng cách giữa hai cây là 3m.

4. Kỹ thuật trồng bưởi diễn Sau khi chuẩn bị hố trồng, bà con hãy trộn phân bón lót với đất rồi đặt xuống đáy hố. Tiếp đến, bà con cần lấp đất thành ụ, để khoảng 1 tháng trước khi trồng cây. Khi trồng, bà con đặt bầu xuống hố, lấp đất kín bầu rồi nén chặt lại. Do cây con còn non, dễ gãy nên bà con có thể sử dụng cọc để buộc lại để làm trụ đỡ vững chãi cho cây. Bưởi sau khi trồng cần được tưới nước. Sau khi cây đã làm quen với đất, tùy vào tình hình thời tiết mà bà con có thể cân nhắc lượng nước tươi sao cho phù hợp. Trong quá trình trồng bưởi, bà con chú ý loại bỏ cỏ dại trên luống, thực hiên tỉa cành, bắt sâu, bón phân thường xuyên…

5. Phòng trừ sâu bệnh Phòng trừ sâu bệnh là yếu tố cần được bà con đặc biệt quan tâm trong kỹ thuật trồng bưởi diễn. Do đó, bà con nên kiểm tra vườn cây thường xuyên để có thể phát hiện sâu bệnh kịp thời. Nếu phát hiện sâu bệnh phát triển trên diện rộng, bà con có thể sử dụng một số loại thuốc BVTV sinh học theo tiêu chuẩn cho pho phép.

Trong những năm gần đây, nhiều hộ gia đình đã áp dụng một cách phòng trừ sâu bệnh cho bưởi khá hiệu quả đó là sử dụng Chế phẩm sinh học Bima Trichoderma. Sản phẩm này ngoài khả năng cung cấp vi sinh vật có lợi cho đất, giúp cây trồng kháng bệnh hiệu quả còn có tác dụng làm cho đất tơi xốp, giúp bộ rễ phát triển mạnh, cây sinh trưởng nhanh. Từ đó tăng năng xuất và chất lượng bưởi khi bán ra.

504 Nơ Trang Long, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Lan Ý, Ky Thuat Trong Va Cham Soc Cay Lan Y

Kỹ thuật trồng cây

Cây lan ý là một trong những loại cây cảnh được nhiều người yêu thích. Cây lan ý có màu sắc nhẹ nhàng, lá xanh biếc, thướt tha với bông hoa trắng nhô lên phía trên. Vì thế mà rất nhiều người trồng để trang trí ở bàn, kệ tủ, bàn làm việc, quầy tiếp tân.

Cây lan ý là cây ưa ở xứ nóng nên rất thích hợp với khí hậu Việt Nam. Cách trồng và chăm sóc cây lan ý rất đơn giản, nhiều người có thể áp dụng để trồng cho mình một cây lan ý đẹp như ý. Loài cây cảnh này còn được gọi là bạch môn, vỹ hoa trắng hay huệ hòa bình vì đặc điểm hoa của cây màu trắng muốt rất đẹp.

Cây lan ý cao khoảng 0.5m mọc thành từng bụi, là thuôn nhọn về đuôi, là bắc màu trắng như những cánh hoa. Cây lan ý thích hợp trồng trong nhà vì nó có khả năng lọc các chất độc tố rất tốt. Do có tác dụng hút bụi bẩn nên sau một khoảng thời gian lá thường dính bụi bẩn. Kiểm tra thấy lá cây có dính bụi bẩn thì chỉ cần lấy khăn lau đi là được.

Ngoài thích hợp trồng trong nhà cây lan ý còn thường được trồng ở những nơi có nhiều ánh sáng như bồn hoa, dưới những tán cây to, trồng trước nhà, trồng trên ban công…  Trong môi trường sống của chúng ta không chỉ có bụi bẩn mà còn nhiều áp lực căng thẳng từ cuộc sống. Chính vì thế mà chúng ta cần phải trồng cây lan ý để cân bằng cuộc sống, điều hòa không khí, mang lại những năng lượng mới cho cuộc sống của mọi người trong gia đình cũng như chính mình.

Để cây lan ý sinh trưởng và phát triển tốt thì chúng ta phải chăm sóc cây theo một số yêu cầu sau:

Ánh sáng: Cây lan ý có thể sống ở cả những nơi thiếu ánh sáng và cả những nơi có nhiều ánh nắng mặt trời. Chính vì vậy nếu chúng ta trồng cây trong nhà cũng không nhất thiết là phải mang cây ra đón ánh nắng thường xuyên. Nhưng những nơi ngoài trời thì tránh nên để cây lan ý tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời.

Đất trồng: Cây lan ý thường ưa sống ở những nơi có đất màu mỡ và ẩm ướt vì thế khi trồng chúng ta chú ý nên trồng cây ở những nơi có hàm lượng dinh dưỡng cao ở trong đất. Ngoài đất mùn, ta có thể trộn thêm các loại phân hữu cơ khác để đất đảm bảo độ dinh dưỡng cho cây.

Nhiệt độ: Cây lan ý có thể trồng ở nhiều vùng trên đất nước ta, nó phù hợp với nhiệt độ không quá cao và cũng không quá thấp. cây lan ý sinh trưởng và phát triển phù hợp ở nhiệt độ 27 độ C

Nước: Lan ý là loại cây có khả năng chịu hạn tốt nên chúng ta không nhất thiết phải tưới nước thường xuyên cho cây. Khi nào thấy đất thật khô chúng ta mới tưới nước cho cây. Chúng ta chỉ nên tưới một lần/ tuần.

 

Nhân giống: Lan ý là loài cây có sức sống rất mạnh mẽ, chỉ cần tách một cây lan ý đem trồng vào một cái chậu khác là có thể có một chậu lan ý như mới.

Trích nguồn Intenert

—————————————————————————————————

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Lựu, Ky Thuat Trong Va Cham Soc Cay Luu

Kỹ thuật trồng cây

Cây Lựu có tện khoa học là Puni-cagranatum L. Cây Lựu thuộc cây tiểu mộc, nếu trồng dưới đất thì có thể cao từ 3-4m, hoa lựu màu đỏ tươi hoặc màu trắng. Cây Lựu được trồng để làm cảnh, làm thuốc và lấy quả ăn với nhiều dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất…Riêng tại khu vực TPHCM thì người ta thường trồng cây Lựu trong chậu hay trong bồn trước cửa nhà với mong muốn gia đình sẽ gặp nhiều may mắn và có tài lộc vào nhà. cây Lựu cho hoa đỏ trái chín có màu đỏ hồng ( Lựu đỏ) Cây Lựu có 3 loại , cây Lựu cho hoa đỏ trái chín có màu đỏ hồng ( Lựu đỏ), cho hoa trắng trái chín màu trắng vàng ( bạch Lựu) và có một loại Lựu chỉ ra hoa có nhiều cánh màu đỏ tươi rực rở trông đẹp mắt nhưng ít khi có trái hay chỉ cho trái nhỏ xíu, được gọi là cây Lựu bông hoặc Lựu Trung Quốc. Theo quan điểm phong thủy thì trồng cây Lựu trước cửa nhà sẽ mang lại nhiều may mắn và tài lộc, nhất là những ngôi nhà mới cất nên trồng cây Lựu làm cảnh rất thích hợp.

1, Tiêu Chuẩn Chọn Giống:

Cây lựu có thể trồng bằng hạt. Tuy nhiên cây lâu có trái và không kinh tế. Cây lựu có thể trồng bằng chiết nhánh, cách trồng này rất phổ biến vì cây lưu rất nhanh ra rễ. Nếu bó nhánh ra hoa rồi, đem trồng, sẽ phát triển đều, tiếp tục cho quá ngay. Cây lựu có thể trồng bằng chiết con vì cây tựu nhảy rất nhiễu con, chiết vào mùa mưa sẽ có kết quả cao.

2, Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Cây Lựu được trồng để làm cảnh, làm thuốc và lấy quả ăn với nhiều dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất…Riêng tại khu vực TPHCM thì người ta thường trồng cây Lựu trong chậu hay trong bồn trước cửa nhà với mong muốn gia đình sẽ gặp nhiều may mắn và có tài lộc vào nhà.

3, Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

Cây Lựu nói chung rất dễ trồng và chăm sóc, khi trồng chậu hay trồng vào bồn cần để ý đến việc giúp thoát nước cho cây mọc tốt, cây Lựu phải trồng nơi có đầy đủ ánh nắng ( nắng buổi sáng là tốt nhất) đồng thời thường xuyên cung cấp dinh dưỡng cho cây Lựu nhất là phân hữu cơ hoai mục và bổ sung thêm NPK, phân vi lượng, cây Lựu sẽ cho hoa trái quanh năm.

4, Phân Bón Lót:

Cây Lựu là loài cây cảnh dễ chăm sóc, nhu cầu bón phân cũng đơn giản, chỉ cần quan tâm tưới nước đầy đủ, không để ứ đọng làm chết cây, và bón thêm phân để cây Lựu đủ dinh dưỡng cho hoa trái liên tục.

5, Kỹ Thuật Trồng Cây Lựu:

Cây lưu thích hợp trồng trên đất pha cát có phân mục, đất phù sa, đất có nhiễu chất dinh dưỡng, cây lựu không sợ nước nhiều mà rất sợ đất khô khan cằn cỗi. Nhiệt độ dưới 15 độ C thì cây lựu sẽ chết vì vậy cây lựu không trồng được ở vùng có khí hậu lạnh.

6, Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Lựu:

6.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

6.2 Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

Cần tỉa bớt những cành dày, yếu, để tập trung dinh dưỡng vào cành khỏe, làm cây có dáng đẹp. Đến kỳ ra hoa, cần áp dụng biện pháp thúc chồi bằng cách tỉa cành hoặc vặt bỏ chồi ngọn .

6.3 Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Lựu:

Cây lựu ưa phân bón, tuy nhiên với cây lựu trồng trong chậu không nên bón nhiều phân đạm , làm cho cành mọc dài, cây không ra hoa kết quả. Trong mùa sinh trưởng ta nên bón bổ sung cho cây ( 15-20 ngày bón một lần) các loại phân có nguồn gốc hữu cơ, phân trùn quế, phân dơi.. rất tốt để bón cây lựu .Trước khi cây ra nụ ta chọn phân NPK có tỉ lệ P và K cao để xúc tiến việc hoa nở và đậu trái.

7, Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Lựu:

Lựu dễ bị rầy mềm, rệp sáp tấn công. Có thể dùng thuốc bảo vệ thực vật hoặc nước rửa chén với liều lượng 1cc/1l nước, lắc đều rồi phun sương vào ổ rệp lúc sáng sớm trước khi nắng lên (không phun tưới vào gốc cây), vài ngày sau tiến hành tưới nước rửa lại, rầy rệp bị bong vỡ phấn trắng và chết.

8, Thu Hoạch và Bảo Quản:

Lúa bạch khi chín có màu vàng, lựu đỏ khi chín có màu hường. Do vậy khi thấy vỏ có màu vàng hay hường là hái. Lấy kéo cắt cuống, không nên vặn để rứt rời ra vì nhìn quả lựu không ngon. Tránh thu hái lúc trời ướt át vì quả sẽ nứt, mất giá trị kinh tế. Hái xong bỏ lựu vào các thùng mạt cưa để dành lâu ngày, và khi chuyên chở thì gói giấy lụa, sắp cẩn thận để đừng hư giập. Việc thu hái và bảo quản phải được làm cẩn thận vì cây lựu là cây cho loại quả được xem là có giá trên thị trường, một loại quả được ưa chuộng vì ngon và bổ dưỡng.

Trích nguồn Intenert

—————————————————————————————————